Đề tài Thực trạng Tư vấn học đường ở các trường THPT trên địa bàn TP. HCM – Điển cứu tại hai trường THPT Thủ Đức và trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam đã có bước đột phá lớn. GDP hàng năm liên tục tăng nhanh tạo ra sự chuyến biến nhanh chóng về tất cả mọi mặt trong đời sống của con người Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế mới đem lại thì chúng ta cũng phải nhìn nhận thêm một số mặt hạn chế còn tồn tại và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đó là sự tác động của kinh tế đến đời sống tình cảm, tâm lý của con người đặc biệt là giới trẻ mà trong đó điển hình là trẻ thanh niên – học sinh trung học phổ thông (HS THPT). Chúng ta đều biết rằng các em HS THPT là lứa tuổi có chuyến tiếp từ trẻ con sang người lớn cho nên các em có sự thay đổi rất lớn về sinh lý, nhận thức và cảm xúc. Trong cuộc sống từ sinh hoạt gia đình đến việc học ở trường và hoạt động ngoài xã hội các em luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khúc mắc, tình huống bất ngờ như: áp lực học tập, bố mẹ la rầy, hay bị thầy cô bạn bè xa lánh, lúng túng về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, các em đứng trước ngã ba đường chọn lối rẽ vào đời mà không biết cách nhìn nhận và giải quyết như thế nào cho hợp lý. Nhưng hầu hết ở các trường phổ thông đều chưa quan tâm, hoặc có chăng cũng chỉ là những con số ít ỏi chưa đáp ứng đủ nhu cầu của đông đảo HS THPT trên địa bàn TP.HCM. Do đó, các nhà tâm lý học đều cho đây là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Với các bậc phụ huynh cũng cảm thấy bế tắc trong việc giáo dục con cái ở độ tuổi này.

pdf28 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 11973 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng Tư vấn học đường ở các trường THPT trên địa bàn TP. HCM – Điển cứu tại hai trường THPT Thủ Đức và trường THPT Mạc Đĩnh Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam đã có bước đột phá lớn. GDP hàng năm liên tục tăng nhanh tạo ra sự chuyến biến nhanh chóng về tất cả mọi mặt trong đời sống của con người Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế mới đem lại thì chúng ta cũng phải nhìn nhận thêm một số mặt hạn chế còn tồn tại và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đó là sự tác động của kinh tế đến đời sống tình cảm, tâm lý của con người đặc biệt là giới trẻ mà trong đó điển hình là trẻ thanh niên – học sinh trung học phổ thông (HS THPT). Chúng ta đều biết rằng các em HS THPT là lứa tuổi có chuyến tiếp từ trẻ con sang người lớn cho nên các em có sự thay đổi rất lớn về sinh lý, nhận thức và cảm xúc. Trong cuộc sống từ sinh hoạt gia đình đến việc học ở trường và hoạt động ngoài xã hội các em luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khúc mắc, tình huống bất ngờ như: áp lực học tập, bố mẹ la rầy, hay bị thầy cô bạn bè xa lánh, lúng túng về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, các em đứng trước ngã ba đường chọn lối rẽ vào đờimà không biết cách nhìn nhận và giải quyết như thế nào cho hợp lý. Nhưng hầu hết ở các trường phổ thông đều chưa quan tâm, hoặc có chăng cũng chỉ là những con số ít ỏi chưa đáp ứng đủ nhu cầu của đông đảo HS THPT trên địa bàn TP.HCM. Do đó, các nhà tâm lý học đều cho đây là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Với các bậc phụ huynh cũng cảm thấy bế tắc trong việc giáo dục con cái ở độ tuổi này. Theo cô Phan Thanh Minh làm việc tại Sở Thương Binh xã hội và Lao động TP. HCM cho biết thì : Hiện tại thành phố có 9 trường THPT đã có phòng tư vấn học đường, tuy mô hình tư vấn học đường mới được áp dụng ở một số trường với thời gian hoạt động chưa lâu nhưng tính hiệu quả của nó thì được biểu hiện khá rõ rệt. Điển hình như: Trường Mari Cuire, trong vài năm trở lại đây, cũng thực hiện dự án tư vấn học đường. Theo một nhân viên tư vấn, số HS đến với văn phòng khá tương đối. Có ngày gần 20 em.1 Như vậy chúng ta có thể thấy rằng: việc mở ra và nhân rộng mô hình phòng tư vấn học đường trong các trường học, đặc biệt trong các trường THPT là rất cần thiết, góp phần giúp 1 Theo báo Dân Trí -Chủ nhật, 26/02/2006. 2 các em trong việc nâng cao ý thức và kỹ năng sống. Từ đó các em sẽ dễ dàng nhìn nhận và giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong gia đình cũng như trong các mối quan hệ khác nhau một cách hợp lý. Chính vì lẽ trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng Tư vấn học đường ở các trường THPT trên địa bàn TP. HCM – Điển cứu tại hai trường THPT Thủ Đức và trường THPT Mạc Đĩnh Chi” để nhằm khảo sát, tìm hiểu thực trạng chung về công tác Tư vấn học đường tại các trường THPT trên địa bàn TP. HCM, cụ thể về hai trường vừa nói trên. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cho vấn đề này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu: - Nói lên được thực trạng tư vấn học đường (TVHĐ) tại các trường trung học phổ thông TP.HCM điển tích nghiên cứu tại hai trường: THPT Mạc Đĩnh Chi quận 6 TP.HCM, THPT Thủ Đức quận Thủ Đức TP.HCM. - Khẳng định vai trò của tư vấn học đường trong đời sống tâm lý của học sinh phổ thông và vai trò của tư vấn học đường trong nền giáo dục. - Xây dựng mô hình tư vấn học đường ở trường trung học phổ thông (có sự xuất hiện của nhân viên công tác xã hội trong mô hình đó) 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận chung về lứa tuổi 15- 18 và dùng phương pháp của tư vấn học đường làm cơ sở định hướng cho đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu, mô tả và phân tích thực trạng tư vấn học đường tại TP.HCM điển tích là hai trường: THPT Mạc Đỉnh Chi và THPT Thủ Đức. - Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan: tại sao việc mở văn phòng tư vấn học đường trong thời đại hiện nay lại rất cần thiết. - Tìm hiểu những phản hồi từ phía dư luận xã hội ( nhà trường, gia đình, học sinh) về tính tích cực, cũng như tính cần thiết của việc mở các văn phòng tư vấn học đường trong các nhà trường. - Đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng một mô hình tư vấn học đường đem lại hiệu quả cao nhất. 3 3.Đối tượng nghiên cứu: -Đối tượng nhiên cứu: Thực trạng về công tác tư vấn học đường tại hai trường THPT Mạc Đỉnh Chi và THPT Thủ Đức-TP.HCM. -Khách thể nghiên cứu: học sinh, phụ huynh. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã chọn phương pháp nghiên cứu chủ yếu cho đề tài của mình là dùng phương pháp nghiên cứu định tính và phân tich dữ liệu sẵn có. Với những công việc cụ thể như sau: - Phỏng vấn sâu: 15 cuộc trong đó có 11 cuộc dành cho đối tượng là học sinh, 2 giáo viên, 2 phụ huynh. - Phương pháp lấy mẫu: thuận tiện. - Phân tích dữ liệu sẵn có: chủ yếu là thu thập dữ liệu trên: sách, báo, internet. 5. Phạm vi nghiên cứu: -Địa bàn: trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6 –TPHCM) và trường THPT Thủ Đức (Quận Thủ Đức – TP.HCM). 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Tư vấn học đường là vấn đề không còn xa lạ với các nước phát triển nhưng ở Việt Nam, đây còn là một vấn đề nóng bỏng đang nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiều phía. -Trong cuốn sách “Tư vấn tâm lý học đường”, tác giả Nguyễn Thị Oanh (Xuất bản 10/2007) đã cùng các bạn trẻ giải đáp những vấn đề khó khăn trong đời sống gia đình, tình bạn, tình yêu, học tập và định hướng nghề nghiệpđể giúp các em tự khám phá và làm chủ bản thân. Đồng thời những nghiên cứu của tác giả cũng giúp cha mẹ, thầy cô hiểu thêm về tâm lý của lứa tuổi học trò. -Trong bài viết của Ngô Minh Huy đăng trên kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Hỗ trợ tâm lý cho học sinh, sinh viên” do Hội khoa học tâm lý – giáo dục tỉnh Đồng Nai tổ chức tại bệnh viện Tâm thần II ( 18-12-2007), tác giả có giới thiệu sơ lược về lịch sử ngành tham vấn ở thế giới và ở Việt Nam. Tác giả còn đề cập đến một số vấn đề thực tiễn như nhà tham vấn học đường cần phải làm gì, ai có thể là nhà tham vấn học đường, vấn đề phát triển tư vấn học đường. 4 Hội thảo “ Tư vấn tâm lý – giáo dục - thực tiễn và định hướng phát triển” được tổ chức tại TP.HCM vào tháng 2 năm 2006. Hội thảo đã đề ra cách nhìn nhận đúng đắn của người lớn đối với học sinh, đồng thời khẳng định vai trò của tư vấn học đường đối với học sinh, nhà trường và xã hội. Kỷ yếu Hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường ở các trường THPT tại TP Hồ Chí Minh hiện nay”, Viện nghiên cứu giáo dục, ĐH Sư phạm TP HCM, năm 2003, bao gồm các bài tham luận, báo cáo khoa học của các nhà khoa học giáo dục, các chuyên gia tư vấnCác bài viết đã trình bày khá rõ thực trạng nhu cầu tư vấn học đường ở các trường THPT trên địa bàn TP HCM, từ đó đưa ra một số nguyên nhân và các giải pháp định hướng cơ bản. Bên cạnh đó còn có một số bài báo, tạp chí khác cũng đề cập tới công tác tư vấn học đường như: “Về tư vấn tâm lý – hướng nghiệp ở trường THPT” của tác giả Nguyễn Bá Đạt, Tạp chí giáo dục – Bộ GD-ĐT, số 63 (7/2003), trình bày về các vấn đề có liên quan tới tâm lý và hướng nghiệp của học sinh THPT. “Cần có các chuyên viên tâm lý trong trường học” của tác giả Nguyễn Phương Hoa, Tạp chí Tâm lý học – Viện Tâm lý học, TT KHXH-NVQG, số 9 (9/2002) nêu ra một số khó khăn về tâm lý mà học sinh thường gặp từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể trong đó có lưu ý đến việc cần thiết phải có các chuyên viên tâm lý trong trường học nhằm giúp học sinh giải quyết các thắc mắc và khó khăn gặp phải. “Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới” của hai tác giả Trần Thị Minh Đức và Đỗ Hoàng, Tạp chí Tâm lý học, số 11 (11/2006), đây là một bài viết có giá trị xung quanh vấn đề tham vấn học đường nhìn từ góc độ giới, trong đó tác giả đã chỉ ra những nét khác biệt cơ bản trong tâm lý của học sinh nam và nữ. “Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp định hướng về nhu cầu tư vấn học đường ở học sinh THPT trong nội thành TP HCM hiện nay” của tác giả Võ Thị Tích, đã đưa ra thực trạng chung của nhu cầu tư vấn học đường của học sinh THPT và đề xuất một số giải pháp định hướng cơ bản. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Thực trạng nhu cầu tư cầu tư vấn học đường của học sinh THPT tại quận Thủ Đức TP. HCM” của sinh viên Nguyễn Văn Khoan, sinh viên Khoa Giáo Dục Học, Khóa 2004 – 2008. 5 Các công trình bài viết kể trên là rất có giá trị. Song, các công trình này chỉ mới nêu vấn đề một cách khái quát, chưa áp dụng một cách rộng rãi trên các phường, quận của TP. HCM. Hàng loạt các bài viết nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh nhưng những dự án giáo dục giới tính ra đời vẫn mờ nhạt. Rất nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề tâm lý giới tính, tâm lý học đường nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề xây dựng mô hình tư vấn học đường trong trường học. Việc nhận thức về vấn đề tư vấn học đường cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Thế nên qua đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đi sâu hơn và bổ sung thêm những khía cạnh mới cho vấn đền tư vấn học đường tại TPHCM cũng như ở Việt Nam. 7. Ý nghĩa: 7.1. Ý nghĩa thực tiễn: - Giúp học sinh nói lên được nhu cầu cấp thiết và quyền lợi của mình về việc đượctư vấn tâm lý học đường, để giải tỏa những khó khăn, áp lực và “ những điều khó nói”. - Giúp học sinh, phụ huynh, nhà trường và xã hội hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, mở rộng và phát triển mô hình tư vấn học đường trong các trường học trên cả nước. - Đề tài đưa ra những kiến nghị và giải pháp về vấn đề tư vấn học đường cho phụ huynh, nhà trường, các cơ quan thẩm quyền có liên quan. 7.2. Ý nghĩa khoa học - Làm tài liệu tham khảo cho học sinh, phụ huynh và các trường quan tâm đến vấn đề tư vấn hoc đường. - Đồng thời làm tư liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan sau này. - Bổ sung những khía cạnh trong vấn đề giáo dục của hệ thống an sinh quốc gia. 8.Thuận lợi và khó khăn của đề tài Đề tài đã nhận được sự quan tâm và nhiệt tình tham gia cuả các nhóm và các cá nhân lien quan, khai thác đúng vào mối quan tâm của toàn xã hội cho sự nghiệp giáo dục. Khó khăn trong việc tiếp cận với nhà trường tại hai trường điển tích nghiên cứu, thời gian làm đề tài có hạn và những khó khăn về mặt di chuyển đến các cơ sở để lấy dữ liệu (vì trường nghiên cứu ở xa: trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6 TP.HCM). Nên việc nghiên 6 cứu không thể tiến hành một cách rộng rãi mà chỉ có thể phỏng vấn một số đối tượng nhất định. Và đây cũng là một vấn đề còn khá mới mẻ cho nên việc tìm các tài liệu liên quan gặp không ít khó khăn, vẫn có nhiều thiếu sót không tránh khỏi. 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận: 1.1. Tư vấn là gì? Từ khoa học đến thực tiễn có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tư vấn. Nhưng sau đây nhóm nghiên cứu chúng tôi chỉ xin nêu ra một số định nghĩa cơ bản của một số tác giả của Việt Nam và nước ngoài. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tư vấn là phát biểu ý kiến về những vấn đề được đòi hỏi đến nhưng không có quyền quyết định (hoạt động tư vấn, cơ quan tư vấn)” Theo định nghĩa của các chuyên gia tư vấn thì tư vấn là lắng nghe, phát biểu ý kiến về những vấn đề hỏi đến nhưng không có quyền quyết định, dựa vào những hoạt động tâm lý để vạch ra những giải pháp giúp khách hàng tự quyết định. Còn trong cuốn Dictionary of Psychology của tác giả Adrew M.Colman xuất bản năm 2001 có định nghĩa về “Tư vấn” như sau: “Tư vấn là việc áp dụng các lý thuyết tâm lý và các kỹ năng giao tiếp để giải quyết các vấn đề, các nỗi lo lắng hay các nguyện vọng cá nhân của khách hàng. Một hình thức tư vấn đều bao gồm việc cho lời khuyên, bản chất cơ bản nhất là tạo ra sự dễ chịu mà không cần đưa ra các hướng dẫn mang tính áp đặt. Các nhà tư vấn làm việc vói các cá nhân, các cặp vợ chồng và các gia đình trong các môi trường khác nhau: văn phòng tư vấn, phòng khám bệnh đa khoa, các tổ chức giáo dục, các tổ chức thương mại và nhà riêng.”2 Như vậy từ một số định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu ở một góc độ nào đó thì tư vấn là việc làm mà trong đó nhà tư vấn tìm hiểu các vấn đề khúc mắc,những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để từ đó nhận định, đánh giá, phân tích và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất giúp thân chủ giải quyết tốt khó khăn của mình. Trong khi đó, tư vấn học đường là “tư vấn cho hóc sinh và nơi tư vấn là một nơi nào đó ở ngay trong trường các em học chứ không thể ở ngoài trường học” – Theo N.S.U.T Lê Minh Nga, “Nhu cầu tư vấn học đường ở các trường PTTH ở TP. HCM hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, TP.HCM 09/2003. Nội dung của tư vấn học đường là tất cả những băn khoăn, thắc mắc của bản thân mỗi học sinh xảy ra trong đời sống tình cảm của các em.Ngoài ra, khó khăn trong học tập và một số lịch vực khác cũng là nội dung của tư vấn 2 Dictionary of Psychology, Adrew M.Colman, năm 2001 8 học đường. Nhà tư vấn có thể là chính giáo viên của nhà trường hoặc chuyên gia tư vấn – Tư vấn viên riêng tùy vào điều kiện của mỗi trường. 1. 2. Một số đặc điểm cơ bản về sinh lý, tâm lý của học sinh THPT Lứa tuổi THPT còn gọi là đầu tuổi thanh niên. Trên thực tế không phải em nào ở lứa tuổi này cũng được đi học nhưng người ta thường gọi chung lứa tuổi này là tuổi THPT bởi vì đây là lứa tuổi trùng với tuổi học sinh THPT trên toàn thế giới. 1.2.1 Sự phát triển thể chất Tuổi THPT là thời kỳ phát triển khá ổn định chấm dứt sự phát triển dữ dội về thể chất. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao đã chậm lại, sức mạnh cơ bắp tăng nhanh và hệ thần kinh vẫn tiếp tục phát triển. Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục. Nhìn chung, đây là lứa tuổi cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp. 1.2.2 Điều kiện xã hội của trẻ THPT: Các em chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và người lớn. Vai trò xã hội của lứa tuổi THPT thay đổi một cách cơ bản: vai trò và mức độ trách nhiệm của các em trong gia đình và xã hội càng lớn: các em gia nhập vào Đoàn thanh niên, đến 18 tuổi các em là một công dân, hoặc là anh chị trong gia đình, tham gia lao động và ý thức về việc chọn nghề. Đây là giai đọan mà con người có những điều kiện thể chất thuận lợi dẫn đến sự hòan thiện vẻ đẹp mỹ mãn về con người tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập, lao động, thể thao, nghệ thuật Vai trò, trách nhiệm quyền hạn xã hội thay đổi về chất, được xã hội thừa nhận một cách chính thức dẫn đến sự tăng cường các hoạt động xã hội, chi phối, quyết định sự phát triển của các em về mọi mặt. 1.2.3 Đặc điểm phát triển nhân cách của lứa tuổi THPT: Sự phát triển của tự ý thức: Hơn bất cứ lứa tuổi nào, đây là lứa tuổi mà các em có sự tự đánh giá hình ảnh bản thân một cách tỉ mỉ, nghiêm khắc. Có một số em mang trong mình những “Bi kịch về tiêu chuẩn” hình thức mà người lớn ít khi nào quan tâm đến. Bên cạnh sự tự ý thức về hình thể, các em cũng xuất hiện sự đánh giá về những phấm chất giới tính của mình. 9 Bên cạnh đó là sự tự đánh giá về những phẩm chất đạo đức của bản thân. Các em tự hành động theo hai cách: Có em tự nhận những nhiệm vụ khó khăn và cố gắng hòan thành nó để tự thể hiện tinh thần trách nhiệm và năng lực của mình mặc dù các em còn rất ít kinh nghiệm sống. Có em thường đánh giá mình bằng cách ngầm so sánh với những người xung quanh nhất là người mà họ ngưỡng mộ. Đôi khi thanh niên tự quan sát, tự phán xét về bản thân. Điều này thể hiện rõ trong việc ghi nhật ký của các em. Nội dung nhật ký cho thấy các em khá khắt khe với bản thân, có khi là tự xỉ vả, hối hận về hành vi sai trái nào đó của mình. Song song với sự phát triển của sự tự ý thức, tự đáng giá thì tính tự trọng ở tuổi này cũng bắt đầu phát triển mạnh. 1.2.4 Đời sống tình cảm của lứa tuổi THPT: Lứa tuổi THPT là lứa tuổi có nhiều biến đổi mới trong quá trình phát triển và xã hội hóa các cảm xúc. Quan hệ với cha mẹ và bạn bè: Tình bạn là thứ tình cảm quyến luyến nhất và là giai đoạn tất yếu của quá trình hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Quan hệ với bạn bè cùng tuổi chiếm vị trí tuyệt đối trong khi quan hệ với những bạn bè lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn chỉ chiếm một vị trí nhỏ bé. Điều này chứng tỏ thanh niên khao khát có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống. Còn trong quan hệ với cha mẹ thì quan hệ phụ thuộc dựa dẫm dần bị thay thế bằng quan hệ bình đẳng tự lập. 1.3. Các học thuyết liên quan đến Tư vấn học đường được áp dụng trong đề tài Đại diện cho “Thuyết hành vi” là H. Homans, thuyết này cho rằng: động cơ riêng biệt của tính cá nhân rất khác nhau nhưng không có vai trò đáng kể đối với sự diễn biến liên tục của hành vi con người. Như vậy động cơ mang tính chủ quan trong khi đó hành vi diễn ra đều đặn và thay đổi theo tình huống. Tức là theo một quy luật nào đó “con người chịu sự tác động bởi yếu tố môi trường, nếu môi trường thay đổi thì thái độ ứng xử của con người thay đổi theo”. Phân tích “lý thuyết hành vi” giúp cho nhân viên xã hội (tư vấn viên) hiểu được rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của con người: môi trường sống cá nhân thay đổi. Như vậy theo quan điểm, về mặt phương pháp người ta không thể nắm bắt được thế giới nội tâm của mỗi con người, cái duy nhất có thể là được là quan sát những gì thể 10 hiện ra bên ngoài. Đề tài “Thực trạng tư vấn học đường ở các trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh – Điển cứu tại 2 trường THPT Thủ Đức và THPT Mạc Đĩnh Chi” cho phép ta giải thích những vấn đề về tâm lý của trẻ thanh niên (15 – 18) – học sinh THPT: không chỉ bị chi phối bởi yếu tố động cơ mà ta con phải kể đến các yếu tố liên quan đến môi trường sống của cá nhân như: môi trường gia đình, học tập, xã hội... Đồng thời lý giải những biểu hiện cụ thể về mặt tâm lý thông qua hành vi giúp chúng ta tiếp cận với học sinh THPT để từ đó xây dựng lên một mô hình tư vấn học đường hợp lý . Tiêu biểu cho “Thuyết hành động” là hai nhà xã hội học M. Weber và H. Mead. Theo M. Weber: con người ngoài việc phản xạ với kích thích từ môi trường thì còn suy nghĩ về nó và lựa chọn một cách ứng xử “khôn ngoan” và tuân theo cả tình cảm của bản thân. Hoàn cảnh tác động tới cá nhân nhưng cá nhân trước khi hành động một việc gì đó đều suy nghĩ về những nhu cầu, những động cơ của mình trong hoàn cảnh đó để từ đó sẽ tìm ra phương thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu đề ra. Chính vì vậy nếu ta muốn nghiên cứu con người thì phải đặt mình vào từng hoàn cảnh của mỗi cá nhân khác nhau để mà có một cách nhìn toàn diện và đúng đắn về con người đó (tư duy, tình cảm, nhận thức). Trong thuyết hành động M. Weber đã chia thành 4 loại hành động:  Thứ nhất là, hành động do cảm xúc: là hành động mang tính nhất thời bộc phát, khó kiểm soát và đặc biệt dễ thay đổi theo thời gian. Loại hành động này luôn thay đổi theo môi trường sống, ở trong một hoàn cảnh có thể thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau.  Thứ hai là, hành động mang tính truyền thống: đặc điểm thường thấy ở loại hành động này đó là sự đi theo lối mòn, tập quán củ bị chi phối bởi thói quen và tuân theo những chuẩn mực, giá tri đạo đức của cộng đồng nơi cá nhân sinh sống.  Thứ ba là, hành động hợp lý về giá trị: có nghĩa là một cá nhân nào đó trước khi hành động một việc gì đó thì sẽ xem điều đó có giá trị hay không và sẽ hành động nếu thấy có giá trị và ngược lại thì sẽ không hành động.  Và cuối cùng là hành động hợp mục đích: con người đề ra mục đích và sẽ nghĩ xem nên chọn phương thức hành động nào để đạt được mục đích đề ra. Riêng đối với nhà xã hội học H. Mead thì ông cho rằng: hành động của con người xuất phát từ mối liên hệ cá nhân. Nghĩa là cá nhân con người muốn trưởng thành trong xã hội là 11 phải thông qua sự tương tác với các cá nhân khác (chế ngự phần con, phát triển hoàn thiện phần người) “con người trở thành cá nhân tự phát triển như thế nào thông qua sự tương tác với các cá nhân khác”.Vì vậy vấn đề giáo dục con người đặc biệt đối tượng trẻ thanh niên rất là quan trọng. Từ việc áp dụng hai thuyết nói trên cho chúng ta có một cách nhìn toàn diện về tâm lý của con người đặc biệt là tâm lý của trẻ thanh niên từ 15 – 18 tuổi đâ