Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh và một số kiến nghị

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mỗi quốc gia hay mỗi vùng đều phải tự năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới và so với cả nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều phải có những mục tiêu đặt ra và những định hướng, giải pháp riêng. Trong đó phải đặt lên trên hết là vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, đây được coi là “cú huých” đối với những nền kinh tế đang phát triển nhằm giúp các nước này thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” về kinh tế. Nhưng vấn đề đặt ra là dòng vốn đầu tư nước ngoài thường chảy vào những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi. Thuật ngữ này nghe có vẻ trừu tượng nhưng nó không hề tách biệt hay đứng ngoài sự phát triển kinh tế. Vậy môi trường đầu tư là gì? Nó có ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia? Em chọn đề tài: “” cũng bởi sự cần thiết của nó về tính lí luận và thực tiễn. Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ. Xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP tỉnh. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức thấp, đời sống nhân dân bước đầu có nhiều khó khăn. Vì thế mà việc thu thu hút đầu tư để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và phấn đấu đạt mục tiêu năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trở thành yếu tố tiên quyết như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 16 đã đề ra. Thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế tỉnh cho thấy, từ khi môi trường đầu tư tại Bắc Ninh được cải thiện thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh tăng trưởng nhanh chóng và kéo theo đó là sự tăng trưởng kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Lợi thế so sánh của tỉnh được phát huy một cách hiệu quả. Đề tài của em đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và thực trạng những yếu tố này tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đề tài của em gồm ba chương chính: Chương I: Môi trường đầu tư và các nhân tố thuộc môi trường đầu tư Chương II: Thực trạng công tác hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Chương III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh và một số kiến nghị.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh và một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU        Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mỗi quốc gia hay mỗi vùng đều phải tự năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới và so với cả nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều phải có những mục tiêu đặt ra và những định hướng, giải pháp riêng. Trong đó phải đặt lên trên hết là vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, đây được coi là “cú huých” đối với những nền kinh tế đang phát triển nhằm giúp các nước này thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” về kinh tế. Nhưng vấn đề đặt ra là dòng vốn đầu tư nước ngoài thường chảy vào những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi. Thuật ngữ này nghe có vẻ trừu tượng nhưng nó không hề tách biệt hay đứng ngoài sự phát triển kinh tế. Vậy môi trường đầu tư là gì? Nó có ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia?       Em chọn đề tài: “” cũng bởi sự cần thiết của nó về tính lí luận và thực tiễn. Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ. Xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP tỉnh. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức thấp, đời sống nhân dân bước đầu có nhiều khó khăn. Vì thế mà việc thu thu hút đầu tư để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và phấn đấu đạt mục tiêu năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trở thành yếu tố tiên quyết như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 16 đã đề ra. Thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế tỉnh cho thấy, từ khi môi trường đầu tư tại Bắc Ninh được cải thiện thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh tăng trưởng nhanh chóng và kéo theo đó là sự tăng trưởng kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Lợi thế so sánh của tỉnh được phát huy một cách hiệu quả. Đề tài của em đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và thực trạng những yếu tố này tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đề tài của em gồm ba chương chính: Chương I: Môi trường đầu tư và các nhân tố thuộc môi trường đầu tư Chương II: Thực trạng công tác hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Chương III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh và một số kiến nghị. Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thày cô khoa Đầu tư và các chú ở phòng kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Đề tài của em không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thày cô giáo và bạn đọc.                 Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ LÀ GÌ? 1. Khái niệm về môi trường đầu tư. Môi trường nói chung được hiểu một cách đơn giản là một không gian hữu hạn bao quanh những sự vật hiện tượng, yếu tố hay một quá trình hoạt động nào đó như môi trường nước, môi trường văn hoá, môi trường sống, môi trường kinh doanh… Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới  thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư được đặt ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền kinh tế, và nó đã thực sự đem lại hiệu quả. Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu về môi trường đầu tư: Khái niệm 1: Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội  và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng sản xuất. Khái niệm 2: Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia Khái niệm 3: Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố tác động tới các cơ hội, các ưu đãi, các lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, các chính sách của chính phủ, có tác động chi phối tới hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro và cạnh tranh… Khái niệm 4: Môi trường đầu tư là số lượng và chât lượng các dòng vốn đầu tư đổ vào một quốc gia hay một khu vực cụ thể nào đó phụ thuộc hoàn toàn vào các lợi ích, lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ thu được như dự tính, kể cả những lợi ích kinh tế thu được do các yếu tố tác động ngoài dự tính. Những yếu tố có tác động đến các lợi ích của các nhà đầu tư mà có thể dự tính, được phân loại dựa trên các yếu tố có liên hệ tương tác lẫn nhau như các vấn đề về cơ sở thượng tầng hay vĩ mô liên quan tới kinh tế, ổn định chính trị, các chính sách về ngoại thương về đầu tư nước ngoài mà ta thường gọi là kinh tế vĩ mô… Như vậy các khái niệm môi trường đầu tư dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đề cập đến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Do vậy có thể khẳng định: Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp hay các nhà đầu tư, có mối liên hệ tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. 2. Đặc điểm của môi trường đầu tư 2.1. Tính khách quan của môi trường đầu tư Không có một nhà đầu tư nào hay một doanh nghiệp nào có thể tồn tại một cách biệt lập mà không đặt mình trong một môi trường đầu tư kinh doanh nhất định, ngược lại, không có môi trường đầu tư nào mà lại không có một nhà đầu tư hay một đơn vị kinh doanh nào. Có thể nói ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở đó sẽ hình thành môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó vừa tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nhưng đồng thời tạo ra các ràng buộc, rào cản đối với họ.Tuy nhiên thuật ngữ môi trường đầu tư không đứng riêng lẻ, nó luôn luôn phải gắn với một quốc gia hay một vùng nào đó: như môi trường đầu tư tại Việt Nam, môi trường đầu tư Trung Quốc… 2.2. Môi trường đầu tư có tính tổng hợp Tính tổng hợp của môi trường đầu tư thể hiện ở chỗ nó bao gồm nhiều yếu tố cầu thành, có quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau. Số lượng và những yếu tố cấu thành của môi trường đầu tư tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ quản lý ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia. Vì thế mà môi trường đầu tư ở Trung Quốc lại khác với Việt Nam , môi trường đầu tư tại Bình Dương lại khác với Hà Nội hay Bắc Ninh. 2.3. Môi trường đầu tư có tính động Các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư luôn vận động biến đổi qua các thời kỳ. Sự vận động biến đổi đó chịu tác động của các quy luật vận động nội tại của từng yếu tố cấu thành môi trường đầu tư và nền kinh tế, chúng vận động và thay đổi để phù hợp với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện. Các yếu tố của môi trường đầu tư như pháp lý, hành chính, cơ sở hạ tầng … luôn tác động đến hoạt động của nhà đầu tư, điều chỉnh hoạt động của họ cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó mà bản thân hoạt động đầu tư cũng thay đổi, kéo theo sự đòi hỏi cao hơn, hoàn thiện hơn của môi trường đầu tư. Do đó sự ổn định của môi trường đầu tư chỉ mang tính tương đối trong một thời kỳ nhất định. Các nhà đầu tư muôn nâng cao hiêu quả đầu tư của mình thì cần có được dự báo về sự thay đổi của môi trường đầu tư, để có các quyết định phù hợp. Mặt khác muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư thì bản thân quốc gia đó phải tạo được sự ổn định các yếu tố môi trường đầu tư, đặc biệt là yếu tố chính trị, pháp luật. Khi nghiên cứu và đánh giá môi trường đầu tư phải đứng trên quan điểm động, các yếu tố của môi trường đầu tư phải được nhìn nhận trong trạng thái vừa vận động vừa tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành những động chính cho sự phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư. 2.4. Môi trường đầu tư có tính hệ thống Môi trường đầu tư có tính hệ thống thể hiện ở chỗ nó vừa có mối liên hệ và chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường rộng lớn hơn, theo từng cấp độ như: môi trường đầu tư ngành, môi trường đầu tư quốc gia, môi trường đầu tư quốc tế….Trong một môi trường đầu tư ổn định, mức độ biến đổi của các yếu tố thấp và có thể dự báo trươc được, còn trong môi trường càng phức tạp thì nhà đầu tư càng khó dự báo với những thay đổi của môi trường đầu tư trong tư trong tương lai. 3. Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư 3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Nó có ưu thế lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội và là căn cứ để hoạch định các chính sách phát triển. Thực tế đã cho thấy các nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế vế vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện nay các nước phải tích cực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình và phát huy lợi thế so sánh. Tuy nhiên cũng có những nước nghèo tài nguyên như NHẬT BẢN nhưng lại có sức mạnh kinh tế vào bậc nhất thế giới. Vì thế mà tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn trong phát triển kinh tế. Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động không, có giao lộ của các tuyến giao thông quốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không. Một quốc gia có vị trí như vậy có nghĩa là quốc gia đó được hưởng lợi  từ các dòng thông tin, các trào lưu  phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyển vốn, vận chuyển hàng hoá và hưởng địa tô nếu nằm ở vị trí chiến lựợc. Đối với các nhà đầu tư thì các ưu đãi tự nhiên là những nơi có cơ hội làm ăn nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn. 3.2. Cơ sở hạ tầng         Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,…             Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Thực tế phát triển tại các quốc gia cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.       Mạng lưới giao thông đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không. Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng cầu nối sự giao lưu phát triển  kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao phí chuyên chở không cần thiết.         Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc và cước phí rẻ. Ngoài ra hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư. 3.3. Pháp luật và hành chính         Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều có một hệ thống luật quy định rõ các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sản xuất cái gì, cấm mặt hàng gì. Hệ thống các cơ chế chính sách và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh như chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.     Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của nhà nước thông qua các chủ trương và chính sách. Nhà nước điều hành và quản lý kinh tế, theo dõi sự hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế.        Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực nào đó, đồng thời những chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó.        Hệ thống pháp luật đựơc xây dựng nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội được làm và không được làm. Nhà nước giữ một vai trò quan trọng tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Nhà nước quy định khuôn khổ pháp lý, thiết lập các chính sách chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trong đầu tư. 3.4. Yếu tố kinh tế        Yếu tố kinh tế phản ánh những đặc trưng của một hệ thống kinh tế, nó sẽ chi phối tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư. Trong môi trường kinh tế, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống tài chính sẽ được nghiên cứu.                   Tăng trưởng kinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Khi kinh tế tăng trưởng thì các yếu tố điều kiện kinh tế sẽ rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nó tạo ra nhiều cơ hội trong kinh doanh và ngược lại nếu kinh tế kém phát triển với tỷ lệ lạm phát cao, nó sẽ tác động tiêu cực tới nhà đầu tư.   Chu kỳ phát triển kinh tế là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải cho nền kinh tế trong những giai đoạn nhất định. 3.5. Nguồn nhân lực       Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của môi trường đầu tư là nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy thì trên phương diện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù , tính kỷ luật, ý thức trong lao động…       Vì vậy yếu tố lao động là một trong những điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề… II. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.         Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế         Với dân số ngày càng tăng, thì tăng trưởng kinh tế là cơ chế bền vững nhất để nâng cao mức sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế không chỉ gắn với mức thu nhập cao hơn mà còn là các chỉ báo về phát triển con người tốt hơn. Nó mang lại cơ hội tốt cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tạo công ăn việc làm và mở rộng cơ sở tính thuế để có nguồn trang trải các dịch vụ công.  Đầu tư hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế bằng việc đưa nhiều đầu vào hơn cho quá trình sản xuất. Đầu tư nước ngoài đang trở nên quan trọng hơn ở các nước đang phát triển, nhưng một phần lớn đầu tư tư nhân vẫn là từ trong nước. Môi trường đầu tư tốt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư do xoá bỏ được những chi phí, rủi ro, và rào cản cạnh tranh. Thông thường một quốc gia muốn cải thiện môi trường đầu tư thì đòi hỏi chính phủ phải xử lý cả 3 yếu tố trên. Thực tế cho thấy nhờ cải thiện được môi trường đầu tư mà trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước tỷ trọng đầu tư tư nhân trong GDP đã tăng lên gấp đôi ở Trung Quốc và Ấn Độ,…Những doanh nghiệp nào tin rằng quyền tài sản của họ được đảm bảo đã tái đầu tư lợi nhuận của họ vào hoạt động kinh doanh cao hơn từ 14 đến 40% so với các doanh nghiệp không có niềm tin này. Nâng cao tính tiên liệu của chính sách cũng làm tăng khả năng thu hút đầu tư mới hơn 30%. Không chỉ có quy mô đầu tư tác động đến tăng trưởng mà cả những thành tựu về năng suất mà đầu tư mang lại, một môi trường đầu tư tốt sẽ kích thích năng suất cao hơn bằng cách tạo ra cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp phát triển, kích thích và áp dụng những phương thức hoạt động tốt hơn. 2.         Xoá đói giảm nghèo.        Có thể nhìn nhận vai trò của môi trường đầu tư với xoá đói giảm nghèo theo hai cách: thứ nhất tăng trưởng kinh tế có quan hệ mật thiết với xoá đói giảm nghèo.Thứ hai môi trường đầu tư tốt sẽ trực tiếp cải thiện cuốc sống của người dân với những vai trò như:        - Với tư cách là người lao động: Người nghèo coi việc tìm được việc làm cho dù công việc tự trả lương hay làm công ăn lương - như một lối thoát nghèo hứa hẹn nhất. Khu vực tư nhân tạo ra hơn 90% số việc làm ở các nước đang phát triển. Cơ hội việc làm có quan trọng hơn cũng làm tăng động lực  để người dân đầu tư vào học vấn và kỹ năng nhờ đó mà bổ sung thêm những nỗ lực thúc đẩy nguồn nhân lực        - Với tư cách là nhà doanh nghiệp      Hàng trăm triệu người nghèo ở các nước đang phát triển mưu sinh bằng các công việc kinh doanh vi mô như nông nghiệp, bán hàng rong, lao động tại nhà… Họ thường hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức,vốn chiếm quá nửa hoạt động kinh tế của các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế phi chính thức cũng phải đối mặt với những trở ngại tương tự về quyền tài sản, tệ nạn, khả năng tiếp cận những dịch vụ công . Môi trường đầu tư tốt sẽ dỡ bỏ những trở ngại, làm tăng thu nhập từ đó mà mở rộng hoạt động sản xuất.  - Với tư cách là người tiêu dùng: Môi trường đầu tư tốt hơn sẽ làm tăng thêm chủng loại hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, kể cả những thứ được người nghèo tiêu dùng.  - Với tư cách là người sử dụng cơ sở hạ tầng, tài sản và tài chính. Tăng cường cơ sở hạ tầng, quyền về tài sản và tài chính có thể mang lại những lợi ích lớn hơn cho toàn bộ cộng đồng. Việc cải thiện được sự vận hành của thị trường tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn và giúp người nghèo vượt qua những lúc khó khăn, cải thiện cuộc sống - Với tư cách là người nhận dịch vụ hoặc các khoản trợ cấp được trang trải bằng thuế Doanh nghiệp và các hoạt động của nó là nguồn thu thuế chủ yếu của chính phủ, các nền kinh tế tăng trưởng hơn nên thu được nhiều thuế hơn. Vì thế môi trường đầu tư tốt có thể tăng cường thêm nguồn lực cho chính phủ để trang trải cho các dịch vụ công và trợ cấp cho người nghèo Một số cải thiện môi trường đầu tư còn mang lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội chẳng hạn nền kinh tế vĩ mô ổn định, tệ nạn xã hội giảm đáng kể…. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BẮC NINH I.Thực trạng môi trường đầu tư và tình hình cải thiện môi trường đầu tư tại Bắc Ninh 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên      Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng trọng điểm: tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.     Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang, Phía Nam giáp với tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp với tỉnh Hải Dương, Phía Tây giáp với thủ đô Hà nội. Với vị trí như vậy, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều sự thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như:           - Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội -Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Thái Bình, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh khác trong nước.            - Gần thủ đô Hà Nội được xem là một thị trường rộng lớn thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắ
Luận văn liên quan