Đề tài Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam

Bước sang thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục được xem là đầu tư có lãi nhất cho tương lai của mỗi quốc gia. Luật giáo dục 2005 của nước ta cũng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tại Điều 13 có nhấn mạnh “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi Ých hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Việt Nam là một nước đang phát triển, để có được một nền khoa học và công nghệ thực sự phát triển thì cần phải có một nền giáo dục tương xứng. Vì vậy, Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực từ cả trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển giáo dục. Có hai nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển giáo dục của Việt Nam là vốn ODA và FDI. Từ sau khi Việt Nam tham gia Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam tại Pari vào năm 1993 dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới đến nay, lượng vốn ODA của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam nói riêng ngày càng tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục của Việt Nam cũng đang dần thu hót được nhiều vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO, tham gia hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, bức tranh giáo dục Việt Nam có những biến đổi mạnh mẽ cùng với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 1993 đến nay, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nước ta đang dần tăng lên tuy vẫn còn khiêm tốn, việc thu hót và sử dụng nguồn vốn này đã có những thành quả đáng ghi nhận, đóng góp không nhá cho sù phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn có những tồn tại như có những công trình mang tính lừa đảo, chất lượng các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không đảm bảo, công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo Từ đó đặt ra những thách thức là cần phải phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực, làm sao để tăng cường thu hót FDI vào giáo dục nhưng vẫn bảo vệ được sức mạnh của nền giáo dục nước nhà, làm sao để tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ, phương pháp quản lý giáo dục, nhưng đồng thời vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của giáo dục Việt Nam.

doc83 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam MỤC LỤC 2.3.2 Cơ cấu theo địa bàn đầu tư 31 2.3.3 Cơ cấu theo các cấp học 32 2.4 Đánh giá hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam 38 2.4.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân 38 2.4.2Những tồn tại và nguyên nhân 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÓT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM. 59 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam. 59 3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam 59 3.1.2 Mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam 60 3.2 Kinh nghiệm thu hót và sử dụng vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc và Singapore 63 3.2.1 Trung Quốc 63 3.2.2 Singapore 64 3.2.3 Bài học cho Việt Nam 65 3.3 Các giải pháp cho việc thu hót và sử dụng hiệu quả vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam 66 3.3.1 Cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục 66 3.3.2 Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục 67 3.3.3 Có biện pháp “che chắn” để bảo vệ và tăng tính cạnh tranh của giáo dục nước nhà 68 3.3.4 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động FDI trong giáo dục 69 3.3.5 Thúc đẩy phát triển xã hội hóa giáo dục 70 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - ASEAN:Hiệp hội các quốc gia Đông Nam : HiÖp héi c¸c quèc gia §«ng Nam Á -Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo : Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o -Bộ KH&ĐT : Bé Kế hoạch và Đầu tư Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­ -Bộ LĐTBXH: Bé Lao động thương binh và xã hội : Bé Lao ®éng th­¬ng binh vµ x· héi -CĐ-ĐH: Cao đẳng- Đại học : Cao ®¼ng- §¹i häc -CTMT: Chương trình mục tiêu : Ch­¬ng tr×nh môc tiªu -GATS: Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ : HiÖp ®Þnh chung vÒ th­¬ng m¹i vµ dÞch vô -NSNN: Ngân sách nhà nước : Ng©n s¸ch nhµ n­íc -OPCD: Tổ chức kế hoạch và phát triển cộng đồng. : Tæ chøc kÕ ho¹ch vµ ph¸t triÓn céng ®ång. -OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế : Tæ chøc hîp t¸c vµ ph¸t triÓn kinh tÕ -Sở GD-ĐT: Sở Giáo dục và Đào tạo : Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o -Tp: Thành phố : Thµnh phè -TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh : Thµnh phè Hå ChÝ Minh -UBND: : Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Số liệu thống kê giáo dục phổ thông 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009…………………………………………………………………10 Bảng 1.2: Tỷ lệ chi phí cho giáo dục Việt Nam (2000-2007)…………..18 Bảng 1.3 : Chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo (2000-2007)……………………………………………………………………...19 Bảng 2.1: Tổng vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục qua các năm (Tính đến 31/12/2009)……………………………………………………28 Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn FDI vào các ngành ở Việt Nam ( Tính đến 31/12/2009)……………………………………………………………….30 Bảng 2.3: Cơ cấu FDI vào lĩnh vực giáo dục phân theo nước chủ đầu tư. (Tính đến 31/12/2009)…………………………………………………….32 Bảng 2.4: FDI vào lĩnh vực giáo dục phân theo địa bàn đầu tư. (Tính đến ngày 31/12/2009)………………………………………………34 Bảng 2.5: FDI phân theo cấp học và trình độ đào tạo (Tính đến ngày 31/12/2009)……………………………………………35 Lời mở đầu 1. Lý do lùa chọn đề tài Bước sang thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục được xem là đầu tư có lãi nhất cho tương lai của mỗi quốc gia. Luật giáo dục 2005 của nước ta cũng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tại Điều 13 có nhấn mạnh “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi Ých hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Việt Nam là một nước đang phát triển, để có được một nền khoa học và công nghệ thực sự phát triển thì cần phải có một nền giáo dục tương xứng. Vì vậy, Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực từ cả trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển giáo dục. Có hai nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển giáo dục của Việt Nam là vốn ODA và FDI. Từ sau khi Việt Nam tham gia Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam tại Pari vào năm 1993 dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới đến nay, lượng vốn ODA của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam nói riêng ngày càng tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục của Việt Nam cũng đang dần thu hót được nhiều vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO, tham gia hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, bức tranh giáo dục Việt Nam có những biến đổi mạnh mẽ cùng với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 1993 đến nay, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nước ta đang dần tăng lên tuy vẫn còn khiêm tốn, việc thu hót và sử dụng nguồn vốn này đã có những thành quả đáng ghi nhận, đóng góp không nhá cho sù phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn có những tồn tại như có những công trình mang tính lừa đảo, chất lượng các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không đảm bảo, công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo… Từ đó đặt ra những thách thức là cần phải phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực, làm sao để tăng cường thu hót FDI vào giáo dục nhưng vẫn bảo vệ được sức mạnh của nền giáo dục nước nhà, làm sao để tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ, phương pháp quản lý giáo dục, nhưng đồng thời vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của giáo dục Việt Nam. Vì những lÝ do trên, tôi quyết định chọn đề tài khóa luận: “Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hóa hệ thống giáo dục, đặc điểm đầu tư vào giáo dục và các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục. - Phân tích và đánh giá hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam. - Đề xuất mét số giải pháp nhằm tăng cường thu hót cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Khóa luận chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2009. - Những giải pháp đề xuất được áp dụng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp thống kê, thu thập số liệu và phân tích số liệu để làm rõ thêm cho nội dung liên quan. 5. Bố cục Nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về hệ thống giáo dục và các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của Việt Nam Chương2: Thực trạng FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp cho việc thu hót và sử dụng hiệu quả vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Chương 1: Tổng quan về hệ thống giáo dục và các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của Việt Nam 1.1 Hệ thống giáo dục của Việt Nam Hệ thống giáo dục Việt Nam phát triển và hoàn thiện dần về quy mô và chất lượng qua các năm. Tính chất nÒn giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, mang tính dân téc, tính nhân dân, tính khoa học và tính hiện đại. Nguyên lý của nền giáo dục Việt Nam đó là học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, và giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội[1]. Hiện nay hệ thống giáo dục Việt Nam gồm các cấp học và trình độ đào tạo như sau: giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học; giáo dục nghề nghiệp (giáo dục dạy nghề, trung học chuyên nghiệp). 1.1.1 Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến dưới 6 tuổi, bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo. Đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Trong năm học 2008-2009, Việt Nam có 43 nhà trẻ, trong đó số nhà trẻ công lập là 22 và ngoài công lập là 21. Tổng số trẻ em học ở nhà trẻ là 494.766 em, và tỷ lệ giáo viên có trình độ sư phạm là 79,62%. Tổng số trường mầm non trong niên học 2008-2009 là 9.289 trường. Số trẻ em theo học là 2.810.625, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 94,74% trong sè 183.000 giáo viên [3]. Tuy nhiên giáo dục mầm non vẫn đang cần được đầu tư thêm. Hiện nay, cơ cấu NSNN chi cho giáo dục mầm non vẫn còn thấp, năm 2008 con số này chỉ đạt 8,5%. Tỷ lệ chi cho giáo dục mầm non ở Việt Nam là: Nhà nước chi 38,6%, người dân chi 61,4%, đây là một con số thấp so với bình quân của các nước phát triển, ở các nước này tỷ lệ trung bình là: Nhà nước chi 80%, gia đình chi 20%. Ngoài ra, hệ thống trường mầm non và cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của người dân. Tại các thành phố lớn, do thiếu quỹ đất để xây dựng trường nên số trường mầm non vẫn thiếu so với nhu cầu của người dân. Còn ở những vùng sâu, vùng xa, nông thôn tuy không thiếu đất nhưng lại không được đầu tư thỏa đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị học tập cho trẻ. Bên cạnh đó, cấp học này còn thiếu giáo viên và chất lượng giáo viên chưa cao. Trong năm học 2009, cả nước thiếu gần 25.000 giáo viên. Đội ngò giáo viên mầm non hiện tại phần lớn thiếu cập nhật thông tin và chậm đổi mới phương pháp [11]. 1.1.2 Giáo dục phổ thông Trong giáo dục phổ thông có 3 cấp học là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ở cấp tiểu học, học sinh sẽ học trong 5 năm. Tính đến thời điểm này tỷ lệ trẻ đi học tiểu học trong độ tuổi là 97%. Cấp trung học cơ sở đào tạo học sinh trong vòng 4 năm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở cấp học này năm học 2008-2009 là 85,04% Sau khi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở, học sinh sẽ vào học tiếp ở bậc trung học phổ thông. Đây là cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông, cấp học này đào tạo học sinh trong 3 năm học. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có điều kiện để theo học tiếp bậc trung học phổ thông, do vậy tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở cấp học này chỉ đạt 48,5%. Học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học có thể tham gia thi vào các trường đại học, cao đẳng hoặc vào các trường dạy nghề…Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông của cả nước năm 2009 là 83,3%, cao hơn so với tỷ lệ đỗ lần một của năm 2008 là 7,8% và thấp hơn tỷ lệ đỗ cả hai lần của năm 2008 là 2,8% [3]. Bảng 1.1: Số liệu thống kê giáo dục phổ thông 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009. N¨m häc Sè tr­êng häc Sè häc sinh Sè gi¸o viªn C«ng lËp Ngoµi c«ng lËp C«ng lËp Ngoµi c«ng lËp C«ng lËp Ngoµi c«ng lËp 2007-2008 27.121 779 14.860.546 939.756 757.940 33.918 2008-2009 27.455 659 14.484.285 727.743 766.480 31.298 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo) Tính đến năm học 2008-2009, Việt Nam đã có tất cả 686.455 trường phổ thông với số học sinh theo học là 15.576.028 em, số giáo viên là 797.778 giáo viên. 1.1.3 Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo dục dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Năm học 2008-2009, Việt Nam có 273 trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, với tổng số học sinh theo học là 625.770 em [3]. Những học sinh không đủ điều kiện vào các trường đại học, cao đẳng thì có thể vào các trường dạy nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp để học nghề trong khoảng 1-2 năm sau đó ra trường tìm việc làm. 1.1.4 Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học Nhiệm vụ chủ yếu của cấp học này chính là đào tạo ra những người lao động trình độ tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh để phục vụ cho đất nước. Hiện nay Việt Nam có 223 trường cao đẳng và 146 trường đại học. Sè sinh viên vào các trường cao đẳng và đại học ngày càng tăng lên, đây là một tín hiệu đáng mừng với nền giáo dục Việt Nam. Năm học 2000-2001, tổng số sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học chỉ là khoảng 0,8 triệu người, nhưng đến năm học 2008-2009 con số này đã là 1,72 triệu, tức là tăng gấp đôi. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2009 là 11,54%; và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 16,61% [3]. Về chất lượng giảng viên, tỷ lệ giảng viên ở trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên là 14,27 %; tỷ lệ giảng viên trình độ thạc sĩ là 41,37% [3]. 1.2 Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển Kinh tế- xã hội 1.2.1 Giáo dục thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đã sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống" [18]. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ mới, công nghệ thông tin, sự tương tác giữa tin học, vi điện tử và sinh học đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế. Trong đó, tri thức đóng vai trò như một lực lượng sản xuất mới, mét lực lượng sản xuất đặc biệt, không bị hao mòn mà giá trị ngày càng tăng, trong một nền kinh tế mới- nền kinh tế tri thức. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là sù phát triển của thị trường chất xám. Trong đã, con người cùng những yếu tố về tri thức, kĩ năng là vốn quý nhất. Tri thức chính là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới, là động lực thóc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách rộng rãi. Bởi vậy, tất yếu, khi muốn nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm phải có tri thức, phải làm chủ được tri thức và biết vận dụng, quản lý tri thức đó vào thực tế công việc mới có thể cạnh tranh và đồng thời đảm bảo phát triển bền vững. Nền kinh tế tri thức có đặc điểm nổi bật là chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dùa vào vốn tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế chủ yếu dùa vào tri thức con người. Chính vì đặc điểm này nên có thể nói giáo dục là phương thức phát triển cơ bản của nền kinh tế này. Trong nền kinh tế tri thức, những yêu cầu đối với mỗi người lao động không chỉ dừng lại ở việc biết thực hiện những công việc một cách máy móc, mà mỗi công dân cần trau dồi tri thức, kĩ năng để có thể áp dụng vào trong thực tế cuộc sống, có khả năng làm chủ được những công nghệ máy móc hiện đại, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, không những tự làm giàu cho bản thân mà còn để làm giàu cho đất nước, và ngược lại, xã hội cũng cần tạo điều kiện để công dân của mình được học tập và phát triển tốt nhất. Giáo dục chính là ngành sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tri thức. Bởi chính giáo dục là nguồn cung cấp ra những lao động có cả trí thức và tác phong. Những lao động đã qua đào tạo là những lao động đã được tiếp cận với những kiến thức từ cơ sở đến nâng cao, tiến bộ trong trường học, do đó, không bỡ ngỡ trước những công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, hơn nữa, họ còn có thể vận dụng những tri thức đã có sau quá trình học tập, rèn luyện để đưa vào sử dụng, ứng dụng trong thực tế làm việc. Có thể nói, nếu như không có giáo dục, chúng ta sẽ không thÓ đào tạo ra những con người tri thức để phù hợp với nền kinh tế tri thức hiện đại ngày nay, và do đó, nền kinh tế của đất nước ta sẽ không thể phát triển, theo kịp với các nước trên thế giới, dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Bởi vậy, vai trò của giáo dục đang ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn, bởi chính trong nền kinh tế tri thức như hiện nay, không có giáo dục là không thể phát triển, dù phát triển thì cũng chỉ là sự phát triển nhất thời, không bền vững. Do vậy, giáo dục chính là nhân tố quan trọng giúp hình thành, phát triển và duy trì nền kinh tế tri thức. 1.2.2 Giáo dục là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người. Phát triển kinh tế xã hội dùa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (con người), vật lực (vật chất), tài lực (tài chính tiền tệ), song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Tài nguyên con người lại không bao giê cạn kiệt, con người chính là tài nguyên của mọi tài nguyên. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế xã hội là nhằm mục tiêu phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần trong xã hội, thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất sẽ tác động tới mức độ phát triển của tiêu dùng, song chính nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ đến sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Như vậy con người không chỉ là mục tiêu, động lực cho sự phát triển, mà con người còn chế ngù được tự nhiên, lợi dụng tự nhiên để phục vụ cho con người, và còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người. Cùng với khoa học công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế- xã hội. Kinh tế nước ta có cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, thu hót mạnh mẽ các nguồn đầu tư đều phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đại hội Đảng IX đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là: “ Người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại” [6]. Giáo dục đào tạo là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người. Con người được giáo dục và biết tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển bền vững của xã hội. Từ đó giáo dục đang trở thành bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng và an ninh. 1.2.3 Giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Hiện nay, mét trong những xu hướng phát triển quan trọng của nền kinh tế thế giới chính là phát triển nền kinh tế trí thức. Hình thái kinh tế này phát triển dùa trên những ngành khoa học công nghệ cao, như công nghệ sinh học, công nghệ tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano,... Với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, cơ cấu kinh tế toàn cầu đang đứng trước những sự thay đổi sâu sắc và bất ngờ. Nó có thể được so sánh với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỉ XVIII, XIX ở Châu Âu. Chính sự tận dụng và phát huy những thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đã giúp nhiều Quốc gia vươn lên với thành tích phát triển kinh tế, xã hội vượt bậc. Do đó, những nước đang phát triển nếu coi trọng, tập trung nâng cao và phát triển khoa học công nghệ, tập trung các ngành công nghệ cao để tiến hành công nghiệp hóa, bỏ qua chiến lược phát triển tuần tự thì hoàn toàn có khả năng rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình, và rút ngắn các khoảng cách trong các cuộc chạy đua. Giáo dục giúp nâng cao trình độ, tích lũy kiến thức, kĩ năng của cá nhân, qua đó nâng cao năng suất cá nhân. Khi người lao động được trải qua một khóa đào tạo, người lao động có thể tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ trong nước, và quốc tế, qua đó, có khả năng sử dụng, áp dụng chúng trong thực tế. Và khi đó, khi được trợ giúp bởi những tiến bộ khoa học công nghệ đã được tiếp thu qua đào tạo, người lao động có thể nâng cao trình độ, năng suất lao động. Hiện nay, năng suất lao động cá nhân ở những nước phát triển rất cao, bởi họ là những lao động chất lượng cao đã được qua đào tạo, có thể ứng dụng những khoa học công nghệ cao vào sản xuất. Có thể nhận thấy một thực tế, ở những nước đang phát triển hay kém phát triển, số lượng lao động qua đào tạo rất thấp. Ngay tại Việt Nam, số lượng lao động qua đào tạo
Luận văn liên quan