Dù trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng hay phát triển thì mọi nỗ lực
thúc đẩy tăng trưởng đều đáng ghi nhận. Với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế
mà kinh doanh nhỏ lẻ là đặc trưng thì đóng góp vào con số tăng trưởng ấy, hoạt
động bán hàng rong đã góp phần không nhỏ. Thực tế, trải qua quá trình phát
triển lâu dài, hoạt động bán hàng rong đã có tác động tới mọi mặt: kinh tế, văn
hóa, xã hội của nước ta. Một mặt nó giúp tăng trưởng kinh tế, nuôi sống một bộ
phận không nhỏ người dân, đồng thời theo một khía cạnh nào đó, hàng rong
cũng được đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng. Mặt khác hoạt động bán hàng
rong vẫn tồn tại một số hạn chế như gây ô nhiếm môi trường, mất trật tự xã
hội Nghị định số 39/2007/NĐ-CP và Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND được
ban hành và đã có hiệu lực nhằm điều chỉnh hoạt động bán hàng rong, tuy nhiên
đến nay vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả. Hàng rong tại Hà Nội vẫn nằm tromg
tình trạng quản lý thiếu hệ thống, nhiều tiêu cực như tham ô, hối lộ, tạo ra lỗ
hổng trong nền kinh tế.
Mâu thuẫn giữa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn
bản sắc dân tộc, không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân luôn là bài
toán khó cho công tác phát triển đô thị. Hà Nội, thủ đô, trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị của cả nước cũng phải đối mặt với bài toán hướng đi cho hoạt
động bán hàng rong. Năm 2010 đánh dấu đại lễ chào mừng 1000 năm Thăng
Long Hà Nội, việc nghiên cứu vấn đề xã hôi này càng có ý nghĩa hơn. Bởi lẽ
nhiệm vụ đặt ra không chỉ là giải quyết vấn đề hàng rong một cách hợp tình hợp
lý mà còn phải tạo dựng bộ mặt văn minh cho thủ đô.
79 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9560 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------
Công trình dự thi Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2010
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG RONG TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY
Nhóm ngành: XH2b
Hà Nội, tháng 7 năm 2010
Hà Nội, tháng 7 năm 2010
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU _____________________________________________________ 4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TẠI VIỆT
NAM ____________________________________________________________ 8
1. Các khái niệm ___________________________________________________ 8
2. Phân loại hoạt động bán hàng rong ____________________________________ 9
3. ________________________________ 10
3.1. Bán hàng rong tại Singapore _________________________________________ 10
3.2. Bán hàng rong tại Ấn Độ____________________________________________ 12
3.3. Bán hàng rong tại các quốc gia khác ___________________________________ 15
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG BÁN HÀNG RONG TẠI HÀ NỘI _______________ 18
1. Nguồn pháp lý điều chỉnh hoạt động bán hàng rong tại Việt Nam ______________ 18
1.1. Các văn bản pháp lý hiện hành _______________________________________ 18
1.2. Thực trạng áp dụng các nguồn luật ____________________________________ 19
2. Thực trạng hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội từ 1986 đến nay _____________ 21
2.1. Chủ thể tham gia hoạt động bán hàng rong ______________________________ 21
2.2. Những loại hàng hóa đƣợc bán rong ___________________________________ 23
2.3. Địa bàn của hoạt động bán hàng rong __________________________________ 25
2.4. Cách thức bán hàng rong ____________________________________________ 28
3. Tác động của hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội _______________________ 30
3.1. ________________________________________________ 30
3.1.1. __________________________________________________ 30
3.1.2. Xã hội ___________________________________________________ 34
3.1.3. Kinh tế ___________________________________________________ 40
3.2. Tác động tiêu cực _______________________________________________ 42
2
3.2.1. Văn hóa _______________________________________________________ 42
3.2.2. Xã hội _________________________________________________________ 44
Ảnh hƣởng tới an ninh trật tự xã hội ___________________________________ 44
Hàng hóa không đảm bảo chất lƣợng và nguồn gốc xuất xứ ________________ 46
Ô nhiễm môi trƣờng _______________________________________________ 48
Tạo điều kiện hối lộ, tham ô trong bộ máy quản lý _______________________ 49
Kẽ hở cho vi phạm nhân quyền ______________________________________ 50
3.2.3. ế ______________________________________ 51
Gây thất thoát về thuế, phí __________________________________________ 51
Giảm thu nhập của các ngành kinh tế liên quan __________________________ 52
4. Nguyên nhân những tồn tại trong hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội _________ 53
4.1. Chính sách trợ cấp và phúc lợi xã hội chƣa thỏa đáng ___________________ 54
4.2. Những bất cập trong văn bản luật và thực thi văn bản luật ________________ 55
4.3. Ý thức của ngƣời bán hàng rong ____________________________________ 57
4.4. Ý thức của ngƣời mua hàng ________________________________________ 58
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TẠI HÀ NỘI _ 59
1. Định hƣớng tổ chức, quản lý hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội ____________ 59
1.1. Đƣa hoạt động bán hàng rong vào hệ thống và có tổ chức ________________ 60
1.2. Liên hệ chặt chẽ giữa chính quyền, ngƣời bán hàng và ngƣời tiêu dùng _____ 61
1.3. Nâng cao dân trí cộng đồng và ngƣời bán rong _________________________ 62
2. Giải pháp _____________________________________________________ 62
2.1. Từ phía Chính quyền và các cơ quan chức năng ________________________ 63
2.1.1. Hoàn thiện văn bản luật _______________________________________ 63
2.1.2. Tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân chuyển đổi nghề nghiệp __________ 65
2.1.3. Nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý ______________________________ 66
3
2.1.4. Hình thành những khu phố bán hàng rong tập trung, khu phố du lịch kết hợp
xây dựng hệ thống kiểm tra chất lƣợng, nguồn gốc chất lƣợng hàng hóa bán rong
________________________________________________________________ 67
2.1.5. Thu thuế, phí của những ngƣời bán hàng rong ______________________ 69
2.1.6. Xây dựng cơ chế thƣởng phạt hợp lý kết hợp với tiếng nói ngƣời dân ___ 70
2.2. Giải pháp từ phía ngƣời bán _________________________________________ 70
2.2.1. Có ý thức về bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn an ninh trật tự xã hội _________ 70
2.2.2. Tạo một mạng lƣới phân phối theo mô hình đặt hàng qua điện thoại và giao
hàng tận nhà _____________________________________________________ 71
2.2.3. Xây dựng hình ảnh phục vụ văn minh hơn _________________________ 72
2.3.4. Có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết và chính xác về nguồn gốc và chất
lƣợng hàng hóa khi đƣợc kiểm tra ____________________________________ 73
2.2.5. Có nghĩa vụ nộp thuế, phí cho những cơ quan chức năng _____________ 73
2.3. Giải pháp từ phía ngƣời tiêu dùng _____________________________________ 74
2.3.1. Có ý thức bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn an ninh trật tự xã hội ___________ 74
2.3.2. Kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi bị xâm phạm về quyền lợi 75
KẾT LUẬN ______________________________________________________ 77
Danh mục tài liệu tham khảo____________________________________________ 74
4
LỜI MỞ ĐẦU
Dù trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng hay phát triển thì mọi nỗ lực
thúc đẩy tăng trƣởng đều đáng ghi nhận. Với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế
mà kinh doanh nhỏ lẻ là đặc trƣng thì đóng góp vào con số tăng trƣởng ấy, hoạt
động bán hàng rong đã góp phần không nhỏ. Thực tế, trải qua quá trình phát
triển lâu dài, hoạt động bán hàng rong đã có tác động tới mọi mặt: kinh tế, văn
hóa, xã hội của nƣớc ta. Một mặt nó giúp tăng trƣởng kinh tế, nuôi sống một bộ
phận không nhỏ ngƣời dân, đồng thời theo một khía cạnh nào đó, hàng rong
cũng đƣợc đánh giá là một nét văn hóa đặc trƣng. Mặt khác hoạt động bán hàng
rong vẫn tồn tại một số hạn chế nhƣ gây ô nhiếm môi trƣờng, mất trật tự xã
hội… Nghị định số 39/2007/NĐ-CP và Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND đƣợc
ban hành và đã có hiệu lực nhằm điều chỉnh hoạt động bán hàng rong, tuy nhiên
đến nay vẫn chƣa đem lại nhiều hiệu quả. Hàng rong tại Hà Nội vẫn nằm tromg
tình trạng quản lý thiếu hệ thống, nhiều tiêu cực nhƣ tham ô, hối lộ, tạo ra lỗ
hổng trong nền kinh tế.
Mâu thuẫn giữa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn
bản sắc dân tộc, không gây ảnh hƣởng lớn tới đời sống ngƣời dân luôn là bài
toán khó cho công tác phát triển đô thị. Hà Nội, thủ đô, trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị của cả nƣớc cũng phải đối mặt với bài toán hƣớng đi cho hoạt
động bán hàng rong. Năm 2010 đánh dấu đại lễ chào mừng 1000 năm Thăng
Long Hà Nội, việc nghiên cứu vấn đề xã hôi này càng có ý nghĩa hơn. Bởi lẽ
nhiệm vụ đặt ra không chỉ là giải quyết vấn đề hàng rong một cách hợp tình hợp
lý mà còn phải tạo dựng bộ mặt văn minh cho thủ đô.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp cho hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội hiện nay”. Từ
5
những phân tích về vai trò, tác động, thực trạng hoạt động bán hàng rong,
chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đô thị thủ đô.
1. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bán hàng rong tại Hà
Nội trong thời gian gần đây. Đề tài tập trung vào hai mục tiêu chính: Thứ
nhất là phân tích, đánh giá tác động của hoạt động bán hàng rong tới các
mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, thứ hai là tìm ra các giải pháp và hƣớng đi
cho hoạt động bán hảng rong.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng giả quyết các vấn đề kinh tế
xã hội, vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả cao và tận dụng đƣợc tính ƣu việt của
các phƣơng pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nhiều phƣơng pháp
nghiên cứu khác nhau, cụ thể: Phƣơng pháp chủ yếu là điều tra, quan sát,
phỏng vấn, thống kê để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động bán
hàng rong tại Hà Nội. Sau đó áp dụng phƣơng pháp phân tích, đánh giá
nhằm tìm hiểu tác động của hoạt động bán hàng rong tới kinh tế, văn hóa,
xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các khu vực trọng điểm về bán hàng
rong tại các trung tâm văn hóa, di tích lịch sử, các trƣờng đại học, cơ quan
lớn… trên địa bàn trung tâm Hà Nội.
4. Ý nghĩa, ứng dụng và hướng phát triển của đề tài
6
Đề tài mang ý nghĩa cao về mặt thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp
cái nhìn tổng quan về hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội trong thời gian gần
đây, đồng thời tổng hợp tác động của hoạt động bán hàng rong tới kinh tế, văn
hóa, xã hội. Bên cạnh đó, chúng tôi phân tích bài học kinh nghiệm từ các quốc
gia khác về vấn đề hàng rong và đƣa ra định hƣớng, giải pháp cho hoạt động
này, qua đó các nhà quản lý có thể sử dụng kết quả nghiên cứu nhằm đƣa ra các
chính sách phù hợp nhất cho giai đọan hiện nay
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Đƣa ra những giải pháp cho hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội, đảm bảo
mục tiêu phát triển đô thị và quyền lợi của ngƣời dân.
6. Kết cấu của để tài
Chương I. Cơ sở lý luận của hoạt động bán hàng rong tại Việt Nam
1. Các khái niệm
2. Phân loại hoạt động bán hàng rong
3. Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc khác
Chương II. Thực trạng hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội
1. Nguồn pháp lý điều chỉnh hoạt động bán hàng rong tại Việt Nam
2. Thực trạng hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội từ 1989 đến nay
3. Tác động của hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội
4. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội
Chương III. Giải pháp cho hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội
1. Định hƣớng tổ chức, quản lý hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội
7
2. Giải pháp
8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG
TẠI VIỆT NAM
1. Các khái niệm
Tại điều 2, Quy định số 46/2009/QĐ-UBND “Quy định về quản lý hoạt
động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã nêu rõ: “Người bán hàng
rong là cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên, không
phải đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và không gọi là
"thƣơng nhân" theo quy định của Luật Thƣơng mại.”
Theo đó, cá nhân hoạt động thƣơng mại là cá nhân tự mình hàng ngày
thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đƣợc pháp luật cho phép về
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác nhƣng không thuộc đối tƣợng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thƣơng nhân” theo quy định
của Luật Thƣơng mại.
Quy định về hàng rong, Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-Cp quy định:
các cá nhân hoạt động thƣơng mại đƣợc phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch
vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo
quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng
không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp
luật; hàng không bảo đảm chất lƣợng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém
chất lƣợng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
9
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
2. Phân loại hoạt động bán hàng rong
Theo Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, bán hàng rong bao gồm các hoạt động
thƣơng mại:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa
điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm
cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thƣơng nhân đƣợc phép
kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không
có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nƣớc uống (hàng nƣớc) có
hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến
để bán cho ngƣời mua buôn hoặc ngƣời bán lẻ;
e) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe,
trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc
không có địa điểm cố định;
f) Các hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên không phải
đăng ký kinh doanh khác.
10
3.
Bán hàng rong không phải là một hoạt động kinh doanh mới mẻ và xa lại
với các quốc gia trên thế giới, thậm chí bán hàng rong còn đƣợc coi nhƣ là một
nét văn hóa lâu đời tại một số khu vực nhƣ Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Ấn
Độ…Nghiên cứu hoạt động bán hàng rong, sẽ là thiếu sót nếu không nhìn nhận
hoạt động bán hàng rong trên góc độ của các thành phố ở các quốc gia khác
nhau từ đó có cái nhìn toàn cảnh hơn về thực trạng phát triển của loại hình kinh
doanh này.
3.1. Bán hàng rong tại Singapore
Singapore, quốc đảo sƣ tử vốn đƣợc biết đến là một quốc gia văn minh và
sạch sẽ bậc nhất trên thế giới cũng đã từng đối mặt với những ảnh hƣởng không
nhỏ của hoạt động bán hàng rong. Một số ngƣời đã nhận ra một bức gƣơng phản
chiếu giữa một Hà Nội, một thành phố Hồ Chí Minh ngày nay với một
Singapore ngày trƣớc, đây là lí do mặc dù trình độ phát triển chênh lệch của
Singapore và Viêt Nam, chúng tôi vẫn tìm đến Singapore nhƣ một mảnh ghép
hoàn thiện bức tranh bán hàng rong.
Singapore ngay từ đầu đã đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào
nền kinh tế của nƣớc này. Hàng rong giữ vai trò ngƣời cung cấp các nhu yếu
phẩm, kể cả các bữa ăn hàng ngày cho những ngƣời có thu nhập thấp đồng thời
cũng đã giữ cho giá sinh hoạt của thành phố không tăng cao. Nhằm giải quyết
tình trạng ngƣời bán hàng rong chiếm lĩnh khắp các đƣờng phố, thay vì loại bỏ
loại hình kinh doanh này, từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Singapre đã có kế
hoạch điều chỉnh hệ thống quản lý hàng rong. Một trong những giải pháp đƣợc
Chính phủ Singapore đƣa ra là thực hiện chƣơng trình xây dựng các khu trung
11
tâm mua bán thực phẩm, chợ…để đƣa ngƣời bán hàng rong vào buôn bán. Ở đó,
ngƣời bán hàng rong có nơi bày bán hàng tử tế, có nƣớc máy, điện để dùng, có
chỗ bỏ rác nên không phải vứt rác bừa bãi, làm bẩn môi trƣờng.
Singapore đƣợc biết tới là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi mà những
ngƣời bán hàng rong đƣợc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Tại Singapore
cũng có một phòng ban chuyên trách quản lý hoạt động bán hàng rong trực
thuộc Chính phủ, là nơi cấp phép cũng nhƣ quản lý những đối tƣợng bán hàng
rong không có giấy phép kinh doanh. Nhƣ hầu hết các quốc gia Đông Nam Á
khác, hàng rong tại Singapore phát triển từ lâu đời. 1Năm 1971, một chƣơng
trình quốc gia nhắm mục đích xây dựng các trung tâm mua bán hàng rong
chuyên biệt và cấp phép cho những những ngƣời bán hàng rong đã đƣợc thực
hiện. Chƣơng trình này chủ yếu tập trung vào cung cấp các cơ sở vật chất và
dịch vụ cơ bản nhƣ đƣờng nƣớc, điện và thu gom và xử lý rác thải. Đến năm
1996, tất cả những ngƣời bán hàng rong đều đã đƣợc phân bổ vào các khu trung
tâm mua bán. Năm 1998, xấp xỉ 24 nghìn ngƣời bán rong buôn bán tại 184 trung
tâm mua bán gia nhập vào đội ngũ hơn 18 nghìn ngƣời buôn bán thực phẩm tại
đó. Hiện nay có khoảng gần 50.000 ngƣời bán rong tại quốc đảo này. Phòng
quản lý bán hàng rong đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo những ngƣời
bán rong giữ gìn môi trƣờng sạch sẽ và không gây phiến toái cho khách bộ hành.
Cơ quan này còn xây dựng các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm
và dinh dƣỡng cho những ngƣời bán rong, chỉ tính từ năm 1990 đến 1996, có
khoảng 10.000 ngƣời đƣợc đào tạo. 2 Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng
1
Street vendors in Asia: A review Sharit K Bhowmik
2
Sampling Singapore street fare at Whole foods, Rosemary Black, Daily news
12
phát triển tính điểm nghiêm ngặt, yêu cầu những ngƣời bán hàng phải đặt các
bảng điểm này trƣớc các gian hàng của mình và tiến hành kiểm tra thƣờng
xuyên. Hiện nay, ƣớc tính Singapore có khoảng 25.000 gian hàng nhƣ vậy.
Thành phần của những ngƣời bán hàng rong tại Singapore đã thay đổi
đáng kể trong thời gian qua với sự nổi lên của nhữn ngƣời trẻ tuổi, đƣợc đào tạo
học vấn. Thay đổi này đƣợc cho là do sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp đã đẩy xấp xỉ
13.000 sinh viên tốt nghiệp vào tình trạng không có việc làm và rất nhiều trong
số đó đã đi bán hàng rong.
Singapore đã chứng minh rằng không thể làm sạch đƣờng phố chỉ bằng
cách di rời những ngƣời bán hàng rong trái phép, việc quản lý hoạt động bán
hàng rong chỉ đƣợc thực hiện hiệu quả khi đã tạo ra đƣợc nhiều việc làm thay
thế cho những ngƣời bán hàng rong. Đồng thời thực hiện chế độ quản lý
nghiêm, áp dùng hình phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm luật kinh
doanh, lấn chiếm lề đƣờng hoặc không có giấy phép đăng lý kinh doanh.
3.2. Bán hàng rong tại Ấn Độ
Trong số các quốc gia châu Á thì Ấn Độ là một nƣớc có nhiều điểm tƣơng
đồng với Việt Nam. Cùng là những quốc gia đang phát triển với nền văn hóa
phong phú, Ấn Độ cũng đang phát triển mạnh mẽ với những cải cách lớn về cả
kinh tế và xã hội. Cũng giống nhƣ tại Việt Nam, hoạt động bán hàng rong đã
hình thành khá lâu tại Ấn độ. Số lƣợng ngƣời bán hàng rong chiếm tới 2% dân
số và thu nhập của họ đóng góp không nhỏ vào GDP của hàng năm của nƣớc
này.
Tại Ấn Độ, hàng triệu ngƣời bán hàng rong tập trung tại các thành phố lớn
nhƣ Mumbai (khoảng 250.000 ngƣời), Delhi (khoảng 200.000 ngƣời), Calcutta
13
(hơn 150.000) và Ahmedabad (khoảng 100.000 ngƣời)3… Phần lớn trong
số họ là những ngƣời nghèo đến từ Bihar, Orissa, Uttar Pradesh, hay vùng
nông thôn Bengal để kiếm sống trong các thành phố lớn. Họ ngủ trong
khu nhà ổ chuột hoặc trên vỉa hè, và không có gia đình đi cùng. Những
ngƣời này thƣờng không có trình độ học vấn, thậm chí một phần không
nhỏ trong số đó là mù chữ và phải tự kiếm sống từ khi còn rất nhỏ. Hầu
hết mặt hàng mà những ngƣời bán hàng rong tại Ấn Độ cung cấp là các
sản phẩm sản xuất bởi các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Hoạt động sản xuất
này thƣờng do những ngƣời dân tự tổ chức để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu
và khả năng chi trả của ngƣời tiêu dùng địa phƣơng. Họ bán sản phẩm ở
những nơi thuận tiện nhất để bất kỳ ai cũng có thể mua đƣợc một cách dễ
dàng, thuận tiện và điều đó đƣợc ghi nhận là đã mang lại nhiều lợi ích cho
xã hội.
Ngƣời bán hàng rong đã góp phần đáng kể vào phát triển nền kinh
tế các đô thị Ấn Độ, cũng vì vậy mà hơn một nửa số ngƣời dân đô thị phụ
thuộc vào họ. Tại Ấn Độ, những ngƣời làm công việc này gốm cả nam
giới và phụ nữ. Trong khi ở các tỉnh thành phía Nam và Đông Bắc, số
lƣợng phụ nữ bán hàng rong chiếm đa số thì tại các thành phía Bắc và các
thành phố lớn thì nam giới lại có tỷ lên cao hơn hơn. Chẳng hạn nhƣ tại
Meghalaya, phụ nữ chiếm khoảng 70% số ngƣời bán hàng rong thì tại
Kanpur, tỷ lệ này là khoảng 20%. Vì vậy mà hoạt động bán hàng rong đã
góp một phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế Ấn Độ đồng
3
Theo số liệu từ: - Saving the street vendors of 'Incredible
India'
14
thời nó cũng cung cấp một số lƣợng công ăn việc làm cho khá nhiều ngƣời thất
nghiệp trong nƣớc.
Với đặc trƣng của nền kinh tế, hàng rong Ấn Độ cũng đã trải qua những
những giai đoạn giống nhƣ tại Việt Nam trƣớc khi đƣợc nhìn nhận là đã góp
góp phần vào sự phát triển của kinh tế địa phƣơng và sự giàu có của các đô thị.
Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực của nó thì vấn đề bán hàng rong tại Ấn Độ
cũng tồn tại nhiều điểm bất cập. Vì vậy đây cũng là một vấn đề gây ra không ít
tranh cãi cho các nhà quản lý Ấn Độ. Hiện tƣợng bán hàng không có tổ chức,
tràn lan, gây mất trật tự là điều không hề hiếm thấy. Tệ nạn xã hội và những vấn
đề