Đề tài Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu điều của nước ta sang Hoa Kỳ

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó cũng như giúp Việt Nam bắt kịp được với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và tiếp tục phát huy các mặt hàng thế mạnh. Hiện nay Mỹ đã và đang là đối tác quan trọng, một thị trường lớn có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng như giầy dép, thuỷ hải sản, nông sản Trong đó điều là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất được bán rộng rãi, chiếm thị phần cao trên thị trường Mỹ. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu điều nói riêng vào thị trường Mỹ là một việc làm cần thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều này Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc, cản trở hoạt động xuất khẩu sang Mỹ và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều.

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu điều của nước ta sang Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó cũng như giúp Việt Nam bắt kịp được với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và tiếp tục phát huy các mặt hàng thế mạnh. Hiện nay Mỹ đã và đang là đối tác quan trọng, một thị trường lớn có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng như giầy dép, thuỷ hải sản, nông sản… Trong đó điều là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất được bán rộng rãi, chiếm thị phần cao trên thị trường Mỹ. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu điều nói riêng vào thị trường Mỹ là một việc làm cần thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều này Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc, cản trở hoạt động xuất khẩu sang Mỹ và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐẾ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU 1.1Giới thiệu chung về ngành điều và cây điều ở nước ta 1.1.1Giới thiệu chung về cây điều Cây đào lộn hột hay còn gọi là cây điều, có tên khoa học là Anacardium Occidentale, tên tiếng Anh là Cashew. Cây điều có xuất xứ từ Mỹ Latinh, thoạt đầu chỉ là cây mọc hoang dại, đến nay đã được trồng rộng rãi ở khắp các nước nhiệt đới, đặc biệt là các vùng nhiệt đới ven biển. Cây điều được đưa vào trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18. Điều là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ven biển và thích hợp với những vùng có độ cao so với mặt nước biển từ 600 trở lại. ở những vùng trồng điều này, nhiệt độ cao đều trong năm, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình trong năm từ 24 đến 280C, ánh sáng dồi dào (trên 2000 giờ/năm), đây là nhân tố khí hậu có tính quyết định cho cây điều bởi vì điều cần ánh sáng để ra hoa, kết quả cho năng suất cao. Ngoài ra, độ ẩm tương đối của không khí thấp trong vụ khô (vụ ra hoa) sẽ góp phần đưa lại năng suất cao, ít sâu bệnh. Cây điều không kén đất tốt, các loại đất có độ phì nhiêu thấp như đất đỏ vàng phát triển trên sa thạch hoặc grannít, đất cát ven biển, đất xám phát triển trên phù sa cổ hoặc đá grannit bạc mầu, khô hạn đều thích hợp với điều kiện là thoát nước tốt, đất tương đối nhẹ, có tầng dầy khá. Như vậy, chúng ta có thể tận dụng những vùng đất còn bỏ hoang để trồng điều. Tuy nhiên, cũng cần tuân thủ những kỹ thuật cần thiết trong trồng điều. Nếu trồng điều một cách tùy tiện, bất chấp các yêu cầu kỹ thuật, coi điều như một cây bán dã sinh, sẽ dẫn đến những thất bại. 1.1.2 Giới thiệu chung về ngành điều ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Thấy được giá trị kinh tế của cây điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu – tại Hội nghị ngoại thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé (cũ) vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên thời kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị ép giá ở nước ngoài. Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày 29/11/1990 Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã có Quyết định số 346 /NN-TCCB/QĐ v/v thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS). Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt - Trung, hạt điều Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất hành tinh này. Ngày nay, Trung Quốc luôn là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam. Đặc biệt hơn là ngay từ khi Việt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã có những lô hàng xuất khẩu nhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ - đó là năm 1994. Trong suốt 10 năm liền từ 1990 – 1999, cây điều Việt Nam từ chỗ chỉ có vài chục ngàn ha với sản lượng mấy chục ngàn tấn, xuất khẩu nhỏ lẻ, thì năm 1999 Việt Nam đã có sản lượng 100 ngàn tấn điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 164 triệu USD. Công nghiệp chế biến điều phát triển mạnh mẽ, sản lượng điều thô trong nước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Do vậy mà năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gia nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi. Để động viên một ngành công nghiệp non trẻ đang phát triển với tốc độ “nóng”, Nhà nước cần có định hướng phát triển. Hiệp hội điều Việt Nam - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án chiến lược phát triển ngành điều giai đoạn 10 năm từ 2000 –2010. Ngày 07/5/1999, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 120/1999/QĐ–TTg v/v: phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2010. Điều kỳ diệu là không phải đợi đến 10 năm mà chỉ 5 năm sau, tức là năm2005 hầu như toàn bộ chỉ tiêu phát triển của Quyết định 120 của chính phủ đã được ngành điều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Để ghi nhận thành quả đó thì ngày 14 tháng 1 năm 2003, Chủ tịch nước đã tặng ngành điều Huân chương Lao động Hạng 3 thời kỳ đổi mới. Những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Diện tích cây điều được giữ vững, nhiều vùng, nhiều hộ nông dân trồng điều không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn khá hơn từ trồng điều. Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hoá, thân thiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Năm 2006, một tin vui đã đến với những người trồng - chế biến - xuất khẩu điều Việt Nam - Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Năm 2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng rất cao 25% - cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp với thành tích cụ thể: - Sản lượng điều thô trong nước: 350 000 tấn - Nhập khẩu: 200 000 tấn - Sản lượng chế biến: 550.000 tấn - Sản lượng nhân xuất khẩu (khoảng) 152.000 tấn - Kim ngạch xuất khẩu (khoảng) 650 triệu USD. Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trên 36%; Trung Quốc 18%; Liên Minh châu Âu (EU) trên 20%... Có được thành tựu ngành hôm nay, ngành điều không thể không ghi nhận công sức đóng góp của những người nông dân trồng điều đã một nắng hai sương trồng, chăm sóc, tạo tán, tỉa cành cho cây điều phát triển. Ngành điều cũng không thể không ghi nhận công sức, đóng góp của các nhà khoa học, những kỹ sư nông học đang ngày đêm tạo ra từng dòng giống mới cho năng suất chất lượng hạt ngày càng cao. Thành công đó cũng có công sức đóng góp không nhỏ của những người công nhân chế biến điều; mặc dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng họ vẫn luôn bám máy, lao động sáng tạo giúp cho ngành điều ngày càng phát triển. Đó còn là công sức lao động trí tuệ của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều. Họ đã góp công không nhỏ đưa những hạt điều nhỏ bé xinh xinh của Việt Nam xuất khẩu đến 26 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. 1.2 Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu điều. Đối với hạt điều chất lượng sản phẩm ngày càng trở thành yếu tố then chốt để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của chất lượng sản phẩm được thể hiện nếu một sản phẩm có chất lượng tốt hơn thì sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại nhưng có chất lượng thấp hơn. Chất lượng sản phẩm hạt điều được quyết định do nhân tố di truyền và quyết định bởi công tác chế biến, bảo quản. Muốn tăng chất lượng hạt điều phải đồng thời thực hiện tốt hai nhiệm vụ: Thứ nhất là yếu tố về giống, cách thức gieo trồng. Thứ hai là phương thức chế biến bảo quản, yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Trong sản xuất, công nghệ là yếu tố sống động mang tính quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua công nghệ thể hiện nó làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong nước và ngoài nước, công nghệ đang là mối quan tâm sâu sắc của mọi quốc gia. Riêng đối với mặt hàng điều xuất khẩu, cần chú ý đến việc đầu tư công nghệ để giữ gìn và làm tăng chất lượng của sản phẩm. Chính điều này sẽ làm tăng giá trị của mặt hàng xuất khẩu, nhờ đó có thể xuất khẩu những sản phẩm đã được chế biến sâu có chất lượng cao chứ không phải xuất những mặt hàng thô đem lại giá trị rất thấp lại phải chịu sự tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên, mùa vụ... Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo các mặt hàng nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Với nguồn lao động sẵn có và chi phí chế biến rẻ là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế so sánh trong xuất khẩu, đây cũng là một trong những đặc điểm của các quốc gia đang phát triển. Ngành điều hiện nay thu hút khá lớn nguồn lao động tham gia chế biến xuất khẩu, hơn nữa lại chủ yếu là lao động phổ thổng nên mức lương lại giữ ở mức thấp. Việc nguồn lao động, chi phí rẻ và có khả năng đáp ứng tạo ra lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu nhân điều ra thế giới. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam đã có công nghệ chế biến điều riêng thay vì nhập khẩu máy móc rất đắt từ nước ngoài. Với năng suất cao, tỷ lệ hạt bể vỡ thấp hơn nữa giá thành lại rẻ, đây là một trong những yếu tố góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều kể từ năm 2008. Theo đánh giá của Bộ công thương thì: “Công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là báu vật, bí kíp vì đã góp phần vào sự thành công của ngành điều trong nước trong vòng 20 năm trở lại đây”. 1.3 Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế quốc dân Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu điều cũng như với việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân. Thứ nhất: Giải quyết việc làm tạo, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân. Thứ hai: Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, trước tình trạng khan hiếm ngoại tệ như hiện nay. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu nhân điều đạt kim ngạch 850 triệu USD. Dự kiến đến hết năm 2010 xuất khẩu điều sẽ đạt 1,12 tỷ USD tiếp tục dẫn đầu thế giới. Thứ ba: Đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Việc xuất khẩu nhân điều giữ vị trí số một, với nguồn thu ngoại tệ lơn đồng nghĩa với việc đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng cao. Thứ tư: Việc phát triển của ngành điều tạo ra thúc đẩy phát triển cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân, như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm… 1.4 Một vài nét về thị trường Hoa Kỳ và cơ chế nhập khẩu 1.4.1 Thị trường Hoa Kỳ Mỹ là một thị trường rất lớn đối với doanh nghiệp. Đáp ứng được hết thị trường này là điều không thể đối với doanh nghiệp nên doanh nghiệp chỉ tập trung ở một số thị trường chính: các tiểu bang có người Việt sinh sống như tiểu bang California, Quận Cam, San Jose và Houston,Texas. Tuy nhiên, tình hình kinh tế Mỹ năm 2011 được đánh giá là khoảng thời gian tồi tệ đối với nền kinh tế Mỹ. Rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất từ trước đến giờ, nước Mỹ phải hứng chịu những cú sốc liên tục từ sau ngày 2-8-2011. - Thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao: T ỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn duy trì ở mức rất cao 9,1 % (Nguồn: Bộ lao động Hoa Kỳ) -Lạm phát gia tăng: Người tiêu dùng Mỹ đang phải chi trả nhiều hơn cho các nhu yếu phẩm bởi giá cả đã và đang tăng cao hơn so với sự kỳ vọng. Như vậy, ngoại trừ sự sụt giảm trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng liên tục trong suốt 12 tháng qua, và so với cùng kỳ năm trước giá hàng hóa và dịch vụ đã tăng 3.6%. Đứng trước những diễn biến này của nền kinh tế Mỹ, doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ, đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh xuất sắc hơn nữa để có thể đứng vững. Trên đây là một số đặc điểm về môi trường chung mà doanh nghiệp cần biết và lưu ý khi có những chiến lược cụ thể về sản phẩm tại thị trường Mỹ. Trong các chương tiếp theo nhóm sẽ phân tích và có những tính toán chi tiết để bám trụ vững hơn vào thị trường Mỹ vô cùng “béo bở” nhưng cũng rất “khó nuốt”. 1.4.2 Cơ chế nhập khẩu Quy mô nhập khẩu của thị trưởng Hoa Kỳ, mỗi năm khoảng 1.800 tỷ USD với đầy đủ các chủng loại hànghóa thuộc các phẩm cấp khác nhau, là thị trường có sức mua cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho các đối tác. Tuy nhiên đâyy cũng là thị trường có tính cạnh tranh gay gắt và nhạy cảm, và rất khắt khe, người tiêu dùng được bảo vệ bằng một hệ thống pháp luật vô cùng chặt chẽ. Với 50 bang, 50 Luật, đôi khi Luật của mỗi bang lại vượt cả quy định của Luật Liên bang. Vì vậy, để thâm nhập và khẳng định vị thế trên thị trường này, hơn bất cứ ở thị trường nào, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu-ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này. Thực tế hiện nay, do hạn chế về nguồn tài chính, chất lượng sản phẩm, thiếu thông tin và hiểu biết về luật lệ, cách thức kinh doanh, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trưởng Hoa Kỳ. Để góp phần khắc phục tình trạng nói trên, các chuyên gia thương mại khuyến cáo, một nhân tố quan trọng mà chúng ta cần và có thể khai thác là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước với cộng đồng kiều bào ta đang sống và làm việc tập trung ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ. Với lợi thế là những người am hiểu thị trường Hoa Kỳ, thông thạo ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam tại nước này có thể đóng vai trò môi giới hữu hiệu đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trực tiếp tham gia, hoặc đã tích cựcphối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hay cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ cũng như việc gia nhập WTO càng mở ra choViệt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và ngược lại. Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm lên đến hàng tỷ USD, riêng trong 4 tháng đầu năm 2007, con số trên đã đạt khoảng gần 3 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu thị trường Hoa Kỳ hơn, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả hơn với thị trường này. Mặt khác, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần hàng Việt Nam thay vì các thị trường khác trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay không ít doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vấp phải sự cản trở từ chính sách bảo hộ gắt gao của Hoa Kỳ nhất là về hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao, không ít trường hợp cao quá mức cần thiết. Bên cạnh đó, các biện pháp chống khủng bổ được ban hành sau vụ 1119 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ nói chung, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Sáng kiến về an ninh container; qui định đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho chứa thực phẩm và thông báo trước khi hàng đến với Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cũng lạm phát sinh chi phí khi xuất khẩu. Ngoài ra, hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo. Một thị trường đầy hấp dẫn, luôn luôn thu hút tất cả các nước trên thế giới quan tâm tư nhiều năm nay, trong đó có Việt Nam. Vậy nhưng, các doanh nghiệp Việt Nam là chỉ thực sự kinh doanh với Hoa Kỳ, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết. Trong khi, các đối thủ của chúng ta đã kinh doanh ở thị trường này hàng trăm năm, hoặc vài chục năm. Làm sao để cạnh tranh được và khẳng định vị thế của mình với các đối thủ đã có mặt tại thị trường này trước chúng ta? Theo các chuyên gia, có hai cách: Một là, chúng ta chen vào thị trường ngách; Hai là, chúng ta chen bật, chiếm chỗ của người khác. Cả hai cách này chúng ta đã làm được, đặc biệt chúng ta có khả năng cạnh tranh trực diện, ví dụ: ngành dệt may, giày dép, đồ gỗ. Mấy năm qua, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với những mặt hàng này mỗi năm chỉ tăng 5-7% nhưng hầu hết các mặt hàng chúng ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ đều tăng mạnh, dệt may là trên 20%, giày dép trung bình mỗi năm 40-50%... Như vậy, nếu biết chọn đúng mặt hàng và biết khai thác đúng lợi thế kinh doanh thì chúng ta vẫn có thể cạnh tranh được. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải xác định được lợi thế kinh doanh của chúng ta là gì? Chúng ta nên chọn phân khúc thị trường nào? Điểm yếu của Chúng ta là rất nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi, thế mạnh của chúng ta là lao động. Chúng ta có một đội ngũ lao động khéo tay, nếu được đào tạo tốt quản lý tốt thì họ có khả năng tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có trị giá gia tăng cao. Để khắc phục những điểm yếu, khai thác điểm mạnh thì doanh nghiệp nên chọn những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Làm như vậy, chúng ta mới có thể cạnh tranh được với các nước khác, nhất là với Trung Quốc. Hiện nay, những mặt hàng chúng ta xuất khẩu chủ yếu thì Trung Quốc đều chiếm một thị phần lớn, có thể nói là thống trị tại thị trường Hoa Kỳ, ví dụ như giày dép họ chiếm tới 70%. Thực tế, các mặt hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản của chúng ta nếu tính bình quân giá nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì giá cao hơn của Trung Quốc. Điều nàu chứng tỏ, mặt hàng của chúng ta có trị giá gia tăng cao hơn của Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần có bước đi như thế nào cho phù hợp, các đối tác nào có thể hợp tác được trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu chỉ đơn thuần là thương mại, không sản xuất thì rất có thể tìm được đối tác ở Hoa Kỳ bởi các công ty Hoa Kỳ rất cần những đối tác sản xuất chiến lược, cung cấp ổn định hàng hoá theo hợp đồng của họ. Thông thường, các công ty Hoa Kỳ chỉ tập trung vào những bộ phận, những linh kiện cốt lõi nhất của sản phẩm (do ưu thế cạnh tranh và họ muốn bảo vệ bí mật công nghệ), còn lại những bộ phận đơn giản, họ có thể đặt gia công nước ngoài hoặc đặt mua ở nước ngoài. Trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng thiết kế, phát triển sản phẩm, chưa có thương hiệu riêng, thì chúng ta nên tập trung vào việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến sản xuất để làm thế nào có thể tạo ra những sản phẩm cạnh tranh theo hợp đồng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và giao hàng đúng hạn với chất lượng đảm bảo để chúng ta có hợp đồng ổn định sản xuất lâu dài. Trên cơ sở sản xuất ổn định đó, chúng ta mới tiến tới một bước tiếp theo là đào tạo một đội ngũ thiết kế sản phẩm và tích luỹ tài chính thì chúng ta mới khẳng định được thương hiệu. Mặt khác, các chuyên gia thương mại cũng khuyến cáo: Các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại nói chung và về xuất- nhập khẩu nói riêng; nỗ lực đầu tư mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu, đảm bảo giá cạnh tranh và thời gian giao hàng đúng hạn. Ngược lại, thị trường Việt Nam cũng đang trở thành mối quan tâm đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Một trong những lĩnh vực được các thương gia mặn mà quan tâm, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ thương mại và phân phối. Ngoài việc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc mua lại một phần các công ty hoạt động tại Việt Nam (kể cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và tham gia vào quản lý các công ty thuộc lĩn
Luận văn liên quan