Đề tài Thực trạng và giải pháp cho nguồn lao động nước ta hiện nay

Nước ta xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước đây trước thời kỳ cách mạng tháng 8, dân số chủ yếu của nước ta làm nông nghiệp tới 95% cơ cấu dân số. Mà nền nông nghiệp của nước ta thời kỳ đó rất lạc hậu, họ chỉ làm theo kinh nghiệm và những công cụ thô sơ vì thế lao động không được đào tạo và không có máy móc hỗ trợ. Và thực tế lúc đó cũng chiếm tới 95% dân số mù chữ. Như vậy do điều kiện xã hội và lịch sử để lại cho lực lượng lao động của nước ta một trình độ thấp kém và một tác phong làm việc không có tổ chức , không được đào tạo.  Từ sau những năm giải phóng đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng đất nước đi lên con đường Xã hội Chủ nghĩa với mục tiêu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Từng bước xây dựng đội ngũ lao động có trình độ tác phong làm việc tập trung công nghệ cao.

docx20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho nguồn lao động nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO NGUỒN LAO ĐỘNG NƯỚC TA HIỆN NAY Danh sách thành viên Họ Tên Công việc TRẦN THỊ HUYỀN TRANG – TTA-K12 Chương I + II Tổng hợp word ĐỖ VĂN MẠNH – TTA-K12 Chương III Mục lục TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG Khái niệm Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định luật pháp trong từng thời kì Bao gồm 4 nhóm : Người đang đi học Người làm công tác nội trợ ở nhà Người đang đi làm Người đang tìm việc Nguồn lao động Là một bộ phận của nguồn nhân lực có khả năng lao động , có nhu cầu lao động. Gồm những người đang đi làm và những người đang có nhu cầu tìm việc Lao động tham gia hoạt động kinh tế Là bộ phận nằm trong lực lượng lao động đang trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Tổng quan về nguồn lao động nước ta. Nước ta xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước đây trước thời kỳ cách mạng tháng 8, dân số chủ yếu của nước ta làm nông nghiệp tới 95% cơ cấu dân số. Mà nền nông nghiệp của nước ta thời kỳ đó rất lạc hậu, họ chỉ làm theo kinh nghiệm và những công cụ thô sơ vì thế lao động không được đào tạo và không có máy móc hỗ trợ. Và thực tế lúc đó cũng chiếm tới 95% dân số mù chữ. Như vậy do điều kiện xã hội và lịch sử để lại cho lực lượng lao động của nước ta một trình độ thấp kém và một tác phong làm việc không có tổ chức , không được đào tạo. Từ sau những năm giải phóng đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng đất nước đi lên con đường Xã hội Chủ nghĩa với mục tiêu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Từng bước xây dựng đội ngũ lao động có trình độ tác phong làm việc tập trung công nghệ cao. Tính tất yếu khách quan phải xây dựng đội ngũ lao động và quản lý có trình độ. Do yêu cầu thực tế của quá trình phát triển đất nước đi trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Chúng ta đang cần một đội ngũ lao động đông đảo có trình độ tay nghề cao. Nhưng để phát huy được khả năng của đội ngũ lao động đó chúng ta cần phải ngày càng đẩy mạnh công tác đào tạo và quản lý đội ngũ đó. Việc làm này là yếu tố cần thiết trong điều kiện hiện nay Các nhân tố tác động đến khả năng quản lý và nâng cao chất lượng lao động. Tuy nhiên để xây dựng đội ngũ lao động và quản lý đó là cả một quá trình phức tạp nó phụ thuộc vào tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa . Nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức của người lao động, khả năng đào tạo của các trung tâm giáo dục và đào tạo. Và khả năng chuyên môn của những con người được đào tạo. Nhưng cũng cần phải nói đến điều kiện môi trường như cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp. Và chế độ Chính sách của Nhà nước thông thoáng phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để cho đội ngũ đó phát triển. Đặc biệt chúng ta cần phải quan tâm đến tình hình thế giới khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế thế giới nên phải đào tạo đội ngũ lao động và quản lý phù hợp với điều kiện hiện tại. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG NƯỚC TA HIỆN NAY Thực trạng Cơ cấu lao động và chất lượng lao động Đến thời điểm 1/1/2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 52,79 triệu người. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay vẫn còn 69,5% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, 56,6% tổng số lực lượng lao động của cả nước tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long. Nữ giới chiếm 48,5% tổng số lực lượng lao động của cả nước, tương ứng với 25,62 triệu người.Theo kết quả điều tra lao động việc làm ở nước ta quý 4 năm 2012 có kết quả như sau: Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,4% ở quý 1 đến 77,2% ở quý 3 và giảm xuống 76,7% ở quý 4. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (80,3%) cao hơn khu vực thành thị (69,6%). Đáng chú ý, quan sát số liệu theo vùng, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở hai vùng miền núi là Trung du và miền núi phía Bắc (84,3%) và Tây Nguyên (82,6%), thì tỷ lệ này lại thấp nhất ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội (70,0%) và thành phố Hồ Chí Minh (64,6%). Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi phản ánh tình trạng nhân khẩu học và kinh tế-xã hội. Lực lượng lao động của Việt Nam tương đối trẻ, gần một nửa (49,5%) số người thuộc lực lượng lao động từ 15-39 tuổi. Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực thành thị và nông thôn (Hình 1). Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15-24) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54) thì tỷ lệ này của thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn. Mô hình này cho thấy, nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn so với khu vực nông thôn và người lao động ở khu vực nông thôn ra khỏi lực lượng lao động muộn hơn so với khu vực thành thị. Việc làm Biểu 2 thể hiện phân bố số người có việc làm theo giới tính và vùng và tỷ số việc làm trên dân số của các quý trong năm 2012. Trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước có 69,8% lao động đang sinh sống tại khu vực nông thôn và lao động nữ chiếm 48,4%. Trong các vùng lấy mẫu, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tương ứng 21,5% và 19,5% lực lượng lao động cả nước. Tỷ số việc làm trên dân số của quý 4 năm 2012 đạt 75,5%. Quan sát số liệu theo vùng của quý 3 so với quý 4 năm 2012 cho thấy, tỷ số việc làm trên dân số tăng đến 68,8% ở Hà Nội, không đổi ở thành phố Hồ Chí Minh (62,8%) và giảm ở tất cả các vùng còn lại. Quý 4 năm 2012 số người có việc làm tăng 933 nghìn người so với quý 1 năm 2012, trong đó chủ yếu là tăng ở Đồng bằng sông Hồng (249 nghìn), Trung du và miền núi phía Bắc (tăng 160 nghìn) và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (tăng 159 nghìn). So với quý 4 năm 2011 số người có việc làm tăng 245,5 nghìn người, tương ứng với 0,5%. Quý 4 năm 2012, tỷ số việc làm trên dân số là 75,5%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân số thành thị thấp hơn nông thôn 11,5 điểm phần trăm. Số liệu của các vùng cho thấy, tỷ số việc làm trên dân số cao nhất ở hai vùng miền núi là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, và thấp nhất ở hai vùng kinh tế phát triển nhất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Biểu 3 phản ánh tỷ trọng lao động có việc làm theo khu vực kinh tế và loại hình kinh tế của quý 4 năm 2012. Hình 2 biểu thị tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế của từng vùng. Số liệu cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu kinh tế phát triển cao nhất, với 97,1% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực "Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản" còn khá cao, con số này ở Tây Nguyên là 72,3%, Trung du và miền núi phía Bắc là 69,8% và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 53,0%. Thiếu việc làm và thất nghiệp Số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp Đến thời điểm 1/1/2013, cả nước có 1326,8 nghìn người thiếu việc làm và 857,4 nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, so với thời điểm 1/1/2012 thì số người thiếu việc làm tăng khoảng 69,3 nghìn người và số người thất nghiệp tăng 4,3 nghìn người. Bên cạnh đó, có tới 83,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 55,6% người thiếu việc làm là nam giới. Ngược lại, số người thất nghiệp là nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới (53,8%). Trong quý 4 năm 2012, số người thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm 45,7% trong tổng số người thất nghiệp, tỷ trọng này ở khu vực thành thị (38,3%) thấp hơn khu vực nông thôn (53,2%). Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 22,0% trong tổng số người thiếu việc làm và không có sự khác biệt nhiều giữa thành thị và nông thôn. Tóm lại, thất nghiệp trong thanh niên và phụ nữ đang trở thành vấn đề đáng quan tâm với xã hội, thanh niên và phụ nữ là những nhóm lao động được xem là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động. Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp nghiên cứu dưới đây được tính cho dân số trong độ tuổi lao động (gồm những người từ 15-59 tuổi đối với nam và 15-54 tuổi đối với nữ). Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị cao hơn nông thôn và của nữ cao hơn của nam. Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng rất khác nhau và cao nhất đối với thành phố Hồ Chí Minh. Ngược lại, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn (3,29%) cao hơn khu vực thành thị (1,44%), trong khi có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ thiếu việc làm giữa nam và nữ. Xem xét số liệu theo vùng, đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất (4,43%). Tỷ lệ thiếu việc làm của cả nước diễn ra theo xu hướng cao ở những tháng đầu năm và thấp hơn ở những tháng cuối năm, nguyên nhân của hiện tượng này là do các cơ sở sản xuất thường giãn việc vào đầu năm và đẩy mạnh sản xuất trở lại vào cuối năm. Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nước ta không biến động lớn, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của quý 4 năm 2012 gần như không thay đổi so với quý 4 năm 2011 (2,88% so với 2,99%). Điều này có thể giải thích là do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao động thường chấp nhận làm những công việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập thấp, bấp bênh để nuôi sống bản thân và gia đình. Đánh giá về công tác quản lý và chất lượng lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam Lao động của chúng ta đông về số lượng nhưng chất lượng lại hạn chế do lực lượng lao động qua đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Không những thế mà cơ cấu đào tạo lao động cũng chưa phù hợp với nhu cầu thực tế. Khả năng đào tạo đội ngũ quản lý trong cơ cấu đào tạo của đất nước ta còn nhiều yếu kém và tồn tại. Sự đào tạo tràn lan đã cho ra một đội ngũ quản lý vừa không có trình độ cao vừa bảo thủ trì trệ. Trước tình hình chất lượng lao động chưa cao mà đội ngũ quản lý cũng yếu kém thì việc muốn đạt được hiệu quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh là điều khó khăn . Vì vậy cần nâng cao hơn nữa trình độ của đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý lao động. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY. Nâng cao thể lực và ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động: Nâng cao một cách liên tục, bền vững tầm vóc của người Việt Nam, thể hiện bằng việc tăng chiều cao ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời không ngừng cải thiện thể trạng để đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chiều cao và trọng lượng cơ thể, tăng cường trạng thái sức khoẻ chung, đặc biệt là sự phát triển hài hoà về tố chất thể lực cần thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo...) cho lao động, học tập, sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người. Để có được điều này cần nâng cao chất lượng con người và chất lượng cuộc sống bằng cách: kiểm soát tốt việc sinh đẻ, tăng cường các dịch vụ sức khỏe cộng đồng như các chiến dịch tiêm chủng, phát thuốc cho người nghèo… phát triển mạng lưới y tế, tăng số phòng bệnh giường bệnh, tăng số bac sĩ bình quân… Giáo dục, bồi dưỡng tác phong công nghiệp, tăng tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần hợp tác, lương tâm nghề nghiệp, tính tự trọng, lòng tin, tính cộng đồng và trách nhiệm công dân. Đây là việc làm rất khó khăn không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, song nhất thiết phải thực hiện và cần thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, bền bỉ, kiên trì, sâu rộng và bằng nhiều hình thức khác nhau ở mọi nơi, mọi lúc, sao cho những đức tính đó ngấm dần một cách tự nhiên vào tâm khảm và trở thành thói quen tự giác của mọi người. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Tiếp thu những tinh hoa nhân loại, giúp hình thành và phát triển con người văn hoá Việt Nam. Có chiến lược và tư duy đúng đắn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Để nâng cao chất lượng lao động thì trước hết phải có một chiến lược về đào tạo hợp lý, xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực đảm bảo tham gia hiệu quả vào quá trình toàn cầu hoá. Đổi mới tư duy và nhận thức của xã hội và nhân dân về vai trò của dạy nghề. Hiện nay tình trạng thừa thày thiếu thợ là do nhận thức của sai lầm của người dân, không coi trọng vấn đề học nghề mà chỉ chú ý đến đào tạo đại học và cao đẳng. Cần chú trọng hơn nữa vào đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn kỹ thuậ để làm hợp lý cơ cấu đào tạo của nước ta, cần tăng cường chương trình đào tạo chính quy dài hạn để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Đổi mới quản lý và hệ thống giáo dục: Đổi mới về cơ bản tư duy phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu lực chỉ đạo tập trung của Chính phủ. Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp hợp lý nhằm phải phóng và phát huy tiềm năng, sức sáng tạo giải quyết có hiệu quả những bất cập của toàn hệ thống giáo dục và đào tạo trong quá trình phát triển. Thực hiện phân cấp mạnh về quản lý giáo dục cho các bộ ngành và các địa phương. Tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch, dự báo thường xuyên và cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội nhằm điều tiết quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu giáo dục, thường xuyên đánh giá kết qủa thực hiện các chủ trương, chính sách, các giải pháp đổi mới giáo dục. Tiếp thục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện cơ cấu giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, liên thông, liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đại học và sau đại học. Tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cơ cấu lại hệ thống giáo dục phù hợp với nhu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Cơ cấu lại cá trình độ đào tạo theo chuẩn quốc tế, đổi mới quy chế, đổi mới tuyển sinh, đa dạng hoá phượng thức đào tạo... Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng. Xây dựng và phát triển các trường trọng điểm, thành lập một số trường đại học công nghệ, trường cao đẳng kỹ thuật ở gần khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm. mở thêm trường ở những vùng đông dân, nhu cầu đào tạo lớn mà chưa có trường đại học, cao đẳng. Mở rộng hình thức giáo dục từ xa. Đẩy mạnh công tác vừa giáo dục vừa nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong các trường đại học và cao đẳng. Đổi mới cơ cấu hệ thống dạy nghề: Nhanh chóng hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành. Thực hiện giáo dục đào tạo theo 4 phân hệ: Phân hệ giáo dục –đào tạo cơ bản cho mọi người; phân hệ giáo dục- đào tạo chất lượng cao; Phân hệ đào tạo thích hợp; phân hệ giáo dục- đào tạo thường xuyên và chúng được đặt trong một hệ thống đào tạo giáo dục thống nhất. Cần có một quy hoạch về hệ thống đào tạo nghề và chuyên môn hợp lý để phát triển tăng quy mô và năng lực đào tạo. Đổi mới cơ chế quản lý và tăng cường nguồn tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục: Tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục Ngân sách Nhà nước tập trung nhiều hơn cho giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, vùng có nhiều khó khăn, cho đào tạo trình độ cao, tạo điều kiện học tập cho con em người có công, cho con em gia đình nghèo. Dành nhiều ngân sách cho việc đưa cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến. Huy động nghiều nguồn tài chính khác: Đóng góp của học viên, nguồn lực của các cơ sở đào tạo, nguồn lực của các doanh nghiệp, kết hợp với các nguồn vốn của các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước. Tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung và Phương pháp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục: Nhà nước khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục nhằm tăng cường trách nhiệm và nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Mở rộng các quỹ khuyến học , quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư mở thêm trường mới. Mở rộng tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp ý kiến cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục : Khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các nhà trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học có uy tín và chất lượng cao trên thế giới, đặc biệt là tiếp thu những kinh nghiệm tốt phù hợp về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục hiện đại và tiên tiến. Xác định đúng nhu cầu đào tạo: Các tổ chức cần chủ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Khi xây dựng chương trình đào tạo việc xác định nhu cầu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bộ phận phụ trách công tác đào tạo nên coi lãnh đạo các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận có nhân viên được đào tạo là “khách hàng” của mình trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình đào tạo. Việc trao đổi và thu thập thông tin từ các “khách hàng” này có một vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện chương trình và đặc biệt là khi tổ chức áp dụng các kiến thức này vào trong thực tế. Việc tổ chức các chương trình đào tạo chỉ nên đựơc tiến hành khi doanh nghiệp có đủ cơ sở để kết luận là hiệu quả làm việc của doanh nghiệp và cá nhân chưa cao là do các cán bộ của họ thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc có thái độ chưa thích hợp với công việc. Chỉ trong những tình huống này thì đào tạo mới phát huy được tác dụng. Trong các tình huống khác thì đào tạo không phải là giải pháp hữu hiệu nhất. Tổ chức cần làm cho các cán bộ quản lý nhận thức rõ được vai trò của đào tạo đối với sự phát triển của cá nhân và tổ chức. Hoàn thiện phương pháp đào tạo Tổ chức nên kiểm soát chặt chẽ việc thiết kế khoá học của các cơ sở đào tạo nhất là phương pháp mà cơ sở cung cấp chương trình đào tạo sử dụng để giảng dạy. Đặc biệt nên yêu cầu các cơ sở này đưa ra các bài tập tình huống, các chủ đề thảo luận gắn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cũng nên duy trì một tỷ lệ nhỏ các bài tập tình huống về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức khác trong khu vực và trên thế giới. Sử dụng phương pháp đào tạo hiện đại với quy mô lớp nhỏ để nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng tốt chương trình đào tạo Khi thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo tổ chức cần thực hiện tốt các bước để xây dựng một chương trình đào tạo. Xác định đúng nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo và nội dung cần đào tạo. Để chương trình đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả là cung cấp cho đất nước một đội ngũ lao động có chất lượng cao cần phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, thích ứng với cơ chế thị trường và sự phát triển của khoa học công nghệ. Lựa chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ giảng dạy còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần đánh giá và có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên có chất lượng giảng dạy cao. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị học tập Như chúng ta đã biết chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy có vị trí quan trọng. Bởi trên thực tế đây là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tế sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trường tiếp cận dần đến sản xuất, giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn về nghề nghiệp mình đang theo học… Trang thiết bị học tập bao gồm phòng, lớp, xưởng, thiết bị dạy học
Luận văn liên quan