Đề tài Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè của Việt Nam

1. Lý do chọn đề tài: Ngành chè Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Giá trị xuất khẩu trên 130 triệu USD/năm. Với diện tích khoảng trên 125.700 ha (năm 2007), lượng chè xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng trên 180.000 tấn (tăng gấp 3 lần năm 2003, chỉ khoảng 60.000 tấn). Bốn tháng đầu năm 2009, ngành chè đã xuất khẩu được 27.000 tấn chè các loại, đạt kim ngạch 34 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2008, xuất khẩu chè đã tăng 9,7% về sản lượng và 8,9% về giá trị. WTO mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mặc dầu có sự phát triển với tốc độ cao với vị trí quốc gia xuất khẩu nông sản lớn thứ nhất thế giới xét về tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu nông sản trên tổng GDP trong nông nghiệp, nhưng các sản phẩm xuất khẩu đó của chúng ta vẫn chưa có sự phát triển vững chắc, còn bộc lộ nhiều nhược điểm. “Gót chân A-sin” của ngành chè Việt Nam chính nằm ở chất lượng sản phẩm chưa cao, như việc “chất lượng chè không ổn định, công nghệ thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu, đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều và đặc biệt chúng ta chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường quốc tế”, Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), lượng chè xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua, đưa nước ta đứng thứ 5 thế giới trong số những nước xuất khẩu chè. Tuy nhiên, thói quen chào bán và xuất khẩu chè sơ chế với giá thường thấp so với thị trường cùng loại. Lý do dẫn đến chất lượng chè Việt Nam đạt thấp đó là do chương trình cải tiến chất lượng chè Việt Nam chưa hiệu quả, đặc biệt là thái độ chưa nghiêm túc của Việt Nam trong việc báo cáo về chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế. Cũng theo hiệp hội Chè Việt Nam, dù chè của Việt Nam có chất lượng cao, nhưng do áp dụng các tiêu chuẩn cũ trong mua bán với nhà nhập khẩu nên không kích thích các nhà sản xuất trong nước do không mang lại giá trị cao, dẫn tới thực tế chè Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng thứ năm thế giới nhưng các thương hiệu nổi tiếng lại thuộc về các nhà nhập khẩu. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao giá trị của chè Việt Nam cả về sản lượng và chất lượng và tiềm hiểu về năng lực cạnh tranh cũng như những điểm thuận lợi và khó khăn của ngành trong hiện tại và những chiến lược phát triển của ngành trong tương lai. Vì lý do này mà đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè của Việt Nam ” được thực hiện. Qua nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các vấn đề của ngành chè của Việt Nam được đề cập ở trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.2. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển ngành xuất khẩu chè của Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích hiện trạng xuất khẩu của ngành chè Việt Nam qua các năm. - Phân tích những điểm thuận lợi, bất lợi và những tác động của nó đến sản xuất của ngành chè Việt nam. - Đánh giá các điều kiện phát triển và tiềm năng phát triển của ngành xuất khẩu chè trong tương lai. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển ngành chè Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp về hoạt động sản xuất, sản lượng, giá cả, cũng như kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào thị trường thế giới. 3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối, nhằm đánh giá được thực trạng phát triển và những mục tiêu chưa đạt được của ngành chè Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào khả năng sản xuất, chế biến và tình hình xuất khẩu của chè Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến quý I năm 2008. Từ đó có thể thấy được những mặt còn tồn tại và những thành tựu đã làm được của chè Việt Nam.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 4 Lý do chọn đề tài 4 Mục tiêu nghiên cứu 5 Mục tiêu tổng quát 5 Mục tiêu cụ thể 5 Phương pháp nghiên cứu 5 Phương pháp thu thập số liệu 5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 5 Phạm vi nghiên cứu 5 CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM 7 Thị trường xuất khẩu chè thế giới 7 Sản lượng 7 Tiêu thụ 9 Nhu cầu thị trường trong tương lai 10 Giới thiệu tổng quan về ngành chè của Việt Nam 12 Diện tích và sản lượng 12 Các loại chè ở Việt Nam 14 Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006- quý I năm 2009 15 Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 15 Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam 16 Chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam 18 Chính sách điều hành xuất khẩu của Việt Nam 20 Chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu 20 Đối thủ cạnh tranh 21 Trang CHƯƠNG 2:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM 23 Những khó khăn và thuận lợi của chè Việt Nam 23 Giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam 24 Cơ sở đề ra giải pháp 24 Tồn tại của ngành xuất khẩu chè 24 Định hướng của ngành đến 2020 25 Một số giải pháp 26 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28 Kết luận 28 Kiến nghị 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1. Sản lượng chè tháng 10 của Sri Lanka (kg) 8 Bảng 2. Sản lượng chè tháng 2 của Sri Lanka (kg) 8 Bảng 3. Diện tích và sản lượng chè Việt Nam từ 2005-2008 13 Bảng 4. Diện tích và sản lượng chè một số tỉnh năm 2008 14 Bảng 5. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam từ 2006-2008 15 Bảng 6. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam quý 1 qua các năm 15 Bảng 7. Xuất khẩu chè của Việt Nam đến một số thị trường chính trong tháng 7 và 7 tháng 2008 so với 2007 17 Bảng 8. Thị trường xuất khẩu chè quý I năm 2009 18 Bảng 9. Chủng loại chè xuất khẩu chủ yếu trong tháng 7 và 7 tháng 2008 so với 2007 19 Biểu đồ 1. 10 nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 10 Biểu đồ 2. Dự báo giá chè năm 2009 của thế giới và Việt Nam 12 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Ngành chè Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Giá trị xuất khẩu trên 130 triệu USD/năm. Với diện tích khoảng trên 125.700 ha (năm 2007), lượng chè xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng trên 180.000 tấn (tăng gấp 3 lần năm 2003, chỉ khoảng 60.000 tấn). Bốn tháng đầu năm 2009, ngành chè đã xuất khẩu được 27.000 tấn chè các loại, đạt kim ngạch 34 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2008, xuất khẩu chè đã tăng 9,7% về sản lượng và 8,9% về giá trị. WTO mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mặc dầu có sự phát triển với tốc độ cao với vị trí quốc gia xuất khẩu nông sản lớn thứ nhất thế giới xét về tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu nông sản trên tổng GDP trong nông nghiệp, nhưng các sản phẩm xuất khẩu đó của chúng ta vẫn chưa có sự phát triển vững chắc, còn bộc lộ nhiều nhược điểm. “Gót chân A-sin” của ngành chè Việt Nam chính nằm ở chất lượng sản phẩm chưa cao, như việc “chất lượng chè không ổn định, công nghệ thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu, đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều và đặc biệt chúng ta chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường quốc tế”, Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), lượng chè xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua, đưa nước ta đứng thứ 5 thế giới trong số những nước xuất khẩu chè. Tuy nhiên, thói quen chào bán và xuất khẩu chè sơ chế với giá thường thấp so với thị trường cùng loại. Lý do dẫn đến chất lượng chè Việt Nam đạt thấp đó là do chương trình cải tiến chất lượng chè Việt Nam chưa hiệu quả, đặc biệt là thái độ chưa nghiêm túc của Việt Nam trong việc báo cáo về chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế. Cũng theo hiệp hội Chè Việt Nam, dù chè của Việt Nam có chất lượng cao, nhưng do áp dụng các tiêu chuẩn cũ trong mua bán với nhà nhập khẩu nên không kích thích các nhà sản xuất trong nước do không mang lại giá trị cao, dẫn tới thực tế chè Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng thứ năm thế giới nhưng các thương hiệu nổi tiếng lại thuộc về các nhà nhập khẩu. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao giá trị của chè Việt Nam cả về sản lượng và chất lượng và tiềm hiểu về năng lực cạnh tranh cũng như những điểm thuận lợi và khó khăn của ngành trong hiện tại và những chiến lược phát triển của ngành trong tương lai. Vì lý do này mà đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè của Việt Nam ” được thực hiện. Qua nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các vấn đề của ngành chè của Việt Nam được đề cập ở trên. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển ngành xuất khẩu chè của Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Phân tích hiện trạng xuất khẩu của ngành chè Việt Nam qua các năm. Phân tích những điểm thuận lợi, bất lợi và những tác động của nó đến sản xuất của ngành chè Việt nam. Đánh giá các điều kiện phát triển và tiềm năng phát triển của ngành xuất khẩu chè trong tương lai. Đề xuất một số giải pháp để phát triển ngành chè Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp về hoạt động sản xuất, sản lượng, giá cả, cũng như kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào thị trường thế giới. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối, nhằm đánh giá được thực trạng phát triển và những mục tiêu chưa đạt được của ngành chè Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào khả năng sản xuất, chế biến và tình hình xuất khẩu của chè Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến quý I năm 2008. Từ đó có thể thấy được những mặt còn tồn tại và những thành tựu đã làm được của chè Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM Thị trường xuất khẩu chè thế giới: Sản lượng: Sản lượng chè xuất khẩu của thế giới chủ yếu bị chi phối bởi một số nước sau: Kênia (nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới), Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Bănglađét,… Thị trường chè thế giới năm 2008 khởi sắc với xu thế giá tăng mạnh trên tất cả các thị trường và sự phục hồi mạnh mẽ của ngành chè Sri Lanka và Ấn Độ, cùng với cơ hội lớn cho các nước sản xuất chè khác nhờ sản lượng của Kênia- nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới giảm mạnh kể từ cuối năm 2007. Những biến cố chính trị tại Kênia hồi đầu năm 2008, cộng với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng chè của nước này giảm mạnh. Theo uỷ ban chè Kênia, sản lượng chè 6 tháng đầu năm 2008 của Kênia đã giảm 21% so với cùng kỳ năm 2007, xuống mức 157 triệu kg. Sản lượng chè 5 tháng đầu năm 2008 của nước này đã giảm 21,5% xuống còn 134,6 triệu kg, so với mức 171,5 triệu kg của cùng kỳ năm 2007. Cũng theo cơ quan này, nếu tính cho cả năm 2008 sản lượng chè của Kênia giảm khoảng 9%. Sản lượng chè của nước này giảm mạnh đã tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh. Trong đó, Sri Lanka- nước xuất khẩu chè đen lớn thứ 2 thế giới sau Kênia và là nước sản xuất chè lớn thứ 4 thế giới, hiện đang có được những lợi thế rất lớn, với giá chè của nước này luôn vững ở mức cao nhất trên các thị trường thế giới trong năm nay. Theo Uỷ ban chè Sri Lanka, giá chè toàn cầu tăng cao đã khuyến khích các nhà sản xuất nước này tăng sản lượng, nhờ đó sản lượng chè nước này đã tăng 7,9% trong tháng 7 năm 2008, lên mức 28,27 triệu kg so với 26,17 triệu kg của cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đã và đang khiến các nhà sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới phải cắt giảm sản lượng. Sở giao dịch chè Sri Lanka cho biết giá chè thế giới giảm mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế đã buộc các nhà sản xuất chè Sri Lanka, một trong nước sản xuất chè đen lớn nhất thế giới, phải cắt giảm 2% sản xuất trong tháng 9. Bởi vậy, sản xuất chè đã giảm còn 25,22 triệu kg so với 25,74 triệu kg trong tháng 9/2007. Theo các nhà phân tích, sản lượng chè tháng 10 của Xri Lanka cũng đã giảm 12,4% do giá chè thế giới giảm đã khiến sản xuất chè bị đình lại và chất lượng chè giảm. Sản lượng chè tháng 10 của nước này đã giảm xuống mức 23,97 triệu kg so với mức 27,37 triệu kg của cùng kỳ năm 2007. Uỷ ban chè Xri Lanka cho biết, nước này dự đoán giá trị xuất khẩu chè của nước này sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD trong năm nay, nhưng với tình hình hiện nay thì chắc chắn sẽ chỉ đạt ở mức 1,2 tỷ USD, do giá chè thế giới giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng chè 10 tháng đầu năm 2008 của Xri Lanka đã tăng 10,2% lên mức 273,9 triệu kg so với mức 248,5 triệu kg của cùng kỳ năm 2007. Bảng 1. Sản lượng chè tháng 10 của Sri Lanka (kg) Khu vực  Tháng 10  10 tháng    2007  2008  2007  2008   Vùng Cao  6.459.833  6.488.313  59.909.227  70.461.762   Trung du  4.117.677  3.705.715  42.234.399  42.601.618   Vùng Thấp  16.793.730  13.779.642  146.336.480  160.797.031   Tổng  27.371.240  23.973.670  248.480.106  273.860.411   Nguồn: www.xttm.agro.gov.vn Bảng 2. Sản lượng chè tháng 2 của Sri Lanka (kg) Khu vực  Tháng 2  2 tháng đầu năm    2008  2009  2008  2009   Cao nguyên  5.472.079  4.016.804  11.614.283  9.204.087   Trung Du  4.492.469  2.026.731  7.965.502  4.886.109   Vùng thấp  15.463.383  6.514.479  31.459.227  16.273.462   Tổng  25.427.931  12.558.014  51.039.012  30.363.658   Nguồn: www.xttm.agro.gov.vn Còn tại Ấn Độ, theo thống kê của Hiệp hội chè Ấn Độ (ITA), xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2008 của nước này đã đạt 87,4 triệu kg, tăng 10,4 triệu kg so với cùng kỳ năm 2007, trong đó 44,7 triệu kg là từ miền Bắc Ấn Độ và 42,7 triệu kg là từ miền Nam. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2008 của Ấn Độ đã đạt 8,8332 tỷ rupi, tăng 1,1657 tỷ rupi so với mức 7,6675 tỷ rupi của cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 (quý đầu tiên của năm tài khoá 2008), sản lượng chè xuất khẩu đạt 36,5 triệu kg tăng 3,9 triệu kg so với năm trước, trong đó 14,4 triệu kg là từ miền Bắc Ấn Độ và 22,1 triệu kg là từ miền Nam. Tóm lại, nguồn cung chè của thế giới giảm do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như thời tiết, chính trị, khủng hoảng kinh tế,… kể từ cuối năm 2007 đến nay. Và theo tình hình hiện tại thì sản lượng chè thế giới sẽ khó có thể phục hồi và tăng trở lại một cách nhanh chóng. Do đó, đây có thể xem là một cơ hội tốt để cho ngành chè Việt Nam phát triển hơn trên thị trường thế giới nếu biết tận dụng tốt thời cơ và có các biện pháp cụ thể để tăng sản lượng chè của quốc gia. Tiêu thụ: Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu của các khách hàng giảm, cộng với chất lượng chè cuối vụ thấp đã khiến giá chè tại các phiên giao dịch chè tuần cuối năm 2008 và đầu năm 2009 giảm liên tục. Nhu cầu của các khách hàng giảm, khiến khối lượng tiêu thụ tại các phiên giao dịch giảm mạnh trong những tháng qua. Tại Mombasa- Kênia, khối lượng chè tiêu thụ tháng 1 đã giảm 19% xuống mức 19,1 triệu kg trong tháng 1/09, so với mức 23,7 triệu kg cùng kỳ năm 2008 và tiếp tục giảm mạnh trong tháng 2. Tại Bănglađét, khối lượng tiêu thụ cũng giảm mạnh, do nhu cầu chè giảm và chất lượng chè cuối vụ thấp, đặc biệt khối lượng tiêu thụ đã giảm mạnh trong những phiên cuối cùng của niên vụ chè này. Tại phiên giao dịch cuối vụ ngày 17/3, khối lượng chè tiêu thụ chỉ đạt khoảng 30% so với 1 tháng trước. Giá chè tại các phiên giao dịch chè tuần lớn nhất thế giới đã liên tục giảm từ đầu năm đến nay, một phần do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng chủ yếu do chất lượng chè thấp. Trong khi, tại Bănglađét chè đang vào cuối vụ khiến sản lượng và chất lượng đều giảm, thì những khu vực trồng chè ở Kênia và Sri Lanka những nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới lại đang chịu ảnh hưởng của hạn hán và điều kiện thời tiết bất lợi, khiến chất lượng chè giảm đáng kể. Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình 16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la), Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la). Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt gần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Biểu đồ 1. 10 nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 Nhu cầu thị trường trong tương lai: Mặt dù tình hình kinh tế thế giới hiện nay không mấy khả quan nhưng những đánh giá hiện nay về thị trường chè thế giới năm 2009 tương đối khả quan. Tình trạng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đang khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và thay đổi thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng tại những thị trường lớn đặc biệt là châu Âu và Mỹ đã bắt đầu hạn chế mua những loại đồ uống đắt tiền như nước trái cây, nước ngọt, … mà thay vào đó là những đồ uống rẻ tiền hơn như chè. Đây sẽ là cơ hội cho ngành chè thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay. Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản... sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010. Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm. Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây, nước ngọt...mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là những loại chè có chất lượng trung bình. Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2009, tại các thị trường này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt. Như tại Nga, (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 ki lô gam chè/người/năm. Trong giai đoạn 2009-2010, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%. Tuy nhiên, mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ trong xu hướng suy giảm. Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ các loại cây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng.Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Iraq nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng. Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích dùng các sản phẩm chè truyền thống. Dựa vào các phân tích trên, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO) dự báo giá chè trung bình của thế giới trong năm 2009 sẽ đạt mức 4.008 đô la Mỹ/tấn, tăng gần 1,5% so với năm 2008. Biểu đồ 2. Dự báo giá chè năm 2009 của thế giới và Việt Nam Giới thiệu tổng quan về ngành chè của Việt Nam: Diện tích và sản lượng: Ở Việt Nam , cây chè đang được coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá đói giảm nghèo, thậm chí làm giàu cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Ngoài ra, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống đồi trọc và bảo vệ môi trường. Trong 10 năm gần đây Việt Nam đã trở thành một "thế lực" của ngành chè thế giới: chiếm 4% tổng sản lượng, 6% tổng sản phẩm xuất khẩu và 3,7% về diện tích trồng chè. Trên quy mô toàn quốc, có tới 34 tỉnh, thành phố trực thuộc TW dành diện tích đất canh tác để trồng chè. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện VN có 6 triệu người sống trong vùng chè, có thu nhập từ trồng, chế biến và kinh doanh chè. Có 34/63 tỉnh, thành phố có diện tích trồng chè, chủ yếu tập trung ở trung du và miền núi với diện tích năm 2008 trên 130.000 ha, với năng suất 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệu cho khoảng 700 cơ sở sản xuất chè khô. Hiện cả nước có 262 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này với khoảng 650 nhà máy chế biến chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp tươi/ngày) và hàng ngàn hộ dân lập xưởng để chế biến chè tại gia đình. Đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè. Bảng 3. Diện tích và sản lượng chè Việt Nam từ 2005-2008  2005  2006  2007  2008  Chênh lệch tuyệt đối so với năm trước  Chênh lệch tương đối so với năm trước (%)        2006  2007  2008  2006  2007  2008   Diện tích (nghìn ha)  122,5  122,9  125,7  130  0,5  2,8  4,3  100,3  102,3  103,4   Sản lượng búp tươi (nghìn tấn)  570  648,9  704,9  845  78,9  56  140,1  113,8  108,6  119,9   Nguồn: ISO, vietbao.vn Qua bảng số liệu ta thấy tổng diện tích và sản lượng của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Về diện tích, năm 2005, toàn quốc có 122,5 nghìn ha chè, nhưng con số này của năm 2008 đã là 130 nghìn ha, tăng 7,5 nghìn ha (6,12%) trong 3 năm. Diện tích trồng chè của cả nước tăng qua các năm từ 2006-2008 lần lược là 0,5 nghìn ha (0,3%), 2,8 nghìn ha (2,3%), 4,3 nghìn ha (3,4%), ta thấy được diện tích không chỉ tăng qua các năm mà còn với tốc độ tăng cao hơn. Diện tích tăng là do xác định được tầm quan trọng của cây chè không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo ở vùng miền núi trung du mà còn có thể giải quyến được một lượng lớn về lao động, nên nhà nước đã có sự hổ trợ nông dân trồng chè mở rộng diện tích canh tác. Về sản lượng, năm 2008 đạt 845 nghìn tấn búp tươi, tăng 275 nghìn tấn (48,2%) so với năm 2005. Sản lượng tăng là do diện tích trồng chè các năm qua không ngừng tăng lên, bên cạnh đó có sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào việc trồng chè nên năng suất cũng được nâng cao. Bên cạnh đó cây chè cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết làm cho sản lượng không như mong muốn, cụ thể là sản lượng năm 2007 tăng ít hơn so với năm 2006 mặt dù diện tích lại tăng nhiều hơn. Đó là hậu quả của thời tiết, trong năm 2007 thời tiết không thuận lợi, rét đậm rét hại kéo dài ở miền Bắc làm giảm năng suất của cây chè rất nhiều. Cây chè Việt Nam chủ yếu được trồng ở khu vực trung du miền núi. Khu vực trung du miền núi phía Bắc và Tây Bắc có diện tích trồng chè lớn nhất, chiếm trên 80% diện tích trồng chè của cả nước. Nhưng tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn nhất nước là Lâm Đồng với 26,5 nghìn ha chè và đạt 190 nghìn tấn búp tươi năm 2008. Bảng 4. Diện tích và sản lượng chè một số tỉnh năm 2008 Tỉnh  Diện tích (ha)  Sản lượng (tấn)   Lâm Đồng  26.500  190.000   Thái Nguyên  16.000  125.000   Hà Giang  15.064  99.000   Phú Thọ  14.906  98.000   Yên Bái  13.000  86.000   Nguồn: tổng hợp từ: www.agroviet.gov.vn, www.phutho.gov.vn, www.dalat.gov.vn, www.vinhphuc.gov.vn Các loại chè ở Việt Nam: Nước ta là một quốc gia có truyền thống uống chè lâu đời,  Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều chủng loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại chè được du nhập từ nước ngoài. Các loại chè được uống nhiều trong dân gian Việt Nam như: Chè tươi: nguyên liệu gồm lá chè non và già, to nhỏ, xanh tươi, không qua chế biến, hái về rửa sạch vò nhầu lá bằng tay rồi cho vào nồi hoặc ấm đun nước loại to cho thêm vài lát gừng tươi đun cho đến sôi, chắt ra bát, chén uống ngay hoặc cho vào ấm tích ủ nóng để uống dần trong
Luận văn liên quan