Ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết y ếu trong việc
cung cấp thực phẩm cho con người. Đối với Việt Nam đây được coi là ngành kinh tế
chiến lược của đất nước, ngành đã có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu,
giải quy ết công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần đáng kể trong việc tăng
thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO để
đảm bảo cho ngành thủ y sản hội nh ập với n ền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà Nước
đã có chương trình, chính sách hỗ trợ lớn cho việc chuy ển đổi, phát triển ngành thủ y
sản. Ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Đến nay
trung bình mỗi năm ngành thủ y sản đóng góp khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của đất nước và là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Với
tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng
cao, quy mô không ngừng mở rộng ngành thủy sản đã và đang khẳng định vị thế của
mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện tự do hóa thương mại đang diễn ra
mạnh mẽ thì Đảng và Nhà Nước chú trọng phát triển ngành thủy sản là điều tất yếu.
Mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện trên 160 quốc gia, các sản phẩm thủy
sản của Việt Nam đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Sự kiện Việt Nam
chính thức là thành viên của WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị
trường xuất khẩu thủ y sản của Việt Nam ra th ế giới, đồng thời kèm theo những khó
khăn mà ngành thủy sản Việt Nam phải đ ối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế. Đứng
trước những thời cơ và thách thức đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh Tranh hàng thủy
sản của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cụ thể là nâng cao
chất lượng các mặt hàng thủ y sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất quan
trọng. Vì vậ y em đã chọn đề tài “Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam trong thời k ỳ hội nhập” nhằm nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
thủ y sản của Việt Nam, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra, từ đó
đưa ra giải pháp hữu ích nhằm khắc phục những khó khăn, thúc đ ẩy xuất kh ẩu mặt
hàng thủy sản, thực hiện phát triển thủy sản theo hướng bền vững trong bối cảnh hội
nhập Kinh tế quốc tế.
85 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6637 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Đề tài “Thực trạng và Giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập”
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc
cung cấp thực phẩm cho con người. Đối với Việt Nam đây được coi là ngành kinh tế
chiến lược của đất nước, ngành đã có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu,
giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần đáng kể trong việc tăng
thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO để
đảm bảo cho ngành thủy sản hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà Nước
đã có chương trình, chính sách hỗ trợ lớn cho việc chuyển đổi, phát triển ngành thủy
sản. Ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Đến nay
trung bình mỗi năm ngành thủy sản đóng góp khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của đất nước và là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Với
tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng
cao, quy mô không ngừng mở rộng ngành thủy sản đã và đang khẳng định vị thế của
mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện tự do hóa thương mại đang diễn ra
mạnh mẽ thì Đảng và Nhà Nước chú trọng phát triển ngành thủy sản là điều tất yếu.
Mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện trên 160 quốc gia, các sản phẩm thủy
sản của Việt Nam đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Sự kiện Việt Nam
chính thức là thành viên của WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị
trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới, đồng thời kèm theo những khó
khăn mà ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế. Đứng
trước những thời cơ và thách thức đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh Tranh hàng thủy
sản của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cụ thể là nâng cao
chất lượng các mặt hàng thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất quan
trọng. Vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” nhằm nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra, từ đó
đưa ra giải pháp hữu ích nhằm khắc phục những khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng thủy sản, thực hiện phát triển thủy sản theo hướng bền vững trong bối cảnh hội
nhập Kinh tế quốc tế.
Trong quá trình nghiên cứu để tài em đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình của Th.sỹ Nguyễn Thị Thúy Hồng, do kiến thức còn có hạn nên bài nghiên cứu
3
của em còn nhiều thiếu sót, em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành
bài nghiên cứu!
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm hiểu rõ tình hình sản xuất-xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các
thị trường trong thời gian qua, sử dụng đúng các thông tin, số liệu để từ đó phân tích,
đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản, làm rõ những nguyên nhân gây ra hạn
chế, định hướng và đề xuất các giải pháp và để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng
này trong giai đoạn tới nhằm thực hiện các mục tiêu của ngành trước tiến trình hội
nhập KTQT và phát triển bền vững ngành thủy sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006) tới nay. Đây là
dấu mốc quan trọng với nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là với hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, ngành thủy sản đã có nhiều biến chuyển trong giai đoạn này đồng thời cũng
là ngành được Nhà Nước đặc biệt quan tâm với nhiều lợi thế có sẵn.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra bài nghiên cứu sử
dụng các phương pháp: lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh...Bên cạnh đó
bài nghiên cứu còn tham khảo các bài viết của các tạp chí, báo điện tử, các sách, luận
văn và bài viết của các cá nhân có liên quan tới hoạt động xuât khẩu thủy sản và vận
dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học để làm sâu sắc hơn nội dung
nghiên cứu
5. Kết cấu đề tài;
Đề tài gồm 86 Trang, 14 biểu đồ, 8bảng, 1 sơ đồ, lời mở đầu, Kết luận, Danh mục
tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1 : Lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Viêt Nam trong
thời kỳ hội nhập
- Chương 3 : Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO: “Word trade organization”- Tổ chức thương mại thế giới
CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa
GDP: “Gross Domestic Product”-Tổng sản phẩm quốc nội
FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
HACCP: “Hazard Analysis and Critical Control Points”- Điểm kiểm soát trọng yếu và
phân tích mối nguy"
VJEPA: hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
BNN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
WWF:Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
DOC:
ICCAT: Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá Ngừ vây xanh Đại Tây Dương
BRC: Hiệp hội Bán lẻ Anh
VASEP: Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam
IUU: Quy định về nguồn gốc xuất xứ của EU
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
1.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản
Nghề cá Việt Nam đã ra đời từ rất sớm nhưng hoạt động nghề cá chỉ được coi như
một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Đến trước năm 1950, nghề cá vẫn mang
đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản
xuất còn lạc hậu, mang tính chất thủ công.
Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí quan trọng và sự đóng góp mà nghề cá
có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển
kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá đồng
thời hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu một cách
nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển
như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước.
Quá trình phát triển ngành thủy sản có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai
đoạn chính:
1.1.1 . Giai đoạn 1954 – 1960
Đây là giai đoạn kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha thành
một ngành kinh tế kỹ thuật. Thời kỳ này kinh tế ở miền Bắc bắt đầu khôi phục và phát
triển cùng với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ chức nghề cá công nghiệp như:
các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy
cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai
rộng khắp trong nghề cá.
1.1.2 . Giai đoạn 1960 – 1980
Đây được coi là thời kỳ khởi đầu của ngành thủy sản Việt Nam. Trong giai đoạn này
ngành Thuỷ sản có những thời kỳ phát triển khác nhau gắn với diễn biến của lịch sử
đất nước:
- Từ năm 1960 – 1975: là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như
một chỉnh thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước với sự ra đời của Tổng cục thủy
sản. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước có chiến Tranh, cán bộ và ngư dân ngành
thuỷ sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh
thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược
6
“Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Đường
mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân.
- Từ năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang thời kỳ
phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc
thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát
động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác
dụng rất lớn. Do hậu quả nặng nề của chiến Tranh, nền kinh tế đất nước đang trong
giai đoạn phục hồi. Mặt khác, cơ chế quản lý lúc này chưa phù hợp, tiêu thụ theo cách
giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hoá, không chú trọng giá trị
sản phẩm. Điều này đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản làm cho kinh tế
thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 1970.
1.1.3. Giai đoạn 1981 đến nay
Giai đoạn này được coi là thời kỳ tích lỹ và xây dưng. Năm 1981, Bộ Hải sản
được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển
toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy
mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế
để giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Trước những khó khăn, thách thức sau thời kỳ sa sút,
sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam, được Nhà nước
cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải”, mà thực chất là chú
trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở
rộng, đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành thuỷ sản có thể được coi là
một ngành đi tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Việc áp dụng thành công cơ chế mới, gắn
sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế
thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục của ngành trong suốt hơn 27 năm qua.
Qua thành công bước đầu của cơ chế mới, năm 1993, Hội nghị BCH Trung
ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập
đất nước, ngành Thủy sản luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh
vực này. Thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô hình kinh
tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển. Việc ngành
7
thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề
quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong
sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra
nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho
ngân sách Nhà nước.
Trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngược lại, thành công trong
chế biến, xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản
phát triển.
Ngành Thủy sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp
dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến,
xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2005-2009
Năm
Tổng sản
lượng thủy
sản
tấn
Sản lượng
khai thác
hải sản tấn
Sản lượng
nuôi thủy
sản
tấn
Tổng số tàu
thuyền
chiếc
Diện tíchmặt
nước NTTS
ha
2005 3.432.800 1.798.600 1.437.400 90.880 959.900
2006 3.695.927 1.798.800 1.694.300 Chua XD 1.050.000
2007 4.149.000 1.876.000 1.942.000 85.758 1.065.000
2008 4.582.000 1.937.000 2.449.000 123.000 1.052.600
2009 4.846.000 2.068.000 2.569.000 130.000 1.044.700
Từ giữa những năm 1990 – nay, được gọi là thời kỳ đổi mới và phát triển,
ngành đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp
cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường
lớn, nhờ đó sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã tạo được uy tín và đứng vững trên các
thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những
năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả quan
trọng. Tổng sản lượng thủy sản đã lần lượt vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990,
đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ
năm 1997, đạt 2 triệu tấn vào năm 2000, 3 triệu tấn vào năm 2004 và qua mốc 4 triệu
tấn vào năm 2007.
8
Thực hiện đường lối CNH, HĐH, ngành thủy sản đã triển khai có hiệu quả các
Chương trình mục tiêu : Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, Chương trình
phát triển xuất khẩu thủy sản và Chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai
thác vùng ven bờ. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản được thay đổi mạnh mẽ theo
hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản
phẩm xuất khẩu. Sự tăng trưởng ổn định của ngành Thủy sản trong giai đoạn này đã
giữ vững vị thế của Việt Nam là một cường quốc thủy sản trên thế giới, đứng thứ 12
về sản lượng khai thác thủy sản, thứ 7 về giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2007 và thứ 3
về nuôi các loài thủy sản.
1.2 . Vị trí-vai trò của ngành thủy sản trong nền Kinh tế quốc dân
Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủy sản đã trở
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng
cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Nếu năm 1995 thuỷ sản Việt Nam chiếm 2,9% GDP toàn quốc và
12% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp thì đến năm 2008 vươn lên chiếm 4% GDP
toàn quốc và 21,79% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp). Phát triển thủy sản có vai
trò to lớn trong nền kinh tế nước ta thể hiện ở các mặt:
1.2.1 . Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm, thực phẩm quý cho tiêu dùng
của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác.
Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết
các loại thủy sản đều là những sản phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý
dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản được tin tưởng như một loại thực
phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư) và ít chịu ô nhiễm hơn. Xét về thành
phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm là thủy sản có chứa
ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng và chất đạm hơn. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
phát triển rộng khắp trên cả nước, bao gồm các vùng sâu vùng xa, góp phần tích cực
chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đáp
ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho cho người dân Việt Nam.
Ngành thủy sản còn cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế
biến thức ăn chăn nuôi cho công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản
chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn
9
phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO hàng năm có trên 25% sản
lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Ở nước ta
nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng
Ngành thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực
phẩm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển và một số ngành công nghiệp khác như công
nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ…
1.2.2 . Ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của
toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung.
Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy
phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp
phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Để đánh giá vai trò của các
khu vực, các ngành kinh tế người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu là tốc độ tăng
trưởng và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bô nền kinh tế. Khi sử dụng
hai chỉ tiêu nêu trên cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng
nhỏ, hoăc nếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc
độ tăng trưởng chung là thấp. Ngày nay người ta sử dụng phương pháp đánh giá mới
bằng việc xác định tỷ trọng đóng góp của từng ngành, từng khu vực vào tốc độ tăng
trưởng chung. Chỉ tiêu này thể hiện rõ hơn và lượng hóa được vai trò của từng ngành,
từng khu vực trong nền kinh tế. Trong những năm qua tỷ trọng đóng góp của ngành
nông, lâm, thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn
đóng góp khoảng 10%. Nguyên nhân chính là do tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản
trong cơ cấu GDP giảm.
10
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu của khu vực I, II, III trong GDP thực tế
Đây là xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nông, lâm, thủy sản giảm thì tỷ trọng đóng góp
vào tăng trưởng của ngành thủy sản lại tăng lên, trung bình giai đoạn 1995-2008 ngành
thuỷ sản tăng trưởng bình quân 13,62%/năm, cao gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng
kinh tế toàn quốc và cao ngấp 1,4 lần so với mức tăng trưởng của ngành nông, lâm
nghiệp (giai đoạn 2000-2008 GDP toàn quốc tăng bình quân 11,6%/năm, nông, lâm
nghiệp tăng 9,7%/năm. Đó là kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực
nông, lâm, thủy sản theo hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt nước và
nguồn lợi thủy sản ở nước ta.
1.2.3 . Ngành thủy tham gia vào xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp
phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có việc phát triển ngành thủy sản tạo ra
nguồn
hàng xuất khẩu có giá trị góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ cho đấy
nước. Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong
bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành
Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD.
Hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh đã tạo cơ hội công ăn việc làm
cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển và
11
có vai trò tích cực trong hoạt động xóa đói giảm nghèo, thông qua viêc lập và phát triển
các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, công
tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động xây dựng các mô hình khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình
được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên
cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc
làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và
Trung Bộ. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh
từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh,
thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công
nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã
hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều
gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
1.2.4 . Phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển vào kinh tế xã hội của đất
nước
Với nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thủy sản, phát triển mạnh mẽ
ngành thủy sản nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung và
kinh tế xã hội nông thôn nói riêng.
Về mặt kinh tế, ở những địa phương thuộc duyên hải Trung Bộ hoặc Tây Nam Bộ
phát triển thủy sản là con đường làm giàu của các chủ Trang trại nuôi trồng thủy sản,
các chủ tàu đánh bắt cá. Ở các địa phương không có tiềm năng về biển, đặc biệt vùng
nông thôn ngoại thành phát triển chăn nuôi thủy sản là chuyển dich cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn cho hiệu quả cao.
Về mặt xã hội, ở các vùng cao, vùng sâu, vùng nghèo, phát triển chăn nuôi thủy sản
ao hồ, sông suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, trợ giúp
cho việc xóa bỏ tập quán du cư của đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phảm
thủy sản tại chỗ ở các vùng này còn góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bữa ăn,
làm tăng sức khỏe của người lớn và giảm suy dinh dưỡng trẻ em.
12
1.2.5. Ngành Thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, c