Trước năm 1998, ngân hàng công thương Việt nam là một bộ phận của ngân hàng Nhà nước có chức năng thực hiện nhiệm vụ tín dụng với các đơn vị kinh doanh công thương nghiệp. Sau năm 1998, hệ thống ngân hàng việt nam chuyển từ một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh và theo nghị định 59/CP năm 1998, bộ phận này trở thành một ngân hàng quốc doanh độc lập hoạt động như một ngân hàng thương mại mang tên ngân hàng công thương việt nam. Ngân hàng công thương việt nam được chính thức thành lập theo quyết định số 42/CT ngày14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng(nay là Thủ tướng chính phủ) và được Thống đốc ngân hàng nhà nước ký quyết định số 285/QĐ-nh5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình tổng công ty nhà nước, theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ, tại quyết định số 90/TTG ngày 07/03/1994 nhằm tăng cường tập trung,phân công chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả của các đơn vị thành viên và toàn hệ thống ngân hàng công thương Vịêt Nam đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Đến nay, hệ thống ngân hàng công thương Việt nam gồm: 1 trụ sở chính, 3 Sở giao dịch, 156 chi nhánh (trong đó có 93 chi nhánh trực thuộc và 63 chi nhánh phụ thuộc), gần 200 Phòng giao dịch, 99 Cửa hàng kinh doanh vàng bạc, 507 quỹ tiết kiệm và có quan hệ với 560 Ngân hàng tại hơn 52 quốc gia. Tính riêng trên địa bàn Hà Nội có 7 chi nhánh trực thuộc là:Ngân hàng công thương (NHCT) Khu vực I Hai Bà Trưng , NHCT Khu vực II Hai Bà Trưng, NHCT Hoàn Kiếm, NHCT Ba Đình, NHCT Chương Dương, NHCT Gia Lâm và 1 sở giao dịch là Sở giao dịch số I Sở giao dịch I NHCT-Việt Nam là một chi nhánh NHTM lớn, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT-Việt Nam, được thành lập lại theo quyết định 134-HĐQT về việc sắp xếp lại tổ chức và hoạt động kinh doanh của SGD-I. Trong những năm: từ 1988 đến tháng 7 năm 1993, Sở giao dịch có tên là trung tâm giao dịch NHCT thành phố. Sau pháp lệnh ngân hàng, thực hiện điều lệ của NHCT-Việt Nam ngày 1/7/1993, Trung tâm giao dịch NHCT thành phố được giải thể và đổi thành Sở giao dịch NHCT-Việt Nam như ngày nay. Từ đó Sở giao dịch I có quyền tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản của ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác.
Là một trong 3 sở giao dịch của hệ thống NHCT Việt Nam, Sở giao dịch I, một mặt có chức năng như một chi nhánh của NHCT, thực hiện đầy đủ các mặt hoạt động như một NHTM, mặt khác có một vai trò quan trọng hơn các chi nhánh khác, đây là đơn vị luôn có nguồn vốn lớn bình quân chiếm 20% của toàn hệ thống nên có nhiều lợi thế như chủ động trong hoạt động đầu tư, cho vay và có hoạt động hạch toán nội bộ lớn nhất trong toàn hệ thống. Đây là nơi đầu tiên nhận các quyết định, chỉ thị, thực hiện thí điểm các chủ trương chính sách của NHCT-Việt Nam, đồng thời được NHCT-Việt Nam uỷ quyền làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard, mastercard.
45 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đối với hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NHCT VIỆT NAM 1
I. Quá trình hình thành và phát triển: 1
II. Cơ cấu tổ chức của hệ thống NHCT và Sở giao dịch I NHCTVN 3
1. Hệ thống tổ chức của toàn ngân hàng 3
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành của trụ sở chính 3
3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I NHCTVN 4
III. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban 5
IV. Lĩnh vực hoạt động chính 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCT VIỆT NAM 9
I. Thực trạng hoạt động kinh doanh 9
1. Tình hình hoạt động kinh doanh 9
2. Tình hình huy động vốn 10
3. Tình hình sử dụng vốn 12
3.1. Dư nợ tín dụng 14
3.2. Hoạt động đầu tư 15
4. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng 15
4.1. Phân loại các khoản nợ 15
4.2. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 16
II. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển 17
1. Đầu tư tài sản cố định 18
2. Đầu tư nguồn nhân lực 19
3. Đầu tư các hoạt động Marketing 20
III. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án 21
1. Quy trình thẩm định dự án 21
2. Phương pháp thẩm định dự án 26
3. Nội dung thẩm định 29
IV. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư 32
1. Những kết quả đạt được 32
2. Những mặt còn hạn chế 34
3. Nguyên nhân 35
PHẦN III: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCT VIỆT NAM 38
I. Giải pháp chung 38
1. Nâng cao trình độ nhân viên 38
2. Nâng cao chất lượng thông tin 39
3. Cải thiện cơ cấu tổ chức điều hành 40
4. Hoàn thiên về trang thiết bị 40
5. Điều chỉnh cơ cấu huy động và cho vay hợp lý 41
II. Giải pháp đối với hoạt động thẩm định dự án 41
1. Hoàn thiện quy trình thẩm định 41
2. Lựa chọn phương pháp thẩm định hợp lý 43
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NHCT VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành và phát triển:
Trước năm 1998, ngân hàng công thương Việt nam là một bộ phận của ngân hàng Nhà nước có chức năng thực hiện nhiệm vụ tín dụng với các đơn vị kinh doanh công thương nghiệp. Sau năm 1998, hệ thống ngân hàng việt nam chuyển từ một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh và theo nghị định 59/CP năm 1998, bộ phận này trở thành một ngân hàng quốc doanh độc lập hoạt động như một ngân hàng thương mại mang tên ngân hàng công thương việt nam. Ngân hàng công thương việt nam được chính thức thành lập theo quyết định số 42/CT ngày14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng(nay là Thủ tướng chính phủ) và được Thống đốc ngân hàng nhà nước ký quyết định số 285/QĐ-nh5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình tổng công ty nhà nước, theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ, tại quyết định số 90/TTG ngày 07/03/1994 nhằm tăng cường tập trung,phân công chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả của các đơn vị thành viên và toàn hệ thống ngân hàng công thương Vịêt Nam đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Đến nay, hệ thống ngân hàng công thương Việt nam gồm: 1 trụ sở chính, 3 Sở giao dịch, 156 chi nhánh (trong đó có 93 chi nhánh trực thuộc và 63 chi nhánh phụ thuộc), gần 200 Phòng giao dịch, 99 Cửa hàng kinh doanh vàng bạc, 507 quỹ tiết kiệm và có quan hệ với 560 Ngân hàng tại hơn 52 quốc gia. Tính riêng trên địa bàn Hà Nội có 7 chi nhánh trực thuộc là:Ngân hàng công thương (NHCT) Khu vực I Hai Bà Trưng , NHCT Khu vực II Hai Bà Trưng, NHCT Hoàn Kiếm, NHCT Ba Đình, NHCT Chương Dương, NHCT Gia Lâm và 1 sở giao dịch là Sở giao dịch số I Sở giao dịch I NHCT-Việt Nam là một chi nhánh NHTM lớn, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT-Việt Nam, được thành lập lại theo quyết định 134-HĐQT về việc sắp xếp lại tổ chức và hoạt động kinh doanh của SGD-I. Trong những năm: từ 1988 đến tháng 7 năm 1993, Sở giao dịch có tên là trung tâm giao dịch NHCT thành phố. Sau pháp lệnh ngân hàng, thực hiện điều lệ của NHCT-Việt Nam ngày 1/7/1993, Trung tâm giao dịch NHCT thành phố được giải thể và đổi thành Sở giao dịch NHCT-Việt Nam như ngày nay. Từ đó Sở giao dịch I có quyền tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản của ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác.
Là một trong 3 sở giao dịch của hệ thống NHCT Việt Nam, Sở giao dịch I, một mặt có chức năng như một chi nhánh của NHCT, thực hiện đầy đủ các mặt hoạt động như một NHTM, mặt khác có một vai trò quan trọng hơn các chi nhánh khác, đây là đơn vị luôn có nguồn vốn lớn bình quân chiếm 20% của toàn hệ thống nên có nhiều lợi thế như chủ động trong hoạt động đầu tư, cho vay và có hoạt động hạch toán nội bộ lớn nhất trong toàn hệ thống. Đây là nơi đầu tiên nhận các quyết định, chỉ thị, thực hiện thí điểm các chủ trương chính sách của NHCT-Việt Nam, đồng thời được NHCT-Việt Nam uỷ quyền làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard, mastercard...
Trong hoạt động kinh doanh của mình, Sở giao dịch số I luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, đổi mới phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng với phương châm: ”Vì sự thành đạt của mọi người,mọi nhà và mọi doanh nghiệp”.
II. Cơ cấu tổ chức của hệ thống NHCT và Sở giao dịch I NHCTVN
1. Hệ thống tổ chức của toàn ngân hàng
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành của trụ sở chính
3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I NHCTVN
III. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban
Để đảm bảo tính chất chuyên môn hóa cũng như sự liên kết về nghiệp vụ và các hoạt động, mỗi phòng ban đều có một nhiệm vụ và chức năng riêng như sau:
Phòng khách hàng số 1:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn (các tổng công ty, tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia…) để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ lien quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
Phòng khách hàng số 2:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ lien quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phòng khách hàng cá nhân:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân, các tổ sản xuất… để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân…
Phòng quản lý rủi ro:
Là phòng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Quản lý giám sát thưc hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Là đầu mối khai thác và quản lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nhà nước.
Phòng tổ chức hành chính:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo lại tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo bệ, an ninh an toàn tài chính.
Phòng kế toán giao dịch:
Là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc lien quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp cá dịch vụ ngân hàng lien quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
Phòng kế toán tài chính:
Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính đồng thời thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.
Phòng tiền tệ kho quỹ:
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng thông tin điện toán:
Là phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Phòng tổng hợp:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
IV. Lĩnh vực hoạt động chính
Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ.
Cung cấp các dịch vụ chứng khoán như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán….
Phát hành các loại thẻ thanh toán trong nước và quốc tế, như các loại thẻ ATM, thẻ E-partner, thẻ Master và Visa card..
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của ngân hàng nhà nước và qui định của NHCT-VN.
Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT-VN.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo qui định của NHCT-VN.
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán séc.
Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng, đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời.
Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.
Theo dõi kiểm tra kho ấn chỉ của NHCT-VN, đảm nhận xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh NHCT phía Bắc.Thực hiện một số nhiệm vụ khác do NHCT-VN giao.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCT VIỆT NAM
I. Thực trạng hoạt động kinh doanh
1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch I NHCT VN trong những năm vừa qua là tương đối tốt , đa phần các năm đều có lãi tuy nhiên cũng có những sự biến động nhất định. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng kết quả kinh doanh năm 2005-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Phòng Tổng hợp
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2005-2007 tình hình hoạt động kinh doanh của sở I có nhiều khởi sắc, lợi nhuận tăng đều qua các năm và phần lớn đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Doanh thu chủ yếu đạt được là do phần điều hòa vốn chiếm 85%, thu từ hoạt động tín dụng chiếm 10% và thu từ các hoạt động khác như dịch vụ hay đầu tư tài chính… chiếm 5%. Các khoản chi phí chủ yếu là khoản chi trả lãi tiền gửi chiếm gần 90% các loại chi phí, các khoản chi phí khác như mua sắm thiết bị, marketing, đào tạo… thường chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Năm 2008 do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới cũng như cơn bão tín dụng vào hồi giữa năm cũng đã gây ra ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh doanh của Sở I. Lợi nhuận năm 2008 giảm tương đối so với năm 2007 phần lớn là do lãi suất bình quân đầu vào tăng cao cũng như các ngân hàng phải chờ các tín hiệu từ phía Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh lãi suất để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên phần giảm là không đáng kể đã chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của tập thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên Sở giao dịch I trong việc khắc phục khó khăn của nền kinh tế để tiếp tục giữ vững sự phát triển ổn định, cố gắng đạt lại sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
2. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn luôn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, nó thể hiện được uy tín cũng như là căn cứ để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ở Sở giao dịch I cũng vậy vấn đề huy động vốn luôn được quan tâm đúng mức và tình hình huy động vốn trong những năm vừa qua đều ở mức cao.
Bảng tình hình huy động vốn năm 2005 – 2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
( N vốn huy động
16.071
17.448
18.826
17.864
I. Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi DN
10.399
9.859
13.735
12.538
1.1:- VNĐ
- Ntệ quy VNĐ
10.229
170
9.721
138
13.332
403
12.332
206
1.2: K kỳ hạn
Có kỳ hạn
9.226
1.173
3.362
6.497
3.624
10.111
2.271
10.267
2. Tiền gửi TK
3.220
3.370
3.744
3.584
2.1: - VNĐ
- Ttệ quy VNĐ
1.165
2.055
1.336
2.034
1.581
2.163
1.542
2.042
2.2: K kỳ hạn
Có kỳ hạn
6
3.214
7
3.363
58
3.686
46
3.538
3. Chứng từ có giá
T.đó: kỳ phiếu
Trái phiếu
Chứng chỉ
688
331
220
137
620
241
379
268
4
264
310
10
300
4. Tiền gửi khác (TCTD+TCKhác)
1.764
3.599
1079
1432
II. Phân theo loại TTệ
1.VNĐ
13.709
14.953
15.270
14.890
2. Ntệ quy VNĐ
2.362
2.495
3.556
2.974
III. Phân theo kỳ hạn
1.Không kỳ hạn
9.231
3.369
3.789
3.207
2.Có kỳ hạn
6.840
14.079
15.037
14.657
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I NHCT VN có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Tốc độ tăng vốn huy động bình quân khoảng xấp xỉ 5%/ năm. Từ 16.071 tỷ VND nguồn vốn huy động năm 2005 đã tăng lên 17.864 tỷ VND năm 2008. Năm 2008 nguồn vốn huy động cũng có sự sụt giảm về số tuyệt đối so với năm 2007 và không đạt được đúng kế hoạch đặt ra do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế.
Về tỷ trọng các nguồn vốn thì vốn huy động từ các doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn vốn ( từ 60-80%) sau đó đến nguồn vốn huy động từ tiết kiệm tư nhân chiếm 10-15% còn lại là nguồn vốn huy động từ các nguồn khác như chứng từ có giá hay các tiền gửi khác. Đây được coi là một cơ cấu vốn hợp lý đối với sự phát triển của các Ngân hàng thương mại nói riêng cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Sở giao dịch I là đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn đối vơi các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, tăng tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng huy động vì đây là một nguồn vốn lớn.
Đối với loại tiền huy động, ta thấy nguồn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với VNĐ và tốc độ tăng trưởng nguồn huy động là chậm, thậm chí trong năm 2008 còn giảm so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong các năm này, lãi suất huy động của đồng ngoại tệ thấp còn lãi suất của đồng Việt Nam cao, ổn định, vì thế tốc độ tăng trưởng huy động bằng VNĐ là cao cả về số tuyệt đối lẫn tương đối ( năm 2005 là 13.709 chiếm 85 % thì đến năm 2008 là 14.890 chiếm tới gần 95%) . Đối với kỳ hạn huy động vốn, năm 2005 nguồn vốn huy động không kỳ hạn cao hơn nguồn vốn huy động có kỳ hạn do các doanh nghiệp và tư nhân chưa lên được kế hoạch chính xác cho các nguồn vốn cần sử dụng, tuy nhiên điều này đã có sự thay đổi rõ ràng trong năm 2006, nguồn vốn có kỳ hạn tăng nhanh từ 6.840 lên 14.079 đã cho thấy việc lên kế hoạch sử dụng vốn của các tổ chức kinh tế và tư nhân ngày càng được cải thiện. Nguồn vốn có kỳ hạn còn tiếp tục tăng qua các năm 2007 và 2008, năm 2008 tuy có sự sụt giảm đôi chút nhưng không đáng kể và vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối so với nguồn vốn không kỳ hạn ( nguồn vốn có kỳ hạn chiếm đến 85% trên tổng nguồn vốn huy động ).
3. Tình hình sử dụng vốn
Với nguồn vốn lớn huy động được trên 15.000 tỷ đồng mỗi năm thì vấn đề sử dụng vốn luôn được coi là vấn đề thiết yếu của Sở giao dịch I, nó là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Số liệu thống kê tình hình dư nợ cho vay và đầu tư được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng hoạt động sử dụng vốn của Sở Giao Dịch I
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư
3.940
4.499
4.559
4.328
Đầu tư
1.152
1.723
1.458
1.372
Dư nợ tín dụng
2.788
2.876
3.101
2.956
A/ Phân theo thời hạn
- Ngắn hạn
987
945
1.008
1.150
- Trung và dàI hạn
1.801
1.931
2.093
1.806
B/ Phân theo TPKT
- Kinh tế quốc doanh
2.066
2.081
2.341
2.254
- Kinh tế ngoài Qdoanh
722
795
760
702
C/ Phân theo ngành SXKD
- Công nghiệp
1.430
1.460
1630
1570
- Tiêu dựng
38
40
46
39
Thương nghiệp
963
970
1100
985
- Dịch vụ
54
60
65
57
Ngành khác
303
346
260
305
D/ Chất lượng tín dụng
Dư nợ trong hạn
2.780,8
2.774,5
3.101
2956
- Dư nợ quá hạn
7,2
1,5
0
0
+ KTQD
4,9
+ KTNQD
2,3
E/ Chỉ tiêu hiệu quả
- Tổng doanh số cho vay
5.193
6.960
7.380
7.270
- Tổng doanh số thu nợ
4.819
6.971
7.056
6.962
Nguồn: Phòng Tổng hợp
3.1. Dư nợ tín dụng
Tình hình dư nợ tín dụng ở Sở giao dịch I luôn đạt ở mức cao trung bình trên 2500 tỷ VND mỗi năm và có sự tăng trưởng đều đặn qua mỗi năm với tốc độ tăng khoảng xấp xỉ 10%/năm. Ngoài ra do tính ổn định của VND nên các doanh nghiệp vẫn vay bằng VND là chủ yếu( khoảng 85%) còn lượng ngoại tê vay là rất ít ( chỉ chiếm khoảng 15%).
Trong tổng số dư nợ tín dụng thì dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm ưu thế hơn so với dư nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ Sở giao dịch I vẫn luôn là một trong những chi nhánh lớn nhất của hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam, các dự án được Sở giao dịch I thông qua thường là những dự án lớn với thời gian thu hồi vốn dài tuy nhiên các dự án cũng sẽ đem lại những nguồn lợi nhuận đáng kể cho chi nhánh. Tuy nhiên năm 2008 do có cuộc khủng hoảng kinh tế và đặc biệt là cơn bão tín dụng vào đợt giữa năm nên dư nợ ngắn hạn đã có sự tăng lên rõ rệt, các doanh nghiệp thường vay với thời hạn ngắn để chờ các tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh lãi suất, có như vậy các doanh nghiệp mới đảm bảo tìm kiếm được lợi nhuận trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Nếu như một số chi nhánh khác thì tình hình dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang ngày càng được quan tâm do sự năng động của bộ phận kinh tế này thì ở Sở giao dịch I vẫn chú trọng cho vay đối với thành phần quốc doanh và đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh lớn, thường là các tổng công ty hay các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực then chốt như công nghiệp hay thương nghiệp… Điều này được thể hiện rất rõ qua cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành, trong đó ngành công nghiệp và thương nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu ( xấp xỉ 80% so với tổng số các ngành).Với đối tượng khách hàng có uy tín như vậy nên công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Sở giao dịch I là rất tốt, thường các khoản nợ đều được thanh toán đúng hạn hoặc trong thời gian cho phép. Có thể nói tì