Đề tài Thực trạng và giải pháp hoạt động cứu trợ xã hội ở Việt Nam

Hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam đã có từ rất lâu đời với nhiều tên gọi khác nhau . Nước ta nằm trong khu vực địa lý nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên phải hứng chịu các tác động của tự nhiên như lũ lụt , hạn hán. thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: Người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội Đây là nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội. Chính vì vậy hoạt động cứu trợ xã hội xuất hiện như một tất yếu khách quan , ngoài ra nó còn thể hiện tinh thần " Lá lành đùm lá rách " của nhân dân ta .

docx22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4128 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoạt động cứu trợ xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: A. Mục đích nghiên cứu , cơ sở thực tiễn : I. Mục đích : II. Cơ sở thực tiễn : B . Tổng quan về cứu trợ xã hội Việt Nam : I. Những vấn đề cơ bản về Cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Khái niệm , vai trò , đặc điểm, mục tiêu : 2. Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội : II. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Các hình thức cứu trợ xã hội VN : 2. Nguồn tài chính : 3. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta : 4. Tiềm lực phát triển hoạt động cứu trợ xã hội VN : A. Mục đích nghiên cứu , cơ sở thực tiễn : I. Mục đích : Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cứu trợ xã hội Việt Nam - một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước trong hệ thống ASXH . II. Cơ sở thực tiễn : - Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2000 - Nghị định của Chính phủ số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2000 của chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội. B . Tổng quan về cứu trợ xã hội Việt Nam : Hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam đã có từ rất lâu đời với nhiều tên gọi khác nhau . Nước ta nằm trong khu vực địa lý nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên phải hứng chịu các tác động của tự nhiên như lũ lụt , hạn hán... thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp… đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: Người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội… Đây là nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội.. Chính vì vậy hoạt động cứu trợ xã hội xuất hiện như một tất yếu khách quan , ngoài ra nó còn thể hiện tinh thần " Lá lành đùm lá rách " của nhân dân ta . I. Những vấn đề cơ bản về Cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Khái niệm , vai trò ,đặc điểm, mục tiêu : a . Khái niệm : Cứu trợ xã hội là một hình thức hỗ trợ , giúp đỡ của Nhà nước và xã hội đối với các thành viên của cộng đồng khi gặp rủi ro bất hạnh thông qua các nguồn tài chính công cộng nhằm tạo điều kiện cho đối tượng thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu trước mắt và vươn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng . b. Đặc điểm : - Đối tượng : mọi thành viên trong xã hội . - Đóng góp : người nhận cứu trợ không phải đóng góp vào quỹ tài chính . - Nguồn tài chính : từ Ngân sách chính phủ , từ sự đóng góp của cộng đồng . - Phương tiện cứu trợ : bằng tiền , hiện vật hoặc các dịch vụ . c. Vai trò : - Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các nhân, nhóm dân cư yếu thế dễ bị tổn thương trong cộng đồng . - Góp phần phòng ngừa , giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương của cá nhân, nhóm dân cư yếu thế . - Góp phần làm cho sự bảo vệ của hệ thống ASXH toàn diện hơn . - Góp phần phát triển một xã hội hài hòa và bền vững . d . Mục tiêu : - Chuyển nhượng các nguồn lực cho các nhân hộ gia đình rơi vào tình trạng túng quẫn và dễ bị tổn thương nhất , từ đó giúp họ đảm bảo được mức sống tối thiểu và cải thiển điều kiện sống . - Chính sách cứu trợ xã hội được đưa ra để giảm sự chênh lệch mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần giữa các thành viên trong xã hội , không để ai rơi vào cảnh cùng cực tuyệt vọng hoặc bị bỏ rơi , xây dựng lối sống tốt đẹp giàu lòng nhân ái nhân văn giữa con người với nhau , xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp văn minh . 2. Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội : a. Mọi thành viên trong xã hội đều được cứu trợ xã hội khi cần thiết : Mỗi các nhân trong cộng đồng đều có quyền sống và thụ hượng các thành quả của xã hội như các thành viên khác . Điều này được ghi rõ trong Điều 25 Bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc. Khi các cá nhân đó rơi vào tình cảnh yếu thế họ sẽ được Nhà nước và toàn thể cộng đồng thực hiện các hoạt động để quyền con người của họ được đảm bảo , như vậy cứu trợ xã hội không phải là một sự ban ơn . b. Nhà nước là chủ thể chính thực hiện cứu trợ xã hội : Nhà nước với tư cách là người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân sẽ có trách nhiệm chính trong việc phân bổ các nguồn lực và phân phối lại thu nhập thông qua ngân sách nhà nước, ngoài ra Nhà nước còn có vai trò lớn trong việc định hướng và tổ chức thực hiện chính sách cứu trợ xã hội c. Xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội là xu hướng tất yếu hiện nay : Thực tế ở VN cho thấy khi chúng ta gặp phải những khó khăn bất thường như thiên tai, lũ lụt hay khủng hoảng kinh tế thì khả năng đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các chương trình ASXH dành cho người dân nhất là bộ phận dân cư nghèo là thách thức lớn mà NN khó vượt qua . Do đó để khắc phục điều này NN cần mở rộng các hoạt động cứu trợ xã hội ra phạm vi toàn xã hội , huy động các nguồn vật lực từ cộng đồng trong nước và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng nước ngoài thông qua hoạt động nhân đạo và từ thiện d. Các đối tượng được cứu trợ xã hôi phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng Khi các các nhân , gia đình được hưởng cứu trợ xã hội thì họ không được trông trờ ỷ lại và sự giúp đỡ này mà phải luôn phấn đấu , tự lực tự cường để vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn . Ngoài ra NN cần quy định rõ các đối tượng , điều kiện được hưởng để đảm bảo sự cứu trợ đến kịp thời và đúng đối tượng . e. Cứu trợ xã hội là cơ sở để phát triển bền vững : Một xã hôi muốn phát triển bền vững thì không chỉ có tăng trưởng kinh tế mà còn phải đảm bảo sự công bằng , bình đẳng và một môi trường chính trị ổn định . Vị thế cứu trợ xã hội là chính sách xã hội quan trọng để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đạt được mục tiêu công bằng và ổn định . Đông thời chính sách cứu trợ xã hội được thực hiện sẽ góp phần nâng cáo tính ưu việt của thể chế chính trị , tạo ra một xã hội nhân ái văn minh , từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội ổn địn chính trị và thúc đẩy kinh tế phát triển . II. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Các hình thức cứu trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay. a. Cứu trợ xã hội thường xuyên : Là hình thức cứu trợ mang tính định kì , lặp đi lặp lại áp dụng với đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn kéo dài . * Đối tượng : 1. Đối với trẻ em mồ côi : Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa. Trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định tại Điều 88 của bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. Trường hợp trẻ em mồ côi nêu tại điểm a, b nói trên tuy còn người thân thích nhưng người thân thích không đủ khả năng để nuôi dưỡng (người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi hoặc bị tàn tật nặng, đang trong thời gian thị hành án phạt tù tại trại, gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ) cũng được xem xét hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội. 2. Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa: Người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân không có con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp); không có cháu ruột và người thân thích cưu mang để nương tựa, không có nguồn thu nhập. Người từ đủ 60 tuổi trở lên tuy còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con đẻ, con nuôi hợp pháp, cháu ruột thịt và người thân thích nương tựa; không có nguồn thu nhập. Trong trường hợp người già nêu tại điểm a, b nói trên tuy có con, cháu và người thân thích để nương tựa nhưng con cháu và người thân thích không đủ khả năng để nuooi dưỡng (như gia đình thuộc diện nghèo, bản thân con, cháu và người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi, đang trong thời kỳ thi hành án phạt tù tại trại hoặc bị tàn tật nặng) cũng được xem xét hưởng trọ cấp cứu trợ xã hội. Riêng trường hợp người già là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập từ đủ 55 tuổi trở lên, hiện đang hưởng trợ cấp cưu trợ xã hội vẫn tiếp tục được hưởng. 3. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc . 4. Người tâm thần mãn tính là người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo. * Chế độ cứu trợ XH : 1. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên: Đối với trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, người già cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập . Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương, nhưng không được thấp hơn mức quy định như sau: - Trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên cho đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản lý bằng 65.000 đ/người/tháng. - Trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ Xã hội thuộc Nhà nước bằng 140.000 đ/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 210.000 đ/người/tháng. - Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng thấp nhất đối với người tâm thần mãn tính tại các cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng 160.000 đồng/người/tháng. 2. Khoản trợ cấp ngoài trợ cấp thường xuyên cho đối tượng sống tại cơ sở Bảo trợ xã hội - Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống hàng ngày gồm các đồ dùng như: Quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng giặt, dép nhựa, chăn, chiếu, màn . - Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường theo các khoản mục quy định như cán bộ công nhân viên chức được sử dụng tại trạm y tế cơ quan. - Trợ cấp mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học phổ thông, bổ túc văn hoá. Mức trợ cấp được căn cứ vào cấp học, lớp học. - Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ; - Trợ cấp mai táng. Các khoản trợ cấp nêu trên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. b. Cứu trợ xã hội đột xuất : Là hình thức cứu trợ mang tính tức thời nhằm đối phó với các biến cố xảy ra mang tính thảm họa . * Đối tượng : Đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội đột xuất là những người hoặc hộ gia đình khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng được xác định như sau: 1. Hộ gia đình a) Gia đình có người bị chết, mất tích do hậu quả thiên tai, tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. b) Gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng không có chỗ ở. Trong trường hợp gia đình sống trên tàu, thuyền, nà tàu, thuyền, bị vỡ, bị chìm hư hỏng nặng không còn chỗ ở cũng được xem xét cứu trợ. c) Gia đình mất phượng tiện sản xuất chính làm cho gia đình lâm vào cảnh thiếu đói. 2. Về người: a) Người bị thương nặng do hậu quả của thiên tai, tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. b) Người thiếu đói do giáp hạt, gia đình thuộc diện nghèo. c) Người gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng phải vào bệnh viện điều trị hoặc chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng. d) Người lang thang xin ăn do Sở Công an phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng cấp tỉnh đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội trong thời gian tập trung chờ đưa về gia đình. * Chế độ cứu trợ XH : 1. Đối tượng quy định tại Điểm a khoản 1 được hưởng chế độ cứu trợ xã hội đột xuất một lần cho việc mai táng người bị chết hoặc trợ cấp một lần cho gia đình để lo hương khói, phúng viếng cho người mất tích . Trường hợp chính quyền địa phương đứng ra mai táng cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình . 2. Đối tượng quy định tại Điểm b khoản 1 được hưởng chế độ cứu trợ xã hội đột xuất 1 lần cho việc dựng lại và sửa chữa nhà ở. 3. Đối tượng quy định tại Điểm c khoản 1 và Điểm b khoản 2 được hỗ trợ cứu đói, thời gian từ 1-3 tháng. 4. Đối tượng quy định tại Điểm a khoản 2 được hỗ trợ một phần chi phí điều trị. 5. Đối tượng quy định tại Điểm c khoản 2 được hỗ trợ một phần chi phí điều trị. Trường hợp bị chết, chính quyền địa phương hay đơn vị đứng ra mai táng thì cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình . 6. Đối tượng là người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung phân loại được trợ cấp 5.000 đ/ngày trong thời gian không quá 15 ngày. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất đối với từng nhóm đối tượng quy định tại trên đây do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tuỳ theo mức độ thiệt hại, thiếu đói và khả năng huy động nguồn lực. 2. Nguồn tài chính : - Ngân sách Nhà Nước cân đối hàng năm ; ngân sách tỉnh ,huyện ,xã ,tự cân đối . - Do các tổ chức cá nhân trong ngoài nước ủng hộ . - Trợ giúp của nước ngoài , tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ , các đoàn thể xã hội . Trong các nguồn tài chính này thì ngân sách Nhà nước là nguồn chủ yếu . Với trách nhiệm tổ chức quản lý xã hội và điều hòa phân phối lại nguồn quỹ quốc gia , hàng năm Nhà nước phải trích từ ngân sách để thực hiện cứu trợ xã hội bao gồm cả cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất . Nguồn tài chính thứ hai cho hoạt động cứu trợ là từ nhân dân , bao gồm sự đóng góp hảo tâm của các cá nhân và gia đình , của các tổ chức đoàn thể xã hội , cảu các doanh nghiệp trong cộng đồng . Đây là nguồn lực có tiềm năng rất lớn . Một nguồn tài chính khác cho hoạt động cứu trợ xã hội cần đước nhắc đến là nguồn trợ giúp quốc tế . Đây cũng là một nguồn lực tài chính quan trọng cho hoạt động cứu trợ xã hội , đặc biệt là đối với một nước nghèo như nước ta . 3. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta : 3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động cứu trợ XH : a. Đối với hoạt động cứu trợ đột xuất : Trước đây các cơ quan báo chí , doanh nghiệp được trực tiếp đem tiền hàng đi cứu trợ. Nhưng hiện nay Mặt trận Tổ quốc các cập sẽ là nơi tiếp nhận tiền , hàng cứu trợ . Sau khi hình thành hệ thống ban cứu trợ từ trung ương đến địa phương, tiền cứu trợ sẽ được phân phối đến cấp tỉnh (bằng hình thức chuyển qua tài khoản), và cấp tỉnh sẽ phân bổ số tiền cứu trợ đó xuống huyện, xã dựa trên tình hình thực tế ở địa phương. Có thể mọi người hình dung việc cứu trợ phải qua nhiều tầng nấc, nhưng đó là sự cần thiết vì chỉ có ban cứu trợ cấp xã mới có thể nắm được sát nhất tình hình thiệt hại trên địa bàn. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các cơ quan báo chí hưởng ứng lời kêu gọi của ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp sẽ được vận động mỗi khi có thiên tai, sự cố nghiêm trọng. Tuy vậy, các tổ chức khác muốn vận động phải được sự cho phép của mặt trận tổ quốc các cấp. Trước khi phân phối, mặt trận sẽ mời các cơ quan đóng góp cho ý kiến về việc phân hàng cứu trợ đi đâu, biện pháp như thế nào. Nếu cá nhân, tổ chức đóng góp hảo tâm yêu cầu chuyển hàng đến địa chỉ cụ thể, ban cứu trợ sẽ chuyển đúng theo yêu cầu. b. Đối với hoạt động cứu trợ thường xuyên : Được tổ chức từ TW tới địa phương , theo đó CP sẽ ban hành những quy định chung về chế độ cứu trợ XH ( đối tượng hưởng , mức được hưởng ,...) và áp dụng xuống đến từng địa phương như đã trình bày ở phần trên . 3.2 Những thành tựu trong cứu trợ xã hội VN : a.Đối với hoạt động cứu trợ xã hội thường xuyên : Hiện nước ta có khoảng 160.000 trẻ em mồ côi, trong đó có 88.000 em không còn nơi nương tựa, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Trong số 88.000 em đó, Nhà nước đã giải quyết trợ cấp xã hội thường xuyên khoảng 60.000 em, bao gồm: 10.000 em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở bảo trợ xã hội với mức trợ cấp thấp nhất 240.000đ/em/tháng; gần 50.000 em hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, với mức trợ cấp tối thiểu 120.000đ/em/tháng và số còn lại do họ hàng, cộng đồng cưu mang hoặc được nhận làm con nuôi . Cách đây hơn 20 năm (từ 22-12-1987) tổ chức Làng trẻ em SOsS quốc tế đã ký với Chính phủ Việt Nam xây dựng các Làng trẻ em SOS Việt Nam nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em có số phận không may để trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Trải qua hơn 20 năm, nhờ sự tài trợ tận tình của tổ chức Làng trẻ em SOS quốc tế, đến nay Việt Nam đã có 13 làng trẻ em được xây dựng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước; nuôi dạy gần 3.000 trẻ mồ côi, được học hành, dạy nghề và tạo việc làm, nhiều cháu sau khi trưởng thành đã ra ngoài xã hội, đi làm, có thu nhập, có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Những em đang sống tại các trung tâm không những được nuôi dưỡng ,chăm sóc , học tập , mà hàng năm Trung tâm cũng tổ chức những ngày Lễ, Tết ( Trung thu , quốc tế thiếu nhi , Tết cổ truyền ,...) để các em có thể được hưởng niềm vui như những đứa trẻ bình thường khác . Như trong dịp Tết cổ truyền vừa qua tỉnh Kiên Giang đã tổ chức cho hơn 600 trẻ em mồ côi, lang thang, khuyết tật… thành phố Rạch Giá ăn tết. Buổi họp mặt được tổ chức từ hỗ trợ của một số doanh nghiệp và nhà hảo tâm, với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Trên 620 trẻ em mồ côi, lang thang, khuyết tật, nạn nhân chất độc cam… đã được trao quà tết, mỗi phần gồm quần áo, sữa, và phần lì xì 200 ngàn đồng. Ngoài ra các tổ chức , doanh nghiệp , cá nhân trong ngoài nước cũng thường xuyên thăm hỏi , tặng quà , trợ giúp các em không những trong cuộc sống hiện tại mà còn dạy nghề , hướng nghiệp giúp các em có được những kĩ năng , kiến thức tự lập cuộc sống sau này . Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương đến tháng 9 năm 2008 tổng số đối tượng bảo trợ xã hội trong toàn quốc có gần 1,3 triệu người thuộc diện hưởng trợ cấp thường xuyên (trong đó có gần 40 ngàn đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội). Trong những năm qua, công tác trợ giúp, trợ cấp xã hội đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng bảo trợ xã hội. Những đối tượng bảo trợ xã hội không có điều kiện sống tại công đồng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định . - Về chăm sóc sức khoẻ:  Hầu hết các cơ sơ bảo trợ xã hội đều có cán bộ y tế, trang thiết bị, tủ thuốc, dụng cụ y tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết, mở sổ theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho từng đối tượng. Đối với cơ sở có nhiệm vụ chỉnh hình - phục hồi chức năng thì đều có cán bộ và trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng, chủ động đẩy mạnh hoạt động chỉnh hình- phục hồi chức năng đối với từng người tàn tật, giúp họ tự tập luyện và khơi dậy tính kiên trì, để vượt lên chính mình. - Hoạt động học văn hoá, học nghề: Cơ sở bảo trợ xã hội đã bảo đảm cho trẻ em đang nuôi dưỡng trong cơ sở được tiếp cận giáo dục trong các trường phổ thông công lập, dân lập hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hội; Do thực hiện tốt công tác này nên đã có nhiều học sinh có kết quả học tập tốt. Việc tổ chức học nghề cho các đối tượng trong những năm qua cũng  được quan tâm đúng mức. Một số cơ sở tổ chức các lớp dạy cắt may, thêu, mộc dân dụng, cơ khí, gò, hàn, sửa chữa xe máy, tivi,... đã có hàng ngàn đối tượng ở các cơ sở được học nghề và tạo được việc làm. Như cơ sở bảo trợ nuôi dưỡng và dạy nghề cho trẻ  tàn  tật của tỉnh Hải Dương là một trong những cơ sở điển hình. Các em khi tốt nghiệp các khóa học nghề hầu hết đều có việc làm và mức thu nhận từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. - Hoạt động văn hoá - thể thao: Những năm qua các cơ sở bảo trợ xã hội đã tổ chức hoạt động dạy hát, dạy nhạc hoặc tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí hàng tuần cho các đối tượng; trang bị tủ sách, phòng đọc; cung cấp sách, báo, tạp chí, đài, ti vi để cung cấp thông tin cho các đối tượng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội. Đối với những người có khả năng tham gia các hoạt động, ít nhất trong mỗi ngày có một giờ để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và vui chơi giải t
Luận văn liên quan