1.Văn bản pháp luật điều tiết hoạt động CTCK
•Luật doanh nghiệp
•Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật hướng dẫn
•Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK
2.Cơ quan quản lý trực tiếp
•Uỷ ban chứng khoán nhà nước
•Các trung tâm giao dịch và trung tâm lưu ký mà công ty chứng khoán là thành viên
3.Tổng quan về CTCK tại Việt Nam
•CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán
•Cùng với sự phát triển của thị trường, số công ty chứng khoán tăng nhanh:
Cuối 2009, thị trường đã có 105 CTCK, 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký.
31 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các Công ty Chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Trình bày thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động của các Công ty Chứng khoán ở Việt Nam.
Mục lục
I- Những vấn đề cơ bản CTCK tại Việt Nam………………………………………...1
1. Văn bản pháp luật điều tiết hoạt động CTCK………………………….......1
2. Cơ quan quản lý trực tiếp……………………………………………………1
3. Tổng quan về CTCK tại Việt Nam
4. Một số nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của CTCK tại VN……5
II-Thực trạng…………………………………………………………………………...5
1.Giai đoạn 2000 – 2005………………………………………………………………..5
1.1.Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán..............................5
1.2.Chất lượng hoạt động.....................................................................................7
2.Giai đoạn 2006 – 2007……………………………………………………………......8
2.1.Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán..............................8
2.2.Về hoạt động của các công ty chứng khoán...................................................9
a.Về hoạt động môi giới………………………………………………..10
b.Về hoạt động tự doanh ……………………………………………....11
c.Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành……………………..12
d.Hoạt động tư vấn ………………………………………………….....12
3. Giai đoạn nửa cuối 2007 đến 9 tháng đầu năm 2009……………………………..15
3.1. Về số lượng và quy mô giao dịch.................................................................15
3.2.Kết quả của hoạt động kinh doanh..............................................................16
3.3.Hạn chế về hoạt động của các công ty chứng khoán....................................18
4. Giai đoạn 3 tháng cuối năm 2009 cho đến nay………………………………........19
4.1. Tình hình hoạt động tổng quan.....................................................................19
4.2 Bất cập .........................................................................................................26
1. Thao túng giá…………………………………………………….......
2.Bán khống cổ phiếu…………………………………………………...
3.Tính minh bạch………………………………………………………..
III-Giải pháp cho các công ty chứng khoán..............................................................28
I- Những vấn đề cơ bản CTCK tại Việt Nam
Văn bản pháp luật điều tiết hoạt động CTCK
Luật doanh nghiệp
Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật hướng dẫn
Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK
Cơ quan quản lý trực tiếp
Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Các trung tâm giao dịch và trung tâm lưu ký mà công ty chứng khoán là thành viên
Tổng quan về CTCK tại Việt Nam
CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán
Cùng với sự phát triển của thị trường, số công ty chứng khoán tăng nhanh:
Cuối 2009, thị trường đã có 105 CTCK, 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký.
Các nghiệp vụ và vốn pháp định cho mỗi nghiệp vụ:
Môi giới chứng khoán: 25 tỷ
Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty.Trong trường hợp khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch.
Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ
Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình.Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khoán tự doanh có thể là chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK. Ngoài ra công ty chứng khoán có thể tự doanh chứng khoán lô lẻ của khách hàng, sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên TTCK.Theo Điều 20 quy chế hoạt động và tổ chức của công ty chứng khoán số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004 quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán như sau:· Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình· Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán không được: o Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. o Đầu tư vượt quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết. o Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.
Bảo lãnh hát hành chứng khoán: 165 tỷ
Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.Hiện nay trên thế giới có một số hình thưc bảo lãnh phát hành sau:· Bảo lãnh cam kết chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không.· Bão lãnh cố gắng tối đa: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng tối đa. Số chứng khoán còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành. Như vậy, kết quả của việc bán chứng khoán của tổ chức phát hành tùy thuộc và khả năng, uy tín và sự lựa chọn nhà đầu tư của tổ chức bảo lãnh.· Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức phát hành yêu cầu tổ rhức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành. Theo phương thức này, không có một sự bảo đảm đợt phát hành có thành công hay không, nên UBCKNN thường quy định số chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trong thời gian chào bán sẽ được giữ bởi một người thứ ba để chờ kết quả cuối cùng của đợt phát hành. Nếu đợt phát hành không thành công thì nhà đầu tư sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc.· Bảo lãnh với hạn mức tối thiều: là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối da và phương bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ được hủy bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc mua chứng khoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Đây là phương thức bảo lãnh tương đối hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích cho tổ chức phát hành, vừa hạn chế rủi ro cho tổ chức bảo lãnh.Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ cua rnhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán:10 tỷ
Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán.Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán.Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải:· Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.· Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn.· Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào.· Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó.· Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp đươc khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.· Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn.Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nha tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và chính xác của các bản phân tích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn.
CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Từ 1/1/2007 CTCK không được thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục mà hoạt động này được chuyển sang cho công ty quản lý quỹ
Ngoài ra CTCK được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác:
Tư vấn tái cơ cấu TCDN, thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn quản trị công ty cổ phần
Tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán
Tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị DN
Tư vấn tài chính khác phù hợp với quy định pháp luật
Một số nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của CTCK tại Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ có xung đột giữa lợi ích của công ty chứng khoán và của khách hàng hoặc giữa lợi ích của các khách hàng với nhau
Vốn điều lệ của CTCK phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định đối với từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
CTCK phải duy trì tỉ lệ vốn khả dụng trên tổng vốn nợ điều chỉnh tối thiểu bằng 5%
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của CTCK không được vượt quá 6 lần
Nợ ngắn hạn tối đa bằng tài sản ngắn hạn
Hạn chế đầu tư của CTCK
Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của CTCK
Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của CTCK khác
Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của 1 tổ chức niêm yết
Đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của 1 tổ chức không niêm yết
Đầu tư hoặc góp vốn từ 15% trở lên tổng số vốn góp của 1 công ty TNHH
II-Thực trạng:
1.Giai đoạn 2000 – 2005
1.1.Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán
Ngày 28/11/1996, Chính phủ ra nghị định thành lập Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước
Ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước
20/07/2000 : Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với:
4 Cty chứng khoán :SSI với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng
2 cổ phiếu niêm yết : Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom).
Một tuần chỉ có hai phiên giao dịch.Giá trị cổ phiếu niêm yết là 270 tỷ đồng (theo mệnh giá). Giá trị giao dịch bình quân phiên của toàn thị trường liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng.
Trong những năm đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam còn non nớt, số nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, không nhiều cá nhân, tổ chức mặn mà với việc thành lập các CTCK. Thị trường chứng khoán phát triển chậm, không có biến động lớn.Đến 05/05/2001 mới chỉ có 5 công ty niêm yết và 7 công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Có 8.700 tài khoản nhà đầu tư,
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp trong các năm tiếp theo. Số lượng các CTCK sau 3 năm thị trường hoạt động chỉ là 12 công ty với tổng vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán. Số lượng mã cổ phiếu được giao dịch trên thị trường không cao (73 mã) với giá trị vốn hóa không lớn. Thị trường mới chỉ có 14000 nhà đầu tư. Số nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài không lớn. Tình trạng trên là do thị trường chứng khoán chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ số vn index không tăng mà thậm chí còn sụt giảm trong 3 năm đầu.
Năm 2004 và 2005 thị trường có những chuyển biến tích cực.Chỉ số VN index liên tục tăng. Qua 5 năm TTGDCK TP hcm đã vận hành hệ thống giao dịch thông suốt và an toàn trên 1.000 phiên giao dịch, với giá trị giao dịch bình quân phiên của toàn thị trường liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng trong năm 2000 lên 81 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2005. Bức tranh chung của Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2005 có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà đầu tư tăng 35%, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên. Đây là một cơ hội lớn cho các công ty chứng khoán tăng số khách hàng ,số lượng nhà đầu tư từ dưới 3.000 tài khoản vào năm 2000 nay đã đạt trên 24.300 tài khoản, trong đó có 250 nhà đầu tư là tổ chức
Cũng trong năm 2005 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động là một động lực lớn cho TTCK và cũng là một cơ hội lớn cho các công ty chứng khoán.
Qua 5 năm hoạt động đã có 14 CTCK được thành lập và hoạt động trên TTCK. Năm 2005, cả 14 công ty đều có lãi. Các CTCK SSI, Bảo Việt, ACB, VCBS... đều có mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của các CTCK không chỉ thể hiện qua việc mở rộng quy mô hoạt động ra một số tỉnh-thành trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Dương, Cần Thơ…, mà tiềm lực về vốn và nguồn nhân lực cũng không ngừng gia tăng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của thị trường.
1.2.Chất lượng hoạt động
Tính đến năm 2004 Các CTCK mở rộng hoạt động nghiệp vụ, có kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển khả quan :
Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ người đầu tư cũng ngày càng được nâng cấp và đa dạng hóa. Các mô hình đầu tư mới như quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng mua lại trái phiếu, cổ phiếu có kỳ hạn… cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường, làm phong phú thêm hàng hóa để người đầu tư lựa chọn. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá chứng khoán qua điện thoại, theo dõi giao dịch chứng khoán trực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, Internet… được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều, đem lại lợi ích thiết thực cho người đầu tư. . Nguồn vốn điều lệ của các CTCK đã lên tới trên 810 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh đã ổn định hơn sau một số năm đầu khó khăn, đến năm 2004 các CTCK đều có lãi và đã thực hiện trích quỹ dự phòng tài chính để tăng vốn điều lệ.
Cụ thể:
+ Về kết quả triển khai các hoạt động nghiệp vụ được cấp phép: Các CTCK đã chủ động triển khai mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, thực hiện đấu giá phát hành cổ phiếu qua CTCK, tư vấn niêm yết và phát hành bổ sung tăng vốn qua TTCK. Trong năm 2004, các CTCK đã làm đại lý phát hành cổ phiếu cho gần 20 công ty và tư vấn cổ phần hoá cho gần 100 doanh nghiệp, tư vấn niêm yết mới và niêm yết bổ sung cho 10 doanh nghiệp, đây là đóng góp của các CTCK trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN của nhà nước
Trong năm 2004 đã có 6/13 CTCK triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với tổng giá trị chứng khoán trong danh mục trên 240 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các CTCK đã thực hiện bảo lãnh phát hành với tổng giá trị là 9.034 tỷ đồng.
+ Về kết quả kinh doanh: Hầu hết các CTCK đều có lãi. So với năm 2003 doanh thu tự doanh tăng 8 lần (tự doanh trái phiếu chiếm 90% tổng giá trị tự doanh), doanh thu môi giới tăng 3 lần và doanh thu tư vấn tăng 1,6 lần.
+ Về tiềm năng phát triển: các CTCK bắt đầu xác định thế mạnh nghiệp vụ của từng công ty. Một số công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ (như Công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn, CTCK Ngân hàng Công thương).
+ Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thành lập Hiệp hội để phối hợp hoạt động giữa các hội viên và thúc đẩy phát triển TTCK, bước đầu đã tham gia nghiệp vụ cho các nhân viên hành nghề.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế và tồn tại:
- Khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường ck cũng như các công ty chứng khoán vẫn chưa hoàn thiện. Chúng ta chưa có Luật Chứng khoán, hệ thống các văn bản về chứng khoán và TTCK hiện hành có tính pháp lý chưa cao và còn nhiều bất cập .Các văn bản pháp quy ở mức thấp vì vậy không bao trùm được hết phạm vi hoạt động của thị trường, chưa tạo ra được một thể chế hoàn chỉnh theo nguyên lý vốn có của nó..Điều này đã gây khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc hoạt động cũng như chấp hành luật.
- Quy mô của thị trường cổ phiếu nhỏ nên chưa thu hút các nhà đầu tư. Với 30 CTNY mà đa phần là các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu hiện chỉ vào khoảng 0,6% GDP (nếu tính cả trái phiếu thì tổng giá trị niêm yết toàn thị trường là 30.800 tỷ đồng, chiếm 4,8% GDP), hãy còn quá nhỏ để có thể đại diện cho nền kinh tế. Quy mô nhỏ đã gây khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.Hơn nữa “miếng bánh nhỏ” này lại bị các ông lớn như SSI,Bảo Việt … nắm giữ đa phần nên sẽ càng khó khăn cho các công ty nhỏ và mới.
- Cơ chế hoạt động của TTCK chưa thực sự ổn định đã ảnh hưởng xấu đến các công ty chứng khoán
- Năng lực trình độ của cán bộ quản lý, các nhân viên hành nghề chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển lâu dài của thị trường.Điều nãy cũng dễ hiểu vì TTCK VN là một thị trường non trẻ,thiếu kinh nghiệm.
- Máy móc thiết bị chưa hiện đại nên việc giám sát và thông tin của thị trường không hiệu quả,hệ thống công nghệ thông tin còn ở trình độ thấp.
-Chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ trên TTCK chưa cao, tính minh bạch và hiệu quả còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng công tác công bố thông tin, chất lượng hoạt động của TTGDCK cũng như các thành viên thị trường. Các biểu hiện vi phạm trên thị trường ở một số CTCK cũng như công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng đầu tư, các giải pháp phát triển thị trường chưa đồng bộ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do: tính chủ động, hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát hoạt động TTCK chưa cao. Chưa có một chương trình hành động thống nhất để phát huy vai trò và khả năng của các thành viên thị trường trong nỗ lực chung để phát triển TTCK, đặc biệt là vai trò phối kết hợp của các Bộ, ngành, địa phương với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK còn hạn chế. Đồng thời, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý cũng như nhân viên hành nghề còn có hạn chế nhất định; chưa xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của tổ chức và người kinh doanh chứng khoán.
2.Giai đoạn 2006 – 2007
2.1.Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán
a, Số lượng:
Trước tiên cần phải khẳng định giai đoạn 2006-2007 là thời kì bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mở rộng nghiệp vụ của các công ty chứng khoán là rất đáng kinh ngạc.
Qua sáu năm hoạt động, khởi điểm từ vài công ty năm 2000 tính đến cuối năm 2006 số lượng công ty đã tăng lên 55 và sang năm 2007 là 78.
Bên cạnh đó, các CTCK cũng chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua chủ yếu chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. So với nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, nhu cầu tư vấn CPH, niêm yết Việc phân tích một cách tương đối đơn giản các con số như trên cho thấy, sự gia tăng của số lượng các CTCK trong thời gian vừa qua có xu hướng phù hợp với xu hướng gia tăng của quy mô và hàng hóa trên thị trường. Giá trị thị trường tăng mạnh, số lượng hàng hóa lớn đòi hỏi một lực lượng trung gian thị trường mạnh có tiềm lực tài chính, công nghệ, chuyên môn tốt. Khi thị trường phát triển trong giai đoạn nóng, số lượng CTCK dù tăng nhanh vẫn chưa thể đáp ứng được đòi hỏi giao dịch của nhà đầu tư, cũng như nhu cầu về tư vấn cổ phần hóa (CPH), tư vấn niêm yết. Năm 2001 chỉ có 8.700 tài khoản nhà đầu tư, năm 2006 tăng lên 72.700 tài khoản, năm 2007 là 303.980 tài khoản và đến đầu năm 2008 là 383.980 tài khoản. Có thể thấy sự quá tải của các CTCK trong giai