Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1997 đến nay

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của thời đại. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) 2007, Việt Nam cam kết đến năm 2011 sẽ mở cửa thị trường tài chính hoàn toàn. Điều này có nghĩa, các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ được phép thành lập và hoạt động như một ngân hàng Việt. Sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài một mặt giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại song cũng tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn. Ngân hàng Việt Nam yếu thế về nhiều mặt, trong đó vốn là vấn đề căn bản. Thiếu vốn để trang bi công nghệ hiện đại, thiếu vốn để đào tạo nhân lực, thiếu vốn làm giảm quy mô, chất lượng dịch vụ và do đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh. Bên cạnh nhu cầu tự thân, ngân hàng Việt Nam cũng đang bị áp lực từ phía Nhà nước tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Hiện tại, toàn hệ thống vẫn còn khoảng 19 ngân hàng (chiếm 43%) chưa đạt mức yêu cầu về vốn pháp định, trong số đó có 12 ngân hàng có vốn điều lệ thấp hơn 2000 tỷ. Sáp nhập và mua lại được nhiều ngân hàng hướng tới để giải bài toán thiếu vốn. Hoạt độn g sáp nhập và mua lại (viết tắt M&A) tuy khá phổ biến ở các nước phát triển nhưng còn mới mẻ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. M&A diễn ra ở Việt Nam từ những năm 1997 nhưng còn ít về số lượng, chưa phong phú về hình thức, quy mô nhỏ do thiếu luật pháp điều chỉnh, sự hỗ trợ của Nhà nước và kiến thức củ a ngân hàng.

pdf98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3050 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1997 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình dự thi Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương 2010 Tên công trình: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI (M&A) NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY Nhóm ngành: Khoa học xã hội 1a (Ký hiệu XH1a) Hà Nội, tháng 7 năm 2010 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT M&A Sát nhập và mua lại TCNH Tài chính Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam NHNN&PTNN Ngân hàng Nhà nước và phát triển nông thôn UBCK Ủy ban chứng khoán HSBC Ngân hàng Hong Kong- Thượng Hải OCBC Oversea Chinese-Banking Corporation FSC Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Đài Loan FDIC: Cơ quan bảo hiểm tiền gửi của Mỹ 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số thương vụ M&A giữa ngân hàng nông thôn và ngân hàng lớn ở đô thị tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2004 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu của NHTMCP Phương Nam trước và sau sát nhập Bảng 2.3: Các hoạt động mua bán cổ phần cho đối tác nước ngoài Bảng 2.4: Hoạt động nắm giữ cổ phần chéo giữa các ngân hàng trong nước 4 MỤC LỤC 6 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của thời đại. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) 2007, Việt Nam cam kết đến năm 2011 sẽ mở cửa thị trường tài chính hoàn toàn. Điều này có nghĩa, các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ được phép thành lập và hoạt động như một ngân hàng Việt. Sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài một mặt giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại song cũng tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn. Ngân hàng Việt Nam yếu thế về nhiều mặt, trong đó vốn là vấn đề căn bản. Thiếu vốn để trang bi công nghệ hiện đại, thiếu vốn để đào tạo nhân lực, thiếu vốn làm giảm quy mô, chất lượng dịch vụ và do đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh. Bên cạnh nhu cầu tự thân, ngân hàng Việt Nam cũng đang bị áp lực từ phía Nhà nước tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Hiện tại, toàn hệ thống vẫn còn khoảng 19 ngân hàng (chiếm 43%) chưa đạt mức yêu cầu về vốn pháp định, trong số đó có 12 ngân hàng có vốn điều lệ thấp hơn 2000 tỷ. Sáp nhập và mua lại được nhiều ngân hàng hướng tới để giải bài toán thiếu vốn. Hoạt động sáp nhập và mua lại (viết tắt M&A) tuy khá phổ biến ở các nước phát triển nhưng còn mới mẻ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. M&A diễn ra ở Việt Nam từ những năm 1997 nhưng còn ít về số lượng, chưa phong phú về hình thức, quy mô nhỏ do thiếu luật pháp điều chỉnh, sự hỗ trợ của Nhà nước và kiến thức của ngân hàng. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 1997 đến nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 Hoạt động sáp nhập và mua lại trong thời gian gần đây mới thật sự sôi động do yêu cầu tăng vốn điều lệ của chính phủ. Hiện đã có một số luận văn trong nước về M&A ngành ngân hàng nhưng số liệu chưa cập nhập và thiếu tính thời sự. Nhóm nghiên cứu tiến khắc phục được hạn chế này bằng việc đưa vào bài những chính sách, tình hình hoạt động sáp nhập, mua bán ngân hàng đến ngày 10/7/2010. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Những lý luận chung về hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng bao gồm khái niệm, các hình thức và phương thức. - Phân tích thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại Việt Nam. - Trên cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu là ngân hàng thương mại Việt Nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp dữ liệu; so sánh, phân tích, đánh giá, dự báo. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Nhóm nghiên cứu hy vọng các đề xuất sẽ hữu ích cho ngân hàng thương mại và các cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán sáp nhập trong thời gian tới. 8 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm và các hình thức sáp nhập, mua lại 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ sáp nhập và mua lại được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Mergers & Acquisitions”, viết tắt là M&A, thể hiện hoạt động hai hay nhiều doanh nghiệp kết hợp lại với nhau nhằm đạt được những mục tiêu đã được xác định trước trong chiến lược kinh doanh của mình. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt nên M&A ngân hàng cũng có bản chất tương tự như M&A doanh nghiệp nói chung. 1.1.1.1. Sáp nhập (Mergers) Sáp nhập là hình thức kết hợp mà một hoặc nhiều ngân hàng cùng loại (gọi là ngân hàng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một ngân hàng khác (gọi là ngân hàng nhận sáp nhập). Bên bị sáp nhập gọi là ngân hàng mục tiêu (target bank). Ngân hàng mục tiêu sẽ chấm dứt sự tồn tại sau khi sáp nhập. Khi đó, thông thường thương hiệu của ngân hàng mục tiêu sẽ mất đi, chuyển tên cùng ngân hàng tiếp nhận. 1.1.1.2. Mua lại (Acquisitions) Mua lại là hình thức kết hợp mà một ngân hàng mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của ngân hàng kia. Khi một ngân hàng tiến hành mua lại (tiếp quản) một ngân hàng khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Thông thường ngân hàng có thể tiến hành một trong hai cách mua lại như sau: Mua lại cổ phiếu, m ua lại tài sản ( sẽ được 9 đề cập trong chiến lược sáp nhập và mua lại) Sáp nhập và mua lại toàn bộ có cùng bản chất là sự kết hợp của hai hoặc nhiều ngân hàng thành một chủ thể duy nhất còn hoạt động. Tuy nhiên, sáp nhập là sự kết hợp của hai chủ thể tương đồng với nhau (về quy mô, uy tín, khả năng tài chính...) với mục đích là sự hợp tác, cùng có lợi cho cả hai bên. Mua lại thông thường là hoạt động của ngân hàng lớn hơn đối với chủ thể yếu hơn để biến ngân hàng đó thành phần sở hữu của mình, quyền đặt giá giao dịch thuộc về ngân hàng mua. Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích cho cả hai. Nhưng khi bên bị mua không không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ mua bán. Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc nó được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay hay bị ép buộc thâu tóm nhau. Mặt khác, nó còn là cách truyền tải thông tin ra bên ngoài cũng như sự nhìn nhận của ban giám đốc, nhân viên và cổ đông của công ty. Một ví dụ minh họa là giao dịch giữa J.P. Morgan và Bank One. Năm 2004, J.P. Morgan, một trong những ngân hàng lâu đời nhất của Mỹ, đề xuất một cuộc kết hợp thân thiện với Bank One, một ngân hàng lớn khác của Mỹ. Vào lúc thông tin được công bố, giám đốc điều hành của J.P.Morgan là Bill Harrison còn giám đốc điều hành của Bank One là Jamie Dimon. Bill Harrison quyết định sẽ là giám đốc điều hành duy nhất nên cuối cùng J.P.Morgan trả cho Bank One một khoản lợi nhuận là 14%( cao hơn giá trị thị trường khi đó của Bank One trên 7 triệu USD). Bill Harrison đã cho thấy rằng đó thực chất là một cuộc mua lại chứ không phải là sáp nhập. Nhìn chung, M&A như một hình thức huy động vốn. Tuy nhiên, M&A khác với việc gọi vốn qua thị trường chứng khoán ở chỗ: nó không chỉ đơn thuần gọi vốn mà còn là thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược, trong đó người mua - đối tác chiến lược - không chỉ góp thêm vốn, mà còn 10 tăng thêm giá trị cho ngân hàng được mua bằng năng lực quản lý, các bí quyết công nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của người mua… Vì vậy, mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần là đầu tư tài chính, sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. 1.1.2 Phân loại các hình thức sáp nhập, mua lại 1.1.2.1 Phân loại dựa trên hình thức liên kết Sáp nhập và mua lại theo chiều ngang (Horizontal Merger) Sáp nhập và mua lại theo chiều ngang là giao dịch M&A giữa hai ngân hàng hay doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh trực tiếp về một dòng sản phẩm và dịch vụ trong cùng một thị trường. Kết quả của giao dịch này có thể sẽ mang lại cho bên sáp nhập nhiều lợi ích: mở rộng thị trường, giảm bớt đối thủ cạnh tranh, tận dụng nguồn lực về con người, hệ thống công nghệ kỹ thuật… Sáp nhập và mua lại theo chiều dọc (Vertical Merger) Sáp nhập và mua lại theo chiều dọc là giao dịch M&A giữa một ngân hàng với một doanh nghiệp là khách hàng của chính ngân hàng đó (M&A tiến - forward) hoặc giữa một ngân hàng với một doanh nghiệp là nhà cung ứng cho họ (M&A lùi – backward). M&A theo chiều dọc mang lại cho ngân hàng bên mua các lợi ích như: kiểm soát được rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng, giảm các chi phí trung gian... Sáp nhập kết hợp (Conglomeration) Sáp nhập kết hợp là giao dịch M&A diễn ra giữa ngân hàng và doanh nghiệp khác hoạt động ở các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề không liên quan với nhau. Một tên gọi khác của giao dịch này là “M&A hình thành tập đoàn”. Kiểu sáp nhập này rất phổ biến vào thập niên 60 khi các luật chống độc quyền ngăn cản các doanh nghiệp có ý định sáp nhập theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Bởi vì M&A hình thành tập đoàn không ảnh hưởng 11 lập tức đến mức độ tập trung của thị trường. Lợi ích của hoạt động M&A này là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường và lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ. 1.1.2.2 Phân loại dựa trên phạm vi lãnh thổ: Sáp nhập và mua lại trong nƣớc: Hoạt động M&A diễn ra giữa các ngân hàng trong cùng một lãnh thổ quốc gia. Sáp nhập và mua lại xuyên biên: Hoạt động M&A diễn ra giữa các ngân hàng thuộc các quốc gia khác nhau (một trong những hình thức đầu tư trực tiếp phổ biến nhất hiện nay). Tuy nhiên, các thương vụ M&A này diễn ra phức tạp hơn so với M&A trong nước. Nguyên nhân là do có sự khác biệt về môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục truyền thống, nguyên tắc thuế, kế toán... giữa các quốc gia. 1.1.2.3. Phân loại dựa trên chiến lược mua lại M&A thân thiện - Friendly takeover: là một giao dịch M&A mà cả hai bên đều muốn thực hiện vì họ đều cảm thấy mình sẽ có lợi từ thương vụ này. Một vụ sáp nhập với tính chất công bằng như thế được gọi là “sáp nhập ngang hàng”, nên giữa các bên luôn có sự cân bằng trong quá trình ra quyết định điều hành tổ chức mới. M&A thù nghịch - Hostile takeover: là một giao dịch M&A mà một bên bằng mọi cách phải mua lại bên kia bất kể bên bán có đồng ý hay không. Trong trường hợp này bên mua sẽ dùng tiềm lực tài chính của mình để mua lại công ty đối thủ nhằm triệt tiêu sự cạnh tranh của đối thủ đó. 1.1.3. Động lực của sáp nhập và mua lại Khi tiến hành một giao dịch sáp nhập và mua lại, các ngân hàng thường kỳ vọng những lợi ích nhất định. Cộng hưởng là động cơ quan trọng và là mục tiêu sau cùng giải thích cho mọi thương vụ mua bán sáp nhập. Cộng hưởng sẽ cho phép tạo ra hiệu quả từ sức mạnh tổng hợp và giá trị của doanh 12 nghiệp mới (sau khi sáp nhập) được nâng cao. M&A sẽ mang lại những giá trị cho cả bên đối tác. Trên thực tế, đạt được sự cộng hưởng thường khó hơn người ta tưởng. Nó không phải luôn luôn là kết quả của sự sáp nhập. Đương nhiên khi hai công ty sáp nhập dễ nhìn thấy khả năng đạt được lợi thế quy mô nhưng đôi khi nó lại có hiệu ứng ngược lại. Trong nhiều trường hợp, một cộng một lại nhỏ hơn hai. Do đó, việc phân tích chính xác mức độ cộng hưởng trước khi tiến hành những thương vụ M&A rất quan trọng. Giảm lao động Sáp nhập doanh nghiệp thường có khuynh hướng làm giảm việc làm. Hai hệ thống sáp nhập lại sẽ làm giảm nhiều công việc gián tiếp, ví dụ các công việc văn phòng, tài chính kế toán hay marketing….Việc giảm thiểu vị trí công việc cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động. Đây cũng là dịp tốt để các doanh nghiệp sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả. Đạt đƣợc hiệu quả dựa vào quy mô Một ngân hàng lớn lúc nào cũng có lợi thế hơn khi giao dịch với các đối tác, đặc biệt là ưu thế khi đàm phán. Mặt khác, quy mô lớn cũng tạo ra lợi thế nhờ quy mô, giúp giảm thiểu chi phí và tăng trưởng về doanh thu. Trang bị công nghệ mới Để duy trì cạnh tranh, các ngân hàng cần sự hỗ trợ rất lớn của kỹ thuật và công nghệ. Thông qua việc mua bán hoặc sáp nhập, đơn vị mới có thể tận dụng công nghệ của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Tăng cƣờng thị phần và danh tiếng trong ngành Một trong những mục tiêu của mua bán và sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tư. Công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn một công ty nhỏ. 13 Động lực cho tất cả các giao dịch là giá trị cộng hưởng. Song nó không hẳn là động cơ thúc ép các công ty tiến hành giao dịch. Mục tiêu chiến lược trong một vụ sáp nhập, mua lại đứng trên vị trí của bên Bán và bên Mua có thể khác nhau. Đối với bên Bán, động lực chính thường gồm một trong các yếu tố sau: chủ sở hữu nghỉ hưu hoặc sẵn sàng ra đi, không thể cạnh tranh khi là một công ty độc lập, công ty gặp khó khăn về tài chính, hoặc có thể từ sự hạn chế lĩnh vực kinh doanh. Đối với bên Mua, động lực có thể từ áp lực tăng trưởng từ phía các nhà đầu tư, quy định của chính phủ về mức vốn điều lệ tối thiểu,… 1.2. Các phƣơng thức tiến hành sáp nhập và mua lại 1.2.1 Chào thầu (Tender Offer) Chào thầu là phương thức M&A mà ở đó ngân hàng có ý định mua đứt (buyout) toàn bộ ngân hàng khác và đề nghị cổ đông hiện hữu của ngân hàng đó bán lại cổ phần của họ với mức giá cao hơn thị trường rất nhiều (premium price). Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông chấp nhận từ bỏ quyền sở hữu cũng như quyền quản lý ngân hàng của mình. Hình thức M&A này thường được áp dụng trong các vụ thôn tính đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng bị mua thường là ngân hàng yếu hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp một ngân hàng nhỏ “nuốt” được một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện vụ thôn tính. Các ngân hàng thực hiện thôn tính theo hình thức này thường huy động nguồn tiền mặt bằng cách: sử dụng thặng dư vốn, huy động vốn từ cổ đông hiện hữu thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi, vay từ các tổ chức tín dụng khác. Điểm đáng chú ý trong thương vụ “chào thầu” là ban quản trị ngân hàng mục tiêu bị gạt ra ngoài và mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng thôn tính và cổ đông của ngân hàng mục tiêu. 14 1.2.2. Lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights) Hình thức M&A này cũng được sử dụng với mục đích thôn tính đối thủ cạnh tranh. Khi ngân hàng mục tiêu đang lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ thì luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn, muốn thay đổi ban quản trị và điều hành của ngân hàng mình. Bên mua có thể lợi dụng tình hình này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó. Trước tiên, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn trên thị trường (nhưng chưa đủ sức để chi phối) để trở thành cổ đông của ngân hàng. Sau khi nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập họp Đại hội cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện của họ vào Hội đồng quản trị mới. 1.2.3. Thƣơng lƣợng tự nguyện (Friendly mergers) Khi cả hai bên mua bán đều nhận thấy lợi ích chung từ thương vụ M&A và những điểm tương đồng giữa hai bên (về văn hóa, thị phần...), người điều hành sẽ xúc tiến để ban quản trị hai bên ngồi lại và thương thảo cho giao dịch M&A này. Ngoài các phương án chuyển nhượng cổ phiếu, tài sản, tiền mặt hay kết hợp tiền mặt và nợ, hai bên thực hiện M&A còn có thể chọn phương thức hoán đổi cổ phiếu (stock swap) để biến cổ đông của ngân hàng này trở thành cổ đông của ngân hàng kia và ngược lại. Một hình thức khá phổ biến trong thời gian gần đây là trao đổi cổ phần để nắm giữ chéo sở hữu ngân hàng của nhau. Thực chất, hình thức này mang tính liên minh hơn là sáp nhập và việc này xuất phát từ động cơ liên minh giữa hai ngân hàng nhằm chia sẻ nhiều điểm chung về lợi ích, khách hàng... Vì vậy, vụ sáp nhập này thường có lợi cho cả hai bên. 1.2.4. Thu gom cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán Bên mua sẽ bí mật gom dần cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu thông 15 qua giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương án này cần phải có thời gian, đồng thời nếu để lộ ý đồ thôn tính, giá của cổ phiếu đó có thể tăng vọt trên thị trường. Tuy nhiên, cách thâu tóm này được thực hiện dần dần và trôi chảy, khi đó, bên mua sẽ đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm với mức giá rẻ hơn nhiều so với phương thức chào thầu. 1.2.5. Mua lại tài sản Bên mua có thể đơn phương hoặc cùng ngân hàng mục tiêu định giá tài sản của bên bán (họ thường thuê một doanh nghiệp chuyên định giá tài sản độc lập). Sau đó các bên sẽ tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp (có thể cao hoặc thấp hơn). Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ. Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, khách hàng, nhân sự, văn hóa tổ chức... rất khó được định giá và được các bên thống nhất. Do đó, phương thức này thường chỉ áp dụng để tiếp quản lại các ngân hàng nhỏ, mà thực chất là nhắm đến hệ thống kênh phân phối, đại lý đang thuộc sở hữu của ngân hàng mục tiêu. 1.3. Trình tự tiến hành một giao dịch sáp nhập và mua lại Sáp nhập và mua lại không đơn giản là một phép tính cộng gộp hai ngan hàng. Nó phải được xem xét và đánh giá một cách toàn diện về tài chính, về hoạt động, về pháp lý, pháp nhân, công nghệ và nhiều yếu tố khác. Việc hoàn tất một giao dịch sáp nhập và mua lại cũng không có nghĩa là thành công, chỉ khi nó tạo ra giá trị tăng thêm. Do vậy, song song với việc xây dựng chiến lược M&A, các cổ đông cũng cần định hình ngay kế hoạch tái cấu trúc (hay còn gọi là vấn đề hậu sáp nhập, mua lại). 1.3.1. Xác định công ty mục tiêu 16 Để xác định được ngân hàng mục tiêu không phải là việc dễ dàng đối với tất cả các trường hợp, nhất là trong trường hợp muốn xác định nhiều ngân hàng mục tiêu. Bởi vì việc xác định ngân hàng mục tiêu về bản chất là lấy được các thông tin chính xác về họ. Có nhiều cách để tiếp cận và có được thông tin. Dưới đây là những yếu tố mà các nhà đầu tư cần xem xét khi bắt đầu lựa chọn mục tiêu cho sáp nhập và mua lại:  Báo cáo tài chính  Năng lực quản lý và đội ngũ nhân viên  Danh sách khách hàng  Hình ảnh ngân hàng mục tiêu 1.3.2. Định giá giao dịch Khi đánh giá về một giao dịch, các cổ đông thường cân nhắc xem liệu những lợi ích thu được từ giao dịch có lớn hơn các chi phí phải bỏ ra hay không. Sau đây là một công thức tính giá trị tài chính của một giao dịch: VA+B > ( VA +VB) +P+E+OC+IC Trong đó VA+B giá trị của công ty mới sáp nhập VA giá trị của công ty mua VB giá trị của công ty bán trước khi công bố giao dịch P : lợi nhuận so với giá trị thị trường hiện tại của công ty bán E : Các chi phí tiền mặt hay các chi phí cho quá trình mua lại ( chi phí pháp lý, kiểm toán, các khoản chi khác n
Luận văn liên quan