Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu trong đời sống văn hoá xã hội của con người. Trong những năm gần đây, hoà chung vào xu thế phát triển của ngành du lịch thế giới, Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dần tạo lập được vị thế trong khu vực cũng như trong con mắt bạn bè quốc tế, đóng góp một phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà du lịch đem lại thì du lịch cũng đang bộc lộ những mặt trái tác động không nhỏ đến tài nguyên môi trường.
Hải phòng là thành phố cảng biển có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc cùng các hệ sinh thái, hệ động thực vật đa dạng và điển hình. Hải phòng từ lâu đã được biết đến với khu du lịch Đồ sơn và Cát Bà mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Quần đảo Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải phòng khoảng 60 km về phía đông. Cát Bà - quần đảo đẹp thơ mộng đã từng làm đắm say bao du khách khi đặt chân tới mảnh đất này bởi một khí hậu vô cùng trong lành, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ. Trên đảo còn lưu giữ được những cánh rừng nguyên sinh nhiệt đới điển hình, các loài động thực vật quý hiếm cùng hàng trăm thung lũng núi đá,hang động có giá trị du lịch cao. Với những giá trị to lớn đặc sắc về cảnh quan và nguồn tài nguyên, ngày 2-12-2004 Cát Bà đã chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Việc phát triển du lịch đã làm thay đổi diện mạo và mang lại cho đảo Cát Bà nhiều cơ hội về phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật được củng cố và tăng cường, đời sống người dân ngày được cải thiện .
Tuy nhiên hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ cũng kéo theo những nguy cơ xâm hại lớn về môi trường tài nguyên. Những tác động xấu của hoạt động du lịch lên tài nguyên môi trường ngày càng là nỗi lo không còn chỉ riêng của người dân địa phương.Việc phát triển du lịch đã đặt ra những thách thức to lớn với Cát Bà như : Ô nhiễm môi trường Đất, Nước, Không khí ngày càng gia tăng. Vấn đề rác thải và xử lý chất thải còn nhiều bất cập. Việc khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, không theo quy hoạch đã làm cho một số lượng lớn tài nguyên bị cạn kiệt, gây ra những thảm hoạ lớn đến môi trường.
Hơn nữa hoạt động du lịch còn tác động không nhỏ đến đời sống xã hội, làm gia tăng các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật, ma tuý cờ bạc, những lối sống không lành mạnh.
Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của du lịch thành phố, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng khu du lịch Cát Bà. Chính vì vậy đề tài: "Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên môi trường tại khu du lịch Cát Bà- Hải Phòng'' đã được đưa vào nghiên cứu.
197 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6779 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên môi trường tại khu du lịch Cát Bà- Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦUĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu trong đời sống văn hoá xã hội của con người. Trong những năm gần đây, hoà chung vào xu thế phát triển của ngành du lịch thế giới, Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dần tạo lập được vị thế trong khu vực cũng như trong con mắt bạn bè quốc tế, đóng góp một phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà du lịch đem lại thì du lịch cũng đang bộc lộ những mặt trái tác động không nhỏ đến tài nguyên môi trường.
Hải phòng là thành phố cảng biển có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc cùng các hệ sinh thái, hệ động thực vật đa dạng và điển hình. Hải phòng từ lâu đã được biết đến với khu du lịch Đồ sơn và Cát Bà mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Quần đảo Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải phòng khoảng 60 km về phía đông. Cát Bà - quần đảo đẹp thơ mộng đã từng làm đắm say bao du khách khi đặt chân tới mảnh đất này bởi một khí hậu vô cùng trong lành, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ. Trên đảo còn lưu giữ được những cánh rừng nguyên sinh nhiệt đới điển hình, các loài động thực vật quý hiếm cùng hàng trăm thung lũng núi đá,hang động có giá trị du lịch cao. Với những giá trị to lớn đặc sắc về cảnh quan và nguồn tài nguyên, ngày 2-12-2004 Cát Bà đã chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Việc phát triển du lịch đã làm thay đổi diện mạo và mang lại cho đảo Cát Bà nhiều cơ hội về phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật được củng cố và tăng cường, đời sống người dân ngày được cải thiện .
Tuy nhiên hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ cũng kéo theo những nguy cơ xâm hại lớn về môi trường tài nguyên. Những tác động xấu của hoạt động du lịch lên tài nguyên môi trường ngày càng là nỗi lo không còn chỉ riêng của người dân địa phương.Việc phát triển du lịch đã đặt ra những thách thức to lớn với Cát Bà như : Ô nhiễm môi trường Đất, Nước, Không khí ngày càng gia tăng. Vấn đề rác thải và xử lý chất thải còn nhiều bất cập. Việc khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, không theo quy hoạch đã làm cho một số lượng lớn tài nguyên bị cạn kiệt, gây ra những thảm hoạ lớn đến môi trường.
Hơn nữa hoạt động du lịch còn tác động không nhỏ đến đời sống xã hội, làm gia tăng các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật, ma tuý cờ bạc, những lối sống không lành mạnh...
Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của du lịch thành phố, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng khu du lịch Cát Bà. Chính vì vậy đề tài: "Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên môi trường tại khu du lịch Cát Bà- Hải Phòng'' đã được đưa vào nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên, xã hội ở Cát Bà.
Tìm hiểu những nguyên nhân làm gia tăng tác động xấu của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội ở Cát Bà.
Đưa ra một số giải pháp mang tính thực thi góp phần làm giảm tác động xấu của hoạt động du lịch lên tài nguyên, môi trường, thúc đẩy phát triển du lịch góp phần đưa du lịch Cát Bà phát triển theo xu hướng bền vững.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Cát bà.
Hoạt động du lịch tại khu du lịch Cát bà.
Những vấn đề liên quan có ảnh hưởng của sự phát triển du lịch đến tài nguyên môi trường ở Cát Bà.
4. Phương pháp nghiên cứu
- a. Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập tài liệu:
Là phương pháp truyền thống để khảo sát thực tế, thu thập tài liệu, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu thực tiễn để bổ sung cho vấn đề lí luận hoàn chỉnh hơn.
- b. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Cho phép thu thập các thông tin về số lượng, chất lượng, sự phân bố, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của khu vực nghiên cứu.
- c. Phương pháp điều tra xã hộiôi học:
Là phương pháp lấy ý kiến của khách du lịch, người dân địa phương về chất lượng, quy mô, diện tích, sức hấp dẫn của tài nguyên.
- d. Phương pháp xử lý thông tin:
Các thông tin định lượng và định tính phải được phân tích, so sánh, tổng hợp một cách có hệ thống. Kết quả của phương pháp này là cơ sở khoa học cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược, các giải pháp phát triển du lịch mang tính khoa học, thực tiễn và đạt kết quả cao.
5.Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn về Tài nguyên Môi trường du lịch.
Chương 2 : Thực trạng tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường tại khu du lịch Cát Bà.
Chương 3 : Những giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường tại Cát Bà.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀVỀ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch ngày càng phát triển, trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất nào về lĩnh vực này. Để đưa ra được khái niệm du lịch không phải là một điều đơn giản, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian, không gian dưới mỗi góc độ khác nhau mỗi người lại có cách hiểu khác nhau về du lịch. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định : " Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa ".
Năm 1963 tại Hội Nghị Liên Hợp Quốc về du lịch ở Rôma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch : " Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ".
Từ góc độ nghiên cứu du lịch như một ngành kinh tế, hai tác giả biên soạn giáo trình Thống kê Du Lịch là Nguyễn Cao Thưởng và Tô Đăng Hải cho rằng : " Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác ".
Ở Việt Nam tại Khoản 1 Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã định nghĩa: " Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định". Đây là khái niệm có tính chất phổ biến nhất hiện nay.
Dù nghiên cứu ở góc độ nào và định nghĩa như thế nào thì du lịch vẫn được hiểu là một hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên có liên quan đến việc tiêu thụ những sản phẩm du lịch nhất định nhằm thoả mãn những yêu cầu về thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng.
1.1.2. Khách du lịch
Tại Khoản 2 Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ: "Khách Du Lịch là người đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu thập ở nơi đến".
Khách du lịch là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục hồi sức khoẻ, xây dựng hay tăng cường tình cảm của con người, thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng.
Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 đã chia Khách du lịch thành: Khách du lịch nội địa và Khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch là nhân tố chủ yếu của hoạt động du lịch tác động đến tài nguyên môi trường.
1.1.3. Tài nguyên và tài nguyên du lịch
Tài nguyên là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế và phục vụ đời sống con người. Hiểu theo nghĩa rộng Tài nguyên là bao gồm tất cả các nguồn lực, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Những Tài nguyên có thể sử dụng cho phát triển du lịch đều được xem là Tài nguyên du lịch. Vì vậy có quan điểm cho rằng Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách.
Tại Khoản 4 Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định : " Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị văn hoá khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu di tích, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch ".
Tài nguyên du lịch bao gồm : Tài nguyên du lịch tự nhiên và Tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên : Gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch. Với các thành phần tự nhiên như vậy Tài nguyên du lịch tự nhiên có khả năng thoả mãn các nhu cầu khác nhau của khách như nghỉ ngơi, tham quan, khám phá, nghiên cứu, vui chơi.
- Tài nguyên du lịch nhân văn : gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá văn nghệ dân gian, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
- Đặc điểm của tài nguyên du lịch.
+ Là bộ phận cấu thành của môi trường du lịch và là cơ sở để hình thành các hoạt động du lịch. Tài nguyên càng phong phú đa dạng thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao.
+ Số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các tài nguyên du lịch sẽ ảnh hưởng tới quy mô và mức độ phát triển của lãnh thổ du lịch, tạo nên tính cạnh tranh cho các lãnh thổ du lịch.
+ Ảnh hưởng tới tính chuyên môn hoá của lãnh thổ du lịch, tạo nên các loại hình du lịch đặc trưng, điển hình cho mỗi lãnh thổ du lịch khác nhau.
+ Ở cấp độ vĩ mô Tài nguyên du lịch là yếu tố để tạo nên các vùng du lịch trọng điểm, tạo cơ sở thiết kế các tuyến du lịch.
+ Tài nguyên du lịch dễ khai thác, chi phí thấp và mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại có khả năng sử dụng nhiều lần.
+ Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ, hầu như không thể di chuyển được
Với những đặc điểm trên của tài nguyên du lịch thì trong quá trình khai thác con người cần phải tuân theo các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội để sử dụng một cách hợp lý và có biện pháp thiết thực bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.
1.2. Khái niệm môi trường và môi trường du lịch
1.2.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Môi trường theo định nghĩa thông thường "là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay mọi sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy". Môi trường là tập hợp các thành phần vật chất vô cơ, sinh vật và con người cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất định giữa chúng có sự tương tác với nhau theo nhiều chiều mà tổng hoà các mối tương tác đó sẽ quyết định lên chiều hướng phát triển của toàn bộ hệ môi trường.
Môi trường tự nhiên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên phát triển theo quy luật của tự nhiên.
Môi trường xã hội là môi trường do tác động của con người mà nó được tạo nên.
Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường Quốc hội nước CHXHCNVN khoá11 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11-2005 định nghĩa: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật". Như vậy theo các định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường thì con người là trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên.
Vấn đề môi trường hiện nay đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 do Đại hôi toàn quốc của Đảng cộng sản Việt nam lần thứ 9 thông qua, vấn đề môi trường được nhấn mạnh :" Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".
1.2.2. Môi trường du lịch
Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng bao gồm :" Các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển". Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ cho mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.
Theo Khoản 21 Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam đã định nghĩa: " Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn, nơi diễn ra các hoạt động du lịch".
Môi trường du lịch bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển:
- Môi trường du lịch tự nhiên được cấu thành bởi yếu tố tự nhiên như: Môi trường địa chất, môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và sinh vật.
- Môi trường du lịch nhân văn là nhóm môi trường do yếu tố con người tạo nên bao gồm các nhân tố kinh tế, xã hội, nhân văn được cấu thành bởi môi trường dân cư, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và các yếu tố xã hội khác.
- Các tai biến và sự cố môi trường:
Tai biến môi trường là những biến đổi thất thường của thiên nhiên được xem là kết quả của quá trình hoạt động tự nhiên hoặc là kết quả gián tiếp của con người lên tự nhiên như giông bão, nước dâng, lũ quét, núi lửa phun...
Sự cố môi trường là những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng như cháy rừng, rò rỉ hoá chất, tràn dầu trên biển...
Các tai biến và sự cố môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động du lịch và các họat động nói chung.
1.2.3. Vai trò của tài nguyên, môi trường đối với hoạt động du lịch.
- Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật. Cả con người và sinh vật đều cần có một không gian nhất định để duy trì sự tồn tại của mình như không khí để thở, nguồn nước ... Đối với lĩnh vực du lịch môi trường đã cung cấp không gian cho các hoạt động du lịch phát triển như các cảnh quan, đất đai để xây dựng các khu công viên, các không gian mặt nước...
- Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Hiện nay đại đa số các tỉnh hoạt động du lịch phát triển đều là những nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, có sự khác biệt độc đáo hấp dẫn. Trong quá trình đô thị hoá hiện nay, du khách ở các đô thị , khu công nghiệp lại có nhu cầu đến các địa phương có môi trường trong lành , thiên nhiên hoang sơ như Vùng núi, vùng biển, nông thôn... Chính vì vậy tài nguyên, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch.
- Tài nguyên, môi trường sẽ quyết định đến việc phát triển loại hình du lịch nào cho phù hợp. Ví dụ như tài nguyên biển cho phép phát triển loại hình du lịch tắm biển, du lịch lặn biển, các hoạt động lướt sóng... , tài nguyên suối khoáng nóng sẽ phù hợp cho phát triển du lịch chữa bệnh, hay tài nguyên rừng phù hợp cho loại hình du lịch sinh thái....
- Môi trường còn là nơi chứa đựng nguồn chất thải của con người trong cuộc sống đặc biệt nguồn chất thải trong hoạt động du lịch, đồng thời biến đổi các chất thải thành các chất làm cho đất đai thêm màu mỡ. Tuy nhiên nếu lượng chất thải vượt quá mức tải của môi trường thì sẽ dẫn đến suy thoái môi trường.
- Các dấu vết của lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của con người hay các nguồn gen động thực vật, các hệ sinh thái, các cảnh quan có giá trị cho cuộc sống con người và hoạt động du lịch đều được môi trường lưu giữ nguyên vẹn. Đây chính là tiềm năng để cho du lịch có điều kiện phát triển.
Nhưng hiện nay tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên môi trường cho cuộc sống cũng như hoạt động du lịch đã làm nguồn tài nguyên dần bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm , làm mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
1.3. Khái niệm phát triển du lịch Bền vững
Khái niệm" Phát triển Bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 thế kỷ 20. Năm 1987, trong báo cáo" Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển( WCED) của Liên hợp quốc, "Phát triển Bền Vững" được định nghĩa là:" sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Riode Janerio( Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển Bền vững tổ chức ở Johannesbug( cộng hoà Nam phi) năm 2002 đã xác định" Phát triển Bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường( xử lý, khôi phục ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá , khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên tự nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển Bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác hợp lý và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Tại Khoản 18 Điều 4 Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định :“Du lịch Bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của tương lai”.
Nơi có Tài nguyên Du lịch thường liên quan đến người dân trong vùng, nên việc duy trì phát triển Tài nguyên Du lịch bền vững cần phải đảm bảo các yêu cầu: Bảo tồn các giá trị tài nguyên; đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân; tài nguyên được phát triển hiệu quả và bền vững.
Vì vậy, cần có cơ chế chính sách huy động sự tham gia của nhân dân và cộng đồng địa phương trong khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên nơi họ sinh sống. Các chính sách phải rõ ràng cho địa phương nơi phát triển du lịch đảm bảo hỗ trợ cho cộng đồng địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, tạo việc làm cho con em địa phương. Mặt khác phải cân bằng hài hoà về lợi ích giữa doanh nghiệp ngành du lịch, khách du lịch và cồng đồng địa phương, lợi nhuận thu được từ du lịch cần phải cân đối phân phối lợi ích cho cộng đồng và dành một phần cho ngân sách địa phương.
Trọng tâm của phát triển Du Lịch Bền vững là phải phát triển Tài nguyên du lịch bền vững và đảm bảo cho sự công bằng các mục tiêu về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường.
1.4. Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường
1.4.1. Tác động tích cực của du lịch đến tài nguyên môi trường.
1.4.1.1. Đối với môi trường tự nhiên.
Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng. Hoạt động du lịch đã có những tác động góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
- Hoạt động du lịch góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả vào kinh doanh du lịch. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm ( VQG, khu bảo tồn thiên nhiên...).
- Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch. Nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng, các dự án quy hoạch phát triển du lịch được thực hiện trên quan điểm phát triển bền vững. Như việc đầu tư thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn, xử lý nước thải làm cho môi trường nước địa phương