Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại các Ngân Hàng Thương Mại

Kinh doanh tiền tệ, tín dụng là loại hình kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế. Tính đặc thù của loại hình kinh doanh này không chỉ đơn thuần vì sự đặc biệt của đối tượng kinh doanh là - tiền tệ - loại hàng hoá khác hẳn với các loại hàng hoá thông thường của thị trường nói chung mà còn vì kinh doanh tín dụng là kinh doanh “trên sự kinh doanh của người khác”. Nói như vậy không có nghĩa là kinh doanh tín dụng hoàn toàn phụ thuộc vào khách quan, vào kết quả kinh doanh của những người vay vốn của tổ chức tín dụng (TCTD) nhưng đặc trưng hiển nhiên và là thuộc tính của kinh doanh tín dụng là phụ thuộc rất nhiều vào sự trung thực và hiệu quả kinh doanh của những người vay vốn của TCTD. Những cố gắng mang tính chủ quan của các tổ chức tín dụng cũng có vai trò quan trọng trong bảo đảm an toàn tín dụng song rõ ràng là những nỗ lực của TCTD cũng sẽ trở nên ít ý nghĩa nếu rủi ro tín dụng ập đến từ sự không trung thực hay từ sự thua lỗ, thậm chí phá sản của người vay vốn. Do vậy, kinh doanh tín dụng là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro. Đặc trưng khác của hoạt động kinh doanh tín dụng là kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác, tức là bằng tiền huy động được mà chúng ta vẫn thường nói là đi vay để cho vay. Và đặc trưng nữa của hoạt động kinh doanh tín dụng là tính liên quan lẫn nhau trong hệ thống tín dụng và mối quan hệ của các hoạt động tín dụng với toàn bộ nền kinh tế. Sự thành công, tính ổn định hay sự thất bại, đổ vỡ của một hay một số TCTD đều có tác động đến sự an toàn của cả hệ thống TCTD và cũng twong tự nó tác động tích cực hay tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Để đảm bảo an toàn tín dụng. Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng phải tìm kiếm và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, tôi tạm xếp chúng thành hai nhóm là các biện pháp pháp lí và các biện pháp tổ chức. Ngoài ra, cũng có thể kể đến loại biện pháp nữa là các biện pháp nghiệp vụ của các TCTD. Các biện pháp pháp lí được thể hiện chủ yếu ở những quy định trong các đạo luật về ngân hàng và các tổ chức tín dụng. ví dụ như các quy định về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng; về dự trữ bắt buộc; lập dự phòng rủi ro; quy định về các hạn chế tín dụng; về giới hạn cho vay, bảo lãnh; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; các biện pháp bảo đảm tiền vay. Các biện pháp tổ chức như quản lý nhà nước đối với sự hình thành và hoạt động của các tổ chức tín dụng; thành lập các tổ chức bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi. Trong phạm vi bài viết này tôi xin được đề cập loại hình tổ chức - loại hoạt động có liên quan đến an toàn của hệ thống tín dụng ngân hàng, đó là bảo hiểm tiền gửi, thực tiễn áp dụng pháp luật tại các ngân hàng

doc28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại các Ngân Hàng Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan