Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỷ người trên thế giới không được sử dụng nước sạch, 2,6 tỷ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp và số này đang gia tăng. Liên Hợp Quốc ước tính có 2,6 tỷ người tại 48 quốc gia sẽ sống trong điều kiện căng thẳng và khan hiếm nước vào năm 2025. Như vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức lớn trong công tác bảo vệ tài nguyên nước và đảm bảo nguồn nước sạch cho những nhu cầu thiết yếu của con người. Sự hợp tác song phương, đa phương giữa các nước nhằm giải quyết vấn đề khan hiếm nước sạch trên toàn cầu là vô cùng quan trọng để mang lại một cuộc sống tốt đẹp cho loài người. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nhiều nỗ lực trong việc giúp người dân tiếp cận được với nguồn nước sạch, đẩy lùi được nhiều bệnh tật liên quan tới nước.Với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế Việt Nam đã xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động nhằm đưa vấn đề nước sạch trở thành mục tiêu quốc gia cần được đáp ứng. Năm 1994, Chính phủ đã có Chỉ thị số 200/TTg về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và đến tháng 8 năm 2000, Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ - TTg. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2010 có 85% dân số ử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/ng/ngày. Chiến lược đã trở thành một định hướng vô cùng quan trọng cho các ngành, các cấp triển khai thành các kế hoạch cụ thể cho từng địa phương. Trong những năm qua ngành cấp nước của các tỉnh thành trong cả nước đã đạt được nhiều kết quả góp phần đáng kể vào cải thiện đời sống người dân, tiến tới thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Huyện Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương là một địa phương có nhiều tiềm năng về tài nguyên nước thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy cấp nước tập trung phục vụ cho nhân dân trên địa bàn huyện. Với sự hỗ trợ của UBND tỉnh và sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện, trong những năm quan huyện Tứ Kỳ đã xây dựng được 7 công trình cấp nước đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho hơn 80% số hộ trong toàn huyện. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với ngành cấp nước còn nhiều hạn chế và dịch vụ cấp nước vẫn chưa tương xứng với tiêm năng của huyện. Xuất phát từ nhận thức trên, em mạnh dạn chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp : “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Tứ Kỳ”. Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu hoạt động cung cấp nước và thực trạng của công tác quản lý từ phía các cơ quan nhà nước nhằm đưa ra những kết luận, nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý hành chính cấp cơ sở đối với một lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, qua đó giúp cho dịch vụ cấp nước sạch của huyện ngày càng hoạt động hiệu quả, nhận thức của người dân về vấn đề nước sạch được nâng cao, góp phần vào sự khởi sắc chung của toàn huyện.

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan