Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, hình thành và phát triển trong quan hệ mật thiết với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ ở quy mô thế giới. Sựra đời của siêu thị đầu tiên ở Mỹ vào năm 1930 sau đó mở rộng sang châu Âu đ-ợc coi là một trong những cuộc “cách mạng” hữu ích nhất đối với ng-ời tiêu dùng trong lĩnh vực l-u thông phân phối ở thế kỷ XX. Phát triển hệ thống siêu thị văn minh hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh n-ớc ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH và chủ động hội nhập với thế giới và khu vực là một đòi hỏi của thực tế khách quan. Siêu thị chính thức xuất hiện lần đầu tiên ở n-ớc ta năm 1993 khi công ty Vũng Tàu Sinhanco khai tr-ơng “siêu thị” Minimart. Đến nay, sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, chúng ta đã có một hệ thống siêu thị t-ơng đối hoàn chỉnh từ các siêu thị nhỏ cho tới các đại siêu thị ở các thành phố và các đô thị lớn. Siêu thị đã trở nên quen thuộc đối với ng-ời dân các thành phố lớn nh-thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành th-ơng mại bán lẻ của đất n-ớc, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi cho ng-ời mua sắm Việt Nam, làm thay đổi cả các thói quen mua sắm truyền thống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội đất n-ớc nói chung. Thời gian qua, việc nghiên cứu, phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam đã đ-ợc Nhà n-ớc, các Bộ, Ngành và các địa ph-ơng quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh đến việc phát triển các loại hình th-ơng mại văn minh, hiện đại ở Việt Nam,Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/03/2003 của Thủ t-ớng chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục tổ chức thị tr-ờng trong n-ớc, tập trung phát triển thị tr-ờng nông thôn đến năm 2010” và Chỉ thị 13/2004/CT-TTg của Thủ t-ớng Chính phủ về việc thực hiện những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị tr-ờng nội địa đã đề cập đến việc phát triển hệ thống siêu thị, tr-ớc mắt -u tiên phát triển ở các thành phố lớn. Đặc biệt, Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ Th-ơng mại ban hành Quy chế kinh doanh siêu thị. quy định tiêu chuẩn và ph-ơng thức quản lý hoạt động siêu thị. Ngoài ra, những vấn đề liên quan tới siêu thị còn đ-ợc đề cập trong tất cả các đềán quy hoạch phát triển th-ơng mại của các tỉnh, thành phố trong cả n-ớc. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu, dự án khoa học và công nghệ tực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến siêu thị đã đ-ợc thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi môđã góp phần vào việc phát triển mạng l-ới siêu thị của n-ớc ta nh-hiện nay nh-cuốn “Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại” của Viện Nghiên cứu th-ơng mại (năm 2002, Nhà xuất bản Thống kê), đề tài khoa học cấp Bộ “Nhu cầu và ch-ơng trình đào tạo nhân viên th-ơng mại trong các siêu thị”(Tr-ờng cán bộ Th-ơng mại Trung -ơng thực hiện năm 2001), đề tài khoa học cấp Bộ “Các loại hình 2 kinh doanh văn minh, hiện đại, định h-ớng quản lý Nhà n-ớc đối với siêu thị tại Việt Nam” (Vụ chính sách thị tr-ờng trong n-ớc, Bộ Th-ơng mại thực hiện năm 2001). Tuy nhiên, siêu thị vẫn là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở n-ớc ta và hệ thống siêu thị không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết và yếu kém: Tr-ớc hết, nhận dạng và hiểu biết về siêu thị còn rất hạn chế trong toàn xã hội, kể cả các nhà quản lý, các doanh nghiệp và ng-ời tiêu dùng. Siêu thị đ-ợc đặt một cách tuỳ tiện cho tất cả các dạng cửa hàng có áp dụng ph-ơng thức bán hàng tự chọn mà không xem xét đến các yếu tố khác; Thứ hai, việc hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt nam thời gian qua còn mang nặng tính chất tự phát, thiếu sự chỉ đạo, quản lý điều hành của Nhà n-ớc bằng các thể chế và chính sách phù hợp nên không tránh khỏi tình trạng phát triển tràn lan, kinh doanh chỉ tính đến lợi ích tr-ớc mắt, thiếu tính bền vững, thiếu hiệu quả và ch-a thực sự đảm bảo đ-ợc văn minh th-ơng mại làm giảm ý nghĩa, tác dụng của siêu thị trên thực tế; Thứ ba, công tác quản lý kinh doanh các siêu thị cũng bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế từ khâu tổ chức quản lý hoạt động của siêu thị, chiến l-ợc phát triển hoạt động của siêu thị, chiến l-ợc cạnh tranh và các yếu tố khác của quản lý ch-a đ-ợc hoạch định một cách khoa học và phù hợp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của siêu thị trong tình hình mới của đất n-ớc; Thứ t-, hàng hoá trong các siêuthị ở Việt Nam hiện nay vẫn ch-a thực sự phong phú về chủng loại, ch-a đáp ứng đ-ợc yêu cầu mua hàng th-ờng nhật của ng-ời tiêu dùng “d-ới một mái nhà”, chất l-ợng hàng hoá của nhiều siêu thị vẫn ch-a đạt đ-ợc các tiêu chuẩn nhất định của hàng hoá bán trong các siêu thị; còn tồn tại hàng ch-a rõ nguồn gốc xuất xứ; giá cả hàng hoá trong nhiều siêu thị còn ở mức cao, việc quản lý hàng hoá bằng các ph-ơng tiện kỹ thuật hiện đại còn hạn chế .; Thứ năm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của nhiều siêu thị còn yếu kém và thiếu thốn, bài trí và tr-ng bày hàng hoá ch-a thật sự khoa học và hấp dẫn, ch-a đảm bảo đ-ợc văn minh th-ơng mại - tiêu chuẩn quan trọng nhất của kinh doanh siêu thị; Thứ sáu, nguồn nhân lực của nhiều siêu thị ch-a đ-ợc đào tạo một cách bài bản, ch-a nắm đ-ợc những kiến thức căn bản về siêu thị, ch-a có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị.; Thứ bảy, dịch vụ khách hàng của nhiều siêu thị còn nghèo nàn và kém phát triển ; Thứ tám, sự hỗ trợ và khuyến khích của Nhà n-ớc đối với hoạt động kinh doanh siêu thị thời gian qua còn ch-a thoả đáng, . Những tồn tại và yếu kém này cần đ-ợc quan tâm, nghiên cứu sâu sắc để có các biện pháp khắc phục hiệu quả nhằm đảm bảo sự pháttriển lâu dài của mạng l-ới siêu thị văn minh, hiện đại ở n-ớc ta thời gian tới. Đây cũng chính là lý do của việc nghiên cứu đề tài.

pdf167 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4906 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan