Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trước bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng sẽ mở cửa mạnh mẽ với khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, đa dạng và phát triển sản phẩm mới, đem lại các tiện ích cho khách hàng là một trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất kỳ ngân hàng nào. Muốn đạt được mục tiêu đó, các định chế tài chính Việt Nam không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng đưa vào áp dụng những sản phẩm tài chính mới đã được áp dụng trên thế giới. Trong đó có sản phẩm bao thanh toán. Đã có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng dịch vụ bao thanh toán như một giải pháp tối ưu thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vì bao thanh toán với những đặc điểm riêng của nó đã trở thành vị cứu cánh cho vấn đề nợ phát sinh và tình trạng nợ khó đòi cho doanh nghiệp, đồng thời là kênh huy động vốn lưu động nhanh chóng cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, bao thanh toán ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi. Trước tình hình đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam”. Chúng tôi mong muốn thông qua bài nghiên cứu của mình có thể giúp cho hoạt động bao thanh toán của ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn cả về chất và lượng. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thực trạng của hoạt động bao thanh toán tại của các ngân hàng của Việt Nam, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn tới hạn chế về sự phát triển hoạt động này. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại từ khi nghiệp vụ này bắt đầu xuất hiện tại các ngân hàng Việt Nam từ năm 2005. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được vận dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp thống kê, phân tích, so sánh. 5. Nội dung kết cấu của bài nghiên cứu: Chương I: Cơ sở lý luận về bao thanh toán. Chương II: Thực trạng về bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam. Chương III: Giải pháp phát triển bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam.

doc91 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4117 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Nội dung kết cấu của bài nghiên cứu: 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán 7 1.1.1. Cơ sở ra đời của bao thanh toán 7 1.1.2. Khái niệm, bản chất của bao thanh toán 7 1.1.2.1 Quan điểm của FCI 7 1.1.2.2. Theo công ước UNIDROIT 8 1.1.2.3. Theo quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN 8 1.1.2.4. Theo quan điểm nhà nghiên cứu 8 1.1.3. Phân loại bao thanh toán 9 1.1.3.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán 9 1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện 9 1.1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán 10 1.1.3.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện 11 1.1.4. Quy trình thực hiện bao thanh toán phổ biến trong thực tế 11 1.1.4.1. Hệ thống một đơn vị bao thanh toán 11 1.1.4.2. Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán 13 1.1.5. Tiện ích và rủi ro khi sử dụng công cụ bao thanh toán 15 1.1.5.1. Tiện ích của bao thanh toán 15 1.1.5.2. Rủi ro khi thực hiện bao thanh toán 20 1.2. So sánh bao thanh toán và các hình thức tín dụng khác 21 1.2.1. So sánh bao thanh toán với cho vay thông thường 21 1.2.2. So sánh bao thanh toán và chiết khấu giấy tờ có giá 22 1.2.3. So sánh bao thanh toán với nghiệp vụ bảo lãnh 23 1.2.4. So sánh bao thanh toán và cho thuê tài chính 24 1.3. Kinh nghiệm về hoạt động bao thanh toán trên thế giới 25 1.3.1. Kinh nghiệm thành công của Pháp 25 1.3.2. Kinh nghiệm thành công của Đức 25 1.3.3. Kinh nghiệm thành công của Mỹ 26 1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc 26 1.3.5. Kinh nghiệm của Nga 27 1.3.6. Kinh nghiệm Ấn độ 27 1.3.7. Kinh Nghiệm của Nhật Bản 28 1.3.8. Kinh nghiệm của Đài Loan 28 1.3.9. Kinh nghiệm Thái Lan 28 Tổng kết chương I 29 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM 30 2.1. Quy định về bao thanh toán tại Việt Nam……………………………………………….30 2.1.1. Các văn bản pháp luật hiện hành 30 2.1.2. Đối tượng thực hiện và sử dụng bao thanh toán 30 2.1.3. Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán 32 2.1.4. Các khoản phải thu không được bao thanh toán 32 2.2. Tình hoạt động của các NHTM tại Việt Nam 33 2.2.1. Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại 33 2.2.1.1. Vốn điều lệ 33 2.2.1.2. Mức độ an toàn vốn 36 2.2.1.3. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 37 2.2.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời 38 2.2.1.5. Tổng mức huy động vốn của hệ thống ngân hàng 39 2.2.1.6. Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng 40 2.2.2. Tình hình chung thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam 43 2.3. Tình hình bao thanh toán cụ thể tại các NHTM 48 2.3.1. Thực trạng bao thanh toán tại VCB 48 2.3.1.1. Nhu cầu phát triển hoạt động bao thanh toán tại VCB 48 2.3.1.2. Nguyên tắc bao thực hiện bao thanh toán 50 2.3.1.3. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại VCB 57 2.3.2. Thực trạng bao thanh toán tại VIB 60 2.3.2.1. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán tại VIB 60 2.3.2.3. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại VIB 66 2.4. Đánh giá việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam 67 2.4.1. Kết quả đạt được 67 2.4.1.1. Nghiệp vụ bao thanh toán cơ bản đã hình thành và đang dần phát triển theo hướng đa dạng và chuyên nghiệp hơn 67 2.4.1.2. Nghiệp vụ bao thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ khác của ngân hàng 68 2.4.1.3. Nghiệp vụ Bao thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 69 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 69 2.5.2.1. Hạn chế còn tồn tại 69 2.4.2.2. Nguyên nhân xuất phát hạn chế 70 Tổng kết chương II: 74 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM 75 3.1. Giải pháp về mặt vĩ mô 75 3.1.1. Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán. 75 3.1.2. Xây dựng trung tâm điều tiết quản lý thông tin tín dụng, đánh giá chất lượng các bên nhằm cung cấp những thông tin xác thực cho các đơn vị BTT. 78 3.2. Giải pháp vi mô 79 3.2.1. Xây dựng sản phẩm phù hợp và chiến lược marketing 79 3.2.2. Chính sách hỗ trợ về giá và phí khi tham gia hình thức BTT 81 3.2.3. Xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát bên bán 82 3.2.4. Xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát bên mua 85 3.2.5. Quá trình quản lý khách hàng 87 3.2.6. Quản lý các khoản phải thu 88 3.2.7. Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng 88 3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh về dịch vụ BTT 89 3.2.9. Cải thiện và nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ trong đơn vị BTT 90 3.2.10. Mở rộng các mối quan hệ và xây dựng hệ thống đại lý 91 3.3. Các kiến nghị 92 Tổng kết chương III: 92 Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ Sơ đồ 1: Hệ thống một đơn vị bao thanh toán Sơ đồ 2: Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán Bảng 1: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam Bảng 2: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực Bảng 3: Tỷ lệ CAR một số ngân hàng Bảng 4: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và một số NHTM Bảng 5: Tổng mức huy động vốn từ nền kinh tế Bảng 6: Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế Bảng 7: Tín dụng ngân hàng trên GDP Bảng 8: Doanh số BTT tại VIệt Nam Bảng 9: Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á Bảng 10: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB Bảng 11: Biểu phí/ lãi suất dịch vụ của VCB Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện BTT trong nước của VCB Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện BTT xuất khẩu của VCB Sơ đồ 5: Quy trình thực hiện BTT nhập khẩu của VCB Bảng 12: Doanh số Bao thanh toán của VCB Sơ đồ 6: Quy trình thực hiện BTT của VIB Bảng 13: Doanh số bao thanh toán của ngân hàng VIB Danh mục kí hiệu viết tắt BTT Bao thanh toán FCI Factor Chains International (Hiệp hội bao thanh toán quốc tế) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu XNK Xuất nhập khẩu DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ VCB Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam VIB Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trước bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng sẽ mở cửa mạnh mẽ với khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, đa dạng và phát triển sản phẩm mới, đem lại các tiện ích cho khách hàng là một trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất kỳ ngân hàng nào. Muốn đạt được mục tiêu đó, các định chế tài chính Việt Nam không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng đưa vào áp dụng những sản phẩm tài chính mới đã được áp dụng trên thế giới. Trong đó có sản phẩm bao thanh toán. Đã có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng dịch vụ bao thanh toán như một giải pháp tối ưu thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vì bao thanh toán với những đặc điểm riêng của nó đã trở thành vị cứu cánh cho vấn đề nợ phát sinh và tình trạng nợ khó đòi cho doanh nghiệp, đồng thời là kênh huy động vốn lưu động nhanh chóng cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, bao thanh toán ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi. Trước tình hình đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam”. Chúng tôi mong muốn thông qua bài nghiên cứu của mình có thể giúp cho hoạt động bao thanh toán của ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn cả về chất và lượng. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thực trạng của hoạt động bao thanh toán tại của các ngân hàng của Việt Nam, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn tới hạn chế về sự phát triển hoạt động này. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại từ khi nghiệp vụ này bắt đầu xuất hiện tại các ngân hàng Việt Nam từ năm 2005. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được vận dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp thống kê, phân tích, so sánh. Nội dung kết cấu của bài nghiên cứu: Chương I: Cơ sở lý luận về bao thanh toán. Chương II: Thực trạng về bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam. Chương III: Giải pháp phát triển bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán 1.1.1. Cơ sở ra đời của bao thanh toán Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anh vào thế kỉ 15 dưới hình thức ứng trước một phần cho người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỉ 19 thông qua các nhà đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất, sợi tổng hợp… Do đó, có thể khẳng định rằng cơ sở ra đời của bao thanh toán chính là các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên. Chỉ khi đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh các khoản phải thu giữa bên mua và bên bán thì bao thanh toán mới có thể ra đời. 1.1.2. Khái niệm, bản chất của bao thanh toán 1.1.2.1 Quan điểm của FCI Theo hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế. Theo điều 1 – Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản tháng 06/2004 của FCI (General Rules for International Factoring Version June 2004), hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau: kế toán sổ sách các khoản phải thu… 1.1.2.2. Theo công ước UNIDROIT Điều 2 Chương I Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc cung ứng tiền thanh toán trước. 1.1.2.3. Theo quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 1.1.2.4. Theo quan điểm nhà nghiên cứu Từ những định nghĩa, quan điểm của các tổ chức trong và ngoài nước, ta có thể thấy bao thanh toán được hiểu như sau: Một là, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của các tổ chức tín dụng. Theo đó, hoạt động bao thanh toán phải gắn trực tiếp với chức năng tài trợ tín dụng, các nghiệp vụ quản lý sổ sách, quản lý thu nợ không được coi là một chức năng độc lập trong hoạt động bao thanh toán. Hai là, hoạt động bao thanh toán dựa trên quan hệ về quyền mua bán quyền tài sản và quyền đòi nợ, trong đó quyền đòi nợ là một loại tài sản được xác định từ một giao dịch thương mại cụ thể nên khi thực hiện bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải tiến hành phân tích toàn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh các khoản phải thu, tình hình tài chính và hoạt động của bên bán hàng và bên mua hàng, bên bán hàng phải chuyển giao toàn bộ giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán để xác lập và chuyển giao quyền đòi nợ cho bên bao thanh toán. 1.1.3. Phân loại bao thanh toán 1.1.3.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán a) Bao thanh toán có truy đòi Bao thanh toán có truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. b) Bao thanh toán miễn truy đòi Bao thanh toán miễn truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên mua hàng trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng. 1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện a) Bao thanh toán trong nước Bao thanh toán trong nước là hình thức cấp tín dụng của một ngân hàng thương mại hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó, bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốc gia. b) Bao thanh toán xuất nhập khẩu Bao thanh toán xuất nhập khẩu là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, mà việc mua bán hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. 1.1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán a) Bao thanh toán từng lần Bao thanh toán từng lần là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng. b) Bao thanh toán hạn mức Bao thanh toán hạn mức là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian xác định. c) Đồng bao thanh toán Đồng bao thanh toán là hình thức hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. 1.1.3.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện a) Phương thức thực hiện truyền thống Bao thanh toán theo phương thức truyền thống là hình thức bên bán và bên mua sẽ liên hệ với đơn vị bao thanh toán để biết chắc rằng đơn vị bao thanh toán có mua lại các khoản phải thu cho bên bán hàng hay không trước khi thực hiện mua bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. b) Phương thức thực hiện phi truyền thống Bao thanh toán theo phương thức phi truyền thống là hình thức đơn vị bao thanh toán sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua và bên bán đủ điều kiện thực hiện bao thanh toán sẽ cấp hạn mức bao thanh toán cho cả bên bán và bên mua. Nếu những quan hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằm trong tiêu chuẩn chung thì đơn vị này sẽ tiến hành thực hiện bao thanh toán, miễn là tổng số tiền ứng trước không vượt quá hạn mức bao thanh toán đã được cấp cho bên bán. 1.1.4. Quy trình thực hiện bao thanh toán phổ biến trong thực tế 1.1.4.1. Hệ thống một đơn vị bao thanh toán Sơ đồ 1: Hệ thống một đơn vị bao thanh toán  Hệ thống này chủ yếu được sử dụng trong bao thanh toán trong nước. Sau đây là quá trình thực hiện bao thanh toán theo hệ thống một đơn vị bao thanh toán: (1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (3) Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của người mua. (4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua bán, đơn vị bao thanh toán sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán. (5) Đơn vị bao thanh toán và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. (6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. (7) Người bán chuyển giao bảng kê kèm bản gốc (hoặc bản sao có của cơ quan có thẩm quyền) hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các giấy tờ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. (8) Đơn vị bao thanh toán ứng trước một phần tiền cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán. (9) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán tiến hành thu hồi nợ từ người mua. (10) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán. (11) Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vị bao thanh toán thanh toán nốt tiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán. 1.1.4.2. Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán Sơ đồ 2: Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán  Hệ thống hai đơn vị thanh toán thường sử dụng trong bao thanh toán quốc tế (xuất nhập khẩu hàng hoá). Sau đây là quá trình thực hiện của hệ thống này: (1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (3) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu đề nghị đơn vị bao thanh toán nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng bao thanh toán. (4) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng. (5) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch bao thanh toán với đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho người bán. (6) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. (7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (8) Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. (9) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán. (10) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ người mua. (11) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. (12) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền còn lại cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. (13) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho người bán. 1.1.5. Tiện ích và rủi ro khi sử dụng công cụ bao thanh toán 1.1.5.1. Tiện ích của bao thanh toán a) Đối với người bán Thứ nhất, cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn. Lượng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Bao thanh toán là một quá trình chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền mặt. Đối với bất kỳ một người bán nào, tiền mặt là quyền lực và sức mạnh. Không có tiền mặt, người bán không thể tồn trữ nhiều hàng hơn, cũng không có tiền để trả lương cho công nhân viên. Bao thanh toán không phân biệt khách hàng là ai, đó có thể là một cô
Luận văn liên quan