Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Chúng ta đều biết rằng, ở mỗi quốc gia, dân tộc trong mọi thời đại muốn tồn tại và phát triển đều rất cần đến con người. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” luôn được cha ông nhấn mạnh vì nhân tài chính là nhân tố cốt lõi của nguồn lực con người trong mọi thời đại. Hơn nữa chúng ta sống và làm việc trong thời đại mà khoa học thực sự đã trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp, thời đại mà không còn khoảng cách về không gian và thời gian thì chính tiềm lực khoa học - công nghệ và trình độ dân trí mới là nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì thế ưu tiên phát triển nhân tố con người, đặc biệt là đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, khoa học kỹ thuật không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn làm chủ và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế trong tiến trình hội nhập của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang ngày càng coi trọng nguồn nhân lực có chất lượng cao, lấy vấn đề đào tạo và xây dựng nó làm “quốc sách hàng đầu” trong chiến lược quốc gia đặc biệt là trong tiến trình hội nhập như hiện nay. Điều này đã được xác định rõ qua từng chủ trương chính sách phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng đã chỉ rõ: Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là: “Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại”.

doc28 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. MỞ ĐẦU Chúng ta đều biết rằng, ở mỗi quốc gia, dân tộc trong mọi thời đại muốn tồn tại và phát triển đều rất cần đến con người. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” luôn được cha ông nhấn mạnh vì nhân tài chính là nhân tố cốt lõi của nguồn lực con người trong mọi thời đại. Hơn nữa chúng ta sống và làm việc trong thời đại mà khoa học thực sự đã trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp, thời đại mà không còn khoảng cách về không gian và thời gian thì chính tiềm lực khoa học - công nghệ và trình độ dân trí mới là nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì thế ưu tiên phát triển nhân tố con người, đặc biệt là đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, khoa học kỹ thuật không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn làm chủ và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế trong tiến trình hội nhập của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang ngày càng coi trọng nguồn nhân lực có chất lượng cao, lấy vấn đề đào tạo và xây dựng nó làm “quốc sách hàng đầu” trong chiến lược quốc gia đặc biệt là trong tiến trình hội nhập như hiện nay. Điều này đã được xác định rõ qua từng chủ trương chính sách phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng đã chỉ rõ: Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là: “Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại”. Vậy theo xu hướng khách quan và chủ quan của sự phát triển hiện nay đặc biệt là theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phải luôn chiếm một vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đẩy mạnh sự hợp tác toàn cầu, hội nhập quốc tế. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao 1.1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao 1.1.1.1. Cơ sở lý luận chung Từ thời của Mác, dù chưa đề cập đến thuật ngữ “Nguồn nhân lực chất lượng cao” nhưng C.Mác đã nêu ra quan niệm có liên quan đến vấn đề này: “Những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắm nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn”. Ở đây, Mác muốn nói đến những con người có trình độ, có khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, theo nghiên cứu trên thế giới và thực tiễn, có rất nhiều quan niệm về Nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong “Đại từ điển kinh tế thị trường” của Trung Quốc giải thích khái niệm nhân tài: “Là những người, trong điều kiện xã hội nhất định, có tri thức chuyên môn nhất định, có năng lực và kỹ năng cao, với tính lao động sáng tạo của bản thân trong điều kiện thực tiễn hoạt động xã hội, có khả năng góp phần cống hiến nào đó đối với sự phát triển của xã hội, của nhân loại”. Ở nước ta, lần đầu tiên thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao xuất hiện đó là trong Văn kiện Đảng Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định “Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành”. Nó đã thể hiện rằng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có những điểm mới, trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xem đó là bước đột phá nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đồng thời tạo sự phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã đi sâu vào để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này và đưa ra một số quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiêu biểu như: Trong “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, GS.VS.TS.Phạm Minh Hạc quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao là: Đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang”, bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh. Ở trên tác giả nhấn mạnh đến “trình độ và năng lực” ,chú trọng đến chuyển giao công nghệ. Còn theo GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn trong “Nghiên cứu văn hóa con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI” đưa ra khái niệm “một nguồn nhân lực mới” để chỉ “lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất”. Tác giả chỉ chú trọng đến học vấn và chuyên môn. Nguồn nhân lực chất lượng cao được TS.Nguyễn Hữu Dũng quan niệm trong “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế” là: “Nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (trên đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề)” . Ở đây tác giả lại chú ý đến trình độ lành nghề. Trong tạp chí “Thông tin Chủ nghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn”, TS.Bùi Thị Ngọc Lan cho rằng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận tinh túy nhất của nguồn nhân lực. Lực lượng này có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, có phẩm chất tốt và có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tác giả đã đưa ra thêm khá nhiều tiêu chí để xác định hơn. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đưa ra và hiểu dưới nhiều góc độ tùy theo nhưng tiêu chí cụ thể đặt ra, ở góc độ tổng hợp nhất ta có thể hiểu như sau: Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận kết tinh những gì tinh túy nhất của nguồn nhân lực. Là bộ phận lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao hay có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, phải có tác phong công nghiệp và đạo đức trong nghề nghiệp. Đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, biết vận dụng tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã được đào tạo và tích lũy trong quá trình lao động nhằm đem lại kết quả sản xuất với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. nguồn nhân lực chất lượng cao chính là lực lượng cốt lõi cả trong hai mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao có lực lượng nòng cốt là những công nhân lành nghề - những người trực tiếp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng cả ở trong nước và nước ngoài. Do đó, họ phải có một trình độ trí tuệ nhất định để tiếp thu và làm chủ được công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa, với những tri thức khoa học và những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình sản xuất trực tiếp, người công nhân không những sử dụng các công cụ lao động hiện có, mà còn có thể sáng chế ra những tư liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất. Lực lượng lao động “đầu tàu”của nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ trí thức. Đội ngũ trí thức Đảng ta đã khẳng định: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức”để mở rộng hợp tác quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt với các tổ chức quốc tế, các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Luôn mở rộng hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, thu hút nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức trong nước giao lưu khoa học với thế giới bằng các hình thức phù hợp 1.1.1.2. Đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới Trong mấy chục năm gần đây, nhìn ra nước ngoài, chúng ta thấy sự phát triển rất nhanh chóng của nhiều nước ở khu vực Đông á bao gồm Nhật Bản, Hàn quốc và Đài Loan cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của nhiều nước công nghiệp mới, các nước ASEAN , Trung Quốc và ngay cả những nước rất phát triển như Mỹ.Tất cả đều phần lớn nhờ vào sự phát triển của nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. chúng ta đã biết rằng Nhật – là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên vì vậy để phát triển họ chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản và Chính phủ nước này ngay từ rất lâu đã đặc biệt chú trọng tới tiềm năng của nguồn lực quý giá này thông qua sự phát triển của giáo dục đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Cụ thể như chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được học miễn phí. Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới. Thực tế hiện nay là một minh chứng cụ thể nhất. Nhật đã đứng trong top những cường quốc trên thế giới. Nhật Bản luôn là bài học điển hình về sự thành công cho sự đầu tư phát triển về con người để chúng ta học hỏi. Với một thị trường lao động khá năng động, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.Và Mỹ luôn là cường quốc trong nhiều thập niên qua. Trung Quốc ngay từ những năm 2003 đã đề ra Chiến lược tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân tài nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả được đề ra trong Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội dung của chiến lược là: lấy nhân tài chấn hưng đất nước, xây dựng đội ngũ đông đảo nhân tài có chất lượng cao; kiên quyết quán triệt phương châm tôn trọng lao động, trí thức, tôn trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học...Hiện nay sự phát triển về kinh tế của họ là một minh chứng rõ ràng nữa.Trung Quốc hiện nay phát triển kinh tế chỉ sau Mỹ. Trong khu vực Đông Nam Á, Xin-ga-po được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực. Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này đã rất thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và và cũng rất đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục mà hiện nay họ đang là một trong những nước có nền giáo dục đứng trong tốp đầu. Hệ thống giáo dục của nước này rất linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ mới vào giảng dạy, chương trình đào tạo của Xin-ga-po luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc. Chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, Chính phủ Xin-ga-po miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Nhà nước Xin-ga-po chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh... Trên đây là những ví dụ điển hình cho việc coi trọng và phát triển nguồn lực con người mà đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đã đem lại thành công và vị thế trên trường quốc tế của các quốc gia. 1.1.2. Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao Với bài tham luận “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - Nhu cầu cấp bách” Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng Trần Thế Tuyển dẫn chứng, cụm từ “nguồn nhân lực” trên công cụ tìm kiếm Google, trong 0,1 giây cho ra 65.300.000 kết quả; còn nếu gõ cụm từ “nguồn nhân lực chất lượng cao”, trong 0,1 giây cho ra 29.500.000 kết quả. Những con số đó đã phần nào nói lên tầm quan trọng của nguồn nhân lực, mà đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão với một quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách chóng mặt ở mọi ngõ ngách của thế giới như hiện nay. Khi nghiên cứu các đề tài về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có rất nhiều học giả, các nhà nguyên cứu đã đưa nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực một cách ngắn gọn là nguồn lực con người. Cụ thể, khái niệm nguồn nhân lực tập trung phản ánh ba vấn đề sau đây: Thứ nhất, xem xét nguồn nhân lực dưới góc độ nguồn lực con người-yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Thứ hai, nguồn nhân lực bao gồm số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất lượng thể hiện ở trí lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Thứ ba, nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nhất thiết phải gắn liền với thời gian và không gian mà nó tồn tại. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thực tế đang làm việc (gồm những người trong độ tuổi lao động và những người trên độ tuổi lao động), những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm (do thất nghiệp hoặc đang làm nội trợ trong gia đình), cộng với nguồn lao động dự trữ (những người đang được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề). Giữa chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Khi đề cập tới nguồn lực con người, người ta thường nói tới mặt số lượng và mặt chất lượng của nó. Số lượng nguồn lực con người chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, yếu tố quan trọng nhất trong nguồn lực con người không phải là số lượng, mà là chất lượng nguồn lực con người. Đây mới chính là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nói đến chất lượng của nguồn lực con người là nói đến hàm lượng trí tuệ ở trong đó, nói tới “người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại”. Sở  dĩ người ta nói đến tính vô tận, tính không bị cạn kiệt, tính khai thác không bao giờ hết của nguồn lực con người chính là nói tới yếu tố trí tuệ. Trí tuệ của con người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ nhất đối với sự tiến bộ và phát triển xã hội. Nhà tương lai học Mỹ- Alvin Toffler khẳng định rằng, mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con người là không bao giờ cạn kiệt và “tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết”. Để khẳng định mình trong một thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt, chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò sống còn đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập như Việt Nam Và tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất, chất lượng. 1.2. Yêu cầu của nguồn nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực chất lượng cao không đồng nghĩa với học hàm, học vị cao, nghĩa là nếu một người nào đó cho dù có học hàm, học vị cao nhưng lại không có đóng góp gì thực sự có giá trị về mặt khoa học hay thực tiễn trong suốt quá trình lao động hoặc nghiên cứu khoa học thì không được gọi là nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngược lại, những người không hề có học hàm, học vị cao, thậm chí chỉ là người công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ có trình độ trung cấp, hay kỹ sư, cử nhân, nhưng nếu họ lại có tay nghề hay chuyên môn rất giỏi về một lĩnh vực nào đó, đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc và có những đóng góp thực sự có giá trị cho xã hội thì đó chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và hoàn hảo nhất, có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc, cho xã hội. Để làm rõ hơn khái niệm “nguồn nhân lực chất lượng cao”, cũng như để dễ dàng hơn trong việc thống kê, phân tích và đánh giá lực lượng lao động này, cần thiết phải xây dựng những tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao ở mức độ cụ thể hơn. Có nhiều chỉ số để đánh giá vấn đề này, chúng ta điểm qua chỉ số tổng hợp chung nhất là Chỉ số phát triển con người (HDI). Đây cũng là chỉ tiêu mà Việt Nam đạt mức cao và hoàn thành mục tiêu trong Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Theo số liệu công bố trong báo cáo phát triển con người của các nước ASEAN, in trong niên giám thống kê tóm tắt năm 2009 của tổ chức thống kê mới công bố. Chỉ số HDI của các nước ASEAN như sau: Brunây 0,919; Campuchia 0,575; Indonesia 0,726; Lào 0,608; Malaysia 0,823; Myanmar 0,585; Philipine 0,745; Thái Lan 0,786; Singapore 0,918; Việt Nam 0,718. Như vậy, mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này nhưng ngay trong khối ASEAN chỉ số HDI của chúng ta cũng chỉ cao hơn 3 nước là Lào, Campuchia và Myanmar. Cũng theo số liệu của TĐTDS 2009, tỷ lệ lao động được đào tạo có trình độ từ sơ cấp trở lên cũng chỉ đạt 14,9%. Sơ bộ những điều này cho thấy mặc dù đã đạt nhưng thành tích nhất định nhưng để nâng cao chất lượng dân số, phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng hiệu quả, thì còn là một thách thức rất lớn đối với chương trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn tới.  Dưới đây là các chỉ tiêu cụ thể hơn: Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động có đạo đức nghề nghiệp, đó là lòng yêu nghề, say mê với công việc, có tính kỷ luật và có trách nhiệm với công việc. Cao hơn cả, đạo đức nghề nghiệp còn thể hiện ở mong muốn đóng góp tài năng, công sức của mình vào sự phát triển chung của dân tộc. Đây được coi là tiêu chí mang lại tính chất nền gốc trong quá trình xây dựng những tiêu chí các định nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động có khả năng thích ứng công nghệ mới và linh hoạt cao trong công việc chuyên môn. Tiêu chí này đòi hỏi ng
Luận văn liên quan