Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn phải đói mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn, bất ổn và gây ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô. ột trong nững vấn đề đó, chính là tình trạng thâm hụt Ngân Sách Nhà Nước ( NSNN). Đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, nhất là đối với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có những biến động lớn như: giá dầu, xăn tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới .,việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt NSNN ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Vệt Nam nói riêng là hết sức cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức độ thama hụt ngân sách ngày càng tăng và ngày càng tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân cũng như toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế , gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong những việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Vậy thâm hụt ngân sách là gì? thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách diễn ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây là như thế nào? Nguyên nhân cũng như tác động của nó đến nền kinh tế ra sao? Từ đó giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng đó là gì? Bìa thảo luận này với đề tài “Thâm hụt Ngân sách Nhà Nước- Thực trạng và giải pháp” là quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên.
Bài thảo luận gồm 3 luận điểm lớn:
I. Tổng quan lý thuyết chung về Ngân sách
II. Thực trạng thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam
III. Giải pháp cho các vấn đề thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thâm hụt NSNN là một vấn đề mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết cũng như trình độ lý luận có hạn nên bài thảo luận này của chúng em khó có thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy rất mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6560 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn phải đói mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn, bất ổn và gây ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô. ột trong nững vấn đề đó, chính là tình trạng thâm hụt Ngân Sách Nhà Nước ( NSNN). Đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, nhất là đối với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có những biến động lớn như: giá dầu, xăn tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới….,việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt NSNN ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Vệt Nam nói riêng là hết sức cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức độ thama hụt ngân sách ngày càng tăng và ngày càng tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân cũng như toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế , gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong những việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Vậy thâm hụt ngân sách là gì? thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách diễn ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây là như thế nào? Nguyên nhân cũng như tác động của nó đến nền kinh tế ra sao? Từ đó giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng đó là gì? Bìa thảo luận này với đề tài “Thâm hụt Ngân sách Nhà Nước- Thực trạng và giải pháp” là quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên.
Bài thảo luận gồm 3 luận điểm lớn:
Tổng quan lý thuyết chung về Ngân sách
Thực trạng thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam
Giải pháp cho các vấn đề thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thâm hụt NSNN là một vấn đề mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết cũng như trình độ lý luận có hạn nên bài thảo luận này của chúng em khó có thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy rất mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô
Tổng quan lý thuyết về Ngân sách:
Ngân sách nhà nước
1.1.Khái niệm:
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Xét về mặt hình thức, ngân sách nhà nước là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Nói một cách khác, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính vĩ mô của nhà nước giúp nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kì. Xét về thực chất, ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
Như vậy, ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và được thực hiện trên cơ sở luật pháp ấn định. Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể:
Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân
Quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp
Quan hệ tài chính giữa nhà nước và tổ chức xã hội
Quan hệ tài chính giữa nhà nước và quốc tế
1.2.Đặc điểm của ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước bao gồm những đắc điểm sau :
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước.
Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng.
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định.
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
1.3.Thu ngân sách nhà nước
a. Khái niệm:
Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.
Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:
Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
Các khoản viện trợ;
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN.[1] kết luận:thu ngân sách nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước,nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế,xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước.
Đặc điểm thu ngân sách nhà nước:
Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v...
Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
Nội dung thu ngân sách nhà nước
-Thu thuế:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật quy định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội,thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính.
-Phí và lệ phí:
Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước:
Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà nước
Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước
Thu hồi tiền cho vay của nhà nước.
Thu từ hoạt động sự nghiệp
Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước.
Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước:
Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản:
Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định...
Yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước:
Thu nhập GDP bình quân đầu người:đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN
Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát triển kinh tế,tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn ,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:đây là yếu tố làm tăng thu NSNN,ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu
Tổ chức bộ máy thu ngân sách:nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu.
Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước
-Các nguyên tắc định hướng:
Nguyên tắc thu thuế theo lợi ích
Nguyên tắc thu theo khả năng.
-Các nguyên tắc thực tế:
Nguyên tắc ổn định và lâu dài
Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng
Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn
Nguyên tắc đơn giản
Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế
Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước
-Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
-Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
-Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân.
-Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới.
-Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư.
1.4.Chi ngân sách nhà nước
Khái niệm
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ
Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao
Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô
Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp
Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v... (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ).
Nội dung chi ngân sách nhà nước:
-Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
Chi tích lũy:Chi cho tăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
Chi tiêu dùng:Không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lại (chi bảo đảm xã hội), bao gồm: Giáo dục,Y tế, Công tác dân số, Khoa học công nghệ, Văn hóa, Thông tin đại chúng, Thể thao, Lương hưu và trợ cấp xã hội, Các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, Quản lý hành chính, An ninh quốc phòng, Các khoản chi khác, Dự trữ tài chính, Trả nợ vay nước ngoài và lãi vay nước ngoài
-Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách được chia ra:
Căn cứ vào nội dung chi tiêu
Căn cứ vào phương thức quản lý ngân sách nhà nước, bao gồm: Chi thường xuyên, Chi đầu tư phát triển, Chi dự trữ, Chi trả nợ
c. Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước:
-Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản
-Sự phát triển của lực lương sản xuất
-Khả năng tích lũy của nền kinh tế
-Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ.
d. Nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước:
Nguyên tắc thứ nhất: gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi:nếu vi phạm nguyên tắc này dẫn đến bội chi nsnn,gây lạm phát mất cân bằng cho sự phát triển xã hội
Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố chí các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước
Nguyên tắc thứ ba: theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội
Nguyên tắc thứ tư: tập trung có trọng điểm:đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn từ nsnn phải tập trung vào các chương trình trọng điểm,các ngành mũi nhọn của nn
Nguyên tắc thứ năm: phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo quy định của luật
Nguyên tắc thứ sáu: phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái.
Vai trò của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.
Thâm hụt ngân sách
2.1.Khái niệm
Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi số chi vượt quá số thu ngân sách trong cân đối ngân sách nhà nước trong một tài khóa nhất định.
2.2.Phân loại;
-Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...
-Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:
Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).
Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu.
Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động.
Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
II. Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam
Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam:
Việt Nam thâm hụt ngân sách liên tục hơn 10 năm qua
Con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, khoảng 6% GDP/năm.
Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua.Báo cáo chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012.
Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP)
Đặc biệt những năm gần đây, thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên tới 57% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP.
Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP)
Tình trạng nợ nước ngoài đang ngày càng tăng cao đã một phần phản ánh được tình trạng thâm hụt ngân sách của n ước ta
So với các nước trên thế giới, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thuộc diện cao. Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần so với Thái Lan.
Thâm hụt ngân sách ở một số nước châu Á 2009 - 2010 (%GDP)
Riêng trong năm 2012, thâm hụt ngân sách nhà nước theo dự toán của Bộ tài chính là:
Bảng: CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012
(Kèm theo Quyết định số 3008/QĐ-BTC ngày 14/12/2011
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2012)
STT
Chỉ tiêu
Dự toán
năm 2012
A
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
740.500
1
Thu nội địa
494.600
2
Thu từ dầu thô
87.000
3
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
153.900
4
Thu viện trợ
5.000
B
THU CHUYỂN NGUỒN NSTW NĂM 2011 SANG NĂM 2012
22.400
C
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
903.100
1
Chi đầu tư phát triển
180.000
2
Chi trả nợ và viện trợ
100.000
3
Chi thường xuyên
542.000
4
Chi thực hiện cải cách tiền lương
59.300
5
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
100
6
Dự phòng
21.700
D
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
140.200
Tỷ lệ bội chi so GDP
4,8%
Theo số liệu được Tổng Cục thuế công bố, kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2012 do ngành Thuế quản lý ước đạt 607.844 tỷ đồng, bằng 104,5% so với dự toán, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011.
Trong đó, thu dầu thô ước đạt 140.107 tỷ đồng, bằng 161% so với dự toán (vượt 53.107 tỷ đồng) và tăng 27,1% so với thực hiện năm 2011.
Tuy nhiên, thu nội địa ước đạt 467.737 tỷ đồng, chỉ bằng 94,6% so với dự toán và tăng 8,6% so với thực hiện năm 2011. Cụ thể hơn, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất ước đạt 422.592 tỷ đồng, chỉ bằng 92,3% dự toán, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Theo lãnh đạo Tổng Cục thuế, những khoản thu từ khu vực kinh tế đều không đạt dự toán và có mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ như khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh…
Năm 2012, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bội chi ngân sách Nhà nước bằng 4,8% GDP, đạt chỉ tiêu đề ra.
Trong 14 khoản thu, sắc thuế được ngành thuế quản lý, chỉ có 6 khoản thu vượt dự toán pháp lệnh, 7 khoản thu tương đương cùng kỳ.
Nếu không kể thu từ dầu thô, tiền đất, chỉ có 37/63 địa phương hoàn thành nhiệm vụ năm 2012.
Đánh giá về