Hoạt động ngoại thương- thương mại quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng và
có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình giao thương, các quốc gia luôn
muốn tận dụng được những lợi thế của mình và của đối tác để gia tăng lợi ích về mặt
kinh tế. Một quốc gia thường sẽ xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu
sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh. Hiểu được điều đó, các quốc gia sẽ xác
định cho mình những mặt hàng chủ lực, trọng điểm căn cứ vào lợi thế so sánh cũng
như tiềm lực để xuất khẩu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Trong nhiều năm trở lại đây, cà phê được xem là mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên,
trong hoạt động xuất khẩu cà phê vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập và hạn chế, điều
này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế mà mặt hàng này đem lại trong ngắn hạn
và dài hạn. Chính vì vậy, mà em quyết định lựa chọn viết chuyên đề môn học với đề
tài: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những
năm gần đây”.Với mong muốn thông qua đề tài có thể tìm hiểu một cách tổng quan về
tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam ( 2008-2010), đánh giá những kết quả đạt được
cũng như những vấn đề còn tồn tại. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục để thúc đẩy xuất
khẩu mặt hàng này.
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỀ TÀI:
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN
Sinh viên thực hiện : LÊ NAM HẢI
MSSV : 07708011
Lớp : ĐHQT3A
Niên khóa : 2007-2011
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Trước khi bắt đầu bài viết chuyên đề môn học này em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới trường “Đại Học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh”. Nơi mà trong suốt thời
gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập, rèn luyện và tìm hiểu thêm
những kiến thức mới những trí thức mới
Em xin cảm ơn các anh chị và các cô chú trong thư viện trường “Đại Học Công
Nghiệp” đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chúng em tra cứu thông tin và mượn tài
liệu vô cùng quý giá trong quá trình làm chuyên đề môn học.
Và em xin được gửi lời cám ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc đến thầy cô
giáo trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, đã truyền đạt những kiến thức
chuyên môn và kinh nghiệm bổ ích trong suốt quá trình học tập, nhất là tập thể thầy cô
khoa quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy trưởng khoa PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
người đã trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề môn học
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Nam Hải
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
...............................................................................................
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
SVTH: Lê Nam Hải
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam
Bảng 2.2: Cà phê xuất khẩu phân loại theo sản phẩm
Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009
Bảng 2.4: Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam 2007 -11T/2010
Biểu đồ 2.2 Thị trường chính của xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
SVTH: Lê Nam Hải
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
XK……..……………………………………………………………………..Xuất khẩu
VICOFA..…………………………………………….Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
ICO…………...……………………………………………….Tổ chức cà phê Thế giới
VCCI……………………………………Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam
ITPC….…………...Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
TCVN…………………………………………………………....Tiêu chuẩn Việt Nam
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
SVTH: Lê Nam Hải
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 1
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 2
5. Kết cấu bài nghiên cứu .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI THƯƠNG - THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI KINH
TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM ......................................................................... 3
1.1 Ngoại thương- thương mại quốc tế ...................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế ................................................................. 3
1.1.2 Hàng hoá trong thương mại quốc tế .............................................................. 3
1.1.3 Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế....................................... 4
1.1.3.1 Nguyên tắc hỗ trợ ................................................................................... 4
1.1.3.2 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc (Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia - National
Parity) ................................................................................................................ 4
1.1.3.3 Nguyên tắc "nước được ưu đãi nhất" (Nguyên tắc tối huệ quốc - Most
Favoured Nation - MFN) ................................................................................... 4
1.1.4 Ngoại thương và quản trị ngoại thương ........................................................ 5
1.1.41 Chức năng và nhiệm vụ của ngoại thương. .............................................. 5
1.1.4.2 Quản trị ngoại thương ............................................................................ 5
1.2 Xuất khẩu hàng hoá............................................................................................. 6
1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu ................................................................................ 6
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu ............................................. 7
1.2.2.1 Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu: ............................................. 7
1.2.2.2 Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu: ............................................................ 7
1.2.2.3 Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: .............................. 7
1.2.2.4 Phương thức thanh toán: ........................................................................ 7
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
SVTH: Lê Nam Hải
1.2.2.5 Tập quán, pháp luật: ............................................................................... 8
1.2.3 Vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế, xã hội Việt Nam ................................. 8
1.2.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu góp phần vào công cuộc Công
nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước ..................................................................... 8
1.2.3.2 Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của người dân ........................................................................ 8
1.2.3.3 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản
xuất phát triển .................................................................................................... 9
1.2.3.4 Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại của nước ta. ...................................................................................... 10
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ..... 11
2.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây ..................... 11
2.1.1 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam ......................................................... 11
2.1.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ...................................................... 11
2.1.1.2 Giá cả và chất lượng cà phê xuất khẩu.................................................. 12
2.1.1.3 Cơ cấu,chủng loại cà phê xuất khẩu ..................................................... 13
2.1.1.4 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam .......................................... 14
2.1.1.5 Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam ................ 16
2.1.2 Những tồn tại trọng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam ..................... 17
2.1.2.1 Giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với sản lượng và tiềm năng xuất khẩu
........................................................................................................................ 17
2.1.2.2 Tiêu chuẩn hóa cà phê xuất khẩu chưa thống nhất và thiếu đồng bộ và
chưa phù hợp ................................................................................................... 19
2.1.2.3 Hoạt động xuất khẩu vẫn bị giới đầu cơ nước ngoài thao túng .............. 20
2.1.2.4 Thương hiệu cà phê Việt Nam còn yếu................................................ 20
2.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam ................................................. 21
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC ... Error! Bookmark not
defined.
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
SVTH: Lê Nam Hải
3.1 Nhận xét ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2 Đóng góp cho môn học ...................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động ngoại thương- thương mại quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng và
có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình giao thương, các quốc gia luôn
muốn tận dụng được những lợi thế của mình và của đối tác để gia tăng lợi ích về mặt
kinh tế. Một quốc gia thường sẽ xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu
sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh. Hiểu được điều đó, các quốc gia sẽ xác
định cho mình những mặt hàng chủ lực, trọng điểm căn cứ vào lợi thế so sánh cũng
như tiềm lực để xuất khẩu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Trong nhiều năm trở lại đây, cà phê được xem là mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên,
trong hoạt động xuất khẩu cà phê vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập và hạn chế, điều
này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế mà mặt hàng này đem lại trong ngắn hạn
và dài hạn. Chính vì vậy, mà em quyết định lựa chọn viết chuyên đề môn học với đề
tài: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những
năm gần đây”.Với mong muốn thông qua đề tài có thể tìm hiểu một cách tổng quan về
tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam ( 2008-2010), đánh giá những kết quả đạt được
cũng như những vấn đề còn tồn tại. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục để thúc đẩy xuất
khẩu mặt hàng này.
Tuy nhiên, trong quá trình làm chuyên đề môn học, do kiến thức, khả năng của
người viết và thời gian thực hiện còn hạn chế, nên khó tránh khỏi những thiếu xót, bài
viết còn nặng về lý thuyết chưa sát với thực tế. Mong thầy và các bạn thông cảm, đóng
góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trang bị và nắm bắt một cách cơ bản những lý luận chung về ngoại thương-
thương mại quốc tế
Hiểu được vai trò của xuất khẩu cà phê đối với kinh tế, xã hội Việt Nam
Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 2008-2010
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
2
Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong hoạt động xuất
khẩu cà phê Việt Nam
Trình bày một số nhận xét đánh giá đối với môn học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong chuyền đề chính là xuất khẩu cà phê ( 2008-2010),
thông qua một số chỉ tiêu như: sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, giá cả và chất luợng ,
thị trường xuất khẩu
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Bài viết được thực hiên từ 10/12/2010 -30/12/2010 với nội dung xoay quanh
tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2008-2010
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm ba chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về ngoại thương- thương mại quốc tế và vai trò
của xuất khẩu đối với kinh tế xã hội Việt Nam
Chương 2:Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam
Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học
Kết luận
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI THƯƠNG - THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ
HỘI VIỆT NAM
1.1 Ngoại thương- thương mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế được hiểu một cách đơn giản là hành vi mua bán liên quốc
gia, có thể là mua bán qua biên giới hoặc mua bán tại chỗ với người nuớc ngoài
Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Mỹ, EU. Thái Lan xuất khẩu gạo sang
Châu Phi, các công ty Mỹ thuê các công ty Việt Nam gia công hàng may mặc
1.1.2 Hàng hoá trong thương mại quốc tế
Sản phẩm hàng hóa hữu hình, như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương
thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng. Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động mua bán các
loại hàng hoá này được gọi là thương mại hàng hóa.
Sản phẩm hàng hóa vô hình, như: các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát
minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết
bị máy móc, dịch vụ du lịch. Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù
hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật và việc phát triển các
ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Hoạt động mua bán các đối tượng này được
gọi là thương mại dịch vụ.
Gia công quốc tế: đây là hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân
công lao động quốc tế và do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc
gia.Có 2 loại hình gia công chủ yếu:
Gia công thuê cho nước ngoài: khi trình độ phát triển của một quốc gia còn
thấp, thiếu vốn, công nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường nhận gia
công cho nước ngoài.
Thuê nước ngoài gia công: khi quốc gia đã đạt tới một trình độ phát triển
nhất định thì sẽ áp dụng hình thức này.
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
4
1.1.3 Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế
1.1.3.1 Nguyên tắc hỗ trợ
Đó là việc giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng giữa các bên trong quan
hệ kinh tế buôn bán trên cơ sở tương xứng nhau. Trên thực tế những ưu đãi và nhân
nhượng theo nguyên tắc này có thể mang tính chất hình thức hoặc thực tế. Nó phụ
thuộc vào so sánh lực lượng của các bên tham gia và việc áp dụng nguyên tắc này
thường gây bất lợi cho bên yếu hơn và mang tính chất phân biệt đối xử với nước thứ
ba. Ngày nay, việc áp dụng nguyên tác này đang dần bị thu hẹp.
1.1.3.2 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc (Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia - National
Parity)
Các bên tham gia cam kết dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty của nước
ngoài những ưu đãi và quyền lợi dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước
mình. Nguyên tắc này có thể được áp dụng 1 cách tự định (autonomous) và không nhất
thiết bao giờ cũng mang tính chất phân biệt đối xử. Nguyên tắc này thường được áp
dụng trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá, quyền lợi kinh tế của các cá nhân và doanh
nghiệp, hoạt động vận tải biển... Thực tế cho thấy các nước phát triển bao giờ cũng
chiếm vị trí thuận lợi hơn các nước kém phát triển. Do đó tính chất ngang bằng trên
thực tế có thể chỉ là hình thức.
1.1.3.3 Nguyên tắc "nước được ưu đãi nhất" (Nguyên tắc tối huệ quốc - Most Favoured
Nation - MFN)
Các bên tham gia sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những
ưu đãi mà mình đã đang và sẽ dành cho các nước khác. Cụ thể có hai trường hợp:
Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia đã đang hoặc sẽ dành
cho bất kỳ một nước thứ ba nào thì cũng được dành cho bên tham gia kia hưởng một
cách không điều kiện.
Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia
kia sẽ không chịu thuế quan và các phí tổn cao hơn hoặc những thủ tục phiền toái hơn
những thuế và thủ tục đã đang và sẽ được áp dụng đối với hàng hoá nhập vào từ nước
thứ ba.
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
5
1.1.4 Ngoại thương và quản trị ngoại thương
1.1.41 Chức năng và nhiệm vụ của ngoại thương.
Chức năng
Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có các chức năng
sau:
- Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước
- Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của
tiêu dùng và tích lũy
- Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận
lợi cho sản xuất, kinh doanh
Là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước với
nước ngoài, chức năng cơ bản của ngoại thương là: Tổ chức chủ yếu quá trình lưu
thông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế
hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu của sản
xuất và của nhân dân về hàng hóa theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và
thời gian phù hợp với chi phí ít nhất.
Nhiệm vụ của ngoại thương
Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Đây là nhiêm vụ quan trọng và bao quát của ngoại thương. Thông qua hoạt động xuất,
nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa
Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước:
Vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả
Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương -
tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài
1.1.4.2 Quản trị ngoại thương
Khái niệm:
Là chuỗi hoạt động phức tạp, trong đó các nhà quản trị tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kì kinh doanh ngoại thương. Nói một cách cụ
Chuyên đề môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
6
thể hơn, quản trị ngoại thương là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện
và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị kinh doanh ngoại thương nhằm
đạt được mục tiêu đề ra một cách hiểu quả nhất
Thực chất của hoạt động ngoại thương là quản trị các hoạt động của con người và
thông qua đó quản trị mọi yếu tố khác liên quan đến toàn bộ quá trình liên quan ngoại
thương của doanh nghiệp
Quản trị ngoại thương là quản trị toàn bộ chuỗi hoạt động của mỗi thương vụ, gồm
ba khâu chính:
+ Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, giao dịch, đàm phán hoạt động
ngoại thương
+ Soạn thảo, ký kết hợp