Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai

Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc đẩy mạnh xuất khẩu được Nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu phát triển đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Ngành dệt may nước ta là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Công ty dệt Minh Khai là một trong những doanh nghiệp dệt của Nhà nước đứng đầu trong ngành công nghiệp nhẹ Hà nội, đã có những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới. Trong thời gian qua Công ty dệt Minh Khai luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế do Nhà nước giao và ngày càng chiếm lĩnh các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ đồng thời tạo được uy tín của công ty trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá thương mại ngày nay, công ty đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trong ngành dệt may là Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia đặc biệt là Trung Quốc. Đây là thách thức to lớn đòi hỏi công ty phải có biện pháp giải quyết, nhằm tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tại công ty và những kiến thức tích luỹ được ở nhà trường đã giúp em viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai”. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp này gồm các nội dung sau : Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai

doc44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Đề tài : thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai Mục lục Lời nói đầu Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân I. Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu . 1 Khái niệm 1 Bản chất. 1 II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 2 Sơ lược tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. 2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 4 2.1 Xuất khẩu là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4 2.2 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn, nguồn ngoại tệ lớn góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán 5 2.3 Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động 6 2.4 Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta 6 3. Một số hình thức xuất khẩu ở nước ta hiện nay 7 Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai I. Giới thiệu khái quát về Công ty dệt Minh Khai 9 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty dệt Minh Khai. 9 Chức năng nhiệm vụ của Công ty dệt Minh Khai. 10 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty dệt Minh Khai. 11 Đặc điểm sản xuất kinh doanh. 12 4.1 Đặc điểm sản phẩm dịch vụ 12 4.2 Phương thức sản xuất kinh doanh 13 II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Tình hình xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua. 15 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu. 15 Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng. 20 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu. 22 Phẩn tích tình hình kim ngạch xuất khẩu qua các năm. 23 Chính sách giá xuất khẩu của Công ty. 24 Kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu của Công ty. 25 III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai Những thành tựu Công ty đã đạt được. 26 Những khó khăn tồn tại. 27 2.1 Công tác marketing chưa hoàn thiện 27 2.2 Vốn kinh doanh thiếu và chưa được sử dụng hiệu quả 28 2.3 Giá xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh 28 2.4 Vấn đề thương hiệu của Công ty chưa được coi trọng 29 2.5 Đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm chuyên môn 29 Nguyên nhân của các tồn tại. 30 Chương III : Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai trong thời gian tới I. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 31 II. Phương hướng phát triển của Công ty dệt Minh Khai thời gian tới. 32 III. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai 33 Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường. 34 Hoàn thiện kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường truyền thống, mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới và củng cố vững chắc thị trường nội địa. 34 Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. 37 Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý. 37 IV. Một số kiến nghị. 39 Kiến nghị với Nhà nước. 39 Kiến nghị với Công ty. 40 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Lời mở đầu Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc đẩy mạnh xuất khẩu được Nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu phát triển đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Ngành dệt may nước ta là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Công ty dệt Minh Khai là một trong những doanh nghiệp dệt của Nhà nước đứng đầu trong ngành công nghiệp nhẹ Hà nội, đã có những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới. Trong thời gian qua Công ty dệt Minh Khai luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế do Nhà nước giao và ngày càng chiếm lĩnh các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ…đồng thời tạo được uy tín của công ty trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá thương mại ngày nay, công ty đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trong ngành dệt may là Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia…đặc biệt là Trung Quốc. Đây là thách thức to lớn đòi hỏi công ty phải có biện pháp giải quyết, nhằm tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tại công ty và những kiến thức tích luỹ được ở nhà trường đã giúp em viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai”. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp này gồm các nội dung sau : Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai. Chương I lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân I. Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu 1. Khái niệm Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá của quốc gia này cho một quốc gia khác trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ. Hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu khác với hoạt động buôn bán trong nước. Nếu như trong buôn bán nội địa, hàng hóa chỉ được vận chuyển trong phạm vi một quốc gia, đồng tiền thanh toán là đồng nội tệ của quốc gia đó và các bên chủ thể có chung quốc tịch thì trong hoạt động xuất khẩu, hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên và các bên chủ thể phải có quốc tịch ở hai nước khác nhau. Hoạt động xuất khẩu, diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến dịch vụ, tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và kỹ thuật công nghệ cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia tham gia. 2. Bản chất Hoạt động xuất khẩu là một trong những hình thức biểu hiện của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Nó được biểu hiện thông qua trao đổi hàng hoá dịch vụ của một nước này cho nước khác và dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi. Đằng sau việc trao đổi này là mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Với ý nghĩa đó, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò trong việc khai thác tiềm năng của đất nước. Hoạt động xuất khẩu rất cần thiết vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu và khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu. Thực tế cho thấy, một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng rẽ, biệt lập với bên ngoài mà vẫn tồn tại và phát triển được. Thương mại quốc tế cho phép đa dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng với chất lượng và số lượng cao hơn so với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước, khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán với nước ngoài. Vì vậy, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Tuy nhiên, xét một cách cụ thể hơn thì nguyên nhân cơ bản và sâu xa của việc trao đổi mua bán đó là xuất phát từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên nên một nước có thể chuyên môn sản xuất một số mặt hàng có lợi thế hơn và xuất khẩu để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác nhằm mục đích lợi nhuận. Nhưng sự khác nhau về điều kiện sản xuất chỉ là một trong những lý do để thúc đẩy các nước mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với nhau. Quan trọng hơn cả là hai bên cùng có lợi do có sự khác nhau về sở thích và lượng cầu đối với hàng hoá. Chính vì vậy, nước ta mặc dù với xuất phát điểm thấp và chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cường quốc kinh tế, chúng ta vẫn có thể duy trì quan hệ thương mại với các nước đó. Trong những năm qua, vấn đề phát triển ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng luôn là mục tiêu chiến lược để phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đặt lên hàng đầu. II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 1. Sơ lược tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua Từ khi Nhà nước ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu đi vào phát triển ổn định. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân trong giai đoạn 1991-1995 đạt 8,2%; giai đoạn 1996-2000 đạt 6,7%; tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm trong 10 năm là 7,5% (chiến lược đề ra 6,9-7,5%). Có được những kết quả đó một phần là do sự đóng góp của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hoạt động ngoại thương của Việt Nam, trong đó có hoạt động xuất khẩu, đã có bước tăng trưởng đáng kể. Nếu chỉ xét riêng về xuất khẩu, cũng đã thấy rõ những tiến bộ đáng kể qua các thời kỳ. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm (Đơn vị: triệu USD) Năm 95 96 97 98 99 00 01 02 Giá trị 5.448,9 7.255,9 9.185 9.361 11.523 14.455 15.100 16.530 (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam) Như vậy, từ 95 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm. Sở dĩ có được những kết quả như vậy là do Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Cụ thể: + Dầu thô tăng với tốc độ cao, đạt 3,5 tỷ USD (2000); 2,71 tỷ USD (2002), tăng 37,2%. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. + Các sản phẩm dệt may đứng ở vị trí thứ 2 nhưng tốc độ tăng không cao, đạt 1,82 tỷ USD vào năm 2000. + Tiếp theo là các mặt hàng thuỷ sản đạt 1,48 tỷ USD (2000), giầy dép đạt 1,4 tỷ USD (2000) và 1,82 tỷ USD (2002)… Ngoài ra tỷ trọng của các nhóm hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch qua các giai đoạn. Từ 1991- 2000, tỷ trọng nhóm hàng nông lâm thuỷ sản có xu hướng giảm dần trong cơ cấu xuất khẩu chiếm hơn 68% trong năm 1986 nhưng đến năm 2000 thì chỉ chiếm 19,8%. Trong đó nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng dần qua các năm đạt 35,6% vào năm 2000. Sự thay đổi này là do Việt Nam tăng dần xuất khẩu dầu thô. Hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ cũng có xu hướng tăng dần đạt mức 34,3% vào năm 2000. Tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm và tỷ trọng mặt hàng qua chế biến tăng giúp cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng lên. Bởi khi xuất hàng nguyên liệu thô, ngoại tệ thu về thấp đồng thời lại không thúc đẩy được nền sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm cho người lao động. Sự biến động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới cùng với sự chuyển dịch khá tích cực trong cơ cấu xuất khẩu đã kéo theo sự thay đổi về thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu so với thời kỳ trước những năm 90 đã được mở rộng nhanh theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước Châu á tăng đều. Trong khi kim ngạch xuất khẩu vào Châu Âu và đặc biệt là Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) giảm mạnh vào những năm 80 và nửa đầu năm 1990 thì kim ngạch xuất khẩu sang Châu Mỹ và Châu Đại Dương lại có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu năm 1999 là Châu á 57,7%, Châu Âu 28), EU 21,7% và Nhật Bản là 15,5%. Đây là sự đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn vào tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm ta thấy được những tín hiệu đáng mừng, nhưng đồng thời cũng thấy được những thách thức mà các mặt hàng xuất khâủ của ta sẽ gặp phải khi gia nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Do vậy đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách đúng đắn kịp thời và các doanh nghiệp phải tự nỗ lực vươn lên đứng vững trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nền kinh tế khu vực và thế giới. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 2.1. Xuất khẩu là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta. Với một nền kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ như nước ta thì việc đẩy mạnh xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài. Để thực hiện được chiến lược lâu dài đó chúng ta phải nhận thức rõ được ý nghĩa của việc xuất khẩu hàng hoá: - Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thể phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng hợp lý các nguồn lực, trao đổi các thành tưu khoa học công nghệ tiên tiến. - Thông qua hoạt động xuất khẩu, tính cạnh tranh được nâng cao nên chất lượng hàng hoá không ngừng được tăng lên, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất thể hiện nội lực kinh tế của đất nước. Mặt khác hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các ngành sản xuất khác phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu như ngành bảo hiểm, hàng hải, thông tin liên lạc quốc tế dịch vụ tài chính quốc tế đầu tư... Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng khả năng cung cấp đầu tư trở lại cho sản xuất, tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật đồng thời nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn đưa kỹ thuật công nghệ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. 2.2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn, nguồn ngoại tệ lớn góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán. Cần khẳng định rằng nhập siêu là tình trạng chung ở các nước đang phát triển. Tình trạng này không dễ khắc phục một sớm một chiều. ở những nước này, nhu cầu về mọi mặt đều lớn hơn khả năng kinh tế đang có. Để thoả mãn nhu cầu cho phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, việc nhập khẩu đòi hỏi ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, nhập siêu trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều không tích cực vì nó sẽ dẫn đến mất cân bằng trong cán cân thương mại từ đó sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán. Điều này trở nên rất nguy hiểm , đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế thế giới biến động thường xuyên như hiện nay. Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu là rất lớn. Cho nên việc xuất khẩu ít hơn nhập khẩu là tất yếu. Nhưng việc nhập khẩu nhiều như hiện nay chỉ nên kéo dài trong một thời gian ngắn nữa và cùng với quá trình phát triển sản xuất thì chúng ta cần đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu. Điều này sẽ tạo thế vững chắc cho sự phát triển kinh tế của đất nước. 2.3. Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động. Việt Nam là một nước có dân số đông, cơ cấu dân số thuộc loại dân số trẻ. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hơn 80 triệu người. Hàng năm, số người trong độ tuổi lao động được bổ sung khoảng 1,5-2 triệu người. Việc giải quyết việc làm cho số người này hoàn toàn không đơn giản. Hơn nữa, số dân làm việc trong ngành nông nghiệp của nước ta rất lớn nên còn phải tính đến số người thất nghiệp theo mùa vụ. Thực tế cho thấy vấn đề thất nghiệp là một vấn đề nan giải mà Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần phải giải quyết. - Xuất khẩu tạo nguồn vốn để nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần. - Thông qua xuất khẩu, quy mô của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được mở rộng, có thêm nhiều ngành nghề mới từ đó thu hút nhiều lao động vào làm việc. - Xuất khẩu phát triển là tiền đề cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác như du lịch, xuất khẩu sức lao động, tạo điều kiện đưa lực lượng lao động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Đây là nhân tố rất quan trọng giải quyết tình trạng thất nghiệp. 2.4. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Với đường lối kinh tế “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”, Đảng ta đã chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, trong đó chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đẩy mạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại. Mặc dù xuất khẩu chỉ là một lĩnh vực của kinh tế đối ngoại nhưng lại có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực còn lại như thu hút đầu tư trực tiếp, vay tín dụng quốc tế, hợp tác và triển khai công nghệ mới. Thực tiễn trong thời gian qua đã chứng tỏ sự phát triển của hoạt động xuất khẩu và những ngành có liên quan đã thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ tín dụng- vay nợ quốc tế, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. 3. Một số hình thức xuất khẩu ở nước ta hiện nay 3.1. Xuất khẩu uỷ thác Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu một số loại hàng hoá nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu đã uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng giao dịch ngoại thương tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. Trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ do không phải tiêu thụ hàng mà chỉ phải đứng ra thay mặt bên uỷ thác tìm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất. 3.2. Xuất khẩu tự doanh Xuất khẩu tự doanh là hoạt động xuất khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo kinh doanh xuất khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế. Trong xuất khẩu tự doanh, doanh nghiệp phải đứng mũi chịu sào trước tất cả mọi việc. Doanh nghiệp phải xem xét một cách kỹ càng từ bước nghiên cứu thị trường đến việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng vì doanh nghiệp phải tự bỏ vốn của mình ra, chịu mọi chi phí và rủi ro có thể xảy ra. 3.3. Xuất khẩu liên doanh Đây là hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp khả năng để cùng nhau giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất cả các bên, cùng chia lãi và cùng chịu lỗ. So với hình thức xuất khẩu tự doanh thì trong hình thức này, doanh nghiệp ít phải chịu rủi tro hơn vì mỗi doanh nghiệp liên doanh xuất khẩu chỉ góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng phân theo số vốn góp. 3.4. Xuất khẩu đổi hàng Xuất khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, thanh toán theo hình thức này không phải dùng tiền mà chuyển bằng hàng hoá. Để có thể thực hiện được hình thức xuất khẩu này thì hàng hoá nhập và hàng hoá xuất phải tương đương nhau về giá trị, tính quý hiếm và phải cân bằng về giá cả, bạn hàng bán và mua là một. Trên đây là khái quát một số hình thức xuất khẩu được ap dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó còn có các hình thức khác nhưng chưa được áp dụng nhiều. Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai Công ty dệt Minh Khai là một doanh nghiệp Nhà nước, một đơn vị lớn của Sở công nghiệp Hà Nội được thành lập năm 1974 theo quyết định số 25- QĐUB của UBND thành phố Hà Nội ngày 20-3-1974. Tên Công ty : Công ty dệt Minh Khai Tên giao dịch quốc tế : Minh Khai Textile Company Trụ sở chính : 423 Đường Minh Khai-Hà Nội I. Giới thiệu khái quát về Công ty dệt Minh Khai 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty dệt Minh Khai Các giai đoạn phát triển của Công ty dệt Minh Khai gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Công ty dệt Minh Khai (trước đây là nhà máy dệt khăn mặt khăn tay) được khởi công xây dựng từ cuối năm 1960, đầu những năm 1970. Tuy nhiên,
Luận văn liên quan