Đề tài Thực trạng và giải pháp tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh, kéo theo mức sống của người dân ngày càng nâng cao. Nắm bắt được những nhu cầu đó ngân hàng Á Châu nói chung và Á Châu – chợ lớn nói riêng đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ cá nhân của mình. Địa bàn hoạt động của ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn là tập trung nhiều tầng lớp lao đông nhập cư, cán bộ viên chức, hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt là tiểu thương ở các chợ. Vì thế mà tín dụng tiêu dùng chiếm tỷ lệ vượt trội trong doanh số cho vay và cũng là nguồn thu lợi chủ yếu của ngân hàng. Do thấy được tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng đối với hoạt động của ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn nên những năm gần đây ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn luôn chú trọng đến công tác cho vay tiêu dùng, góp phần với toàn hệ thống để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

doc43 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN LÝ CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh, kéo theo mức sống của người dân ngày càng nâng cao. Nắm bắt được những nhu cầu đó ngân hàng Á Châu nói chung và Á Châu – chợ lớn nói riêng đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ cá nhân của mình. Địa bàn hoạt động của ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn là tập trung nhiều tầng lớp lao đông nhập cư, cán bộ viên chức, hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt là tiểu thương ở các chợ. Vì thế mà tín dụng tiêu dùng chiếm tỷ lệ vượt trội trong doanh số cho vay và cũng là nguồn thu lợi chủ yếu của ngân hàng. Do thấy được tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng đối với hoạt động của ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn nên những năm gần đây ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn luôn chú trọng đến công tác cho vay tiêu dùng, góp phần với toàn hệ thống để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Qua thời gian học tập và rèn luyện tại KHOA KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH và được tiếp cận với thực tiễn sinh động của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn Em nhận thấy rằng việc tìm hiểu và phân tích hoạt động tín dụng Tiêu Dùng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên Em quyết định chọn đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - CHI NHÁNH CHỢ LỚN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU –CHI NHÁNH CHỢ LỚN I/ Giới thiệu chung về ngân hàng Á Châu 1/ Quá trình Hình Thành và Phát Triển: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu ( ACB – Asia Commercial Bank ) ra đời theo quyết định thành lập số 0031/ NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước có hiệu lực từ ngày 24/04/1993 với thời hạn hoạt động 50 năm. Ngân hàng được thành lập ngày 13/05/1993 và chính thức hoạt đông vào 04/06/1993.Hội sở chính tại: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TPHCM. Hiện nay ACB có 4 cổ đông nước ngoài lớn, chiếm 30% cổ phần là: - Connaught Investors ( Jardine Matheson Group ) Dragon Financial Holdings Ltd IFC ( International Finance Company ) trực thuộc ngân hàng thế giới ( World Bank ) Standard Chartered Bank ( SCb) ACB không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, đến nay ngoài hội sở còn có 61 chi nhánh và phòng giao dịch và ba công ty trực thuộc là công ty chứng khoán ACB (ACBS), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê tài chính (tại những vùng kinh tế phát triển trên cả nước). Thẻ thanh toán của ACB được 5584 đại lý chấp nhận (31/12/2005). ACB có quan hệ đại lý với hơn 434 Ngân hàng tại 75 quốc gia trên khắp thế giới. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng được cơ cấu theo hướng trẻ hóa. Tính đến cuối năm 2007 tổng số nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng Á Châu là 4600 người.ACB đã được tạp chí the Banker (Anh Quốc) bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2005 và cũng là ngân hàng duy nhất trong 10 doanh nghiệp được UBNN TPHCM tặng bằng khen vì đã đạt nhiều thành tích trong công tác quản lý và cải tiến sản phẩm chất lượng và dịch vụ. 2/ Bộ máy tổ chức: Ngân hàng Á Châu (ACB) đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại ( nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của chính phủ ) và các hướng dẫn về các tổ chức và các hoạt động quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc Ngân hàng ( quyết định 1087/QĐ- NHNN ngày 27/08/2001 của ngân hàng nhà nước). Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị ( HĐQT ) của ACB gồm mười một thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp.Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Hôi đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do hội đồng thành lập như ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ, hội đồng tín dụng, hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có, và hội đồng đầu tư,..v..v.. Ban diều hành Ban điều hành gồm có tổng giám đốc điều hành chung và tám phó tổng giám đốc phụ tá cho tổng giám đốc.Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ Ban kiểm soát nội bộ được chính thức thành lập ngày 13/03/1996, nay đổi tên là ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ.Nhiệm vụ của ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ quy trình nghiệp vụ của ACB. Qua đó, ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có. 3/ Hoạt động chính Các hoạt động chính của ngân hàng và các công ty con là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ cá tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khác hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. II/ Vài nét về ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn 1/ Quá trình thành lập Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn ( ACB – CL ) được thành lập theo giấy phép số 0040/GTC của NHNN Việt Nam ngày 27/08/1995 và chính thức đi vào hoạt động 15/07/1996. ACB – chi nhánh Chợ Lớn đặt tại 141-143 Hùng Vương, ( nay là Hồng Bàng ) Phường 6, Quận 6, TPHCM. Ngân hàng có thuận lợi rất lớn về địa điểm vì Quận 6 giáp với Quận 5, 11, Bình Tân, Tân Phú là khu vực tập trung đông đúc người Hoa sinh sống ( đặc biệt là Quận 5, 6, 11), hoạt động sản xuất kinh doanh sôi nổi, là nơi được xem là trung tâm hàng hóa của thành phố với nhiều chợ đầu mối lớn, do đó nhu cầu về vốn trên địa bàn này là rất lớn. ACB – Chợ Lớn với quan điểm là: phục vụ tốt nhất về quyền lợi của khách hàng là phục vụ cho quyền lợi lâu dài của chính ngân hàng. Vì vậy ngân hàng đã tạo được niềm tin ở khách hàng. Hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng là hoạt động cho vay, mà chủ yếu là phương thức cho vay cá nhân với phương thức trả góp. Hiện nay ACB – Chợ Lớn là một trong ba chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất ( chỉ sau chi nhánh Sài Gòn ) 2/ Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức các phòng ban của ACB – Chợ Lớn.  Ban giám đốc Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của chi nhánh. Bộ phận tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp: Trực thuộc phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, có nhiệm vụ sau: Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của NHNN và ngân hàng Á Châu Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo đúng thể lệ, chế độ nhà nước của ngân hàng Á Châu Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng qui của ngân hàng Á Châu Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản cầm cố của khách hàng Đôn đốc thu hồi nợ, có các biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời. Đề xuất việc giải quyết, kể cả đề xuất khởi tố đối với các vụ liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh. Tổng hợp số liệu cho vay, thu nợ, bảo lảnh, thường xuyên và định kỳ hàng tháng đối chiếu với các số liệu kế toán và số liệu khách hàng. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng quy định. Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng Cơ cấu tổ chức của phòng tín dụng cá nhân  Bộ phận PFC có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm cho vay của ngân hàng, hướng dẫn làm hồ sơ thủ tục vay, tư vấn phương thức hoàn trả. Trưởng bộ phận A/O có nhiệm vụ phân bổ các đơn xin vay vốn của các khách hàng cho các nhân viên A/O. Sau đó các A/O có nhiệm vụ tiếp xúc khách hàng để tìm kếm khách hàng, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, định giá tài sản đảm bảo nếu khoản vay nhỏ hơn 200 triệu. Sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng …v…v.và cuối cùng là tiến hành trình hồ sơ cho khách hàng duyệt. Bộ phận Loan CSR có nhiệm vụ giải ngân thanh lý, hỏi thông tin CIC, quản lý hồ sơ tín dụng, mở tài khoản giao dịch vàng, cho vay có đảm bảo bằng sổ tiết kiệm…v…v. Phòng kế toán và vi tính Quản lý các tài khoản của chi nhánh tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác, thực hiện nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng. Quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí, phải thu, phải trả, kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng tính chất, nguyên tắc theo quy định của ngân hàng. Nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, dự kiến biến động trong kỳ, tham gia xây dựng cân đối vốn và sử dụng vốn trong kỳ. Tổ chức hạch toán, theo dõi, quản lý các loại tài sản, công cụ dụng cụ, phương tiện làm việc của chi nhánh theo đúng chế độ. Phối hợp cùng phòng hành chính tổ chức xem xét những nhu cầu mua sắm thiết bị làm việc của chi nhánh. Bộ phận giao dịch ngân quỹ Trực thuộc phòng khách hàng cá nhân, có nhiệm vụ: Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm và các tài khoản dùng trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện ký quỹ thanh toán thư tín dụng, sec bảo chi… Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng, thanh toán thẻ và các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Phòng tổ chức hành chánh: Đảm trách mọi công việc về tổ chức và hậu cần cho chi nhánh Phối hợp với hội sở để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Phụ trách công tác văn thư, hành chánh, lễ tân. Quản lý, mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy, phối hợp với bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn kho quỹ. Đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển an toàn. 3/Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB Chợ Lớn trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các hoạt động tín dụng và dịch vụ theo đúng quy định của ngân hàng Á Châu: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn Thực hiện tín dụng ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. Chiết khấu giấy tờ có giá. Thực hiện quản lý, mua bán ngoại tệ Thực hiện nghiệp vụ kiều hối, vàng bạc thanh toán thẻ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng Thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh của western-union Ngoài ra ACB-Chợ Lớn còn thực hiện các nghiệp vụ khác như: về bảo hiểm ( làm đại lý bảo hiểm cho Prudential), dịch vụ nhà đất…v…v. III/ Kết quả kinh doanh của ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn Bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng qua các năm 2004, 2005, 2006. Đơn vị tính: triệu việt nam đồng Chỉ tiêu  năm 2005  năm 2006   Thu nhập từ lãi  54368  61275   Chi phí lãi  33475  36765   Thu nhập lãi ròng  20893  24510   Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh  78  90   Thu khác từ HĐTD  48785  58610   Thu từ hoạt đông thanh toán  1426  1935   Thu từ hoạt động ngân quỹ  6492  7155   Thu từ kinh doanh ngoại hối  146  203   Các khoản thu nhập bất thường  518  610   Thu nhập ngoài lãi  140460  165058   Tiền lương và chi phí khác     Có liên quan  48376  57980   Chi phí khấu hao  816  849   Chi phí hoạt đông khác  88508  99320   Chi về dịch vụ thanh toán  823  940   Chi về kinh doanh ngoại hối  58  64   Chi dự phòng  86  125   Các khoản chi bất thường  2135  2385   Chi phí ngoài lãi  140802  161663   Thu nhập trước thuế  20551  27905   Thuế thu nhập doanh nghiệp  5754  7813   Chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 Lợi nhuận 35 tỷ đồng Huy động 1017 tỷ đồng, trong đó Chỉ tiêu  Doanh nghiệp  Cá nhân   Huy động tiền gửi tiết kiệm   924ỷ đồng   Huy động tiền gửi thanh toán  40 tỷ đồng  53 tỷ đồng   Cho vay 793 tỷ đồng, trong đó Doanh nghiệp: 300 tỷ đồng, Cá nhân 493 tỷ đồng Tỷ lệ nợ quá hạn Doanh nghiệp: tối đa 0%, Cá nhân: tối đa 0.05% Thanh toán quốc tế - Phí dịch vụ: 234 tỷ đồng - doanh số thanh toán: 55 tỷ đồng, bao gồm * Xuất khẩu 7.7 tỷ đồng * Nhập khẩu 47.3 tỷ đồng Thẻ: 2400 thẻ, bao gồm - Thẻ quốc tế - Thẻ nội địa + Credit 110 + Credit 4 + Debit 2078 +Debit 208 Western union: - Số cuộc: 3875 - Doanh nghiệp: 1937750USD - Hoa hồng: 4714 USD Thu dịch vụ: 3.3 tỷ đồng NHƯ VẬY: Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng qua hai năm 2005 và 2006 rất khả quan, lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng khoảng 26% so với năm 2005. Cho thấy nổ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong ngân hàng thể hiện qua thu nhập từ các hoạt dộng của ngân hàng đều tăng ví dụ như hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh, hoạt động ngân quỹ, hoạt động thanh toán quốc tế…v…v.. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN A/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT I/ KHÁI NHIỆM, BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG 1/ Khái Niệm: Tín dụng ( credit) xuất phát từ chữ La tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thực ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có nội dung riêng. - Xét theo góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch từ quỹ người cho vay sang người đi vay. - Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Trên cơ sở chức năng hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 2/ Đặc trưng của tín dụng: Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng Ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản). Thời gian hoàn trả được xác định một cách có cơ sở để đảm bảo bên đi vay sẽ hoàn trả tài sản cho bên cho vay đúng thời hạn thỏa thuận. Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác người cho vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Quan hệ tín dụng được thực hiện bằng hợp đồng tín dụng, khế ước nhân nợ…làm cơ sở pháp lý để thực thi trách nhiệm giữa các bên. 3/ Các chức năng của tín dụng: Bao gồm 5 chức năng cơ bản cơ bản: 3.1/ Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả Đây là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Sự có mặt của tín dụng được xem là một chiếc cầu nối giữa các nguồn cung- cầu về tiền tệ. Với chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời thừa từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kip thời cho những doanh nghiệp , các cá nhân đang có nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng…(hiện nay vốn tín dụng là vốn đầu tư quan trọng trong vốn cố định của các doanh nghiệp). - Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập trung những nguồn vốn tạm thời trong xã hội (dưới các hình thức huy động tiền gửi, phát hành trái phiếu…) - Ở khâu phân phối vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cá nhân và cho cả ngân sách (dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, đầu tư). Phân phồi vốn trong hệ thống tín dụng là dựa trên cơ sở hoàn trả lại, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sản xuất – lưu thông hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần gia tăng đáng kể vào nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, tín dụng đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông xã hội: - Nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động kịp thời và đưa vào chu chuyển làm giảm lượng tiền dư thừa , tăng nhịp độ vòng quay của tiền tệ nhằm ổn định lưu thông tiền tệ. - Quá trình tập trung vốn, ngoài hình thức vay mượn trực tiếp bằng tiền,các chủ thể có nhu cầu về vốn có thể phát hành các chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu, trái thiếu… đồng thời hoạt động tín dụng ngày nay càng mở rộng và phát triển đa dạng đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các hình thức thanh toán bằng sec, ủy nhiệm chi, thanh toán bù trừ… điều này giúp làm giảm chi phí lưu thông khác như in ấn, bảo quản, vận chuyển thường… Chức năng này là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tín dụng. 3.2/ Thảo mãn thanh toán và tạo tiền: Tín dụng luôn được cấp ra nhằm giúp người vay tiền chi trả các khoản mua, bán, trả các món nợ…ngoài ra, tín dụng còn tạo thêm phương tiện thanh toáncho nền kinh tế hay nói khác đi, tín dụng tạo thêm tiền cho nền kinh tế. 3.3/ Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển: Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Do đó tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra. Tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Mặt khác, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu được đặt ra, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phải biết tận dụng các nguồn vốn khác trong xã hội. Từ đó, tín dụng, nơi tập trung vốn nhàn rỗi, sẽ đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn cho nền kinh tế. 3.4/ Tín dụng góp phần thúc đẩy ổn định tiền tệ và ổn định giá cả: Tín dụng luôn được cấp ra có một mục đích rõ ràng và nó luôn được luân trả theo cam kết. Do dó mà số lượng tiền được thêm vào lưu thông được cân đối với số lượng hàng hóa, dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra tạo nên sự cân đối tiền – hàng, tạo ra sự ổn định sức mua của tiền tệ. 3.5/ Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội: Tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất sẽ thuê mướn nhân công phục vụ sản xuất tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Ngân hàng còn là nơi cung cấp tín dụng dân cư, cung cấp những nhu cầu tín dụng hợp lý của cá nhân như phát triển kinh tế gia đình, mua sắm tư liệu sản xuất, sinh hoạt giúp những người làm ăn lương thiện có điều kiện tạo lập việc làm ổn định cho bản thân và gia đình. Một xã hội phát triển ổn định là điều kiện quan trọng để ổn định trật tự xã hội. Trên phương diện quốc tế, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế làm cho các nước có mối quan hệ thân thiết và cùng giúp đỡ nhau phát triển. II/ PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Tín dụng ngân hàng được phân loại dựa vào các căn cứ sau: 1/ Căn cứ vào mục đích cho vay: Tín dụng thường được chia thành các loại sau: Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan tới việc mua sắm và xây dựng bất động nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để
Luận văn liên quan