Áp dụng hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp giúp nâng cao năng suất lao động, cung cấp cho lãnh đạo thông tin nhằm ra quyết định tốt hơn, hiệu quả hơn, giảm tối đa công việc dư thừa, nâng cao hiệu quả công việc.Trợ giúp các cán bộ nghiệp vụ tổ chức, thực hiện, quản lý và kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ về tài chính - kế toán, bán hàng, vật tự, dự án, nhân sự tiền lương và thông tin điều hành một cách chính xác, nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí và tăng hiệu quả công việc. Chúng cũng góp phần đưa các hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp.
Áp dụng hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp là vấn đề luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần đặt ra xung quanh việc ứng dụng trên.
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 20170 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp ứng dụng hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
¬
TIỂU LUẬN
MÔN
TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN
DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên: ThS NGUYỄN VĂN NĂM
Sinh viên thực hiện:
TẨY LIÊN HÔN
LỚP QT6 K32
STT : 017
TP. HCM ngày 4/11/2009
----------Ø×----------
Áp dụng hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp giúp nâng cao năng suất lao động, cung cấp cho lãnh đạo thông tin nhằm ra quyết định tốt hơn, hiệu quả hơn, giảm tối đa công việc dư thừa, nâng cao hiệu quả công việc.Trợ giúp các cán bộ nghiệp vụ tổ chức, thực hiện, quản lý và kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ về tài chính - kế toán, bán hàng, vật tự, dự án, nhân sự tiền lương và thông tin điều hành một cách chính xác, nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí và tăng hiệu quả công việc. Chúng cũng góp phần đưa các hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp.
Áp dụng hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp là vấn đề luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần đặt ra xung quanh việc ứng dụng trên.
I THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP.
Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.
Cuộc khảo sát còn cho Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hoá trong sản xuất kinh doanh thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác.
Dù hạ tầng công nghệ có thừa nhưng hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam thờ ơ, thậm chí không quan tâm đến việc xây dựng các website để tự quảng bá mình trên internet. Đây là thông tin được ông Nguyễn Trí Thanh (Viện phát triển doanh nghiệp) đưa ra tại hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển” tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 23/3.
Ông Thanh cho biết cuộc điều tra nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ở Việt Nam, tiến hành trên 2.233 doanh nghiệp ở 5 thành phố lớn, cho thấy dù có điều kiện nhưng việc đầu tư của các DN cho CNTT hầu như không có.
Việc đầu tư chưa được chú trọng. 91,9% doanh nghiệp không quan tâm tới việc thiết kế, xây dựng website để quảng bá, giới thiệu về chính mình ứng dụng các phần mềm trong quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất cũng không được chú trọng. Ngay tại những thành phố lớn như TPHCM cũng chỉ có chưa đầy 30% doanh nghiệp xây dựng website của mình. Con số này ở các thành phố lớn khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ lần lượt là 31,6%, 222,6%, 11,3 % và 14,1%.Điều đáng ngạc nhiên là có tới 70% doanh nghiệp hầu như không sử dụng dịch vụ web mặc dù hạ tầng về công nghệ có sẵn.Hiện vẫn còn 33,9% doanh nghiệp tại 5 thành phố nói trên vẫn sử dụng dial-up để kết nối internet. Những trường hợp này có nhiều ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Cần Thơ, nơi mà ADSL đã được rất nhiều hộ gia đình sử dụng.
Một thực tế đáng báo động là dù trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, sự phát triển của CNTT gia tăng đến chóng mặt nhưng việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp tại 5 thành phố được khảo sát gần như bằng con số không.97,3% doanh nghiệp cho biết không ứng dụng thương mại điện tử nào trong hoạt động. 2,7% doanh nghiệp có ứng dụng đều là những doanh nghiệp lớn và có hoạt động trong lĩnh vực CNTT.
Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúng túng”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ
Quá trình phát triển, Doanh Nghiệp buộc phải xem xét và thiết kế lại hệ thống tổng thể vì chỉ có như vậy mới áp dụng hệ thống thông tin trong hoạt động của các doanh nghiệp mới có hiệu quả. Thực trạng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là đã tin học hóa một số khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo cách áp dụng từng phần mà chưa có thiết kế tổng thể.
Ví dụ trước đây khi mua những chiếc máy vi tính đầu tiên, người ta có thể chưa nghĩ đến việc có một hệ thống phần mềm kế toán trên đó. Khi trang bị phần mềm kế toán, người ta có thể chưa quan tâm đến việc phần mềm này phải kết nối với phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kinh doanh... điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong hệ thống. Điều này một phần do tầm nhìn, phần do kinh phí và quan trọng là khả năng của nhà cung cấp giải pháp. Nhưng đến một thời điểm nào đó để doanh nghiệp có thể đứng vững và cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới phải đầu tư lại hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Việc này thường kèm theo hiện tượng “đập bỏ cái cũ”, “xây lại cái mới”.
Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT đều gặp ba thách thức: nhận thức - nhân lực và khả năng cung ứng các sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế.
Sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với phần mềm quản lý có nhiều mức độ khác nhau. Có doanh nghiệp trang bị phần mềm kế toán đến lần thứ 7 trong vòng hơn 10 năm qua. Đây là số ít các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư trang bị phần mềm tốt nhưng khả năng cung cấp của thị trường chưa đáp ứng đủ. Yêu cầu của phần mềm kế toán trong những trường hợp như vậy không chỉ là “kế toán” theo nghĩa đáp ứng yêu cầu về chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành mà phần lớn là các yêu cầu về thông tin quản trị kinh doanh. Những phần mềm kế toán không ứng dụng được ở đây cũng chính là những phần mềm không có tính động, tính mở và do đó không thích nghi được với đặc thù quản lý của doanh nghiệp.
Tiến trình áp dụng phần mềm kế toán ở các doanh nghiệp thường diễn ra chậm chạp (từ vài tháng đến hàng năm trời). Nhiều doanh nghiệp có chủ trương trang bị phần mềm nhưng quá trình tìm kiếm đối tác hoặc lên kế hoạch triển khai hay bị trì hoãn vì nhiều việc khác “quan trọng hơn”. Tiến trình trang bị hệ thống tin học tổng thể (như ERP) còn chậm chạp hơn nhiều. Các doanh nghiệp vừa và lớn hiện nay quan tâm rất nhiều đến hệ thống ERP, nhưng khả năng đánh giá sản phẩm cũng như ý thức được tác dụng của việc áp dụng ERP còn mơ hồ, và cũng chưa có nhiều doanh nghiễp áp dụng thành công ERP để tham khảo. Sự hiểu biết không rõ ràng về sản phẩm cùng với đầu tư lớn cho dự án buộc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
Nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua đã tích cực đầu tư trang bị nhiều phần mềm đơn lẻ phục vụ cho các mục đích quản lý khác nhau như: Kế toán, quản lý bán hàng, quản lý kinh doanh, phần mềm điều hành thông tin nội bộ, quản lý nhân sự, phần mềm lập kế hoạch sản xuất... Các phần mềm này phát huy tác dụng lớn nhưng khi gặp phải vấn đề mở rộng hệ thống thì doanh nghiệp lại lúng túng không biết kết nối chúng với nhau như thế nào để có thể dùng chung thông tin, giảm công sức nhập dữ liệu đầu vào, và có được thông tin đầu ra tổng hợp hơn.
Rất nhiều doanh nghiệp biết được ý nghĩa của phần mềm kế toán và cả phần mềm quản lý tổng thể nhưng lại không biết được cách đánh giá phần mềm, không có khái niệm về việc áp dụng phần mềm như thế nào, tiến hành cụ thể ra sao. Vì vậy họ thuê đơn vị tư vấn, hoặc là dựa hoàn toàn vào nhà cung cấp giải pháp phần mềm, khi đó nhà cung cấp phần mềm cũng đồng thời là nhà tư vấn về những thay đổi cần có của doanh nghiệp để áp dụng phần mềm (trường hợp này rất phổ biến ở Việt Nam).
Đối với các doanh nghiệp nhỏ (dưới 20 nhân viên), do công việc quản lý còn đơn giản, vẫn có thể thực hiện dựa vào kinh nghiệm và “trí nhớ” cộng với kinh phí còn hạn hẹp nên các doanh nghiệp này thường trang bị phần mềm kế toán giá trị không tới 1000 USD. Các doanh nghiệp loại này có rất nhiều lựa chọn từ các nhà cung cấp phần mềm nội địa.Và cũng có rất nhiều doanh nghiệp (quy mô vừa) đã trải qua việc áp dụng phần mềm nhiều lần không thành công nên họ quan tâm thực sự đến chất lượng phần mềm. Các doanh nghiệp loại này sẵn sàng đầu tư vài ngàn USD cho phần mềm kế toán, hay vài chục ngàn USD để có được một hệ thống ERP “ứng dụng được”.
Số các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư con số vài trăm ngàn USD hoặc hàng triệu USD cho phần mềm quản lý hiện nay ở Việt Nam là rất ít. Các tổng công ty là các khách hàng tiềm năng cho các dự án phần mềm có quy mô loại này.
II ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
1. Thành tựu đạt được.
Ứng dụng CNTT trong quản lý đã trở nên phổ biến ở nước ta, hiện nay nhiều các tổ chức và công ty đều đã có ứng dụng CNTT vào các việc khác nhau như: Quản lý công văn đi – đến; Quản lý tài liệu – hồ sơ; Quản lý tài chính – kế toán; Quản lý nhân lực; Quản lý khách hàng; Quản lý tài sản, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ,…
Một dự án triển khai hệ thống ERP quy mô nhất nước ta đã được chính thức vận hành thành công sau 2 năm triển khai, đó là hệ thống ERP được tại Công ty FPT. Tại thời điểm vận hành chính thức, hệ thống có 40 đơn vị trực thuộc FPT tham gia và sau một năm vận hành sẽ có tới 83 công ty hạch toán độc lập của FPT tham gia hệ thống.
Tại FPT, ERP đã giúp cải thiện rất nhiều quá trình kiểm soát tài chính về hàng tồn (linh kiện lắp ráp), công nợ qua các chỉ tiêu, đồng thời cung cấp nhanh chóng và chính xác các đơn hàng và số liệu hạch toán. Quan trọng nhất là ERP hỗ trợ rất nhiều cho việc lập kế hoạch và ra quyết định .
Một ví dụ cụ thể: sau khi áp dụng phân hệ QL sản xuất cho hệ thống sản xuất lắp ráp máy tính, tỷ lệ giao hàng đúng hạn trong 6 tháng đầu năm 2004 là 94,9% (tăng 18,5% so với năm 2003 ).Số ngày trung bình tồn linh kiện lắp rắp là 43% giảm 25% so với năm 2003.
Ngày 11/03/2008, Công ty Thép Việt và Công ty Hệ thống thông tin FPT đã chính thức ký kết hợp đồng cung cấp và triển khai giải pháp ứng dụng quản lý hệ thống thông tin SAP ERP. Lễ ký kết diễn ra tại TP HCM . Theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc tập đoàn Thép Việt, “khi đầu tư vào dự án ERP, THép Việt mong muốn là một trong những công ty đi tiên phong trong công tác chuẩn mực quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, chịu sự giám sát của hệ thống ERP và sử dụng ERP là một công cụ đắc lực để quản lý tập trung toàn bộ nguồn lực và hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn THép Việt, nâng cao tầm quản lý cho nguồn nhân lực của tập đoàn thép việt.
Hệ thống mySAP ERP hàng đầu quốc tế này được Thép Việt đầu tư sử dụng, thông qua đối tác chiến lược của SAP tại Việt Nam là FPT-IS, tích hợp sẵn các quy trình khép kín, chuyên sâu cho ngành thép sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý toàn diện của tập đoàn THép Việt cũng như nâng tầm quản lý hệ thống thông tin của công ty theo đẳng cấp quốc tế. Qua đó, Thép Việt sẽ sở hữu các công nghệ quản lý tiên tiến nhất cũng như cải tiến các quy trình kinh doanh của công ty theo chuẩn mực mà ngành thép thế giới đang ứng dụng .
2. Hạn chế.
2.1 “Tại sao ứng dụng hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp Việt nam chưa cao ?.”
Nói đến doanh nghiệp thì có nhiều loại doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ ...Thực tế qua khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn đã bước đầu chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như trong bán hàng. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do chưa thực sự thấy được lợi ích lớn lao của công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử, chưa có am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm nhìn chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết. Các vấn đề khác có liên quan đến doanh nghiệp là họ thiếu kiến thức và thời gian để tiếp thu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý, sợ tăng trưởng và ưa những triển vọng ngắn hạn, ít hướng ra bên ngoài mà điều đó có nghĩa là họ không nhận thấy những tín hiệu của môi trường, cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn;
2.1.1 . Rào cản về nhận thức, nhân lực và ứng dụng
Tìm hiểu thêm về những thách thức đối với doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT thì thấy trước hết ở vấn đề nhận thức. Rất nhiều doanh nghiệp khẳng định đã nhận thức rõ về việc ứng dụng CNTT, song thực tế chỉ có số ít hiểu được đầy đủ điều này. “Đầy đủ” nghĩa là phải trả lời được cả 3 câu hỏi: Tại sao phải ứng dụng; ứng dụng cái gì cho phù hợp với đặc thù của mình; ứng dụng như thế nào. Đa phần doanh nghiệp mới trả lời được câu hỏi thứ nhất, dẫn đến tình trạng đầu tư chưa đúng hướng hoặc còn hạn chế - phần lớn chi phí dành cho trang thiết bị, cơ sở hạ tầng chứ chưa chú trọng tới giải pháp, đào tạo.
Có một trở ngại “dở khóc dở cười” của hầu hết các công ty phần mềm khi quảng bá và tung sản phẩm ERP vào thị trường là hàng rào nhận thức của khách hàng với câu hỏi “ERP là gì?”. Bởi các chuyên viên CNTT của doanh nghiệp - người nắm rõ nhất về ERP – thì không có quyền quyết định có nên đầu tư hay không. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp - người đóng vai trò quyết định thì lại không hiểu ERP là gì và nó cần thiết như thế nào.
Thách thức thứ hai – nguồn nhân lực. Chẳng phải giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có trình độ về CNTT và quan tâm đúng mức tới CNTT. Ông Nguyễn Văn Thảo, Tổng Thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam nói vui “nếu giám đốc mê cầu lông thì phong trào chơi cầu lông ở doanh nghiệp lên rất mạnh. Khi nào giám đốc điều hành công việc bằng CNTT thì lúc đó tự khắc các thành viên trong doanh nghiệp sẽ làm việc bằng công nghệ thông tin”. Thực tế đã được chứng minh, ở Trung tâm Công nghệ Thông tin CDiT, Giám đốc điều hành toàn bộ công việc qua mạng nên từ lái xe đến trưởng phòng đều phải vào mạng để xem mình phải làm việc gì. Tuy nhiên cũng phải xét tới điều kiện đó là những doanh nghiệp lớn, còn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều đơn vị chưa có cả máy fax, giám đốc phải lo từng ngày để trả lương đúng hạn cho nhân viên thì cũng khó nói tới việc ứng dụng CNTT.
Thứ ba – khả năng cung ứng các sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt cho doanh nghiệp vùa và nhỏ còn hạn chế. Rất dễ tìm phần mềm kế toán nhưng khó tìm được những sản phẩm đặc thù như thiết kế cho ngành may, ngành cầu đường. Chưa kể chất lượng sản phẩm không tốt, giá lại cao so với khả năng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo một nghiên cứu về thị trường dịch vụ kinh doanh ở Việt Nam, hơn 70% doanh nghiệp ở Việt Nam không thỏa mãn với các dịch vụ được cung cấp.
2.1.2 . Khả năng tài chính yếu .
khả năng tài chính yếu nên đầu tư thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Hơn nữa, tại Việt Nam, môi trường công nghệ thông tin chưa thuận lợi để các doanh nghiệp có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế .
Chi phí hoạt động tại Việt Nam khá cao, chủ yếu do việc quản trị hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém
Việc đầu tư hệ thống ERP rất khác so với phần mềm hoạt động đơn lẻ. Chi phí ước tính đầu tư cho hệ thống ERP bao gồm: chi phí đầu tư phần cứng, cơ sở hạ tầng, truyền thông (như máy tính, hệ thống mạng, đường truyền, máy chủ…); chi phí bản quyền (gồm việc mua cho các máy tính, máy chủ, các phần mềm nhà cung cấp ERP yêu cầu, thường là hệ quản trị dữ liệu); chi phí trả cho nhà cung cấp phần mềm ERP. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải trả một số chi phí như chi phí tư vấn ban đầu nếu thuê tư vấn hệ thống riêng, chi phí đào tạo phát sinh khi có sự thay đổi nhân sự trong quá trình triển khai, chi phí phát sinh thêm trong quá trình vận hành.Nên chi phí đầu tư cho hệ thống ERP là rất lớn có thể lên đến vài trăm ngàn cho tới vài triệu đô.
2.1.3 Doanh nghiệp Việt Nam chưa cảm thấy nguy cơ cạnh tranh khi Việt Nam tham gia vào khối kinh tế thương mại khu vực và thế giới.
Tổ chức AT Kearney vừa đánh giá Việt Nam là một trong 10 nước hấp dẫn nhất thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển thị trường bán lẻ.Sự hấp dẫn này bắt nguồn từ hai yếu tố chính là thị trường Việt Nam có mật độ dân số khá cao và doanh nghiệp trong nước còn yếu kém trong việc phát triển hệ thống phân phối, đặc biệt là trong quản trị hệ thống thông tin. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài, với thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, sẽ rất thuận lợi trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
Tâm lý chung của rất nhiều lãnh đạo các cơ quan hiện nay là ứng dụng CNTT cũng tốt, chưa ứng dụng cũng chẳng sao. Không có gì bức bách cả. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa xây dựng hệ thống trao đổi thông tin điện tử (Electronic Data Interchange - EDI), nên chi phí giao dịch cao. Theo tính toán, nếu phát triển tốt EDI, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 0,7% chi phí hậu cần, giảm được 7 - 13% thời gian phục vụ khách hàng, giảm 5 - 10% thời gian thống kê kế toán, giảm rủi ro...
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú trọng đầu tư phát triển EDI, bởi cho rằng, phát triển EDI sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do EDI là công nghệ phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí đầu tư ban đầu lớn, phát triển EDI sẽ thay đổi quy trình hoạt động nội bộ hiện tại, đối tác kinh doanh khác nhau sử dụng các chuẩn truyền tin khác nhau...Các tập đoàn bán lẻ toàn cầu như Metro, Wal-Mart, Auchan, Carrefour sẽ từng bước tiến đến việc ngưng giao dịch với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng qua fax hay e-mail theo cách thức truyền thống và thay vào đó là giao dịch qua EDI. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không đẩy nhanh tốc độ phát triển quản trị hệ thống thông tin, thì hầu như không thể hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp đó.
2.1.4 .Thiếu lực lượng lao động có trình độ.
Khó khăn lớn nhất và bao trùm đối với doanh nghiệp vận dụng ERP là vấn đề con người. Làm thế nào để nhân lực trong công ty hòa nhiệp được với môi trường mới, quy trình mới. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có đội ngũ lao động “già” thì khó khăn càng tăng lên. Khó khăn không chỉ dừng lại ở độ tuổi lao động mà còn ở số lượng công việc. Quá trình triển khai ERP đòi hỏi công đoạn chạy thử, kiểm tra và sau đó đưa vào áp dụng. Vì vậy, mặc nhiên công việc của nhân viên sẽ tăng lên. Nếu chính sách đãi ngộ không phù hợp thì sẽ dẫn đến hiện tượng chống lại dự án.
Quan trọng hơn là vấn đề giải quyết lao động sau dự án. Thực tế, khi triển khi ERP, doanh nghiệp phải chuẩn bị đội ngũ nhân viên ERP rất lớn. Vậy sau khi kết thúc dự án ERP thì số nhân viên này sẽ đi đâu, làm gì? Nhân viên nào sẽ bị cắt giảm từ chương trình ERP ?Một khó khăn nữa cũng không kém phần