Đề tài Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao công tác phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay

Ngay từ những năm 30 đầu thế kỷ 20 nhu cầu xây dựng nhà cao tầng ngày càng tăng cao do các công ty lớn nhận thấy ưu thế quảng cáo của việc gắn tên hiệu của mình với cao ốc văn phòng, thậm chí ngay cả khi không cần nhiều diện tích sử dụng lắm. Các không gian còn thừa được dùng để thuê. Như vậy, xây dựng nhà cao tầng không chỉ là để quảng cáo và gây thanh thế, mà còn là sự đầu tư tài chính hợp lý nhằm tạo lợi nhuận tối đa.

doc10 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 8086 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao công tác phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC PCCC NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Nội dung: Tình hình phát triển nhà cao tầng trên thế giới Thực trạng nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay Tính chất nguy hiểm cháy nổ của nhà cao tầng. Các giải pháp phòng cháy cho nhà cao tầng. Đề xuất các biện pháp nâng cao công tác PCCC cho nhà cao tầng ở Việt Nam. Tình hình phát triển nhà cao tầng trên thế giới: Ngay từ những năm 30 đầu thế kỷ 20 nhu cầu xây dựng nhà cao tầng ngày càng tăng cao do các công ty lớn nhận thấy ưu thế quảng cáo của việc gắn tên hiệu của mình với cao ốc văn phòng, thậm chí ngay cả khi không cần nhiều diện tích sử dụng lắm. Các không gian còn thừa được dùng để thuê. Như vậy, xây dựng nhà cao tầng không chỉ là để quảng cáo và gây thanh thế, mà còn là sự đầu tư tài chính hợp lý nhằm tạo lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, trong trào lưu xây dựng mới, dường như cuộc chạy đua vì chiều cao đã dừng lại ở năm 1931 với sự xuất hiện của Emprise State Building ở New York do kiến trúc sư William Lamb thiết kế. Tòa nhà có 102 tầng, cao 381m (không tính đến cột ăng ten cao 67,7m được bổ sung sau), cao hơn tháp Eiffel ở Paris – công trình cao nhất thế kỷ thứ 19, cao 300m. Đây là công trình có những không gian văn phòng thương mại cho thuê và nó nhanh chóng trở thành hình mẫu cho nhà chọc trời, đồng thời là biểu tượng của thành phố NewYork. Sự suy sụp của thị trường tài chính thế giới trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đã làm gián đoạn việc đầu tư vào nhà cao tầng trong một thời gian khá lâu. Cho đến tận cuối những năm 1940, một kỷ nguyên mới của nhà cao tầng mới lại được bắt đầu. Cùng với sự phát triển công nghệ là sự tăng lên không ngừng của nhu cầu nhà ở đô thị. Với dân số tăng gấp đôi sau mỗi thế hệ và sự tăng trưởng nhanh chóng sản xuất, các nhà đầu tư bất động sản khó lòng đáp ứng đủ nhu cầu về không gian sử dụng. Đây là thời kỳ mà trào lưu hiện đại phát triển đến đỉnh cao. Mặt bằng tầng có diện tích sàn lớn trở nên khả thi về mặt kinh tế do dự phát triển của công nghệ HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) và các hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho không gian nội thất. Nhờ các công nghệ mới này, nhân việc văn phòng không còn phải làm việc ngay cạnh cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên và không khí. Đến những năm 1968 toà nhà Hancock ở Chicagô (Mỹ) vươn tới độ cao 344m không kể cột ăng ten. Đây là công trình nhà cao nhất thế giới. Năm 1973, tòa tháp đôi trung tâm thương mại thế giới (WTC) do Minoru Yamasaki đã phá kỷ lục và đạt tới độ cao 417m (110 tầng). Đến năm 1974 m vương miện nhà cao nhất thế giới thuộc về Sears Tower ỏ Chicago với 110 tầng (443m). Danh hiệu này tồn tại suốt 22 năm cho đến năm 1996, khi toà tháp đôi Petronas cao 450 (88 tầng) do Cesar Pelli thiết kế được xây dựng tại KualaLampur, Malaysia. Và mới đây toà nhà ở Đài Bắc, Đài Loan vươn tới độ cao hơn 500m, trở thành nhà cao nhất thế giới hiện nay. Chiều cao càng tăng cao, Đặc điểm chung của các công trình cao tầng là đã được bảo hiểm, bất kỳ nguy hiểm cháy nổ là việc ưu tiên cứu người là số một, thông qua các cầu thang thoát nạn an toàn (có chỉ dẫn, thông gió, điều áp và là cầu thang kín đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu là 120 phút). Công tác báo cháy và dập tắt đám cháy ngay từ giai đoạn ban đầu được đảm bảo rất tốt. Chính vì những cầu thang an toàn này mà khi khi toà nhà Trung tâm thương mại thế giới (WTC) bị khủng bố, xảy ra nổ cháy đã cứu được ít nhất là 5000 người. 2.Thực trạng nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay Nhà cao tầng (theo cách hiểu thông thường là 10 tầng trở lên) ra đời do hệ quả của việc tăng dân số đô thị, thiếu đất đai xây dựng và giá đất ngày càng tăng cao. Thể loại này cho phép tạo ra nhiều tầng hay nhiều không gian sử dụng hơn, tận dụng đất đai nhiều hơn, chứa được nhiều hàng hoá và nhiều người hơn trong cùng một khu đất. Nhà cao tầng có thể được xem là giải pháp tất yếu trong hoạt động của nền kinh tế đô thị. Tuy nhiên không nên coi chúng một cách đơn giản là sự diện tích sử dụng theo chiều cao trên một diện tích đất hạn chế mà chúng có những yêu cầu khá nghiêm ngặt trong quá trình thiết kế và thi công. Xu thế hiện nay thường kết hợp đa chức năng trong một nhà cao tầng, ở Việt Nam nhà cao tầng thường được xây dựng là loại hình căn hộ, văn phòng cho thuê, khách sạn, trung tâm thương mại, ngân hàng... xu hướng kết hợp nhiều công năng khác nhau như: khách sạn, văn phòng, siêu thị,vũ trường, gara ôtô dẫn đến tính chất phức tạp, số lượng người tập trung rất đông, đến hàng hoá, vật liệu dễ cháy... càng gia tăng mức độ nguy hiểm cháy nổ và tính chất phức tạp của trong công tác đảm bảo an toàn PCCC. Nhìn lại quá trình phát triển nhà cao tầng ở Việt Nam 10 năm trở lại đây chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội các công trình tập trung rải rác, xen kẽ trong các khu phố, một số công trình điển hình như: Rose Garden (11 tầng), Trụ sở Tổng VINACONEX (12 tầng), Khách sạn Horison (14 tầng), Khách sạn Nikko (15 tầng), Fortuna Tower (16 tầng), Văn phòng Quang Trung (18 tầng), Khách sạn Melia HaNoi (22 tầng), Vietcombank Tower (22 tầng), Hà Nội Tower (25 tầng)... với chức năng chủ yếu là văn phòng cho thuê, khách sạn, trụ sở ... Nhà chung cư ở Hà Nội chỉ mới bắt đầu xây dựng trong mấy năm trở lại đây với các chung cư từ 9 đến 15 tầng ở khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, Trung Hoà - Nhân Chính, Mỹ Đình... Tốc độ đô thị hoá đang diễn ra từng ngày, quỹ đất ngày càng hạn chế, các toà nhà trên 15 tầng ở Hà Nội không phải là hiếm. Tại thành phố Hồ Chí Minh, với lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, việc phát triển nhà cao tầng diễn ra mạnh mẽ hơn, những công trình tiêu biểu như: Sài Gòn Tower ( 17 tầng), Indochine Park ( 18 tầng), Somekset Chancellor (19 tầng), Harbour View (20 tầng), River Side Hotel (20 tầng), Diamond Plaza (21 tầng), Sun War Bank (22 tầng), Khách sạn Caravelle (24 tầng), Ocena Plaza (25 tầng), Sài Gòn Centre (27 tầng), Trung tâm thương mại Sài Gòn (34 tầng). So sánh qua ta thấy thành phố Hồ Chí Minh không chỉ có nhiều nhà cao tầng hơn mà có những công trình cao nhất ở Việt Nam. Thống kê cho thấy Hà Nội (đến năm 2001) chỉ có trên dưới 10 cao ốc trên 16 tầng, thì thành phố Hồ Chí Minh là trên 22 công trình, trong đó có 2 công trình cao trên 25 tầng là Sài Gòn Centre và Trung tâm thương mại Sài Gòn. Các khu chung cư cao tầng cũng phát triển cả về số lượng lẫn chiều cao công trình như: Chợ Lớn, Ngô Tất Tố: 15 tầng; Miếu Nổi: 18 tầng; mới đây là chung cư đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Một công trình cao 60 tầng cũng đang sắp bắt đầu được khởi công xây dựng tại đây. 3. Tính chất nguy hiểm cháy nổ của nhà cao tầng liên quan đến đặc điểm riêng của nó. 3.1.Chiều cao của công trình: Là đặc điểm có nhiều ảnh hưởng nhất đối với công tác PCCC của NCT. Nhà càng cao thì càng có nhiều yếu tố bất lợi cho công tác PCCC như: - Số lượng người đông, lối thoát nạn dài, kéo dài thời gian thoát nạn. - Tốc độ, áp lực của gió trên cao làm tăng tốc độ phát triển của đám chay. - Khó khăn cho việc cứu hộ, cứu nạn, khó khăn cho việc cấp nước chữa cháy và triển khai các hoạt động chữa cháy trên các tầng cao 3.2. Lối thoát nạn: Lối thoát nạn trong NCT có các yêu cầu khác hẳn đối với các loại nhà thấp tầng, lối thoát nạn trong nhà cao tầng chủ yếu là các cầu thang bộ. Như trên đã nêu, nhà càng nhiều tầng thì số lượng người càng đông, đồng thời đường thoát nạn qua các cầu thang bộ càng dài và thời gian thoát nạn ra khỏi nhà càng lâu. Bên cạnh đó, nếu không có các giải pháp phòng chống cháy đặc biệt cho các buồng thang thì các thang thoát nạn lại chính là con đường lan truyền của lửa, khói, hơi nóng và khí độc sinh ra từ đám cháy theo chiều đứng lên các tầng trên, làm đám cháy càng phát triển lớn, đồng thời cản trở việc thoát nạn và đe doạ nghiêm trọng đến sinh mạng của nhiều người. Vì vậy, các buồng thang bộ trong nhà cao tầng phải đảm bảo các điều kiện an toàn cho người thoát nạn khi xảy ra cháy (chống được lửa, khói, được chiếu sáng, có thông gió điều áp) 3.3. Các đường lan truyền cháy: Nhà cao tầng thường có các hệ thống giao thông nội bộ theo chiều ngang và chiều đứng như hành lang trong, buồng thang bộ, thang máy, có các kênh, giếng kỹ thuật về điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cấp khí đốt, thông gió và điều hoà không khí, ống đổ rác, giếng trời v.v Các bộ phận này đều bố trí ở bên trong nhà, vì vậy khi xảy ra cháy, lửa, khói, hơi nóng và khí độc sinh ra từ đám cháy có thể qua các bộ phận này lan truyền theo chiều đứng và chiều ngang dẫn tới cháy lan ra toàn nhà và ảnh hưởng đến việc thoát nạn như đã nêu trên. Đám cháy còn có thể lan truyền ở mặt ngoài nhà qua các lỗ cửa, khoảng trống không có giải pháp ngăn cháy, qua các ban công, lô gia có lắp đặt hoặc treo nhiều vật liệu dễ cháy. 3.4 Tầng hầm, tầng mái, tầng kỹ thuật: Là những bộ phận đặc biệt thường có trong nhà cao tầng và có liên quan đặc biệt tới công tác PCCC, ở đây có các điểm đầu và điểm cuối của các cầu thang, là lối đi lưu thông ngang giữa các buồng thang thoát nạn, là các lối đi tiếp cận vào công trình từ mái hoặc từ mặt đất của lực lượng PCCC; ở đây thường bố trí các hạng mục có nhiều nguy hiểm cháy nổ như gara ôtô, xe máy; trạm biến áp, trạm phát điện, điều hoà không khí, thông gió, kho tàng, hầm chứa rác ở đây cũng là nơi bố trí các thiết bị, hệ thống PCCC như bể nước, trạm bơm nước chữa cháy Vì vậy, cần có các giải pháp đảm bảo cho việc thoát nạn, phòng, chống cháy lan và đảm bảo các điều kiện cho việc chữa cháy, cứu người ở các tầng này, đặc biệt là giải pháp thoát khói, thoát nhiệt ở các tầng hầm bị cháy. 3.5. Khoảng trống ngoài nhà: Để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các công trình và tạo điều kiện cho các lực lượng phương tiện chữa cháy triển khai các hoạt động chữa cháy, cứu người trên cao, đặc biệt đối với NCT phải có đường, bãi đảm bảo cho những xe thang với chiều dài và tải trọng lớn hoạt động. Ở Việt Nam, yêu cầu này thuwongf không đảm bảo, nhất là đối với các nhà cao tầng xây chen trong các khu phố hiện có. 3.6 Đặc điểm công năng Nhà cao tầng được xây dựng và sử dụng với nhiều công năng khác nhau như nhà ở, văn phòng, trụ sở cơ quan, khách sạn mỗi công năng đều có tính chất, đặc điểm riêng, giải pháp, biện pháp riêng về PCCC. Hiện nay có xu hướng xây dựng các nhà cao tầng kết hợp nhiều công năng khác nhau như: khách sạn kết hợp với nhà ở căn hộ, văn phòng, siêu thị, nhà hàng, vũ trường, hội trường, câu lạc bộ, gara ôtô dẫn đến tính chất hoạt động phức tạp, số lượng người tập trung đông, khối lượng hàng hoá, vật liệu cháy tập trung càng gia tăng mức độ nguy hiểm cháy và tính chất phức tạp trong công tác đảm bảo an toàn PCCC trong các công trình này. Các giải pháp phòng cháy cho nhà cao tầng ở Việt Nam. a/ Khi đầu tư xây dựng các NCT phải có đầy đủ các hệ thống, thiết bị phương tiện về PCCC và đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Không chấp nhận lý do thiếu kinh phí, thiếu vốn mà cắt bỏ các hệ thống, thiết bị PCCC trong đầu tư xây dựng NCT. b/ Có quy chế, chế độ kiểm tra, quản lý chặt chẽ chất lượng thiết kế, thi công về PCCC đối với NCT. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thẩm duyệt dự án, thẩm duyệt thiết kế về PCCC, kiểm tra thi công và nghiệm thu về PCCC theo quy định của Luật PCCC. c/ Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật PCCC ( trong Luật PCCC cũng có nội dung PCCC nhà cao tầng), và các quy định, tiêu chuẩn PCCC trong thiết kế xây dựng và sử dụng, vận hành nhà cao tầng. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định, tài liệu hướng dẫn về PCCC đối với NCT. d/ Đề cao chế độ cơ sở tự kiểm tra, tự đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC ở các NCT theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành; Các hệ thống PCCC và lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ phải được hoàn thiện, có tính chuyên nghiệp cao với phương châm tự cứu là chính. e/ Nâng cao chất lượng công tác thẩm duyệt thiết kế và kiểm tra an toàn PCCC đối với NCT, đảm bảo xem xét đầy đủ các nội dung khi thẩm duyệt thiết kế cũng như khi kiểm tra an toàn PCCC các nhà cao tầng. g/ Chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đối với các NCT trong địa bàn quản lý với các tình huống cháy phức tạp nhất và phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, có sự phối hợp của nhiều lực lượng chuyên ngành nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra cháy ở các nhà cao tầng. 5. Đề xuất các biện pháp nâng cao công tác PCCC cho nhà cao tầng ở Việt Nam. 5.1. Mục đích của thiết kế an toàn phòng cháy và chữa cháy: là bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ tài sản và bảo đảm các hoạt động bên trong công trình không bị gián đoạn. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức được rằng việc PCCC không phải là một khoa học chính xác. Không một hệ thống PCCC nào có thể loại bỏ hoàn toàn ngọn lửa và bảo đảm sự an toàn tuyệt đối về tài sản và tính mạng con người. Mục đích của thiết kế an toàn PCCC có thể đạt được nhờ: Sử dụng các hệ thống dập lửa tự động và bằng tay theo cách thức đáng tin cậy khi bắt đầu có hiện tượng cháy. Sử dụng các hệ thống quản lý khói tin cậy để giới hạn sự lan truyền khói. Bố trí hợp lý các đường thoát hiểm và các khu vực lánh nạn cho tất cả mọi người bên trong công trình kể cả người tàn tật. Sử dụng kết cấu và vật liệu hoàn thiện có khả năng chịu lửa cao (theo tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành). Cách ly và tăng cường sử dụng vòi phun dập lửa ở các khu vực có nguy cơ cháy cao. Sử dụng các hệ thống báo cháy tự động để phát hiện tình huống khẩn cấp và báo động cho những người bên trong công trình và cho nhân viên cứu hỏa, đồng thời hướng dẫn thoát người khẩn cấp. Đề xuất tăng cường công tác PCCC nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay Trước thực trạng về công tác PCCC ở các NCT hiện nay, để đề phòng cháy nổ xẩy ra cũng như hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy ở các NCT, phải thực hiện ngay các biện pháp cấp bách sau: a/ Về các giải pháp thoát nạn Phải đảm bảo yêu cầu thoát nạn nhanh chóng và an toàn khi xảy ra cháy ở các NCT. Các NCT phải có đủ số lối thoát nạn theo quy định, tối thiểu phải có 2 lối thoát từ mỗi tầng, các trường hợp có 1 lối thoát phải theo đúng quy định của tiêu chuẩn. Lối thoát phải đủ số lượng, đủ kích thước theo số người ở tầng đông nhất, các buồng thang bộ phải đảm bảo không bị ảnh hưởng của lửa, khói, nhiệt độ cao do đám cháy gây ra, được thông gió, chiếu sáng và có ký hiệu chỉ dẫn; không để các đồ vật cản trở lối thoát, không tự ý làm rào chắn, cửa ngăn, khoá cửa trên lối thoát nạn; Cơ sở có người tàn tật, người không tự thoát nạn được phải có phòng lánh nạn tạm thời để chờ lực lượng ứng cứu. Phòng này phải đảm bảo ngăn cháy, chống khói, được thông gió và chiếu sáng sự cố. b/ Các giải pháp phòng cháy, chống cháy lan Có giải pháp tách riêng biệt các hệ thống điện sinh hoạt, hệ thống điện bảo vệ, hệ thống điện chiếu sáng sự cố và hệ thống cấp điện cho máy móc, thiết bị PCCC. Kiểm tra, khắc phục ngay các sai phạm, thiếu sót của hệ thống điện. Các thiết bị bảo vệ và điều khiển hệ thống điện (cầu dao, câu chì, áp tô mát, công tắc), hệ thống dây dẫn, ổ cắm điện phải đảm chất lượng và thông số phù hợp với dòng điện tiêu thụ, không để xảy ra chạm chập, quá tải gây ra cháy. Kiểm tra và lắp đặt bổ sung các bộ phận, thiết bị ngăn cháy như tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy ở hành lang, buồng thang, ở các phòng kỹ thuật điện, máy; sàn ngăn cháy ở các kênh, giếng kỹ thuật; van ngăn cháy trong đường ống thông gió; Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler hoặc màn nước ngăn cháy ở các khu vực có diện tích lớn vượt quá quy định tiêu chuẩn, có nhiều chất cháy. Xây dựng và thực hiện nghiêm quy định an toàn PCCC trong các hoạt động, sinh hoạt, sử dụng lửa trần, bảo quản sử dụng máy móc, thiết bị điện, các chất cháy,nhiên liệu.v.v. đối với từng loại NCT (khách sạn, chung cư, văn phòng) c/ Hoàn thiện hệ thống PCCC, các điều kiện chữa cháy, cứu nạn Các hệ thống, trang thiết bị PCCC phải đảm bảo đầy đủ theo quy định của tiêu chuẩn, trong đó hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, họng nước và bình chữa cháy, thông gió hút khói, chiếu sáng sự cố là quan trọng đối với các nhà cao hơn 10 tầng. Các NCT chưa có hoặc lắp đặt chưa đầy đủ các hệ thống trên phải lắp đặt bổ sung đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Có chế độ bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, thường xuyên để đảm bảo cho các hệ thống này sẵn sàng hoạt động khi cháy xảy ra với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Đảm bảo các điều kiện về giao thông , nguồn nước phục vụ chữa cháy. Kiến nghị với chính quyền sở tại để giải quyết kịp thời các trường hợp không có đường cho xe chữa cháy hoặc đường cho xe chữa cháy bị lấn chiếm, không đảm bảo chiều rộng, chiều cao cho xe chữa cháy hoạt động, đặc biệt là xe thang, kết cấu mặt đường, bãi phải chịu được tải trọng của xe. Các trường hợp thiếu nguồn nước hoặc nguồn nước không đủ phải kiến nghị cơ sở hoặc chính quyền địa phương có biện pháp xây dựng bổ sung. Những NCT không có điều kiện cứu hộ, cứu nạn bằng xe thang phải có giải pháp tăng cường, bổ sung các trang bị cứu hộ cứu nạn khác như thang sắt ngoài nhà, thang dây, ống tụt, dây cứu người, đệm hơi.v.v. d/ Tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ trong NCT Củng cố, huấn luyện, trang bị cho lực lượng chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng thực sự vững mạnh, lập và tổ chức thực tập thường xuyên các phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn để các lực lượng này có thể dập tắt kịp thời các đám cháy khi vừa mới xảy ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho cơ sở. Tóm lại, công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) sẽ không có ý nghĩa nhiều nếu ý thức người sử dụng công trình kém, vì vậy Đảng và Nhà nước nói chung cũng như lực lượng phòng cháy và chữa cháy nói chung luôn ý thức công tác xã hội hoá PCCC.
Luận văn liên quan