Vấn đề định giá chứng khoán, định giá doanh nghiệp đã gắn liền với sự hình thành
và phát triển của thị trường chứng khoán. Khi tham gia thị trường, nhà đầu tư luôn muốn
biết mức giá hợp lý cho cổ phiếu mình mu ốn mua là bao nhiêu, đó là một nhu cầu có thực
và nhu cầu này ngày càng trở nên cần thiết hơn khi thị trường biến động. Thị trường
chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua “nóng-lạnh” thất thường cũng do rất nhiều
nguyên nhân, nhưng trong đó nguyên nhân quan trọng là hầu hết các nhà đầu tư đều chưa
thể định giá cổ phiếu các công ty, một khi định giá tốt thì nhà đầu tư sẽ có cơ sở niềm tin
cho chính mình, việc giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ có cơ sở rõ ràng hơn chứ
không mang nặng tính “bầy đàn” như hiện nay. Để thị trường phát triển ổn định thì rất cần
các nhà đầu tư nâng cao khả năng đánh giá doanh nghiệp cũng như tự định giá cho chính
mình một cách phù hợp với những đặc trưng của một thị trường mới nổi như Việt Nam.
Nhưng để làm được điều đó cần thiết phải mổ xẻ nhiều vấn đề xung quanh định giá ở thị
trường Việt Nam. Bài viết này tập trung làm rõ những khó khăn trong định giá của thị
trường mới nổi nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, tìm hiểu khả năng ứng dụng
các phương pháp định giá truyền thống và đề xuất một số vấn đề trong định giá ở thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Kết cấu của bài viết gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các phương pháp định giá
Chương 2: Những khó khăn trong định giá ở thị trường mới nổi
Chương 3: Thực trạng về vấn đề định giá ở Việt Nam
Chương 4: Đề xuất phương pháp định giá ở thị trường Việt Nam
56 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4297 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số đề xuất phương pháp định giá ở thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề định giá chứng khoán, định giá doanh nghiệp đã gắn liền với sự hình thành
và phát triển của thị trường chứng khoán. Khi tham gia thị trường, nhà đầu tư luôn muốn
biết mức giá hợp lý cho cổ phiếu mình muốn mua là bao nhiêu, đó là một nhu cầu có thực
và nhu cầu này ngày càng trở nên cần thiết hơn khi thị trường biến động. Thị trường
chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua “nóng-lạnh” thất thường cũng do rất nhiều
nguyên nhân, nhưng trong đó nguyên nhân quan trọng là hầu hết các nhà đầu tư đều chưa
thể định giá cổ phiếu các công ty, một khi định giá tốt thì nhà đầu tư sẽ có cơ sở niềm tin
cho chính mình, việc giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ có cơ sở rõ ràng hơn chứ
không mang nặng tính “bầy đàn” như hiện nay. Để thị trường phát triển ổn định thì rất cần
các nhà đầu tư nâng cao khả năng đánh giá doanh nghiệp cũng như tự định giá cho chính
mình một cách phù hợp với những đặc trưng của một thị trường mới nổi như Việt Nam.
Nhưng để làm được điều đó cần thiết phải mổ xẻ nhiều vấn đề xung quanh định giá ở thị
trường Việt Nam. Bài viết này tập trung làm rõ những khó khăn trong định giá của thị
trường mới nổi nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, tìm hiểu khả năng ứng dụng
các phương pháp định giá truyền thống và đề xuất một số vấn đề trong định giá ở thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Kết cấu của bài viết gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các phương pháp định giá
Chương 2: Những khó khăn trong định giá ở thị trường mới nổi
Chương 3: Thực trạng về vấn đề định giá ở Việt Nam
Chương 4: Đề xuất phương pháp định giá ở thị trường Việt Nam
Các ký hiệu
APV (adjusted present value) phương pháp hiện giá điều chỉnh
DCF (discounted cash flow) phương pháp chiết khấu dòng tiền
DDM (dividend discount model) mô hình chiết khấu cổ tức
EBIT (Earnings before interest and tax) thu nhập trước thuế và lãi vay
EBITDA (Earnings before interest, tax, depreciation and amortisation) thu nhập
trước thuế, lãi vay và khấu hao
EVA (economic value added) giá trị kinh tế gia tăng
EPS (Earning per share) thu nhập trên mỗi cổ phiếu
FCF (Free cash flow) dòng tiền tự do
OFCF (Operating free cash flow) dòng tiền tự do hoạt động
FCFE (Free cash flow to equity) dòng tiền tự do vốn cổ phần
g tốc độ tăng trưởng
gn tốc độ tăng trưởng danh nghĩa
gr tốc độ tăng trưởng thực
NOPLAT (Net operating profit less adjusted taxes) thu nhập hoạt động ròng trừ thuế
P0 giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
S Doanh thu của cổ phần
PPE (Property, plant, equipment) bất động sản, nhà xưởng, máy móc
rD chi phí sử dụng nợ (trước thuế)
rD(1-T) chi phí sử dụng nợ (sau thuế)
rE chi phí sử dụng vốn cổ phần
ROIC (return on investment capital) thu nhập trên vốn đầu tư
T thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
WACC chi phí sử dụng vốn bình quân (sau thuế)
WACC* chi phí sử dụng vốn bình quân (trước thuế)
WACCn chi phí sử dụng vốn bình quân (danh nghĩa)
WACCr chi phí sử dụng vốn bình quân (thực)
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Mục lục
Các ký hiệu
Chương 1: Tổng quan về các phương pháp định giá ............................................................ 1
1.1 Phương pháp tính giá dựa trên bảng Cân đối kế toán ............................................. 2
1.1.1 Trị sổ sách thuần ....................................................................................... 2
1.1.2 Giá trị sổ sách điều chỉnh .......................................................................... 2
1.2 Phương pháp tính giá dựa trên Báo cáo Kết quả kinh doanh................................... 4
1.2.1 Tỉ số giá/thu nhập (P/E) ............................................................................ 5
1.2.2 PEG .......................................................................................................... 6
1.2.3 Tỉ số giá trên doanh số (P/S) ..................................................................... 7
1.2.4 Các chỉ số tài sản và thu nhập khác ........................................................... 7
1.3 Phương pháp tính giá bằng Chiết khấu dòng tiền ................................................... 9
1.3.1 Chiết khấu cổ tức (DDM) .......................................................................... 9
1.3.2 Dòng tiền tự do (FCF) ............................................................................. 12
1.3.3 Giá trị kinh tế gia tăng (EVA) ................................................................. 13
1.3.4 APV ........................................................................................................ 14
Chương 2: Những tồn tại trong việc định giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán của các
nước mới nổi ................................................................................................. 17
2.1 Khó khăn trong định giá ở thị trường mới nổi ...................................................... 17
2.2 Điều chỉnh các phương pháp định giá cho phù hợp với thị trường mới nổi ........... 21
2.2.1 Những nguyên tắc chung ......................................................................... 21
2.2.2 Quan điểm của Koller ............................................................................. 26
Chương 3: Thực trạng việc định giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời
gian qua ......................................................................................................... 29
3.1 Các quy định pháp luật về định giá doanh nghiệp ................................................ 29
3.2 Thực trạng định giá ở Việt Nam .......................................................................... 29
3.2.1 Tổ chức và quản lý định giá .................................................................... 29
3.2.2 Những mục tiêu thông thường khi định giá ............................................. 30
3.3 Khả năng ứng dụng các phương pháp định giá ở Việt Nam .................................. 32
3.3.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam ........................................................ 32
3.3.2 Những thuận lợi trong định giá ở Việt Nam............................................. 34
3.3.3 Khó khăn trong định giá ở Việt Nam ....................................................... 34
3.3.4 Sự phù hợp của các mô hình định giá ở Việt Nam ................................... 37
Chương 4: Đề xuất mô hình định giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 40
4.1 Ứng dụng Economic moat ................................................................................... 40
4.1.1 Phân tích economic moat ........................................................................ 40
4.1.2 Khả năng ứng dụng và hạn chế của mô hình phân tích Economic moat ... 47
4.2 Đề xuất hướng định giá một công ty ở Việt Nam ................................................. 47
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
Kể từ khi thị trường chứng khoán ra đời và phát triển, vấn đề định giá chứng khoán
đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của rất nhiều nhà kinh tế học, kết quả là rất nhiều
phương pháp định giá khác nhau như hiện nay. Các trường phái định giá tiêu biểu
có thể kể đến như sau:
Dựa trên bảng cân
đối kế toán
Dựa trên báo cáo
kết quả kinh doanh
Các phương pháp chiết khấu dòng tiền
Nhóm dòng tiền cổ
điển
Nhóm dòng tiền
điều chỉnh/ nhóm
giá trị kinh tế
Giá trị sổ sách
Giá trị sổ sách điều
chỉnh
Giá trị thanh lý
Giá trị kinh tế
P/E
P/EBITDA
PEG
Các chỉ số dòng
tiền và thu nhập
khác
Dòng tiền tự do
Dòng tiền cho cổ
đông
Cổ tức
EVA
Lợi nhuận kinh tế
Giá trị gia tăng
bằng tiền mặt
CFROI
Thu nhập thặng dư
(residual income)
Các chỉ số tài sản APV
Bảng 1.1: Bảng thống kê các phương pháp định giá doanh nghiệp
Trong nhóm phương pháp chiết khấu dòng tiền, chi phí sử dụng vốn đóng vai trò hết
sức quan trọng; bất kì dòng tiền nào cũng phải được chiết khấu với suất chiết khấu
tương ứng với rủi ro và tỷ suất sinh lợi – điều này gần như là một quan điểm tài
chính truyền thống. Tuy nhiên, Warren Buffet – nhà đầu tư nổi tiếng - lại có cách định
giá riêng bằng cách chiết khấu toàn bộ dòng tiền cho lãi suất phi rủi ro, một điều
tưởng chừng nghịch lý nhưng thực tế ông đã khá thành công, nguyên tắc đầu tư của
ông gắn liền với thuật ngữ “lợi thế kmainh tế” – economic moat – một phương pháp
định giá nằm ngoài các trường phái định giá trên nhưng rất cần xem xét tới khi định
giá, bởi một điều đơn giản, Warren Buffet là nhà đầu tư tài chính thành công nhất
trên thế giới trong những năm gần đây.
1.1 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1.1.1 Giá trị sổ sách thuần:
1.1.1.1 Phương thức thực hiện:
Dựa trên bảng Cân đối kế toán
Giá trị vốn cổ phần = Tổng tài sản – Nợ
1.1.1.2 Khả năng ứng dụng:
Phương pháp này thường chỉ sử dụng với các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá
sản, giải thể hoặc sẽ dừng hoạt động vì nếu sử dụng cho doanh nghiệp đang hoạt
động cách định giá này sẽ đưa đến một giá trị rất thấp. Phương pháp này ít được sử
dụng khi định giá cổ phần, tuy nhiên vì cách tính đơn giản nên vẫn được dùng để
tính giá trị sổ sách của cổ phần nhằm mục đích tham khảo là chính.
1.1.1.3 Hạn chế của cách tính theo giá trị sổ sách:
Bỏ qua giá trị vô hình của doanh nghiệp
Bỏ qua những khoản lợi nhuận trong tương lai mà doanh nghiệp có thể đạt
được
Những bút toán kế toán hiện tại có thể dẫn đến sai lầm trong việc định giá
doanh nghiệp
1.1.2 Giá trị sổ sách điều chỉnh:
Về cơ bản phương pháp này hoàn toàn giống với phương pháp “Giá trị sổ sách”, chỉ
khác là phương pháp này được xây dựng để khắc phục những nhược điểm của
phương pháp “giá trị sổ sách thuần” bằng cách ước tính giá trị thị trường của các
loại tài sản của doanh nghiệp.
1.1.2.1 Phương thức thực hiện:
Với phương pháp này giá trị vốn cổ phần được xác định tại một thời điểm xác định,
đó là lúc khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
Biểu đồ 1.1: Cấu trúc của giá trị doanh nghiệp
Trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền, giá thị trường của tài sản cố định, các
khoản phải thu, chi phí dở dang, giá trị tài sản ký quỹ, ký cược ngắn và dài
hạn, giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác
có thể dễ dàng xác định thông qua sổ sách kế toán kết hợp với sự tham khảo
giá hiện tại trên thi trường; hoặc để chính xác hơn ta có thể dựa vào kết quả
thẩm định giá của một hội đồng hoặc một công ty chuyên nghiệp.
Giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản vô hình:
việc xác định giá trị này chỉ mang tính tương đối, khó chính xác. Việc xác định
giá trị thực của những khoản mục này có thể phải cần đến một công trình
nghiên cứu khác, nằm ngoài phạm vi của bài viết này.
1.1.2.2 Khả năng ứng dụng:
Do sự không chắc chắn về giá trị vô hình, phương pháp này phù hợp với các
doanh nghiệp có giá trị tài sản hữu hình là bộ phận cơ bản của giá trị doanh
nghiệp.
Do phương pháp này bỏ qua giá trị tương lai, nên nó phù hợp với các doanh
nghiệp có khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai kém, được sử dụng
nhiều trong các nghiệp vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
1.1.2.3 Những hạn chế khi dùng cách tính theo giá trị sổ sách điều chỉnh:
Việc xác định giá trị vô hình rất khó thực hiện, làm phát sinh nhiều thời gian và
chi phí, và kết quả có được thường mang tính chủ quan. Ngoài ra để phương
pháp định giá doanh nghiệp dựa trên giá trị sổ sách điều chỉnh đạt độ chính
xác cao, các tài sản cố định và hàng tồn kho cũng cần phải nhờ đến chuyên
gia hoặc thông qua thị trường định giá để có con số chính xác.
Chỉ dựa vào những giá trị của công ty trong hiện tại, chưa tính đến các giá trị
tiềm năng mà công ty có thể đạt được, cũng như những rủi ro mà công ty sẽ
gánh chịu. Phương pháp này cho ta một cái nhìn “tĩnh” về doanh nghiệp.
1.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TƯƠNG ĐỐI)
Thuận lợi chung của các phương pháp này là cho ta biết những thông tin về thị
trường hiện tại như thế nào ở nhiều mức độ, gồm toàn bộ thị trường và từng ngành,
từng cổ phần trong những ngành đó. Tuy nhiên, các phương pháp này cung cấp
thông tin về giá trị hiện tại nhưng nó không đưa ra những hướng dẫn để nói lên
những giá trị này là phù hợp với giá trị nội tại của công ty đó. Hay nói cách khác, giá
trị công ty được đánh giá theo phương pháp này sẽ có thể cao hơn hoặc thấp hơn
giá trị nội tại của nó. Hơn nữa, hiện tại trên thế giới và cả ở Việt Nam có rất nhiều
công ty kinh doanh đa ngành nghề nên sẽ không chính xác nếu ta áp dụng chỉ số
chung của ngành cho một công ty không thuần về ngành đó.
Ngoài ra các phương pháp này chỉ thích hợp khi xem xét với 2 điều kiện là:
Chúng ta phải có một tập hợp so sánh tốt, tức là những công ty so sánh phải
cùng trong một ngành, cùng quy mô và cùng một mức độ rủi ro. Điều này rất
hiếm xảy ra, vì khó mà kiếm được công ty nào có ngành nghề kinh doanh và
môi trường giống nhau hoàn toàn.
Thị trường và ngành của công ty đang hoạt động không được đánh giá quá
cực đoan, tức là nó không quá cao hay quá thấp với giá trị thực của nó.
Có 2 cách ứng dụng phương pháp này là :
Dùng các chỉ tiêu của ngành hay của một công ty khác cùng ngành, cùng quy
mô để tính giá của công ty một cách nhanh chóng, hoặc trong trường hợp
không có đầy đủ thông tin về công ty đó.
So sánh các tỷ số của một công ty so với thị trường, với ngành của công ty
đang hoạt động và những công ty khác trong ngành để xem nó như thế nào.
Sau đó giải thích những mối quan hệ đó, cụ thể là vì sao chỉ số của công ty lại
lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) so với ngành hoặc so với các công ty khác trong
ngành. Từ đó nói lên công ty được định giá cao hay thấp.
Để hiểu rõ hơn ta phải đi vào cụ thể từng chỉ số.
1.2.1 Tỉ số Giá/Thu nhập (P/E – price/earnings)
1.2.1.1 Phương pháp:
P/E =
Giá cổ phiếu
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
P = P/E x EPS
P/E truyền thống (trailing EPS) – đây là tỷ lệ P/E thấy hàng ngày trên các tạp
chí chứng khoán- còn gọi là P/E hiện tại. Để tính chỉ số này người ta lấy giá
cổ phiếu chia cho EPS của 12 tháng gần nhất.
P/E tương lai (forward EPS): lấy giá cổ phiếu hiện tại chia cho EPS dự đoán
vào năm tới.
P/E tương lai =
P0
EPS1
P0 = P/E tương lai x EPS1
Chỉ số nào tốt hơn? Tỷ lệ P/E truyền thống phản ánh tình hình thực tế của doanh
nghiệp ở hiện tại nhưng có một điều chắc chắn là tỉ lệ này sẽ thay đổi trong tương
lai. Còn P/E tương lai phản ánh luôn cả những dự đoán tăng trưởng trong tương lai.
Việc sử dụng hệ số nào tùy thuộc vào mục đích cũng như khả năng dự đoán EPS
tương lai.
1.2.1.2 Khả năng ứng dụng:
Đơn giản trong tính toán nên thường được dùng trong việc tính giá cổ phiếu
một cách nhanh chóng.
Giúp so sánh giá của hai hay nhiều chứng khoán khác nhau, tuy nhiên chỉ có
thể so sánh khi tính đến cả tốc độ tăng trưởng thu nhập và các công ty này
phải cùng ngành.
1.2.1.3 Những hạn chế khi dùng P/E:
Các phương pháp kế toán khác nhau hoặc thay đổi phương pháp kế toán đều
ảnh hưởng đến con số thu nhập cuối cùng, vì vậy rất khó khăn trong việc so
sánh giữa các công ty với nhau, hay so sánh giữa các thời kỳ khác nhau của
cùng một công ty.
P/E không dùng để định giá được đối với những công ty mới hoặc những
công ty đang trong giai đoạn khởi sự với EPS thường âm.
1.2.2 PEG (Price/earnings to growth)
1.2.2.1 Phương pháp:
PEG =
P/E
Tốc độ tăng trưởng EPS
PEG cho ta một cái nhìn toàn vẹn hơn tỉ số P/E vì có đề cập đến sự tăng trưởng
trong tương lai. Bằng cách so sánh tỷ số PEG của các cổ phiếu với nhau ta có thể
đánh giá được triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu đó.
Tốc độ tăng trưởng của EPS:
Ta có thể sử dụng tốc độ tăng trưởng quá khứ hoặc dự đoán tốc độ tăng trưởng
trong tương lai tại một thời điểm hay là trung bình của một thời kì…, tất cả những
cách tính đó không sai, mỗi tỷ số PEG tìm được cho ta cái nhìn về cổ phiếu ở những
khía cạnh khác nhau. Tuỳ quan điểm của mỗi nhà đầu tư và tình hình kinh tế qua
từng thời kỳ mà ta sẽ chọn cách tính nào. Quan trọng nhất là khi dùng PEG để so
sánh các cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng EPS phải đồng nhất trong cách tính, như vậy
sự so sánh mới có ý nghĩa.
P/E : Thường sử dụng EPS của 12 tháng gần nhất để ước tính P/E.
PEG = 1 : Thể hiện sự cân bằng về lý thuyết giữa giá thị trường của cổ phiếu đó và tốc độ tăng trưởng trong tương lai có thể dự báo được.
PEG >1 : Sự kì vọng của thị trường về khả năng tăng trưởng của chứng khoán cao hơn giá trị của nó hay hiện tại nhu cầu về cổ phiếu đó
đang cao. Tuy nhiên, nếu trong tương lai công ty không tăng trưởng cao hơn mức dự kiến, giá chứng khoán sẽ giảm.
PEG <1 : Thị trường đang xem nhẹ triển vọng tăng trưởng của chứng khoán này và nó đang bị định giá thấp. Nếu thu nhập của công ty đạt
được mức tăng trưởng như dự kiến, giá chứng khoán sẽ có xu hướng tăng.
1.2.2.2 Khả năng ứng dụng:
Do đặc trưng của từng ngành, mỗi công ty trong những ngành khác nhau sẽ
có chu kỳ về doanh thu khác nhau. Vì vậy, tỷ số này sẽ phù hợp khi định giá
những công ty hay ngành tương tự nhau.
Phù hợp để đánh giá những chứng khoán ít hoặc không chia cổ tức. Vì PEG
không đề cập đến cổ tức nên nó đã bỏ qua sự hấp dẫn của những chứng
khoán chia cổ tức cao.
PEG là một chỉ số tốt dùng để so sánh các chứng khoán ở nhiều ngành khác
nhau và so sánh một chứng khoán hoặc một ngành với toàn thị trường (thông
qua các chỉ số như S&P500, Nasdaq…)
1.2.2.3 Những hạn chế khi dùng PEG:
Tốc độ tăng trưởng nếu chọn một con số dự tính thì nhà phân tích phải có
nhiều thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của công ty. Còn nếu chọn
tốc độ tăng trưởng trong quá khứ để tính thì PEG có được không hoàn toàn
phản ánh triển vọng tương lai vì đó chỉ là những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Chỉ số này không mang tính tuyệt đối, nó hay thay đổi phụ thuộc vào chu kì
của nền kinh tế và các yếu tố vĩ mô.
1.2.3 TỈ SỐ GIÁ TRÊN DOANH SỐ: (P/S)
1.2.3.1 Phương pháp:
P/S =
Giá cổ phiếu
=
P
Doanh thu của một cổ phần vào cuối kỳ St+1
1.2.3.2 Khả năng ứng dụng:
Ta định giá dựa vào mối tương quan với doanh thu vì quá trình tăng trưởng
bắt đầu từ doanh thu, doanh thu tăng trưởng mạnh là yêu cầu của một công
ty tăng trưởng. Ngoài ra, trong số tất cả dữ liệu trên bảng cân đối kế toán và
báo cáo thu nhập thì doanh số là chỉ tiêu ít bị điều khiển, thao túng so với dữ
liệu khác.
Do đặc trưng của từng ngành, mỗi công ty trong những ngành khác nhau sẽ
có chu kỳ về doanh thu khác nhau. Vì vậy, tỷ số này sẽ phù hợp khi định giá
những công ty hay ngành tương tự nhau.
1.2.3.3 Hạn chế khi dùng P/S:
Tùy theo ngành mà tỉ số này sẽ biến đổi rất mạnh, vì doanh thu là một chỉ tiêu rất dễ
biến đổi. Ngoài ra, để có cái nhìn chính xác hơn về tỉ số này ta phải xem xét đến lợi
nhuận biên tế trên doanh thu
1.2.4 CÁC CHỈ SỐ TÀI SẢN VÀ THU NHẬP KHÁC:
1.2.4.1 Tỉ số giá/ giá trị sổ sách (P/B):
1.2.4.1.1 Phương pháp:
Tỉ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho
giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
P/B =
Giá cổ phiếu
=
P
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần vào cuối kỳ Bt+1
1.2.4.1.2 Khả năng ứng dụng:
Các nhà đầu tư hay dùng tỷ số này để tính nhanh giá trị cổ phiếu của công ty
vì tỷ số này rất dễ tính và dễ sử dụng. Chỉ số này thường được tính toán và
công bố rộng rãi trên thị trường nên rất thuận lợi cho việc đánh giá.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ
tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty
này tương đối lớn.
1.2.4.1.3 Hạn chế khi dùng tỷ số P/B:
Tỷ số P/B không áp dụng được đối với công ty dịch vụ (công ty có giá trị tài
sản vô hình lớn)
Sự khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường
1.2.4.2 Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE – re
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- phu luc.pdf