Đề tài Thực trạng và một số giải pháp cho vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam

Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã chuẩn bị một tiến trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thế nhưng, để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, “vấn đề đô thị hóa” đã trở thành một mối quan tâm rất lớn của các nhà chức trách Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực do đô thị hóa mang lại: Cơ sở vật chất – kỹ thuật được cải thiện đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao; đó là vô số những mối đe dọa đã bộc lộ hay còn đang tìm ẩn, đang rình rập đến nền kinh tế, môi trường sống của con người. Cụ thể như: Ô nhiểm môi trường sống, ùn tắc và tai nạn giao thông, vấn đề nhà ở, đô thị hóa tự phát mà nguy hiểm nhất là nguy cơ dẫn đến khủng hoảng đô thị hóa ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẳng, Hải Phòng

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp cho vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu ----o0o---- Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã chuẩn bị một tiến trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thế nhưng, để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, “vấn đề đô thị hóa” đã trở thành một mối quan tâm rất lớn của các nhà chức trách Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực do đô thị hóa mang lại: Cơ sở vật chất – kỹ thuật được cải thiện đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao; đó là vô số những mối đe dọa đã bộc lộ hay còn đang tìm ẩn, đang rình rập đến nền kinh tế, môi trường sống của con người. Cụ thể như: Ô nhiểm môi trường sống, ùn tắc và tai nạn giao thông, vấn đề nhà ở, đô thị hóa tự phát… mà nguy hiểm nhất là nguy cơ dẫn đến khủng hoảng đô thị hóa ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẳng, Hải Phòng… Qua trên, chúng ta đã thấy đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, xã hội cũng như môi trường sống của nước ta. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu rõ hơn về thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Khái niệm đô thị và đô thị hóa: Khái niệm đô thị: (Trong đề cương bài giảng xã hội học do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn). Đô thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử con người được đặc trưng bởi các yếu tố: Số lượng dân cư tập trung cao trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế (mât độ dân cư cao). Đại bộ dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (tiểu thủ công, công nghiệp, buôn bán thương mại, dịch vụ, lao động trí óc…) Là môi trường sống trực tiếp tạo ra những thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân (điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt, môi trường văn hoá…). Giữ vai trò chủ đạo với các vùng nông thôn xung quanh và với toàn xã hội nói chung. Khái niệm đô thị hóa: Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi liên tục của cấu trúc và tính chất lao động xã hội theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ và khoa học công nghệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ hàm lượng trí tuệ nhỏ sang hàm lượng trí tuệ lớn, từ chân tay sang trí óc trên cơ sở của sự biến đổi công nghiệp ngày càng nhanh và rộng khắp. Tỷ lệ ĐTH: đại lượng thể hiện trình độ đô thị hoá của một nước, một vùng lãnh thổ. TLĐTH được tính bằng tỉ lệ phần trăm giữa số lượng dân cư đô thị so với tổng dân số của cả nước hoặc của vùng. TLĐTH phản ánh trình độ công nghiệp hoá, trình độ phát triển kinh tế xã hội nói chung. Muốn nâng cao TLĐTH cần tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng các ngành dịch vụ. Phân loại ĐTH: ĐÔ THỊ HOÁ GIẢ TẠO: sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân di cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn, dẫn tới nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, dịch bệnh, vv. ĐTHGT thường xảy ra ở các nước chậm phát triển, ở những nơi có mức sống quá chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. ĐÔ THỊ HOÁ NGOẠI VI: quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của các thành phố lớn, do kết quả của sự phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng sản xuất và đời sống, hệ thống nhà ở, công trình công cộng, dịch vụ. Quá trình ĐTHNV các thành phố lớn sẽ hình thành những vùng đô thị hoá rộng lớn, tạo ra các cụm đô thị, các liên đô thị, vv. ĐTHNV góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn và phổ biến lối sống thành thị. ĐÔ THỊ HOÁ NÔNG THÔN: quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn như xây dựng nhà ở, tạo các tiện nghi sinh hoạt, lập các hệ thống dịch vụ công cộng, tạo các ngành nghề mới, kể cả công nghiệp, các sinh hoạt văn hoá, giáo dục, vv. Quy mô đô thị hóa ở Việt Nam: Nghị định của chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị ban hnh ngy 5/10/2001 cĩ hiệu lực sau 15 ngy ký. Người ký l thủ tướng Phan Văn Khải. Đến năm 2007 cả nước đang có 729 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: Tp HCM, Hà Nội; 4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5. Loại  Dân số  Mật độ  T/l LĐ phi NN  Vai trò  Ví dụ   Đặc biệt  ≥1,5 triệu  ≥15000ng/km2  ≥90%tổng LĐ  Thúc đẩy sự phát triển KT của cả nước  Hà Nội, TP HCM   1  ≥50 vạn  12000ng/ km2  ≥85% tổng LĐ  Thúc đẩy sự phát triển KT của 1 vùng lãnh thổ  Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế.   2  ≥25 vạn  10000ng/ km2  ≥80% tổng LĐ  Thúc đẩy sự phát triển KT của 1 tỉnh hay 1 vùng lãnh thổ  Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương   3  ≥10 vạn  8000ng/ km2  ≥ 75% tổng LĐ  Thúc đẩy sự phát triển KT của 1 tỉnh  Cà Mau, Vĩnh Long, Long An   4  ≥5vạn  6000ng/ km2  ≥70% tổng LĐ  Thúc đẩy sự phát triển KT của 1 huyện  Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè…   5  ≥4000  2000ng/ km2  ≥65% tổng LĐ  Thúc đẩy sự phát triển KT của 1 huyện hay 1 cụm xã  Cai Lậy   Đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam: Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra rất chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp, tỉ lệ dân số đô thị dao động trên dưới 20% dân số toàn quốc. Về cơ bản, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Các đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính. Rất ít đô thị phát triển mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong và lối sống nông nghiệp vẫn còn phổ biến trong dân cư đô thị, nhất là ở các đô thị vừa và nhỏ. Các đô thị vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu bởi chức năng hành chính, văn hoá hơn là chức năng kinh tế. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường của các đô thị còn yếu kém. Điều đó đã làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực của việc gia tăng dân số (tự nhiên và cơ học), đồng thời lại chịu sức ép của việc phát triển kinh tế. Đô thị Việt Nam có quy mô hạn chế, phân bố phân tán, đa phần là đô thị nhỏ, nửa đô thị, nửa nông thôn. Sự rải đều của các đô thị làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế, đô thị không đủ sức phát triển. Bước vào thời kỳ CNH HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế & trước các tác động của tiến trình toàn cầu hóa, tốc độ ĐTH đang diễn ra khá nhanh, các đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt, làm biến đổi ít nhiều bộ mặt KT-XH của đất nước, nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu của cuộc sống đô thị. Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam: Thứ nhất: Thời kỳ phong kiến Trong suốt thời kỳ phát triển lâu dài của đất nước, đến cuối thế kỉ XIX (1858), nước ta mới chỉ hình thành một số đô thị phong kiến , chủ yếu là các trung tâm hành chính và thương mại. Tuy nhiên, đây chỉ là các đô thị nhỏ và yếu, chưa thực sự là các trung tâm kinh tế giữ vai trò chủ đạo đối với khu vực. Môt số đô thị tiêu biểu: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An… Thứ hai: Thời kỳ thuộc địa của Pháp (1858 – 1954) Xuất hiện nhiều thành phố lớn với mục đích khai thác thuộc địa của tư bản Pháp là chủ yếu. Ngoài ra, người Pháp còn xây dựng đô thị với tư cách là nơi tập trung cơ quan đầu não về hành chính và quân sự, là trung tâm chỉ huy bộ máy kềm kẹp của chúng. Một số thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng…và một số thương cảng, quân cảng khác được chú ý đầu tư, mở rộng. Nhìn chung, thời kỳ này, đô thị nước ta phát triển chậm và không đều, nhỏ bé về quy mô, công nghiệp còn yếu kém. Thứ ba: Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 – 1975) Thời kỳ này, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nên quá trình đô thị hoá cũng diễn ra theo hai xu hướng khác nhau. Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì diễn ra quá trình “giải đô thị hoá” tạm thời, để giảm thiệt hại do cuộc chiến tranh, chúng ta phải sơ tán một cách triệt để dân cư và cơ sở sản xuất công nghiệp về nông thôn. Ở miền Nam, xảy ra quá trình “đô thị hoá cưỡng bức”: do chiến tranh đe doạ, tàn phá và do chính sách mở rộng chiến tranh, bình định nông thôn của Mỹ, hàng triệu người dân từ nông thôn, rừng núi, đồng bằng ven biển kéo về thành phố. Vì vậy,các đô thị ở miền Nam trước giải phóng trở nên quá tải, chật chội và môi trường sinh sống hết sức phức tạp. Thứ tư: Thời kỳ từ năm 1975 đến nay Đây là thời kỳ mới, đất nước thống nhất, cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh. Các thành phố của chúng ta đã từng bước trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội cho cả nước và cho từng khu vực. Đặc biệt, từ sau Đại Hội lần thứ VI của Đảng, chúng ta chuyển từ cơ cấu kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước, chúng ta thực hiện chính sách mở cửa về mặt kinh tế và ngoại giao. Do đó, quá trình đô thị hoá ở nước ta phát triển với tốc độ nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, cho nên bộ mặt đô thị Việt Nam có nhiều thay đổi rõ nét. II _ Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam: Vài nét về tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc về “ Tầm nhìn triển vọng đô thị hóa thế giới 2007” công bố ngày 26/02/2008, tính đến cuối năm nay, một nửa dân số toàn cầu (tương đương khoảng 7,3 tỷ người) sẽ là cư dân của các khu vực thành thị. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, đến năm 2050, sẽ có 6,4 tỷ người trên thế giới ( tương ứng với 70% dân số lúc bấy giờ) sống ở thành thị, tăng 3,3 tỷ người so với hiện nay. Trong đó, theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số thành thị của cả nước ta hiện nay đạt 27% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào "đại gia đình" đô thị này. Tỷ lệ này còn thấp xa so với: + 47% của toàn thế giới +41% của châu Á – Thái Bình Dương ( Hiện có 1,6 tỷ người đang sống ở những khu đô thị châu Á, và dự kiến sẽ tăng thêm 1,8 tỷ nữa trong vòng 40 năm tới) +40% của CHND Trung Hoa (dự báo đến năm 2050 sẽ tăng lên hơn 70% và dân thành thị sẽ là 1 tỷ người) +30% của Ấn Độ (dự kiến đến năm 2050 sẽ là 55%) +37% của Đông Nam Á, +thấp hơn cả 33,9% của châu Phi (dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần sau gần 4 thập kỷ nữa), trong khi các châu lục khác tối thiểu đạt 71,3%. Năm 2005 dân cư thành thị thì nước ta đứng thứ 8 trong 11 nước ở Đông Nam Á. Đứng thứ 44 trong 52 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và đứng thứ 180 trong 207 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.  Nước  Tỷ lệ dân thành thị (%)   Singapore  100   Brunei  67   Malaysia  57   Philippines  47   Indonesia  40   Thái Lan  31   Myanmar  27   Việt Nam  26,2    Cụ thể ở các khu vực nước ta: Khu vực  Tỷ lệ dân thành thị(%)   Bắc Trung Bộ  13,3   Tây Bắc  13,6   Đông Bắc  18,5   Đồng bằng sông Cửu Long  19,9   Đồng bằng sông Hồng  22   Và tại 5 thành phố trực thuộc trung ương là: + TP.HCM đạt 87,5% + Đà Nẵng 79% + Hà Nội chỉ đạt 61% + Cần Thơ 49,9% + Hải Phòng 36,5%. Nhiều con số thống kê cho thấy từ năm 1991 đến nay, ở nước ta đô thị hóa tại các đô thị lớn đã có những bước phát triển mạnh, đạt ngưỡng 18,5% năm 1989, năm 1999 đạt 23,6% ,đạt 27% (năm 2006) và đến cuối năm 2007 tỷ lệ này xấp xỉ khoảng 28%. Dự kiến đạt 45% năm 2020. Để đạt được mức nói trên, tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm của dân số thành thị là khoảng 3%. Con số này cao hơn 2 lần so với tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số (khoảng 1,3%), tức là sẽ có luồng di cư vào các đô thị.  Riêng hai thành phố loại đặc biệt: + Hà Nội dự kiến tỷ lệ đô thị hóa đạt 30-32% năm 2010 và 55-62,5% trong năm 2020 và dân số đô thị đến năm 2010 là 3,9 - 4,2 triệu người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người. + Tp.HCM, tỷ lệ đô thị hóa đạt cao nhất so với cả nước, dự kiến năm 2010 đạt 58% và 2025 đạt 77- 80%. Với dân số đô thị năm 2010 là 10 triệu người, đến 2025 là 16-17 triệu người, Tp.HCM sẽ đứng trong hàng ngũ các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới. Vài khu đô thị: Hiện nay, Tp Hồ Chí Minh có hàng loạt các dự án khu đô thị cao cấp như River View, The Vista, Sky Garden 3, Blue Diamond, Dragon City, Saigon New,  The Everick, Phú Mỹ Hưng...  Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã có 11 khách sạn 5 sao với khoảng 3.611 phòng, dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khách sạn và đang tiến hành các dự án cải tạo cũng như nhiều dự án mới. Một vài khách sạn 5 sao nổi bật sẽ được khánh thành vào năm 2009 gồm có Times Square và Saigon Happiness Square. Trung tâm Đô thị mới Phú Mỹ Hưng rộng 409ha được xem là trái tim của toàn đô thị mới, là đô thị hiện đại đầu tiên và đẹp nhất Việt Nam hiện nayi có đầy đủ chức năng của một trung tâm đô thị hiện đại như: thương mại tài chính, dân cư, giải trí, y tế, văn hóa, giáo dục KĐT mới Thủ Thiêm có vị trí đặc biệt quan trọng, là lõi trung tâm của cả TP phát triển hai bên bờ sông Sài Gòn. Đầu năm 2008, người dân Tp.HCM hân hoan đón mừng một chiếc cầu quan trọng trong giai thông thành phố : cầu Thủ Thiêm. Cầu Thủ Thiêm được xem như một trong những bước ngoặt của dự án quy họach phía Đông thành phố. Sau cầu Thủ Thiêm sẽ là các công trình khác như hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, các cây cầu khác nối liền trung tâm thành phố và cù lao phía bên kia. Một ngày không xa, chúng ta sẽ có một khu đô thị vô cùng hiện đại nằm ngay cạnh trung tâm Tp.HCM với những quy họach và xây dựng bài bản, hiện đại nhất. Thủ Thiêm do đó về cả khía cạnh địa lý lẫn lịch sử, rất tương tự với khu đô thị Kang-nam sầm uất lộng lẫy của thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Khu đô thị cảng Hiệp Phước thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè có quy mô khoảng 200 ngàn dân, với diện tích 3.600 ha, trong đó khu công nghiệp và dịch vụ là 2.000 ha, còn lại là khu đô thị. Trong tương lai KĐT cảng Hiệp Phước sẽ là đô thị cửa ngõ phía nam TP.HCM, với 4 khu chức năng: cảng, khu công nghiệp - dịch vụ cảng, khu trung tâm thương mại - hành chính - văn phòng và khu dân cư. Đầu tháng 8/2007 dự án xây dựng Khu đô thị Đại học Quốc tế thuộc phía nam Khu đô thị Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi và Hóc Môn) với tổng diện tích xây dựng khoảng 884 ha vừa được ký kết. Dự án này gồm nhiều hạng mục: Khu giáo dục Đại học với 3 trường Đại học, khu đô thị - dân cư, khu thương mại - dịch vụ tổng hợp, khu công nghệ thông tin và khu vui chơi giải trí cùng các công trình phúc lợi công cộng, công viên cây xanh, hồ nước và hệ thống giao thông nội bộ. Khu đô thị Đại học Quốc tế được hình thành trong tương lai với phương châm tập trung vào sự phát triển bền vững, tạo không gian sống và làm việc trong môi trường quốc tế về làng đại học và cộng đồng sinh hoạt. Đây là dự án mới mẻ khi lần đầu tiên có mô hình khu đô thị đại học sẽ được hình thành tại Việt Nam. Mặt tích cực trong quá trình đô thị hóa ở nước ta: Trong nền kinh tế, các đô thị đóng góp 2/3 giá trị của tổng thu nhập và chiếm 30% tổng số dân. Ngày nay sự thay đổi của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các đô thị phát triển mạnh mẽ. Một số đô thị chọn hướng phát triển theo nền kinh tế dịch vụ như Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Quốc, Vũng Tàu... * Về văn hoá- xã hội : Đô thị hoá đang làm thay đổi bộ mặt đất nước trên nhiều phương diện. Quá trình đô thị hoá cũng đang làm thay đổi văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá đô thị nói riêng. Quá trình thay đổi văn hoá đô thị đang diễn ra ở các khía cạnh sau: -Sự biến đổi văn hoá sản xuất, kinh doanh đang thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ trong lĩnh vực văn hoá, xác lập ngày càng đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người dân, của các nhóm cư dân đô thị trong việc sáng tạo, phát huy, bảo tồn và hưởng thụ văn hoá. Người dân đô thị ngày càng chú trọng đến chất lượng các loại hình dịch vụ văn hoá, có nhiều điều kiện để chọn lựa cách thức hưởng thụ giá trị văn hoá. -Trong tổ chức đời sống văn hoá, người dân đô thị đã dần hình thành được ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và ý thức cá nhân. - Kinh tế thị trường làm thay đổi thái độ đối với lao động của người thành thị: tất cả phải vươn ra thị trường, tất cả phải kiếm được việc làm, phải có thu nhập, không trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước và sự bố thí của xã hội. Thái độ đối với gia đình, bạn bè, xã hội cũng có sự thay đổi theo hướng hiện đại, đó là sự thông cảm, sẻ chia và tôn trọng tự do cá nhân (sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật). - Người dân thành thị ngày nay đã vượt qua được tính ích kỷ, tự ti của người nông dân và tiểu thương, vượt qua được các ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến. Nhân cách văn hoá người dân đô thị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tiếp tục được hình thành theo hướng tích cực nhiều hơn, có nhiều đặc trưng khác với nhân cách văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất sẽ là sự hình thành nhân cách công dân với đặc trưng là khẳng định cái “tôi”, cái cá nhân nhiều hơn và ít bị chi phối bởi cộng đồng. Dân số và lao động đô thị tăng nhanh Dân số, lao động tăng nhanh chóng ở các đô thị chủ yếu do hai dòng di cư vào đô thị: (1) Lao động từ các nông thôn đổ về các đô thị để tìm việc làm. Dòng di cư đó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra và đã cung cấp cho các đô thị nguồn lao động phổ thông dồi dào và nó cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông thôn, góp phần phát triển kinh tế ở cả đô thị và nông thôn. 2) Sinh viên các trường đại học, cao đẳng sau khi học xong ở lại đô thị hoặc đến các đô thị khác kiếm việc làm. Sinh viên ra trường không thể tìm việc ở nông thôn, vậy các thành phố lại được thêm một nguồn lao động đầy tiềm năng. Nguồn lao động này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động. * Về kinh tế: - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ cao Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang làm thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh của người đô thị theo hướng công nghiệp hoá, đa thành phần, đa dạng dịch vụ theo kinh tế thị trường. Trong quá trình đô thị hóa, kinh tế đô thị tăng trưởng với tốc độ cao vì mức độ tập trung lực lượng sản xuất cao, khắc phục được tác phong sản xuất nhỏ, trì trệ, luộm thuộm, manh mún; hình thành tác phong công nghiệp hiện đại, tạo ra năng suất lao động cao, vai trò hạt nhân trong phát triển kinh tế càng thể hiện rõ. Đô thị là nơi tập trung các trường đại học, các nhà khoa học, đồng thời có sức hấp dẫn lớn với các nguồn lao động có kỹ thuật và đây chính là lợi thế đặc biệt của đô thị trong việc phát triển kinh tế. Quy mô việc làm ở đô thị tăng là do sự hình thành mới các khu công nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất các doanh nghiệp hiện có. Quá trình đó vừa làm tăng việc làm vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong kinh tế đô thị. Đồng thời, việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đô thị còn làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, tăng năng suất lao động xã hội, tăng GDP bình quân đầu người ở đô thị và trong cả nước. Để đạt được sự tăng trưởng cao, các ngành không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới trong kinh tế đô thị, làm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhà nước đã áp dụng các chính sách kinh tế nhằm phát huy hết năng lực sẵn có và mở rộng quy mô kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội. - Cùng với những mặt tích cực của quá trình tăng trưởng kinh tế là việc tăng thu nhập của người lao động, tăng tích lũy của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cư dân đô thị - Đô thị hóa khiến một bộ phận nông dân mất đất hoặc thiếu đất sản xuất, do đó nhu cầu tìm việc làm mới vì thế ngày càng tăng cao ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn. Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng lớn cùng với sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ mới cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp đang đòi hỏi rất nhiều lao động. Đây là cơ hội để chuyển đổi lao động dư thừa ở khu vực nông thôn sang những ngành sản xuất phi nông nghiệp, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong thời kỳ nông nhàn. - Sự phát triển của một số ngành công nghiệp, sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khiến cho tốc độ đô thị hóa đang gia tăng nhanh chóng. Việc phát triển KCN, KCX được xem là hạt nhân hình thành các đô thị hiện đại. Có t
Luận văn liên quan