Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở Sơn Động

1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những năm gần đây, nông nghiệp, nông thôn nước ta đó cú sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhờ năng suất và sản lượng ngày càng tăng. Có được sự chuyển biến tích cực đó là nhờ sự đổi mới chính sách kinh tế (KT) của Đảng và Nhà nước, nhất là từ khi có Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) về "Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xó nụng nghiệp" và đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) về "Đổi mới quản lý KT nông nghiệp". Với Nghị quyết này, hộ nông dân đó trở thành đơn vị KT tự chủ, Tiếp sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là Luật đất đai ra đời (1993). Luật này giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho nông dân với các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Cùng với Nghị quyết 10 và Luật đất đai, các chính sách thuế khóa, tín dụng, khuyến nông là chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu KT và hỡnh thành cỏc trang trại. Mụ hỡnh kinh tế trang trại (KTTT) khụng chỉ hỡnh thành và phát triển ở những vùng cũn quanh quẩn sau hàng rào tự cấp tự túc, những nơi mà tỷ suất lợi nhuận của sản xuất (SX) hàng hóa chưa cao hoặc những nơi có bỡnh quõn ruộng đất cao, mà hỡnh thành ngay cả nơi đất chật, người đông, đời sống dân cư cũn gặp nhiều khú khăn. KTTT ra đời là bước đi tất yếu của nền SX hàng hóa, khơi dậy tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng CNH, HĐH. Qua thực tiễn có thể khẳng định KTTT là nhân tố mới; phát triển KTTT là hướng đi đúng, hợp quy luật, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, phát huy nội lực để phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, SX hàng hóa với quy mô lớn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, với thị trường trong nước và thế giới. Do vậy, phát triển KTTT đúng đắn sẽ góp phần khai thác có hiệu quả thế mạnh của các vùng trung du, miền núi, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Việc phát triển KTTT đó được thể chế hóa bằng văn bản cụ thể là Nghị quyết 03/2000 - NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết đó khẳng định: "Sự phát triển KTTT đó gúp phần khai thỏc nguồn vốn trong nhõn dõn, mở mang thờm diện tớch đất rừng, đồi trọc, đất hoang hóa nhất là vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo; Tăng thêm nông sản hàng hóa. Một số trang trại đó gúp phần SX và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng" Sơn Động là một huyện miền núi có tiềm năng phong phú, đa dạng, có điều kiện để phát triển KTTT. KTTT Sơn Động đa dạng về quy mô và nội dung hoạt động. Tuy trang trại cũn nhỏ nhưng đó gúp phần đáng kể vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT nông nghiệp, nông thôn, tạo ra các vùng tập trung chuyên canh SX hàng hóa làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển; tạo điều kiện cho việc đưa công nghiệp, dịch vụ vào nông thôn; tăng tốc độ phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, nhất là trang trại trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trang trại SX, kinh doanh tổng hợp Tuy nhiờn, KTT Sơn Động vẫn chưa được chú ý đúng mức, chưa được đầu tư nghiên cứu một cách đầy đủ về thực trạng cũng như chưa đưa ra được giải pháp để phát triển. Việc nghiên cứu, tổng kết về sự phát triển của KTTT ở Sơn Động sẽ đánh giá đúng định hướng phát triển cũng như thấy được mặt mạnh, mặt yếu của KTTT hiện nay ở Sơn Động. 2/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ * Mục đích Trên cơ sở làm rừ một số lý luận cơ bản về KTTT; phân tích những đặc điểm và thực trạng KTTT của huyện, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT ở huyện Sơn Động. * Nhiệm vụ Nghiờn cứu một cỏch toàn diện tỡnh hỡnh phát triển KTTT ở Sơn Động, đi sâu khảo sát, trỡnh bày thực trạng của KTTT. Từ đó nêu kết quả, hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất giải pháp chủ yếu và kiến nghị để phát triển bền vững mô hỡnh KTTT ở Sơn Động. 3/ PHẠM VI NGHIấN CỨU - Về nội dung: trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mỏc- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực trạng KTTT địa phương, đề tài trỡnh bày cỏc giải phỏp để phát triển KTTT ở huyện Sơn Động, tập trung vào những giải phỏp cú tớnh khả thi; - Thời gian nghiờn cứu: Đề tài tập trung khảo sát tỡnh hỡnh phát triển KTTT những năm gần đây.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở Sơn Động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan