Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

Hoà nhập với tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước sau Đại hội VI của Đảng (1986), hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần huy động vốn phục vụ nhiệm vụ phát triển nền kinh tế đất nước. Bước chuyển mình rõ rệt của hệ thống Ngân hàng là vào nưm 1990 , thời điểm ban hành hai pháp lệnh ngân hàng là : “pháp lệnh ngân hàng nhà nước” và “pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” đã luật hoá hoạt động ngân hàng nhằm tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện công tác ngân hàng. Cũng từ đây hệ thống tổ chức của ngân hàng đã chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, có sự phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, tín dụng, tiền tệ, cung ứng và điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng công thương nói riêng cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Trước đây, chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Hoàn Kiếm (tên gọi ngày nay) thuộc về trụ sở ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Cho đến năm 1986 mớitách ra là một ngân hàng độc lập để phục vụ cho các thành phần kinh tế trong địa bàn quận. Sau chỉ thị 218/CT ngày 13/7/1987 của HĐBT và nghị định 53/HĐCP ngày 26/3/1988 của HĐCP chính thức chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hệ thống hai cấp là nhà nước nhà nước và nhà nước thương mại. Lúc này thì ngân hàng công thương Hoàn Kiếmtrở thành motọ ngân hàng thương mại, là chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam thực hiệnm chức năng kinh doanh tiền tệ, có trụ sở tại 37 Hàng Bồ- quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Là một ngân hàng thương mại hoạt động tương đối độc lập song cũng là chi nhánh của ngân hàng công thương Việt Nam nên trong hoạt động của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm vẫn phải chịu mọi chi phối về chiến lược kinh doanh của toàn hệ thống NHCT như lãi suất, dư nợ, nguồn vốn Quận Hoàn Kiếm nằm giưã trung tâm thủ đô Hà Nội, là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất cả nưcớ. Quận có 18 phường với trên 24 vạn dân, diện tích là4,5km2. Nằm tại một quận trung tâm kh uvực dân cư sầm uất của Hà Nội, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng có phần nào thuận lợi trong các nghiệp vụ kinh doanh buôn bán tiền tệ của mình. Tuy nhiên do đặc điểm dân cư trong địa bàn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và có một số cơ sở sản xuất nhỏ như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất bao bì do đó khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các cá nhân, hộ tư thương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hay nói khác đi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do phần lớn khách hàng của ngân hàng thuộc thành phần sản xuất kinh doanh nhỏ, có chu kỳ sản xuất ngắn nên nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn. Cụ thể đến ngày 31/12/2000 tổng do nợ của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là 512 tỷ 28 triệu đồng , trong đó tín dụng ngắn hạn đã chiếm tới 367 tỉ 532 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,8% tổng dư nợ. Ngoài ra một lý do nữa phải kể đến là do chính sách đổi mới của nhà nước trong việc đa dạng hoá, phát triển tất cả các thành phần kinh tế bằng chính sách lãi suất công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Ngân hàng đã tích cực mở rộng hoạt động đầu tư vốn cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hay khách hàng mà Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm phục vụ là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là các thành phần tư nhân, cá thể.

doc73 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan