Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là
quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư. Thẩm định dự án được xem như một nhu cầu không thể thiếu và là cơ
sở để ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư.
Thẩm định dự án được tiến hành đối với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn vốn,
mọi thành phần kinh tế như:Vốn trong nước và vốn nước ngoài, vốn của ngân sách
nhà nước (vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, vốn của các tổ chức kinh tế xã hội,
vốn hỗ trợ phát triển chính thức -ODA) và vốn của dân, vốn của các thành phần
kinh tế Nhà nước và vốn của các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, yêu cầu thẩm
định đối với các dự án này là khác nhau về mức độ và chi tiết giữa các dự án, tuỳ
thuộc vào quy mô, tính chất của dự án, nguồn vốn được huy động và chủ thể có
thẩm quyền thẩm định.
Quỹ Ngân sách Nhà nước là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển
Kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự
án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ cho các dự án của
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập
và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng,lãnh thổ,
quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Trong những năm gần đây,quy mô tổng thu của ngân sách nhà nước không ngừng
gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau.Đi cùng với mở rộng quy mô
ngân sách, mức chi cho đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Để
hiệu quả sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả cao và phù hợp với quy
hoạch phát triển chung của đất nước thì công tác thẩm định đánh giá các dự án đầu
tư là rất quan trọng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan đầu mối trong
việc quản lý các dự án đầu tư thường xuyên chú trọng tới công tác thẩm định dự án
đầu tư để ra quyết định đầu tư hoặc đề xuất báo cáo trình Chính Phủ quyết định. Để
đưa ra những quyết định ngày càng đúng đắn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu
qủa của nguồn vốn đầu tư, việc nâng cao chất lượng tiến tới hoàn thiện công tác
thẩm định dự án đầu tư được đặt ra ngày càng bức xúc.
83 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Đề tài: “Thực trạng và Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án
đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ
Kế hoạch và Đầu tư “
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ ......................................................................................................................... 3
I.Khái niệm và phân loại dự án đầu tư ............................................................... 3
1.Khái niệm dự án đầu tư .................................................................................... 3
2.Phân loại dự án đầu tư ...................................................................................... 3
II.Tổng quan về thẩm định dự án. ....................................................................... 4
1.Khái niệm ........................................................................................................... 4
2.Sự cần thiết phải thẩm định dự án ................................................................... 5
3.Mục đích và yêu cầu của thẩm định dự án ...................................................... 5
3.1.Mục đích của thẩm định dự án ....................................................................... 5
3.2.Yêu cầu của thẩm định dự án ......................................................................... 6
4. Ý nghĩa của thẩm định dự án .......................................................................... 6
III.Nội dung và các bước thẩm định dự án sử dụng vốn nhà nước
1.Nội dung ............................................................................................................. 7
1.1. Mục tiêu và căn cứ pháp lý của dự án ........................................................... 7
1.2. Thẩm định sản phẩm, thị trưòng ................................................................... 7
1.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật .............................................................. 7
1.4. Sự hợp lý của phương án địa điểm, sử dụng đất đai, chế độ khai thác và sử
dụng tài nguyên quốc gia ...................................................................................... 9
1.5. Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường ........................................ 9
1.6. Thẩm định về phương diện tổ chức ............................................................. 10
1.7. Thẩm định về phương diện tài chính của dự án. ......................................... 10
1.8. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án ........................................... 14
2. Các nguyên tắc trong thẩm định ................................................................... 16
IV.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án. ............................... 17
1. Môi trường pháp lý ........................................................................................ 17
2. Phương pháp thẩm định ................................................................................ 17
3. Thông tin ......................................................................................................... 18
4. Quy trình thực hiện thẩm định ...................................................................... 19
3
5. Quản lý nhà nước đối với đầu tư. .................................................................. 22
6. Đội ngũ cán bộ thẩm định .............................................................................. 26
7. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong phân tích, đánh giá dự án ............. 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VỤ
THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ. ....................................................................27
I.Sơ lược về Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. ....................................... 27
1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 27
2. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................................... 27
II.Khái quát chung về các dự án được thẩm định trong năm 2004. ................ 28
III.Quy trình tổ chức thẩm định tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư. ...... 33
1.Tiếp nhận hồ sơ. .............................................................................................. 33
2.Lập kế hoạch và xử lý công việc được giao. ................................................... 33
3.Quy trình xử lý công việc. ............................................................................... 34
4.Thời hạn xử lý công việc. ................................................................................ 35
IV.Ví dụ về một dự án được thẩm định tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư
............................................................................................................................. 35
1.Tóm tắt nội dung chính của dự án. ................................................................. 35
2.Các mặt được thẩm định của dự án: .............................................................. 38
2.1.Tư cách pháp lý và năng lực tài chính của nhà đầu tư ................................ 38
2.2.Thẩm định mặt tài chính của dự án .............................................................. 38
2.3.Lợi ích về mặt kinh tế xã hội của dự án ......................................................... .48
2.4.Đánh giá tác động môi trường của dự án. ....................................................... 49
3.Tóm tắt ý kiến của các bộ nghành và các đơn vị liên quan liên quan (trước
khi có giải trình, bổ sung hồ sơ Dự án) ............................................................. 50
3.1. Bộ Công nghiệp ........................................................................................... 50
3.2. Bộ khoa học và Công nghệ .......................................................................... 51
3.3. Bộ Giao thông Vận tải .................................................................................. 51
3.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................................................... 51
3.5. Bộ Quốc phòng ............................................................................................. 52
3.6. Bộ tài nguyên và môi trường ........................................................................ 53
3.7.Bộ Xây dựng .................................................................................................. 53
4
8.Bộ Tài chính ..................................................................................................... 54
4.Nội dung giải trình bổ sung hồ sơ dự án. ....................................................... 55
5. Nhận xét ,đánh giá và kiến nghị của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư. ... 57
5.1. Nhận xét, đánh giá ...................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 60
IV.Đánh giá về công tác thẩm định dự án tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu
tư. ........................................................................................................................ 60
1.Những kết quả đạt được.................................................................................. 61
2.Những tồn tại và hạn chế. ............................................................................... 62
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ. .......66
I.Triển vọng đầu tư tại Việt Nam đến 2010. .................................................... 66
1.Bối cảnh tình hình: .......................................................................................... 66
1.1.Những thuận lợi ............................................................................................ 66
1.2.Những khó khăn ........................................................................................... 66
2.Triển vọng Đầu tư đến 2010............................................................................ 67
II.Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Vụ Thẩm định và
Giám sát đầu tư. ................................................................................................. 67
1.Giải pháp. ....................................................................................................... 67
1.1.Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính..................................................... 67
1.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng khai thác, xủ lý và lưu trữ thông tin .... 68
1.3. Giải pháp về xây dựng một quy trình thẩm định hợp lý. .............................. 69
1.4. Giải pháp về xác định các tiêu chuẩn trong phân tích thẩm định, đánh giá
dự án . .................................................................................................................. 71
1.5. Giải pháp về nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định ................................ 72
2.Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ........................................................... 74
Kết luận ............................................................................................... 75
5
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là
quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư. Thẩm định dự án được xem như một nhu cầu không thể thiếu và là cơ
sở để ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư.
Thẩm định dự án được tiến hành đối với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn vốn,
mọi thành phần kinh tế như:Vốn trong nước và vốn nước ngoài, vốn của ngân sách
nhà nước (vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, vốn của các tổ chức kinh tế xã hội,
vốn hỗ trợ phát triển chính thức -ODA) và vốn của dân, vốn của các thành phần
kinh tế Nhà nước và vốn của các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, yêu cầu thẩm
định đối với các dự án này là khác nhau về mức độ và chi tiết giữa các dự án, tuỳ
thuộc vào quy mô, tính chất của dự án, nguồn vốn được huy động và chủ thể có
thẩm quyền thẩm định.
Quỹ Ngân sách Nhà nước là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển
Kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự
án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ cho các dự án của
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập
và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng,lãnh thổ,
quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Trong những năm gần đây,quy mô tổng thu của ngân sách nhà nước không ngừng
gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau.Đi cùng với mở rộng quy mô
ngân sách, mức chi cho đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Để
hiệu quả sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả cao và phù hợp với quy
hoạch phát triển chung của đất nước thì công tác thẩm định đánh giá các dự án đầu
tư là rất quan trọng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan đầu mối trong
việc quản lý các dự án đầu tư thường xuyên chú trọng tới công tác thẩm định dự án
đầu tư để ra quyết định đầu tư hoặc đề xuất báo cáo trình Chính Phủ quyết định. Để
đưa ra những quyết định ngày càng đúng đắn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu
qủa của nguồn vốn đầu tư, việc nâng cao chất lượng tiến tới hoàn thiện công tác
thẩm định dự án đầu tư được đặt ra ngày càng bức xúc.
6
Xuất phát từ lý do trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh
vực thẩm định dự án, trong thời gian thực tập tại Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em đã tập trung đi sâu tìm hiểu công tác thẩm định đối
với các dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước và đã quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Thực trạng và Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm
định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Vụ Thẩm định và Giám
sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ”.
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
7
I. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư:
1.Khái niệm dự án đầu tư:
Đầu tư là một hoạt động bỏ vốn với hy vọng thu lợi trong tương lai. Tầm quan
trọng của hoạt động đầu tư, đặc điểm và sự phức tạp về mặt kỹ thuật, hậu quả và
hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư đòi hỏi để tiến hành một công cuộc
đầu tư phải có sự chuẩn bị cẩn thận và nghiêm túc. Sự chuẩn bị này được thể hiện ở
việc soạn thảo các dự án đầu tư. Có nghĩa là mọi công cuộc đầu tư phải được thực
hiện theo dự án thì mới đạt hiệu quả mong muốn.
Dự án đầu tư được xem xét từ nhiều góc độ tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu
của chủ thể đầu tư:
Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết
quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là công cụ quản lý thể hiện kế hoạch chi tiết
của một công cuộc đầu tư, quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt
động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế chung.
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau để kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo kết quả cụ
thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Theo nghị định 52/ 1999/ NĐ-CP thì dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất
có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất
nhất định nhằm duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ
trong khoảng thời gian xác định.
2. Phân loại dự án đầu tư.
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư nhằm mục đích để tiện cho việc theo dõi,
quản lý hoạt động đầu tư:
a. Theo trình độ hiện đại của sản xuất:
Dự án được chia thành dự án đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu. Dự án
đầu tư theo chiều rộng là việc mở rộng sản xuất được thực hiện bằng kỹ thuật lặp
lại như cũ nhưng quy mô lớn hơn. Dự án đầu tư theo chiều sâu là việc mở rộng sản
xuất được thực hiện bằng kỹ thuật tiến bộ hơn và kỹ thuật hơn.
8
b. Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội:
Người ta phân chia dự án thành:dự án đầu tư cho sản xuất kinh doanh dự án đầu
tư cho khoa học kỹ thuật; dự án đầu tư cho kết cấu hạ tầng.Trong đó hoạt động của
các loại đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Dự án đầu tư khoa học và công
nghệ và dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho dự án đầu tư cho sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao. Còn dự án đầu tư cho sản xuất kinh doanh lại tạo tiềm
lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học công nghệ và dự án đầu tư cho kết cấu
hạ tầng.
c. Theo quá trình tái sản xuất xã hội:
Dự án được phân thành dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất. Dự án
đầu tư thương mại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động
của các kết quả đầu tư là ngắn. Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời
hạn hoạt động dài, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tính chất kỹ thuật
phức tạp do vậy tính rủi ro cao.
d. Theo nguồn vốn đầu tư:
Dự án được chia thành: dự án đầu tư có vốn huy động trong nước( vốn của ngân
sách nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của nhân dân). Dự
án có vốn đầu tư huy động từ nước ngoài( vốn đầu tư trực tiếp FDI và gián tiếp
ODA).
e. Theo phân cấp quản lý:
Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 12/CP ngày 5 tháng
5 năm 2000 phân thành 3 nhóm A, B và C tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án,
trong đó nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quyết định.
II. Tổng quan về thẩm định dự án.
1. Khái niệm:
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có khoa
học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một
dự án, từ đó ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư .Đây là một quá trình kiểm tra,
đánh giá các nội dung của dự án một cách độc lập tách biệt với quá trình soạn thảo
9
dự án. Thẩm định dự án tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư .
2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án:
Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà
nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền của mình
sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư .
Chủ đầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, các tổ
chức tài chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự
đổ bể, lãng phí vốn đầu tư, thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả, tính khả thi và tính
hiện thực của dự án.
Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải
đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết định đầu tư
hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cần biết xem dự án
đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không, nếu có thì bằng cách
nào và đến mức độ nào.
Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn mang
tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan của dự án ,
cần thiết phải thẩm định. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng trong việc
đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, toàn cộng đồng để
xem xét các lợi ích kinh tế- xã hội mà dự án đem lại. Mặt khác, khi soạn thảo dự án
có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn, không logic, thậm chí có thể
có những sơ hở gây ra tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự
án là cần thiết. Nó là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt
động đầu tư có hiệu quả.
3.Mục đích và yêu cầu của thẩm định dự án:
3.1.Mục đích của thẩm định dự án:
- Đánh giá tính hợp lý của dự án : tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp (
biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện ở từng nội dung và
cách thức tính toán của dự án.
10
- Đánh giá tính phù hợp của dự án: Mục tiêu của dự án phải phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế_xã hội.
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai
phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án.
- Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm
định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tất nhiên hợp lý
và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có tính khả thi. Nhưng tính khả thi
còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (các kế hoạch tổ
chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án ).
3.2.Yêu cầu của thẩm định dự án:
Dù đứng trên góc độ nào, để ý kiến có sức thuyết phục thì chủ thể có thẩm quyền
thẩm định cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương và
các quy chế ,luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước.
- Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế
chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình sản xuất kinh
doanh ,các số liệu tài chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, với ngân
hàng và ngân sách nhà nước.
- Biết khai thác số liệu trong các báo cáo tài chính của chủ đầu tư, các thông tin về
giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của chủ đầu tư, từ đó có thêm căn
cứ để quyết định hoặc cho phép đầu tư.
- Biết xác định và kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng