Bảo hiểm xã hội(BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời
khá sớm và đến nay đã được thực hiện ởtất cảcác nước trên thếgiới. So với các
loại hình bảo hiểm khác, chức năng và tính chất của BHXH có những điểm khác
biệt do bản chất của nó chi phối.
Ởnước ta, BHXH là một chính sách lớn trong hệthống an sinh xã hội.
BHXH vừa mang tính kinh tếnhưng cũng mang tính nhân đạo của Nhà nước ta
nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động trước những biến cốlàm giảm
hoặc mất thu nhập. Mục tiêu của Nhà nước là mởrộng đối tượng tham gia
BHXH cho mọi người dân nhưng hiện nay mục tiêu đó chưa được thực hiện vì
nhiều nguyên nhân. Trong công tác BHXH nói riêng còn có nhiều tồn tại cần
được giải quyết.
BHXH cấp huyện là một bộphận quan trọng trong hệthống quản lý
BHXH Việt Nam, là cơsở đầu tiên đểthực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt
hoạt động ởBHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cảhệ
thống. BHXH thành phốVinh lăcơquan BHXH cấp huyện trực thuộc sựquản
lý dọc của BHXH tỉnh NghệAn. Trong thời gian 4 tháng thực tập tại BHXH
thành phốVinh, em đã thu nhận được được một sốkiến thức thực tếvềcông tác
BHXH và em đã tiến hành thực hiện chuyên đềthực tập về đềtài: “Thực trạng và
một sốgiải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phốVinh” nhằm xem xét
và nghiên cứu thực trạng hoạt động của BHXH TP Vinh trong giai đoạn (1995-2002) để đóng góp một sốgiải pháp cho BHXH TP Vinh.
Bài viết được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung vềBHXH
- Chương 2: Thực trạng thực hiện BHXH trên địa bàn thành phốVinh
- Chương 3: Phương hướng hoạt động và những biện pháp chủyếu
nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH TP Vinh.
71 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của bảo hiểm xã hội thành phố Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Thực trạng và một số giải pháp
nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành
phố Vinh”
MỤC LỤC
Lời mở đầu......................................................................................................1
Chương I. Lý luận chung về BHXH..............................................................2
I. BHXH và sự cần thiết khách quan của BHXH .................................2
1. Sự cần thiết...................................................................................................2.
2. Bản chất.........................................................................................................3
3. Chức năng của bảo hiểm xã hội....................................................................4
4. Tính chất của bảo hiểm xã hội......................................................................5
II. Những nội dung cơ bản của BHXH.............................................................5
1. Khái niệm về BHXH.................................................................................... 5
2. Đối tượng của bảo hiểm xã hội.....................................................................6
3. Phạm vi bảo hiểm xã hội...............................................................................6
4. Quỹ bảo hiểm xã hội.....................................................................................7
4.1. Khái niệm quỹ BHXH................................................................................7
4.2. Đặc điểm....................................................................................................7
4.3. Nguồn hình thành quỹ BHXH....................................................................8
4.4 Mục đích sử dụng quỹ BHXH....................................................................11
5. Trách nhiệm và quyền hạn các bên tham gia bảo hiểm xã hội...................12
6. Tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội................................................................14
III. Quá trình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội...................................17
1. Trên thế giới................................................................................................17
2. Tại Việt Nam...............................................................................................18
IV. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách xã hội và chính sách kinh tế....20
1. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách xã hội.........................................20
2. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách kinh tế........................................21
Chương II. Thực trạng thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Vinh (từ 1995 đến
2002)...............................................................................................23
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực hiện công tác BHXH trên địa
bàn thành phố Vinh............................................................................23
1. Đặc điểm về tự nhiên..................................................................................23
2. Đặc điểm kinh tế xã hội.............................................................................23
II. Hệ thống quản lý và bộ máy hoạt động của BHXH TP Vinh....................24
1. Hệ thống quản lý.........................................................................................24
2. Bộ máy hoạt động ......................................................................................25
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH thành phố Vinh...................................25
2.2. Bộ máy hoạt động.....................................................................................26
III. Tình hình công tác quản lý thu BHXH của BHXH thành phố Vinh giai đoạn 1995 -
2002.......................................................................................................28
1. Quá trình thực hiện nghiệp vụ quản lý thu ở BHXH thành phố Vinh........29
2. Quản lý đối tượng tham gia.........................................................................31
2.1. Đối tượng phải nộp BHXH.......................................................................31
2.2. Kết quả đạt được......................................................................................32
3. Quản lý qũy lương trích nộp BHXH...........................................................35
3.1. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và cách xác định tổng quỹ tiền lương làm căn
cứ đóng..............................................................................................35
3.2. Kết quả đạt được......................................................................................36
4. Quản lý nguồn thu BHXH...........................................................................38
4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch thu.............................................................38
4.2. Tình hình nợ đọng phí BHXH..................................................................40
III. Tình hình công tác quản lý chi BHXH TP Vinh.......................................41
1. Quy trình chi trả trợ cấp..............................................................................42
1.1. Đối với 3 chế độ ngắn hạn......................................................................42
1.2. Đối với chế độ dài hạn.............................................................................43
2. Quy định của BHXH Việt Nam về công tác chi trả chế độ........................44
2.1. Chế độ trợ cấp ốm đau.............................................................................44
2.2. Chế độ trợ cấp thai sản............................................................................45
2.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp............................46
2.4. Chế độ hưu trí..........................................................................................47
2.5. Chế độ tử tuất...........................................................................................48
3. Kết quả công tác chi trả...............................................................................49
4. Những bất cập trong công tác chi trả..........................................................52
V. Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH và công tác cấp sổ cho người tham
gia...........................................................................................................54
1. Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH.............................................54
2. Công tác cấp sổ BHXH cho người tham gia...............................................55
VI. Đánh giá chung về quá trình thực hiện của BHXH TP Vinh...................56
1. Ưu điểm.......................................................................................................56
2. Những tồn tại...............................................................................................56
3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.....................................................57
Chương III. Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hoạt
động của BHXH thành phố Vinh..................................................59
I. Phương hướng hoạt động.............................................................................59
1. Định hướng hoạt động của BHXH Việt Nam.............................................59
2. Phương hướng nhiệm vụ của BHXH TP Vinh...........................................59
II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hoạt động của
BHXH TP Vinh...............................................................................................60
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường thu và quản lý thu..............60
1.1. Nhóm các giải pháp quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ
lương trích nộp BHXH.........................................................................60
1.2. Nhóm các giải pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu
BHXH..............................................................................................................61
2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH..............62
2.1. Các biện pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn.........62
2.2. Các giải pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH ngắn hạn.......62
3. Thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ, phối hợp với BHXH tỉnh và các ngành pháp luật
giải quyết dứt điểm các đề xuất khiếu nại về BHXH......................63
4. Đảm bảo những điều kiện cần thiết để đạt được các biện pháp trên..........63
4.1. Nâng cao trình độ cán bộ.........................................................................63
4.2. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý BHXH..........................64
4.3. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của
BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương..................64
Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH Nghệ An, và Nhà nước.......65
Kết luận..........................................................................................................66
Tài liệu tham khảo.........................................................................................67
Chuyªn ®Ò thùc tËp
LỜI NÓI ĐẦU
Bảo hiểm xã hội(BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời
khá sớm và đến nay đã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới. So với các
loại hình bảo hiểm khác, chức năng và tính chất của BHXH có những điểm khác
biệt do bản chất của nó chi phối.
Ở nước ta, BHXH là một chính sách lớn trong hệ thống an sinh xã hội.
BHXH vừa mang tính kinh tế nhưng cũng mang tính nhân đạo của Nhà nước ta
nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động trước những biến cố làm giảm
hoặc mất thu nhập. Mục tiêu của Nhà nước là mở rộng đối tượng tham gia
BHXH cho mọi người dân nhưng hiện nay mục tiêu đó chưa được thực hiện vì
nhiều nguyên nhân. Trong công tác BHXH nói riêng còn có nhiều tồn tại cần
được giải quyết.
BHXH cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý
BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt
hoạt động ở BHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả hệ
thống. BHXH thành phố Vinh lă cơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc sự quản
lý dọc của BHXH tỉnh Nghệ An. Trong thời gian 4 tháng thực tập tại BHXH
thành phố Vinh, em đã thu nhận được được một số kiến thức thực tế về công tác
BHXH và em đã tiến hành thực hiện chuyên đề thực tập về đề tài: “Thực trạng và
một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh” nhằm xem xét
và nghiên cứu thực trạng hoạt động của BHXH TP Vinh trong giai đoạn (1995-
2002) để đóng góp một số giải pháp cho BHXH TP Vinh.
Bài viết được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về BHXH
- Chương 2: Thực trạng thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Vinh
- Chương 3: Phương hướng hoạt động và những biện pháp chủ yếu
nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH TP Vinh.
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng
dẫn của các cán bộ công tác tại cơ quan thực tập, các giáo viên trong bộ môn và
đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo Mạc Văn tiến trong việc chọn đề tài và
hoàn thành bài viết. Nhưng do trình độ nhận thức và thời gian có hạn nên bài
viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn giúp bài viết của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
I. BHXH VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BHXH
1. Sự cần thiết
Con người muốn tồn tại và phát triển được trước hết phải ăn, mặc, ở và đi
lại v..v...Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để
làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều thì đời
sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh
hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con
người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, con
người không chỉ lúc nào cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều
kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít
nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các
điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hoặc bị tai nạn trong
lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động hay khả năng tự phục
vụ bị suy giảm v..v...Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết
trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn
xuất hiện thêm một số nhu cầu mới mhư: cần được khám và điều trị khi ốm đau;
tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v..v...Bởi vậy,
muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và
thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau
trong một nội bộ cộng đồng; đi vay, đi mượn hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà
nước v..v... Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ
biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải
cam kết bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định đẻ họ trang
trải những nhu cầu cần thiết khi ốm đau, tai nạn, thai sản...Trong thực tế, nhiều
khi các trưòng hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi trả một đồng
nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ một lúc phải bỏ ra trong một
lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn.Vì thế mâu thuẫn chủ- thợ phát
sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc chủ phải thực hiện cam kết. Cuộc đấu
tranh này diền ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống
kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu
thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc
các giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng
được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm
thuê .Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung
trên phạm vi quốc gia. Qũy này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi
cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến
cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của
người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp
ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo
vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không
cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và
nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên
được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy, BHXH là
sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi
họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời
sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm an toàn xã hội .
2. Bản chất
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là
trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan
hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó . Kinh tế càng phát
triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng
của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước .
- Mối quan hệ giữa cái bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao
động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXHvà bên được
BHXH. Bên tham gia BHXHchỉ có thể là nguười lao động hoặc cả người lao
động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXHthông
thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH
là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong
BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn trái với chủ quan của
con người như : ốm đau, tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp...Hoặc cũng có thể
lã trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản v..v...
Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài lao động.
- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải
những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tập trung
được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu,
ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của
người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục
tiêu này đã được tổ chức quốc tế ILO cụ thể hoá như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu
cầu sinh sống thiết yếu của họ.
+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật.
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu
đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
3. Chức năng của Bảo Hiểm Xã Hội
BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội của
Đảng và Nhà nước ta, BHXH có những chức năng chủ yếu sau:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia
BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất
việc làm. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho
cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi
lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả
năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽ
được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần
thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng
cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức
hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả người sử dụng lao
động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để
trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập.
Số lượng những người này thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số người tham
gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân
phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những
người có thu nhập cao và thấp, giữa người khỏe mạnh đang lao động với những
người ốm yếu phải nghỉ việc v..v...Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH
góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâưng cao
năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham
gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sủ dụng lao động trả lương hoặc
tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH
trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ
luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm,
gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động
sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu
hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao
động cá nhân và kéo theo năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa
người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và
người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại khách quan về tiền
lư