Đề tài Thực trạng và một số giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam

Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chính của thế giới. Đặc biệt với các nước châu Á đây là lương thực chính để tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống. Chính vì lý do trên lúa gạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Với đặc điểm dân số ở Việt Nam thì lúa gạo còn là sản phẩm đóng góp lớn trong quá trình xóa đói giảm nghèo. Với dân số 85,789 triệu người dân tính đến ngày 1/4/2009 thì vấn đề đảm bảo an ninh lương thực phụ thuộc rất nhiều vào việc sản xuất lúa gạo vì thế ngành lúa gạo có vai trò rất lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội. Một vai trò nữa của lúa gạo không thể không kể đến đó là lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp của đại đa số người nông dân vì thế việc sản xuất lúa gạo đã không chỉ cung cấp lương thực cho dân cư mà còn giải quyết việc làm cho người dân. Với một nước nông nghiệp như Việt Nam hiện nay thì ngành trồng lúa gạo vẫn còn là ngành chủ lực trong phần trăm cơ cấu cây trồng và phân công lao động xã hội. Việt Nam có một thế mạnh về sản xuất lúa gạo và là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới vì thế lúa gạo còn có vai trò to lớn trong việc thu ngoại tệ về cho đất nước. Nói tóm lại lúa gạo là sản phẩm có vai trò vô cùng to lớn đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là Việt Nam.

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4130 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM 1 I. Cơ sở lý luận: 1 1. Vai trò của lúa gạo: 1 2. Các khái niệm cơ bản: 1 2.1. Các khái niệm phát triển bền vững: 1 2.2. Khái niệm sản xuất lúa gạo bền vững: 2 II. Cơ sở thực tiễn: 2 1. Cơ sở pháp lý về phát triển bền vững ngành lúa gạo: 2 2. Kinh nghiệm của các nước về phát triển bền vững ngành lúa gạo. 3 2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 3 2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan: 5 PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO VIỆT NAM 8 I. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong việc sản xuất lúa gạo. 8 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: 8 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 10 3. Thuận lợi khóa khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: 14 3.1. Thuận lợi: 14 3.2 Khó khăn: 15 II. Thực trạng phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam. 16 1. Thực trạng về đất đai: 16 2. Thực trạng về lao động: 19 3. Thực trạng về quy mô sản xuất, sản lượng, chất lượng của lúa gạo Việt Nam trong nội địa và xuất khẩu. 20 3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước: 20 3.2 Tình hình xuất khẩu lúa gạo Việt Nam: 22 4. Thực trạng về sản xuất lúa gạo gắn với phát triển bền vững ở Việt Nam. 26 5. Thách thức đối với sản xuất lúa gạo bền vững của Việt Nam. 28 5.1. Thách thức về vấn đề bảo vệ đất trồng lúa: 28 5.2. Đảm bảo an ninh lương thực trong thời gian tới. 29 5.3. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu: 30 6. Nguyên nhân tồn tại: 30 6.1 Nguyên nhân khách quan: 30 6.2 Nguyên nhân chủ quan: 31 PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 33 NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM 33 I. Các quan điểm về phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam. 33 1. Quan điểm 1: Tập trung sản xuất lúa gạo ở những vùng có điều kiện thuận lợi. 33 2. Quan điểm 2: Trồng lúa thâm canh là giải pháp phát triển bền vững sản xuất lúa gạo. 33 II. Một số giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam. 34 1. Giải pháp về kinh tế: 34 1.1. Hoàn thiện chính sách về Nông nghiệp, nông thôn để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa ngành lúa gạo. 34 1.2. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến. 35 1.3. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất lúa gạo. 35 1.4. Phát triển kinh tế trang trại, HTX để tổ chức sản xuất lúa gạo tập trung. 36 1.5. Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo: 37 2. Giải pháp về mặt xã hội: 37 2.1. Đào tạo nâng cao tay nghề của người sản xuất lúa gạo. 37 2.2. Chính sách trợ giá để đảm bảo cuộc sống người sản xuất lúa gạo. 37 2.3. Mở rộng việc làm phi nông nghiệp để tranh thủ thời gian nhàn rỗi của người nông dân. 37 3. Giải pháp về môi trường: 38 3.1. Xây dựng các định mức về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại phân bón, thuốc BVTV để không có tác động xấu tới môi trường. 38 3.2. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái từ việc sản xuất lúa gạo. 38 III. Một số kiến nghị để phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam. 38 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM Cơ sở lý luận: Vai trò của lúa gạo: Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chính của thế giới. Đặc biệt với các nước châu Á đây là lương thực chính để tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống. Chính vì lý do trên lúa gạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Với đặc điểm dân số ở Việt Nam thì lúa gạo còn là sản phẩm đóng góp lớn trong quá trình xóa đói giảm nghèo. Với dân số 85,789 triệu người dân tính đến ngày 1/4/2009 thì vấn đề đảm bảo an ninh lương thực phụ thuộc rất nhiều vào việc sản xuất lúa gạo vì thế ngành lúa gạo có vai trò rất lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội. Một vai trò nữa của lúa gạo không thể không kể đến đó là lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp của đại đa số người nông dân vì thế việc sản xuất lúa gạo đã không chỉ cung cấp lương thực cho dân cư mà còn giải quyết việc làm cho người dân. Với một nước nông nghiệp như Việt Nam hiện nay thì ngành trồng lúa gạo vẫn còn là ngành chủ lực trong phần trăm cơ cấu cây trồng và phân công lao động xã hội. Việt Nam có một thế mạnh về sản xuất lúa gạo và là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới vì thế lúa gạo còn có vai trò to lớn trong việc thu ngoại tệ về cho đất nước. Nói tóm lại lúa gạo là sản phẩm có vai trò vô cùng to lớn đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là Việt Nam. Các khái niệm cơ bản: Các khái niệm phát triển bền vững: Định nghĩa phát triển bền vững xuất hiện lần đầu vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới ( công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế- IUCN) nội dung sau: “Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Năm 1987 theo báo cáo của Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới – WCED nêu rõ: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…” Khái niệm trên được phổ biến rộng rãi và nó vẫn có giá trị tới ngày nay. Theo định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD): “Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau”. Khái niệm sản xuất lúa gạo bền vững: Sản xuất lúa gạo bền vững là việc khai thác sử dụng nguồn lực hiện tại để tạo ra sản phẩm lúa gạo của thế hệ hiện nay không làm ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nguồn lực đó của thế hệ tương lai. Khái niệm này rút ra từ khái niệm phát triển bền vững. Sản xuất lúa gạo bền vững hiện nay có nhiều quan điểm một trong số đó có quan điểm sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn GAP ( Good Agricultural Practices ). Sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn GAP là thỏa thuận những tiêu chuẩn và thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất lúa gạo an toàn, bền vững với mục đích đảm bảo: An toàn cho người tiêu dùng, An toàn cho người lao động, An toàn cho môi trường. Các quan điểm về phát triển bền vững: Các quan điểm về phát triển bền vững xoay quanh mối quan hệ của ba vấn đề đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường. Quan điểm 1: Phát triển bền vững đặt trong mối quan hệ phát triển kinh tế nhanh và nâng cao hiệu quả xã hội. Quan điểm này xuất phát từ bối cảnh trước đây khi việc khai thác tài nguyên của con người chưa gây hiệu quả nghiêm trọng tới môi trường. Và nó chỉ đúng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Hiện nay quan điểm này đã không còn nữa mà đã thay đổi theo tiến trình thời gian. Quan điểm 2: Phát triển bền vững phải đảm bảo đủ ba mặt là phát triển kinh tế, đảm bảo quan hệ xã hội và môi trường tự nhiên không bị ảnh hưởng. Quan điểm này hiện nay rất phổ biến và đó cũng là mục đích của việc phát triển bền vững hướng tới. Phát triển bền vững là việc sử dụng các yếu tố nguồn lực hiện tại không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các yếu tố đó của thế hệ tương lai. Vì vậy phát triển bền vững phải đảm bảo đủ những mặt tích cực của nó như phát triển kinh tế ổn định lâu dài, đời sống xã hội được cải thiện và môi trường không bị ảnh hưởng nặng nề. Cơ sở thực tiễn: Cơ sở pháp lý về phát triển bền vững ngành lúa gạo: Hiện nay với thực tế là sản xuất lúa gạo thường cho thu nhập thấp, nông dân trồng lúa nghèo, giá trị thu nhập trên 1 ha thường thấp hơn so với các cây trồng khác, giá cả không ổn định phụ thuộc vào biến động của giá lúa gạo tren thế giới, đặc biệt ở vùng sản xuaatsluas gạo lúa hàng hóa lớn như ĐBSCL. Để giúp nông dân giảm giá thành sản xuất lúa, đảm bảo lãi suất đạt trên 30% chính phủ có một số chính sách mới cho nông dân đầu tư phát triển lúa gạo và phát triển lúa gạo bền vững như sau: Quyết định 115/2008/NĐ-Cp ngày 14/11/2008 về việc miễn giảm thủy lợi phí trong sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 02/2009/TT-NHNN hướng dẫn thi hành việc hỗ trợ lãi suất choc ac tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất-kinh doanh. Múc lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm. Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân, vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới, để phát triển sản xuất kinh doanh. Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật tư xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Ngoài một số chính sách mới thì các chính sách khác như chính sách ruộng đất, chính sách khuyến nông, chính sách trợ giá,… nhiều chính sách khác đều là cơ sở pháp lý để phát triển lúa gạo bền vững. Kinh nghiệm của các nước về phát triển bền vững ngành lúa gạo. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng và dấn số đông nhất thế giới. Trong quá khứ cũng như hiện tại, quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, nền nông nghiệp và kinh tế đã đạt được những thành tựu nhất định, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của khoa học công nghệ. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hiện đại hóa nông nghiệp… được xây dựng ở hầu hết các tỉnh, thành phố và sử dụng công nghệ cao để cải tạo nông nghiệp truyền thống. Trung Quốc đã chọn công nghệ cao làm khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp.Hiện nay, trình độ chung nền nông nghiệp Trung Quốc khá cao. Tỷ lệ tiến bộ khoa học – công nghệ nâng cao đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển ổn định liên tục của nền kinh tế nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc.Sản lượng một số nông sản phẩm của Trung Quốc đã và đang đứng đầu thế giới: Lương thực đứng vị trí số 1 (lúa gạo, lúa mỳ); ngô đứng thứ 2: đậu tương đứng thứ 3; bông, cây có dầu, các loại thịt, thức ăn gia cầm và các loại thủy sản đều đứng ở top đầu thế giới. Trung Quốc chỉ sử dụng 7% đất canh tác của thế giới nhưng đã nuôi sống 22% dân số thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học  – công nghệ, Trung Quốc đã lần lượt ban hành Cương yếu kế hoạch nghiên cứu phát triển công nghệ cao và kế hoạch phối hợp đồng bộ với Chương trình bó đuốc, đã chọn được 7 lĩnh vực nông nghiệp của công nghệ sinh học, công nghệ thông tin làm trọng điểm,  tổ chức lực lượng khoa học – công nghệ nòng cốt thúc đẩy khoa học -  công nghệ nông nghiệp cao trong toàn quốc và giành được những tiến triển quan trọng và đột phá: Lĩnh vực công nghệ sinh học đã xây dựng được công nghệ sản xuất của hơn 60 loại hoa, lúa gạo, lúa mỳ, khoai tây, táo …đã được áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô khử virut vào sản xuất theo kiểu công xưởng hóa, hiện nay đã thực hiện được thương phẩm hóa công nghệ này. Đã nhân bản vô tính gen hàng trăm loại, ứng dụng công nghệ chuyển nghép di truyền và thu được nhiều loại gen có các tính trạng khác nhau, sản xuất thử nghiệm điểm trình diễn hoặc trên đồng ruộng nhiều giống mới, và đã thành công đưa vào thị trường thương phẩm hóa. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã xây dựng được nhiều ngần hàng dự trữ thông tin nông nghiệp như ngần hàng dự trữ nông nghiệp, ngân hàng tài nguyên giống cây trồng, ngân hàng dữ liệu kết quả khoa học công nghệ nghề cá, ngân hàng dữ liệu thống kê kinh tế nông nghiệp. Các ngân hàng này đã được lưu giữ và khái thác mang tính hiệu quả kinh tế cao. Theo đà phát triển nhanh chóng của mạng Internet, Trung Quốc đã khởi động chương trình: Kim nông, Mạng thông tin nông nghiệp Trung Quốc, Mạng thông tin khoa học công nghệ nông nghiệp Trung Quốc và đã bắt đầu cung cấp những thông tin có liên quan để phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn. Lĩnh vực vật liệu, phân hóa học, thuốc trừ sâu mới. Các loại phân bón, thuốc trừ bệnh sinh vật và các hóa chất loại mới đã phát triển khá mạnh. Loại phân bón hỗ hợp do Trung Quốc tự chế tạo đã chiếm 20% số lượng phân bón hóa học, các loại phân bón hữu cơ dùng trong sản xuất rau, cây ăn quả, cây cảnh đã khá phổ biến:  phân hóa học nồng độ cao, phân hóa học hiệu quả lâu dài và phân tan chậm.. sẽ dần thay thế loại phân đơn nguyên tố, nồng độ thấp. Phương pháp bón phân theo bài phối chế, bón phân cần bằng, bón phân ưu hóa đã mở rộng tái chế, bón phân cân bằng, bón phân ưu hóa mở rộng tới 1/3 tổng diện tích trồng cây lương thực. Nói chung so với biện pháp bón phân đơn giản hiện nay thì sản lượng tăng từ 8-15%, có nơi lên đến 20%. Lĩnh vực thiết bị nông nghiệp. Diện tích ứng dụng thiết bị đồng bộ phù hợp với các cấu trúc, kỹ thuật trồng trọt, khống chế môi trường khác nhau, tiết kiệm năng lượng và sử dụng ánh sáng mặt trời. Những kết quả đã đạt được thông qua các chương trình phát triển trên là hết sức to lớn. Trung Quốc bên cạnh việc đảm bảo an ninh lương thực cho trên 1,2 tỷ người của mình thì đã và đang tham gia mạnh mẽ vào thị trường các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới. Những kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc giúp cho Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Kinh nghiệm của Thái Lan: Thai Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội gần giống như Việt Nam. Việc Thái Lan phát triển mạnh mẽ ngành nông nghiệp đang là một bài học kinh nghiệm rất quý báu đối với Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, phát triển ngành nông nghiệp. Xét về điều kiện tự nhiên, Thái Lan là một quốc gia có đất đai màu mỡ, diện tích canh tác lớn (chiếm khoảng 40% diện tích cả nước), mưa thuận gió hòa là điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước, cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới. Thái Lan đang phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự da dạng hóa, chuyên môn hóa nhiều loại vật nuôi, cây trồng, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa đảm bảo xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua phát triển tương đối ổn định. Thái Lan đã chuyển sang cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp nhưng phần đóng góp của nông nghiệp trong GDP của Thái Lan vẫn rất quan trọng Năm 2006, Thái Lan xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn, mang về cho đất nước trên 9 Tỉ USD. Có được những thành công trên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, Thái Lan đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển ngành nông nghiệp đúng đắn. Nội dung của chiến lược bao hàm rất nhiều vấn đề, song tập trung nhất vào các việc xây dựng một số ngành nông nghiệp với kỹ nghệ cao và bền vững. Các chiến lược phát triển nông nghiệp của Thái Lan: Thứ nhất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và ổn định. Ngay từ năm 1999, chính phủ Thái Lan đã đưa ra chương trình phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung vào một số giải pháp như: Đẩy mạnh tốc độ giao đất cho nông dân thông qua cải cách đất đai. Kể từ năm 1998 đến nay, Thái Lan đã tiến hành cải cách đất đai trên diện tích khoảng 200.000 Rai (1 hécta = 0,5Rai) Phân vùng sản xuất nhằm giải quyết tình trạng sản xuất không ổn định, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất, phân canh diện tích đất nhất định cho một số loại cây đòi hỏi tưới tiêu tốt. Cung cấp cho nông dân các loại giống cây khác nhau để cải thiện chất lượng cây trồng. Quản lý sau thu hoạch một cách hiệu quả. Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã tìm vốn vay từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để tài trợ cho việc mua sắm phương tiện và xây dựng các kho chứa thóc ở mỗi huyện. Thúc đẩy và công bố các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, theo đó Chính phủ Thái Lan thiết lập Uỷ ban chuyên trách về việc xây dựng, phối hợp với các ngần hàng dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu đối với các cơ quan của Nhà nước và tư nhân. Thông qua Uỷ ban này sẽ tạo điều kiện tư vấn nông nghiệp cho nông dân sản xuất. Cấp tín dụng cho người nghèo và hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất với các chính sách lãi suất ưu đãi. Thứ hai, thực hiện chiến lược lúa gạo quốc gia 5 năm 2004-2008. Thái Lan tập trung nâng cao sản lượng thóc gạo thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới tăng năng suất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, quảng bá thị trường thóc gạo, tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống cho nông dân. Theo chiến lược này, sản lượng thóc sẽ tăng từ 25,88 triệu tấn (17,20 triệu tấn gạo) niên vụ 2002-2003 lên 33 triệu tấn thóc (21,8 triệu tấn gạo) vào niên vụ 2007-2008. Thái Lan tăng cường xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Singapor, Liên minh châu ÂU, tăng khả năng cạnh tranh gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế. Thứ ba, phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị. Thái Lan là nước có kinh nghiệm trong việc phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị. Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của thủ đô Băng Cốc cho phép hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hóa xen kẽ với các khu công nghiệp và dân cư, cách thủ đô từ 40km đến 100 km. Các nông sản sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến nông sản của Băng Cốc và các hộ nông dân ở các vùng sản xuất vệ tinh. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan rất quan tâm tới các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết ô nhiễm.. nhằm thúc đẩy phát triển các vùng nông nghiệp bền vững. Kết luận chương I: Nông nghiệp Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển lúa gạo. Chính vì thế nhiệm vụ của bài nghiên cứu này từ thực trạng của nền sản xuất lúa gạo trong nước tìm ra những biện pháp thiết thực nhất để Việt Nam áp dụng trong giai đoạn sắp tới nhằm mục đích phát triển ngành lúa gạo Việt Nam ngày càng bền vững. PHẦN II THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO VIỆT NAM Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong việc sản xuất lúa gạo. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương vem biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông. Với chiều dài 1.650 km theo hướng bắc nam Việt Nam có địa hình rất đa dạng: Đồi núi, đồng bằng, bở biển và thềm lục địa. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thấp. Tuy nhiên ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng tương đối rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ ( lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2 ) và đồng bằng Nam bộ ( lưu vực sông Mêkông, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đố là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải Miền Trung, từ động bằng thuộc lưu vực sông Mã ( Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2. Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc tới Hà Tiên ở phía Tây Nam. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính chất khí hậu lục địa. Do ảnh hưởng của biển Đông nên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Do chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc ( từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt ( xuân-hạ-thu-đông ), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ( từ lục địa châu Á tới) và gió mùa Đông Nam ( thổi qua Thái Lan- Lào và biển Đông), có độ ẩm cao. (2) Miền Nam ( từ đèo Hải Vân trở vào ) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt ( mùa khô và mùa mưa ) Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu. Có nơi có khí hậ