Nền kinh tế của nước ta đang ngày một phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, đó là tín hiệu đáng mừng cho tất cả mọi người. Sự phát triển của nền kinh tế đã khiến cuộc sống con người được cải thiện về mọi mặt. Nhu cầu ăn ở, du lịch, mua sắm cũng theo đó mà trở thành điều tất yếu của mỗi người dân, đặc biệt là nhu cầu đi du lịch. Từ thực tế đó, ngành du lịch ở nước ta đã hình thành và phát triển với một tốc độ nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đi đôi với sự phát triển của ngành du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng cũng phát triển một cách đáng kể. Trong đó khách sạn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch.
Thực tế cho thấy rằng, lợi nhuận trong kinh doanh nói chung và trong ngành du lịch nói riêng là rất cao, nó luôn có sức hấp dẫn và thu hút lớn đối với các nhà đầu tư. Họ đã không ngần ngại bỏ ra rất nhiều vốn để thu hút khách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính vì vậy, ở bất cứ lĩnh vực nào, vấn đề thu hút khách luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Trong kinh doanh khách sạn, vấn đề thu hút khách luôn luôn được đặt lên hàng đầu, các nhà kinh doanh, lãnh đạo đã và đang tạo ra những sản phẩm du lịch, dịch vụ, các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm thu hút đông đảo khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu cũng như tăng cường khả năng hấp dẫn, thu hút với từng loại khách cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thì vẫn còn có nhiều mặt hạn chế. Cùng xuất phát từ mục đích muốn thu hút được nhiều khách hàng về với mình hơn, nhiều khách sạn đã phải cạnh tranh gay gắt với nhau bằng nhiều thủ đoạn, chính sách và biện pháp.
Từ thực tế đó, cùng với thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch khách sạn Sông Lô em xin nhận nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô”.
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3911 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của nước ta đang ngày một phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, đó là tín hiệu đáng mừng cho tất cả mọi người. Sự phát triển của nền kinh tế đã khiến cuộc sống con người được cải thiện về mọi mặt. Nhu cầu ăn ở, du lịch, mua sắm cũng theo đó mà trở thành điều tất yếu của mỗi người dân, đặc biệt là nhu cầu đi du lịch. Từ thực tế đó, ngành du lịch ở nước ta đã hình thành và phát triển với một tốc độ nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đi đôi với sự phát triển của ngành du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng cũng phát triển một cách đáng kể. Trong đó khách sạn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch.
Thực tế cho thấy rằng, lợi nhuận trong kinh doanh nói chung và trong ngành du lịch nói riêng là rất cao, nó luôn có sức hấp dẫn và thu hút lớn đối với các nhà đầu tư. Họ đã không ngần ngại bỏ ra rất nhiều vốn để thu hút khách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính vì vậy, ở bất cứ lĩnh vực nào, vấn đề thu hút khách luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Trong kinh doanh khách sạn, vấn đề thu hút khách luôn luôn được đặt lên hàng đầu, các nhà kinh doanh, lãnh đạo đã và đang tạo ra những sản phẩm du lịch, dịch vụ, các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm thu hút đông đảo khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu cũng như tăng cường khả năng hấp dẫn, thu hút với từng loại khách cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thì vẫn còn có nhiều mặt hạn chế. Cùng xuất phát từ mục đích muốn thu hút được nhiều khách hàng về với mình hơn, nhiều khách sạn đã phải cạnh tranh gay gắt với nhau bằng nhiều thủ đoạn, chính sách và biện pháp.
Từ thực tế đó, cùng với thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch khách sạn Sông Lô em xin nhận nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô”.
Nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Vận dụng kiến thức lý luận học ở trường để áp dụng thực tiễn, từ thục tiễn áp dụng vào lý luận để nâng cao nhận thức của mình.
- Có kinh nghiệm để nghiên cứu đề tài khác do thực tiễn đề ra.
- Phát hiện và đề suất kiến nghị đối với cơ sở thực tiễn.
-Xác định ra thực trạng nguồn khách của khách sạn và tìm các biện pháp để thu hút khai thác khách.
Nghiên cứu đề tài này em áp dụng các phương pháp sau:
-Áp dụng quy luận duy vật biện chứng để phát hiện ra mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng, sự vật, phát triển vận động đi lên…Phát hiện ra các mâu thuẫn, và giải quyết những mâu thuẫn này.
- Phương pháp thu thập thông tin..
- Phương pháp tổng hợp, phân tích…
Nội dung Luận Văn: Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh khách sạn, và vị trí vai trò thu hút khách.
Chương 2: Thực trạng về sự phát triển hiệu quả kinh doanh và thu hút khách ở khách sạn Sông Lô.
Chương 3: Một số giải pháp thu hút khách.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH KHÁCH SẠN
VÀ VỊ TRÍ VAI TRÒ THU HÚT KHÁCH
I. Tổng quan về phát triển kinh doanh khách sạn
1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn và đặc điểm kinh doanh khách sạn
1.1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn:
Từ khi xuất hiện ngành kinh doanh khách sạn thì kinh doanh khách sạn được hiểu theo một khái niệm đơn giản chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng ngủ để phục vụ việc nghỉ lại qua đêm của khách. Sau đó vì nhu cầu của khách hàng ngày một cao hơn và phong phú hơn, dần dần khách sạn mở thêm các hoạt động kinh doanh ăn uống để phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách hàng.
Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, đời sống vật chất, do đó nhu cầu của khách tại khách sạn không chỉ dừng lại ở việc lưu trú và ăn uống, nhiều nhu cầu vui chơi giải trí khác cũng xuất hiện. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách đồng thời để tăng khả năng thu hút khách và cạnh tranh trong kinh doanh, các nhà đầu tư đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tiến hành kinh doanh thêm nhiều dịch vụ khác như: khu vui chơi giả trí, dịch vụ bể bơi, tennis, massage, thể dục thẩm mỹ, giặt la, bán vé máy bay…
Ngoài ra, kinh doanh khách sạn còn bán các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác như: nông nghiệp, công nghiệp, ngân hàng, bưu chính viễn thông, điện nước, dịch vụ vận chuyển… Như vậy, khách sạn còn đóng vai trò tiêu thụ sản phẩm của ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Tổng hợp lại những nhân tố đó, có thể đưa ra khái niệm đầy đủ và khái quát về kinh doanh khách sạn như sau: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn
- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch:
Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch nơi đó không thể có khách du lịch tới. Như chúng ta đã biết đối tượng khách hàng quan trọng nhất của một khách sạn chính là khách du lịch. Vậy, rõ ràng tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh doanh của khách sạn. Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn trong vùng. Gía trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn. Chính vì vậy, khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như những nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn bởi điểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại các điểm du lịch cũng ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn:
Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn:
Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được, mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao, thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dai 24/24h mỗi ngày. Do đó cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn.
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật:
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số nhân tố mà chúng lại hoạt động theo một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật tâm lý con người… Tuy nhiên dù chịu chi phối của quy luật nào đi nữa thì vấn đề đặt ra cho khách sạn là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến khách sạn để từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Đối tượng khách mà khách sạn phục vụ:
Đối tượng khách mà khách sạn phục vụ là tất cả những ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn. Họ có thể là khách du lịch (từ các nơi khác ngoài địa phương đến) như khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn, khách thương gia với mục đích công vụ… Họ cũng có thể là người dân địa phương hoặc bất kỳ ai tiêu dùng những sản phẩm đơn lẻ của khách sạn (dịch vụ tắm hơi, xoa bóp, sử dụng sân tennis, tổ chức tiệc cưới…)
Như vậy đối tượng mà khách sạn phục vụ là người tiêu dùng các sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích, thời gian và không gian tiêu dùng.
1.3. Vị trí vai trò của kinhdoanh khách sạn đối với sự phát triển du lịch:
Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động du lịch. Cùng với sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội kinh doanh khách sạn không ngừng phát triển và trở thành một ngành kinh tế độc lập.
Kinh doanh khách sạn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch trên các mặt:
+ Khách sạn và nhà hàng là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và là tiền đề để phát triển ngành du lịch. Sự phát triển số lượng khách du lịch phụ thuộc trực tiếp vào số lượng phòng ngủ của khách sạn, số lượng phòng ngủ tăng lên kéo theo sự phát triển số lượng khách du lịch.
+ Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển ngành du lịch không chỉ thể hiện ở sự phát triển số lượng mà còn về chất lượng sản phẩm của khách sạn và nhà hàng. Chất lượng sản phẩm của khách sạn và nhà hàng là một bộ phận cấu thành chủ yếu của chất lượng sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. Chất lượng sản phẩm của khách sạn càng cao thì sẽ thu hút nhiều khách, kinh doanh càng hiệu quả kinh tế. Trên thực tế khách du lịch chọn khách sạn có chất lượng phục vụ tốt để lưu trú.
+ Kinh doanh khách sạn và nhà hàng không chỉ thỏa mãn nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách mà còn mang tính chất văn hóa nghệ thuật và phong tục tập quán của từng dân tộc. Người ta gọi ăn uống là lĩnh vực văn hóa “ẩm thực” mang nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc và phong tục tập quán của dân tộc. Tâm lý khách du lịch là muốn thưởng thức các món ăn dân tộc thông qua đó để hiểu được nền văn hóa dân tộc.
(Nguồn: Gíao trình quản lý kinh doanh và du lịch – Biên soạn TS Nguyễn Bá Lâm)
II. Vị trí vai trò của việc thu hút khách
2.1. Khái niệm khách du lịch và phân định đối tượng nào là khách du lịch đối tượng nào không là khách du lịch:
2.1.1. Khái niệm khách du lịch:
Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ XVIII tại Pháp. Khi đó khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “faire le grand tour”.
Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo Iozef Stander định nghĩa: khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thưỡng xuyên để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế”.
Đến năm 1937 Liên hiệp các quốc gia League of Nations đưa ra định nghĩa về khách du lịch nước ngoài “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”.
Còn rất nhiều những định nghĩa khác nhau về khách du lịch, luật du lịch 2005 của Việt Nam đưa ra khái niệm: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để có thu nhập.
2.1.2. Phân định đối tượng nào là khách du lịch đối tượng nào không là khách du lịch
Theo định nghĩa về khách du lịch ở phần trên, chúng ta có thể phân định được đối tượng nào là khách du lịch.
- Những người được coi là khách du lịch là:
Những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, sức khỏe…
Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công cụ…
Những người khởi hành vì các mục đích kinh doanh, nghiên cứu thị trường, ký kết các hợp đồng kinh tế kết hợp đi du lịch.
Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h.
2.2. Đặc điểm cơ cấu của khách du lịch:
2.2.1. Cơ cấu khách du lịch:
Nghiên cứu thị trường cho thấy rằng ở tất cả các lĩnh vực, nắm bắt được đặc điểm, cơ cấu của khách hàng là một phần của sự thành công trong kinh doanh. Trong ngành du lịch, yếu tố này lại đặc biệt được đề cao và coi trọng. Qua tìm hiểu và phân tích, ngành du lịch đã đưa ra những đặc điểm, cơ cấu khác nhau về khách du lịch qua các yếu tố sau:
- Về độ tuổi: Sự hình thành các nhóm khách trên thị trường du lịch là: khách du lịch là học sinh, sinh viên, khách du lịch là những người đang ở trong độ tuổi lao động tích cực và khách du lịch cao tuổi. Nhà kinh doanh du lịch cần nghiên cứu thành phần của luồng khách để có chính sách thích hợp trong việc xây dựng sản phẩm du lịch và thành lập giá cả phù hợp theo thị hiếu của khách.
- Về phong tục tập quán : Phong tục tập quán có ảnh hưởng khá lớn đến nhu cầu đi du lịch của khách, đặc biệt là ở Việt Nam. Mỗi năm ở nước ta có rất nhiều lễ hội như: Chùa Hương, Đền Hùng, Hội Lim… chiếm 74% trong tổng số lễ hội của năm. Thời điểm mùa lễ hội cũng là thời điểm khách du lịch rất đông. Nắm được đặc điểm này các cơ sở du lịch đã không ngừng tôn tạo, xây dựng và bảo vệ các khu di tích lịch sử để thu hút lượng khách lớn mỗi năm.
- Về địa lý, các yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu di du lịch của khách du lịch. Trong đó, khí hậu là nhân tố có yếu tố quan trọng nhất. Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét qua các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và du lịch chữa bệnh… Chính vì đặc điểm này nên các nhà kinh doanh du lịch đã đầu tư xây dựng rất nhiều nhà nghỉ ở ven biển, cùng với các dịch vụ đi kèm như cho thuê tàu đi ngắm biển, các nhà hàng hàng bán đồ ăn hải sản, giải khát, thuê phao tắm, bán đồ lưu niệm du lịch biển…
- Về kinh tế: Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch của khách. Bởi vì để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, do đó, thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều, song song với điều đó nhu cầu của khách du lịch cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ. Với đặc điểm này, buộc nhà đầu tư du lịch phải đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của khách hàng để cung cấp cho họ những sản phẩm tốt nhất.
- Về thời gian nhà rỗi: Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được những chuyến đi du lịch. Hiện nay hiện tượng đi du lịch tăng lên khi thời gian nhàn rỗi của mọi người trong xã hội tăng lên. Ở Việt Nam đã chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày/ tuần, điều này cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân đi du lịch nhiều hơn. Các tổ chức du lịch cần nắm được đặc điểm này để có thể sẵn sàng phục vụ khách bất cứ khi nào.
- Sự quần chúng hóa trong du lịch: Khách du lịch Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố này. Ngày nay, phù hợp với xu thế phát triển, thực hiện chuyến du lịch không chỉ có khách giàu có, các quan chức, mà còn đa số là những người lao động đi theo tập thể. Sự quần chúng hóa trong du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch. Bởi họ luôn đi với số lượng đông và tiêu thụ một số lượng lớn sản phẩm du lịch, do đó, nhà kinh doanh du lịch cần nắm được đặc điểm này để đáp ứng đầy đủ dịch vụ cho khách du lịch với số lượng lớn.
2.2.2 Vị trí vai trò của khách du lịch:
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi ngành đều thực hiện những chức năng kinh tế khác nhau, tuy nhiên chúng đều có một điểm chung là cùng hướng tới người tiêu dùng. Đối với ngành du lịch cũng vậy, các nhà kinh doanh du lịch luôn luôn hướng mục tiêu của mình là khách du lịch. Ngành du lịch tạo ra sản phẩm du lịch và khách du lịch chính là người tiêu thụ sản phẩm đó, vì vậy khách du lịch là một phần tất yếu không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của họ.
Trong cơ chế bao cấp, người ta xem nhẹ vị trí của người mua, còn trong cơ chế thị trường, các nhà kinh doanh lại đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. “Khách hàng là thượng đế”. Do đó, họ sản xuất và bán cái mà khách hàng cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà doanh nghiệp có.
Chính vì vậy ngành kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng cũng xác định được vị trí của khách hàng. Các doanh nghiệp du lịch cung cấp các sản phẩm du lịch, còn khách du lịch có nhu cầu sử dụng và tiêu dùng. Vì vậy giữa khách du lịch và các đơn vị kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, thiếu các khách sạn, thiếu các điểm du lịch thì không thể thực hiện chuyến đi của khách, ngược lại các điểm du lịch dù như thế nào nếu như không có khách đến thì không thể tiến hành kinh doanh được. Không có khách thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ. Vì vậy khách có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu những nhu cầu và sở thích của khách du lịch là một tất yếu đối với mọi đơn vị kinh doanh du lịch. Trên cơ sở nghiên cứu đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mọi đối tượng khách.
2.3. Vai trò thu hút KDL của ngành du lịch nói chung và ngành du lịch nói riêng:
Khách du lịch là yếu tố quyết định tới sự phát triển nhu cầu du lịch và phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, mục tiêu hoạt động của ngành du lịch là làm sao thu hút được số lượng khách ngày càng nhiều. Vì vậy, vai trò của việc thu hút khách rất quan trọng.
Ngày nay, đời sống của con người được cải thiện, kinh tế khá hơn đồng nghĩa với việc họ có những nhu cầu và đòi hỏi khắt khe hơn. Sản phẩm ở đâu tốt, uy tín, đáp ứng được nhu cầu của khách thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ được tiêu thụ tốt hơn, như vậy, việc quảng bá để thu hút khách là điều không thể thiếu của