Đề tài Thực trạng và những đề xuất khắc phục khó khăn hạn chế trong chính sách marketing của Honda Việt Nam hiện nay

Với một công ty sản xuất chuyên sản xuất otô, xe máy như Honda. Khi soạn thảo các kế hoạch marketing, những người lãnh đạo bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty như ban lãnh đạo tối cao, Phòng tài chính, Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm, Phòng cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất và kế toán. Đối với những người soạn thảo các kế hoạch marketing chính tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của công ty Những người quản trị marketing phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế những chiếc xe an toàn và đẹp và nghiên cứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao. Phòng cung ứng vật tư quan tâm đến việc đảm bảo đủ số lượng phụ thuộc và chi tiết để sản xuất xe. Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một số lượng xe cần thiết. Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của phòng marketing

docx27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và những đề xuất khắc phục khó khăn hạn chế trong chính sách marketing của Honda Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở lý thuyết I- Vai trò và chức năng của marketing trong kinh doanh hiện đại 1.Khái niệm marketing Dưới góc độ macro marketing : Marketing là một tập hợp các quá trình kinh tế và xã hội điều phối một cách có hiệu quả kết cấu tổ chức và kết cấu dòng phân phối các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế, từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng xã hội nhằm thực hiện cung cầu và đáp ứng các mục tiêu của toàn bộ chế độ kinh tế xã hội. Dưới góc độ micro marketing: Marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm tra khả năng thu hút khách hàng của một doanh nghiệp cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng. 2.Vai trò của marketing - Nối kết sự cách biệt giữa người sản xuất và NTD - Khuyến khích sự phát triển và đưa ra những cái mới - Khắc phục những lời kêu ca phàn nàn từ phía NTD - Giúp cho các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn để thỏa mãn toàn diện mọi nhu cầu của khách hàng - Có vai trò năng động trong việc khắc phục cô lập, không thống nhất của doanh nghiệp trong việc hòa nhập và ứng xử linh hoạt, uyển chuyển và có trí tuệ với diễn biến và tình thế thị trường, kích thích sự nghiên cứu, hợp lý hóa, đổi mới để tăng cường và phát triển DN 3. Chức năng của marketing Có 6 chức năng cơ bản là : Chức năng thích ứng, phân phối, tiêu thụ, hỗ trợ, mạo hiểm, điều hòa phối hợp II- Môi trường marketing của doanh nghiệp 1.Sự cần thiết và khái niệm môi trường marketing 1.1.Khái niệm môi trường marketing Môi trường marketing của doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo biện pháp marketing thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu.( Philip Kotler) 1.2.Sự cần thiết nghiên cứu môi trường - Môi trường tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra động lực thúc đẩy - Các nhân tố của môi trường luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu, theo dõi và dự đoán 2. Phân định môi trường marketing - Môi trường marketing vi mô là những lực lượng , những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó - Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn . Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến cả các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô 2.1 Môi trường marketing vi mô - Nhóm nội tại : các yếu tố trong doanh nghiệp có ảnh hưởng khả năng vận dụng marketing hữu hiệu: bộ phận cung ứng, bộ phận R&D, bộ phận tài chính, bộ phận marketing, bộ phận sản xuất, bộ phận kế toán. Phòng tài chính luôn quan tâm tới vấn đề nguồn vốn- tài sản, và việc sự dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch Marketing, đòi hỏi người làm Marketing cần phải biết lập và hoạch định ngân sách cũng như các kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động Marketing. Phòng kinh doanh luôn quan tâm tới việc nâng cao doanh số và mở rộng khách hàng. Suy cho cùng mọi hoạt động của Marketing cũng nhắm vào cùng mục tiêu ấy, cho nên Marketing luôn là sự hỗ trợ và phối hợp mật thiết nhất cho kinh doanh. Mặt khác, phòng kinh doanh là nơi cung cấp các thông tin nóng hổi và thực tế nhất từ thị trường cho những người làm Marketing. Bộ phận sản xuất luôn cần các định hướng từ Marketing để có kế hoạch sản xuất phù hợp và kịp thời. Ngược lại, những trục trặc từ sản xuất có thể ảnh hưởng nặng nề tới các hoạt động của Marketing . - Nhóm môi trường ngành 2.1.1. Doanh nghiệp Các công ty nước ngoài hay các tập đoàn lớn, bộ phận Marketing luôn có vai trò trung tâm và có liên quan chặt chẽ với tất cả các bộ phận còn lại của công ty. Công tác Marketing không phải là nhiệm vụ của riêng những người làm việc trong bộ phận Marketing, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn bộ nhân viên của công ty. 2.1.2. Những nhà cung ứng Những người cung ứng là những cá nhân hay công ty cung cấp cho doanh nghiệp những nguồn vật tư, nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ nhất định. Các nhà cung cấp có thể ảnh hưởng tới chất lượng, giá thành và tiến trình sản xuất sản phẩm. Mặt khác, nếu chúng ta không làm các công tác Marketing với nhà cung cấp, họ sẽ không hiểu chúng ta cần những gì để phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Công tác Marketing cho nhà cung cấp phải thực hiện tốt việc cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường mục tiêu ( nhu cầu, khả năng thanh toán, nhân chủng học, địa ly, v.v…), các yêu cầu của doanh nghiệp về các nguyên liệu vật tư đầu vào tốt nhất để có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm phù hợp. 2.1.3. Những môi giới trung gian Những môi giới trung gian bao gồm những cá nhân hay doanh nghiệp hỗ trợ cho việc phân phối, tiêu thụ, quảng bá hàng hóa/dịch vụ cho thị trường. Họ bao gồm: Những môi giới thương mại: Là những cá nhân hay doanh nghiệp phân phối và bán lẻ, tìm kiếm và/hoặc trực tiếp bán sản phẩm. Những môi giới lưu thông hàng hóa: Các cá nhân hay tổ chức giúp lưu thông hàng hóa, vận chuyển từ nơi dự trữ tới nơi cần thiết. Các môi gới này có tác dụng trong việc bảo đảm sự an toàn, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, giảm chi phí trung gian và làm tăng lợi nhuận nếu doanh nghiệp lựa chọn các môi giới tốt. Những môi giới dịch vụ Marketing: Các cá nhân và tổ chức cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tư vấn marketing….giúp công ty có các định hướng tốt hơn và quảng bá hiệu quả hơn cho sản phẩm của mình. Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp không thể nào tự mình làm hết các công tác này, mà cũng không thể làm tốt được, do vậy  việc sử dụng các môi giới dịch vụ marketing là vô cùng cần thiết. Những môi giới tổ chức tín dụng- tài chính: Các tổ chức hỗ trợ đầu tư, các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm… nhằm hỗ trợ công ty đầu tư và/bảo hiểm chống lại các rủi ro lien quan tới việc mua bán hàng hóa. Các môi giới này ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói chung, các môi giới trung gian này ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm, cụ thể là ảnh hưởng tới giá bán lẻ, hình ảnh thương hiệu, uy tín công ty, tốc độ tiêu thụ v.v… Do vậy, công tác Marketing cho môi giới trung gian bao gồm việc cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường, giáo dục thường xuyên về các quan điểm và định hướng hành động marketing của doanh nghiệp, phối hợp thực hiện và giám sát chặt chẽ các hoạt động của họ để hạn chế tối đa các rủi ro và sai sót có thể xảy ra. 2.1.4. Khách hàng Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng mà doanh nhiệp cần quan tâm nghiên cứu kỹ: - Thị trường người tiêu dùng : những cá nhân, hộ dân, tổ chức mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng - Thị trường các nhà sản xuất: các khách hàng mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng như đầu vào của sản xuất. - Thị trường buôn bán trung gian: các cá nhân-tổ chức mua hàng hóa/dịch vụ để bán lại kiếm lời - Thị trường Nhà nước: các cơ quan nhà nước mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng công cộng hay chuyển giao cho những người cần thiết - Thị trường quốc tế: tất cả các đối tương như trên nhưng ở các nước khác. Khách hàng là mục tiêu cuối cùng của Marketing, mọi nỗ lực Marketing suy cho cùng cũng là nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Công tác Marketing cho khách hàng luôn được coi trong, tuy nhiên cần tỉnh táo để không quá sa đà vào marketing cho khách hàng mà quên đi các yếu tố ảnh hưởng khác. 2.1.5. Đối thủ cạnh tranh Khi các công ty cùng nhắm vào một thị trường mục tiêu với những sản phẩm tương tự có thể cùng thỏa mãn một nhu cầu cụ thể hay những nhu cầu tương tự có khả năng thay thế nhau thì gọi là cạnh tranh. Còn nếu hai công ty cùng phục vụ cho một thị trường mục tiêu nhưng với các mục đích khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau thì không thể gọi là cạnh tranh Muốn xác định rõ đối thủ cạnh tranh thì phải nghiên cứu người ta quyết định mua sản phẩm đó như thế nào. Có 4 loại cạnh tranh cơ bản: đó là các sản phẩm có thể đáp ứng các mong muốn mang tính cạnh tranh cho người tiêu dùng (các sản phẩm thay thế để thay đổi nhu cầu), các sản phẩm khác chủng loại mà đều có thể thỏa mãn một tnhu cầu cụ thề, các sản phẩm cùng chủng loại để cùng đáp ứng nhu cầu đó, và cuối cùng là các nhãn hiệu cạnh tranh trong cùng một mặt hàng. Công tác marketing ở đây cần nghiên cứu và làm rõ các nhu cầu và mong muốn cụ thể của thị trường, hiểu được các đối thủ cạnh tranh theo từng loại, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ trong việc phục vụ các nhu cầu ấy từ đó tìm ra các ưu thế cạnh tranh để quảng bá và tuyên truyền cho ưu thế ấy nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, công ty cần tìm ra các thị trường ngách, các trận địa mà đối thủ bỏ trống hay chưa quan tấm tới, để tấn công. 2.1.6. Công chúng trực tiếp Công chúng trực tiếp là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm tới các tổ chức hay có ảnh hưởng tới khả năng đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chức ấy. Công chúng có thể ảnh hưởng tích cực (ủng hộ) hay tiêu cực (tẩy chay, phản đối) các nỗ lực phục vụ thị trường của công ty. Vì thế, công ty luôn cần xây dựng các kế hoạch, chiến lược marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp của mình, cũng như cho tất cả thị trường khách hàng để có được thiện cảm, lời khen và sự ủng hộ. Chúng ta có thể chia ra 07 nhóm cụ thể như sau: Giới tài chính – đầu tư: có ảnh hưởng tới nguồn vốn của công ty …Những bản cáo bạch, báo cáo tài chính minh bạch và tích cực là các công cụ tốt để thu hút thiện cảm của giới này Giới truyền thông : có sức mạnh rất lớn trong việc truyền bá thông tin. Để phục vụ giới này, các doanh nghiệp thường có bộ phận PR ( Press Relation) riêng biệt và chuyên trách Giới cầm quyền : những cơ quan này có ảnh hưởng tới các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp, và tới sự cạnh tranh chung của ngành Giới hoạt động xã hội : Còn được gọi là các nhóm công dân hành động. Họ có thể có các phản ứng và tác động tới dư luận xã hội, quyết định của các cơ quan nhà nước. Công chúng tại địa phương:Những người này có thể gây ảnh hưởng tới việc yêu cầu công ty thể hiện các trách nhiệm xã hội như đóng góp các quĩ địa phương, bảo đảm an toàn sản xuất, vệ sinh môi trường … Quần chúng đông đảo: Doanh nghiệp không chỉ chăm chăm o bế các tầng lớp thuộc khách hàng mục tiêu mà còn phải xây dựng hình ảnh và thiện cảm cho các đối tượng công chúng rộng rãi. Công chúng nội bộ: Tất cả nhân viên của một doanh nghiệp từ chị lao công tới chủ tịch Hội đồng quản trị. 2.2.Môi trường marketing vĩ mô Môi trường chính trị- pháp luật Môi trường chính trị bao gồm :quan hệ chính trị quốc tế và các chính sách đối với các quôc gia láng giềng, chính sách dân tộc và phát triển kinh tế nông thôn ở miền núi của quốc gia, các phong trào chính trị và xã hội, các tổ chức hành chính của nhà nước và các cơ quan thông tin đại chúng vào các tổ chức của các nhóm dân tộc. Môi trường pháp luật bao gồm các chính sách, luật định của nhà nước về môi trường kinh doanh, về tiêu dùng, về đầu tư, về tổ chức công ty, thực hiện các hợp đồng kinh tế. Môi trường kinh tế- dân cư Gồm các yếu tố cơ bản :sự phân bố dân cư về mặt địa lí và cơ cấu độ tuổi của dân cư, tổng dân số ảnh hưởng tới quy mô nhu cầu, cấu trúc ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình, kết cấu nghề nghiệp , tình thế diễn biến sản xuất-kinh doanh, sự bành trướng và ảnh hưởng của các khối Hiệp ước quốc tế Môi trường tự nhiên- công nghệ Môi trường tự nhiên là các biểu hiện của địa lí(địa hình) , thời tiết, khí hậu hay tài nguyên thiên nhiên. Môi trường công nghệ thể hiện trình độ công nghệ sản xuất và kinh doanh hàng hóa chênh lệch giữa công nghệ trong nước và ngoài nước, tình hình nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất vật liệu mới, tình hình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở từng quốc gia, sự phát triển của hệ thống giao tiếp thông tin và hệ thống điều khiển học. Môi trường văn hóa-xã hội Văn hóa chính là những nguyên tắc, giá trị, phong tục tập quán hay các chuẩn mực được xây dựng bởi một nhóm người trong xã hội và được truyền từ đời này sang đời khác. Và những yếu tố này định hướng hành vi của các cá nhân trong xã hội đó. Con người sống trong bất kì xã hội nào cũng mang một bản sắc văn hóa tương ứng với xã hội đó.Mỗi nền văn hóa lại có các giá trị và chuẩn mực khác nhau. Thông qua quan niệm về các giá trị và chuẩn mực đó, văn hóa ảnh hưởng tới các quyết định marketing. Môi trường văn hóa-xã hội bao hàm những định chế và lực lượng đang tác động đến giá trị căn bản, nhận thức, thị hiếu, trình độ, văn hóa, lối sống cùng phương cách thay thế xử sự xã hội. B - Thực Tiễn Nghiên Cứu C.Ty Honda Việt Nam I- Giới thiệu về công ty honda Việt Nam Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản(42%), Công ty Asian Honda Motor Thái Lan(28%) và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam(30%). Dòng xe máy : Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam, chiếm gần 90% tại các thành phố lớn. Công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường. Nhà máy xe máy thứ nhất (Tháng 3 năm 1998) : Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á Trụ sở : Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư : USD 290,427,084 Lao động: 3.560 người Công suất : 1 triệu xe/năm Nhà máy xe máy thứ hai (Tháng 8 năm 2008) : chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp. Trụ sở : Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư : 65 triệu USD Lao động : 1.375 người Công suất : 500.000 xe/năm Dòng ô tô : Nhà máy sản xuất ô tô Năm thành lập : Tháng 3 năm 2005 Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: Khoảng 60 triệu USD Diện tich: 17.000m2 Lao động : 408 người Công suất : 10,000 xe/năm Nhà máy sản xuất Ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng, an toàn và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nhà máy còn được trang bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm ôtô . Công suất : 10000 xe/năm nhà máy sản xuất ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng,an toàn và thân thiện với môi trường.Hơn nữa nhà máy còn được trang bị day truyên lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm ô tô II- Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Honda Việt Nam 1.Môi trường marketing vi mô 1.1Nhóm nội tại Với một công ty sản xuất chuyên sản xuất otô, xe máy như Honda. Khi soạn thảo các kế hoạch marketing, những người lãnh đạo bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty như ban lãnh đạo tối cao, Phòng tài chính, Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm, Phòng cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất và kế toán. Đối với những người soạn thảo các kế hoạch marketing chính tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của công ty Những người quản trị marketing phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế những chiếc xe an toàn và đẹp và nghiên cứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao. Phòng cung ứng vật tư quan tâm đến việc đảm bảo đủ số lượng phụ thuộc và chi tiết để sản xuất xe. Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một số lượng xe cần thiết. Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của phòng marketing 1.2. Nhóm môi trường ngành 1.2.1.Doanh nghiệp Bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty Honda có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bộ phận này bao gồm các chức năng sau: - Nghiên cứu phát triển sản phẩm, mẫu mã, phát triển kĩ thuật công nghệ và phát triển quá trình. - Nghiên cứu và phát triển mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới như thay đổi kiểu dáng, màu sắc, trang trí, nhãn mác, cải tiến động cơ của các dòng xe wave, future,….. - Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”, nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ (như Yamaha, SYM, ….) để nắm bắt công nghệ hoặc phát triển công nghệ mới cho mình. 1.2.2.Nhà cung ứng Honda Việt Nam đã phát triển mối quan hệ với rất nhiều đối tác ở địa phương, ký kết nhiều hợp đồng cung cấp phụ kiện cho xe máy Honda. Ở đây Honda đã có sự chuyển giao công nghệ và giúp đỡ các đối tác Việt Nam. Metro đã có sáng kiến thu mua nông sản, giúp đỡ nông dân nâng cao chất lượng nông sản, chất lượng đóng gói, bảo quản, nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể đưa vào siêu thị, có thể xuất khẩu, thập chí cung ứng cho khách sạn. 1.2.3.Người môi giới marketing - Các cửa hàng chính hãng của Honda - Các đại lí, tổng đại lí bán buôn, bán lẻ các sản phẩm của Honda : + Đại Lý Xe Máy Honda ở 181, Nguyễn Lương Bằng, Q.Đống Đa; 26 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội, 275 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; 14/1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội; 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội; 174-176 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội……. + Cty TNHH TM & PT Tân Việt ở 248 Phố Huế - Hà Nội……. 1.2.4.Khách hàng Honda đã tạo dựng được hình ảnh khá tốt trong mắt người tiêu dùng Việt Nam trong suốt nhiều thập kỉ khi mới xuất hiện trên thị thị trường Việt Nam, tạo ra được sự khác biệt để tạo lên được lòng tin của người dùng. Honda Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các hoạt động tuyên truyền An toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn. Ngay sau khi khánh thành nhà máy, Honda Việt Nam đã xây dựng trung tâm lái xe an toàn với hệ thống thiết bị đào tạo, hướng dẫn hiện đại và đã đào tạo được hơn 12.000 học viên. Chỉ riêng chương trình “Tôi yêu VN” trong năm 2005 đã thu hút được hơn 7.000 người dân tham gia và hàng trăm ngàn người xem. Qua các chương trình này các mẫu xe mới nhất của Honda được ra mắt người dân, đây cũng là phương thức quảng bá thương hiệu đẳng cấp của mình. Honda quan tâm đến xã hội VN trên các lĩnh vực như an toàn, chất lượng. Honda VN đã đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội:đóng góp cho Ngân sách nhà nước, tuyên truyền an toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn, hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao... Công ty đã thành lập Quỹ hoạt động xã hội Honda với trị giá 10 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm (2006-2010), với 2 lĩnh vực hoạt động tập trung nhất là: An toàn giao thông và Giáo dục.Honda VN đã thực hiện nhiều chương trình và hoạt động nhằm thúc đẩy an toàn giao thông cho mọi người như bản tin an toàn giao thông trên VTV1, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trên VTV và VOV, chương trình lái xe an toàn ở các tỉnh thành cả nước, hội thi nông dân lái xe an toàn. 1.2.5.Đối thủ cạnh tranh Môi trường cạnh tranh của Honda là vô cùng khắc nghiệp và dài hạn.Để tồn tại và phát triển trong thị trường Việt Nam Honda cần phải đổi mới cùng với đưa ra nhiều chính sách cũng như các sản phẩm mới để cạnh tranh với các đôi thủ khác trong đó các Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Honda là : Sản Phẩm là Xe Máy chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ đồng hương như Yamaha,
Luận văn liên quan