Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các hình thức kinh doanh, tiếp thị trong tất cả các ngành nghề ở nước ta ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cùng với đó, từ khi ra đời, mạng Internet cũng thể hiện những ưu điểm của nó như nhanh gọn, dễ dàng phục vụ 24/24.
Sự kết hợp giữa những phương pháp marketing, tiếp thị truyền thống với việc sử dụng Internet làm công cụ đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp sử dụng marketing điện tử làm công cụ hữu ích để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm của mình tới các cư dân trong và ngoài biên giới không còn là điều xa lạ, thậm chí đó còn là hình thức quảng cáo mang lại doanh thu lớn với chi phí thấp và hiệu quả cao, đặc biệt đối với một ngành cần nhiều sự quảng bá như ngành du lịch. Chính vì vậy, việc tìm ra những hướng đi, những giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2988 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và những giải pháp đề xuất để nâng cao năng lực ứng dụng marketing điện tử trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------
CÔNG TRÌNH DỰ THI CUỘC THI
“Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2009”
Tên công trình
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG
LỰC ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM
Nhóm ngành: XH1b
Hà Nội, tháng 7 năm 2009
2
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ…………………… 3
1. Các khái niệm và đặc điểm của marketing điện tử ………………………… 3
1.1. Khái niệm marketing điện tử ……………………………………………… 3
1.1.1. Khái niệm theo nghĩa hẹp…………………………………………… 3
1.1.2. Khái niệm theo nghĩa rộng…………………………………………… 4
1.2. Các loại hình marketing điện tử …………………………………………... 4
1.2.1. Xây dựng website…………………………………………………… 5
1.2.2. Marketing bằng cỗ máy tìm kiếm……………………………………. 5
1.2.3. Quảng cáo trên các trang web……………………………………… 5
1.2.4. Email – Marketing……………………………………………………. 6
1.3. Đặc điểm của marketing điện tử ………………………………………….. 6
1.3.1. Một số đặc điểm của marketing điện tử ……………………………... 7
1.3.2. Một số lợi ích và hạn chế của marketing điện tử ……………………. 7
2. Mục tiêu và chức năng của marketing điện tử ……………………………… 9
2.1. Mục tiêu của marketing điện tử …………………………………………... 9
2.1.1. Mục tiêu của marketing truyền thống………………………………... 9
2.1.2. Mục tiêu của marketing điện tử ……………………………………… 10
2.2. Chức năng của marketing điện tử ………………………………………… 11
2.2.1. Chức năng của marketing truyền thống……………………………… 11
2.2.2. Chức năng của marketing điện tử ……………………………………. 12
3. Vai trò của marketing điện tử đối với hoạt động của DN du lịch…………... 13
3.1. Vai trò của marketing điện tử đối với ngành du lịch……………………… 13
3.2. Ví dụ về công ty du lịch trên Thế giới ứng dụng thành công marketing
điện tử ……………………………………………………………………………... 15
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC ỨNG
DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
VIỆT NAM ………………………………………………………………………
17
1. Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
trong thời gian qua………………………………………………………………. 17
1.1. Vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế Việt Nam…………………... 17
3
1.2. Cơ cấu dịch vụ ngành du lịch……………………………………………… 19
1.2.1. Nhóm các phương tiện vận chuyển…………………………………... 19
1.2.2. Nhóm các nhà hàng khách sạn……………………………………….. 20
1.2.3. Nhóm các ngành nghề truyền thống phục vụ cho ngành du lịch…….. 21
1.2.4. Các công ty kinh doanh dịch vụ du lich……………………………… 22
1.3. Cơ cấu các thị trường phát triển dịch vụ du lịch Việt Nam ………………. 23
2. Sự cần thiết phải ứng dụng marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam………………………………………… 25
2.1. Tháo gỡ khó khăn………………………………………………………….. 26
2.2. Công cụ hiệu quả, tiện lợi…………………………………………………. 27
2.3. Công cụ ưu việt,vượt trội………………………………………………….. 27
3. Thực trạng và đánh giá năng lực ứng dụng marketing điện tử của các
doanh nghiệp du lịch Việt Nam…………………………………………………. 29
3.1. Thực trạng và đánh giá chung……………………………………………. 29
3.1.1 Những thành tựu đạt được…………………………………………….. 29
3.1.2. Những hạn chế và thách thức tồn tại…………………………………. 34
3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng marketing điện tử …………………………. 39
3.2.1. Website: 40
3.2.2. Sử dụng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm …………………………….. 46
3.2.3. Quảng cáo trên các trang web khác…………………………………... 47
3.2.4. Email-Marketing……………………………………………………... 48
4. Nguyên nhân…………………………………………………………………… 48
4.1. Nguyên nhân thành công…………………………………………………. 48
4.2. Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế………………………………. 50
4.2.1. Các nguyên nhân thuộc môi trường nội tại của các doanh nghiệp du
lịch Việt Nam………………………………………………………………………
51
4.2.2. Các nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh…………………….. 52
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG
LỰC ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM………………. 54
1. Phƣơng hƣớng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ du lịch Việt Nam…... 54
4
1.1. Mục tiêu chung……………………………………………………………. 54
1.2. Mục tiêu cụ thể …………………………………………………………… 54
1.3. Những định hướng phát triển cho ngành du lịch…………………………. 55
1.3.1. Phát triển một số lĩnh vực…………………………………………….. 55
1.3.2. Phát triển các vùng du lịch……………………………………………. 56
1.3.3. Xã hội hóa phát triển du lịch………………………………………….. 56
2. Giải pháp và đề xuất cụ thể về việc nâng cao năng lực ứng dụng marketing
điện tử ……………………………………………………………………………..
58
2.1. Giải pháp………………………………………………………………….. 58
2.1.1. Nhóm giải pháp về phía nhà nước ……………………………………. 58
2.1.2. Nhóm giải pháp về phía Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Tổng cục du
lịch và Hiệp hội du lịch Việt Nam…………………………………………………. 59
2.1.3. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp du lịch Việt Nam………… 61
2.2. Đề xuất của nhóm tác giả…………………………………………………. 66
2.2.1. Giai đoạn 1 - Giai đoạn chuẩn bị……………………………………… 66
2.2.2. Giai đoạn 2 - Giai đoạn phát triển…………………………………….. 68
2.2.3. Giai đoạn 3 - Giai đoạn duy trì………………………………………... 73
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………. 79
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
5
2. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Marketing điện tử.
Mục tiêu nghiên cứu: Khái quát thực trạng ứng dụng marketing điện tử để
từ đó nêu ra những giải pháp đề xuất đề nâng cao năng lực ứng dụng
marketing điện tử trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, các phương pháp tổng hợp dưới đây sẽ được áp dụng:
Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, thống kê tài liệu.
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch
Việt Nam.
Phỏng vấn trực tiếp.
6
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ
1. Các khái niệm và đặc điểm của marketing điện tử
1.1. Khái niệm marketing điện tử
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thông tin, con
người đã khai thác và ứng dụng một loạt các phương tiện điện tử vào quá trình
marketing của các tổ chức, doanh nghiệp. Cùng với việc đổi mới, cải tiến đó chính là
sự ra đời khái niệm marketing điện tử (E-Marketing). Có thể nói rằng trong giai đoạn
hiện nay, khái niệm marketing điện tử đã trở nên không còn xa lạ đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có hình thức kinh doanh dịch vụ như
ngành du lịch. Các doanh nghiệp đã từng bước làm quen, nghiên cứu và phát triển
phương thức marketing hiện đại này. Nhờ áp dụng những chiến lược của marketing
điện tử nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã giành được những thành công trong quá
trình marketing nói riêng và kinh doanh nói chung của mình.
Để có thể hiểu rõ và chính xác về “Marketing điện tử”, chúng tôi xin đưa ra
những khái niệm bao gồm khái niệm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng của
“Marketing điện tử”. Những khái niệm dưới đây được nhóm tác giả đánh giá là chính
xác, dễ hiểu và rõ ràng hơn cả.
1.1.1. Khái niệm theo nghĩa hẹp
Theo cuốn sách “E-Marketing” của Judy Straus, Adel El-Ansary và Raymond
Frost, marketing điện tử là kết quả của công nghệ thông tin trong hai cách thức sau.
Thứ nhất, nó làm tăng khả năng và hiệu quả các chức năng trong marketing truyền
thống. Thứ hai, công nghệ của marketing điện tử chuyển đổi thành nhiều chiến lược
marketing khác. Sự biến đổi đó dẫn đến những hình thức kinh doanh mới làm tăng
thêm giá trị khách hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Theo định nghĩa của Phillip Kotler: “Marketing điện tử là quá trình lập kế
hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để
đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”
1.1.2. Khái niệm theo nghĩa rộng
Theo cuốn sách “E-Marketing” của Judy Straus, Adel El-Ansary và Raymond
Frost, marketing điện tử là sự sử dụng công nghệ thông tin trong những quá trình thiết
lập, kết nối và chuyển giao giá trị đến khách hàng, để tiến hành các hoạt động
7
marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng
thông qua nâng cao hiểu biết của khách hàng, các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu
và các dịch vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Nhóm tác giả cho rằng khái niệm marketing điện tử theo nghĩa rộng ở trên là
khá đầy đủ và chính xác. Do đó trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin sử dụng khái
niệm trên để dựa vào đó, đưa ra những phân tích và đánh giá về khả năng ứng dụng
marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
trong những phần tiếp theo.
1.2. Các loại hình marketing điện tử
Những hình thức cơ bản của Marketing điện tử bao gồm:
Xây dựng website (Brand Awareness)
Marketing qua các công cụ tìm kiếm (Search Engines Marketing - SEM)
Quảng cáo trên các trang web (Web Display Advertising)
Quảng cáo tương tác (Interactive Advertising)
Marketing liên kết (Affiliate Marketing)
Marketing qua thư điện tử (E-mail Marketing)
Marketing qua Blog (Blog Marketing)
Marketing Virus (Viral Marketing)
Do khuôn khổ giới hạn của đề tài nghiên cứu tập trung vào việc ứng dụng
marketing điện tử của các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam nên chúng tôi chỉ đề cập
đến bốn hình thức marketing điện tử chủ yếu và phù hợp đối với đặc thù của các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay. Đó là xây dựng website, các công cụ tìm kiếm,
quảng cáo trên trang web và email marketing.
1.2.1. Xây dựng website
Một website bao gồm cả phần chữ, hình ảnh, có thể có thêm âm thanh và video,
được sử dụng để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp trên mạng Internet, giới thiệu
đến khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại về những công dụng, lợi ích của sản
phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Trang web có thể bao gồm cả khả năng nắm bắt
được xu hướng của khách hàng tiềm năng hoặc trực tiếp giao dịch sản phẩm, dịch vụ
trên mạng Internet. Trang web cũng có thể được xem là hồ sơ giới thiệu, trung tâm thư
8
tín của doanh nghiệp trên mạng Internet, và đây cũng là cách tốt nhất và đơn giản nhất
để hình thành và thể hiện được bản sắc riêng của doanh nghiệp.
1.2.2. Marketing bằng cỗ máy tìm kiếm (SEM - Search Engines
Marketing)
“Cỗ máy tìm kiếm” là cụm từ dùng chỉ toàn bộ hệ thống bao gồm bộ thu thập
thông tin, bộ lập chỉ mục và bộ tìm kiếm thông tin. Các bộ này hoạt động liên tục từ
lúc khởi động hệ thống, chúng phụ thuộc lẫn nhau về mặt dữ liệu nhưng độc lập với
nhau về mặt hoạt động. Cỗ máy tìm kiếm tương tác với người dùng thông qua giao
diện trang web, có nhiệm vụ tiếp nhận và trả về những tài liệu thoả mãn yêu cầu của
người dùng. Các công cụ tìm kiếm khác nhau có những trình tự khác nhau để sắp xếp
các trang web theo mức độ tương thích với từ khoá mà bạn tìm kiếm. Công cụ tìm
kiếm được coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy nhập tin tức hay thông tin về một sản
phẩm và dịch vụ nào đó không chỉ đối với những người mới truy cập vào mạng
Internet mà ngay cả những nhà marketing chuyên nghiệp. Đây là một công cụ
marketing trực tuyến thông qua sức mạnh tìm kiếm, bằng cách xếp hạng lượng truy
nhập của trang web thông qua khả năng dò tìm.
1.2.3. Quảng cáo trên các trang web
Đây là hình thức mua các vị trí trên trang web khác bên ngoài công ty để đặt các
mẫu quảng cáo như banner, logo, dòng chữ hoặc hình ảnh... Hình thức marketing trực
tuyến này phát triển lên từ phương pháp quảng cáo truyền thống là đặt các mẫu quảng
cáo trên các báo và tạp chí. Doanh nghiệp cần phải thiết kế trước những banner, logo
hay dòng chữ, hình ảnh mà mình dùng để quảng cáo. Sau đó, doanh nghiệp cần phải
thỏa thuận về vị trí quảng cáo trên trang web, thời hạn và giá cả…với đại diện của
công ty thiết kế website. Phương thức quảng cáo này khá đơn giản và không đòi hỏi
doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và công sức.
1.2.4. Email Marketing
Đây là phương thức cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thu thập phản
hồi về sản phẩm, dịch vụ từ khách hàng thông qua email. Địa chỉ email của khách
hàng tiềm năng và hiện tại có thể được thu thập, cập nhật thường xuyên hoặc có thể
mua. Ngoài ra doanh nghiệp có thể thường xuyên gửi các thư giới thiệu (newsletters)
9
hoặc phát tán trên diện rộng những thông tin liên quan đến sản phẩm của mình.
Phương thức này có ưu điểm rất lớn là chi phí thấp và không mang tính xâm nhập đột
ngột như tiếp thị qua điện thoại. Doanh nghiệp có thể gửi thông điệp của mình đến số
lượng người rất lớn, ở bất kỳ nơi đâu và trong thời gian nhanh nhất.
1.3. Đặc điểm của marketing điện tử
Kinh doanh điện tử (E-Business) là phương thức tối ưu và liên tục của hoạt động
doanh nghiệp thông qua công nghệ số hóa. Trong đó, thương mại điện tử (E-
Commerce) là thành phần của kinh doanh điện tử tập trung vào mảng giao dịch. Còn
marketing điện tử (E-Marketing) lại là cách sử dụng công nghệ thông tin trong quá
trình thiết lập, kết nối và phân phát giá trị đến khách hàng, và dành cho việc quản lý
mối quan hệ với khách hàng trong cách thức giúp ích cho tổ chức đó. Do vậy, có thể
nói marketing điện tử cũng chính là sự áp dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn của
marketing truyền thống.
1.3.1. Một số đặc điểm của marketing điện tử
- Môi trƣờng: Marketing điện tử được đặt trong một môi trường mới: Môi
trường Internet.
- Phƣơng tiện: Internet và các thiết bị thông tin được kết nối vào Internet.
- Bản chất: Marketing điện tử vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền
thống là nhằm thoả mãn mọi nhu cầu người tiêu dùng; tuy nhiên, người tiêu dùng
trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với người tiêu dùng
truyền thống. Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng và thói quen tiếp cận thông tin
theo những cách khác, đánh giá sản phẩm dựa trên các nguồn thông tin mới và quyết
định cho đến hành động mua hàng cũng có sự thay đổi.
Ngày nay, với ứng dụng của Marketing điện tử thì khái niệm thị trường được
mở rộng ra thành “không gian thị trường” (market place) thể hiện ở phạm vi: thị
trường được mở rộng hơn trong thương mại điện tử. Thị trường ở đây vẫn được hiểu là
“tập hợp những người mua hiện tại và tiềm năng”. Tuy nhiên, người mua hiện tại và
tiềm năng được mở rộng hơn rất nhiều nhờ có Internet và các phương tiện công nghệ
10
thông tin, điện tử. Điều này xuất phát từ chính bản chất toàn cầu của Internet, cho phép
thông tin về sản phẩm, dịch vụ có thể đến với mọi cá nhân, tổ chức trên khắp thế giới
và giao dịch cũng có thể được thực hiện thông qua Internet, khiến phạm vi khách hàng
hiện tại và tiềm năng được mở rộng hơn.
1.3.2. Một số ích lợi và hạn chế của marketing điện tử
Ích lợi
Sự xuất hiện của marketing điện tử đã đem lại nhiều lợi ích như truyền tải thông
tin đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận với chi phí thấp hơn hẳn so với hình thức
marketing truyền thống. Thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức phong phú
và đa dạng như văn bản, hình ảnh và âm thanh, phim ảnh và trò chơi…
Marketing điện tử có tính chất tương tác cao nhờ chức năng truy cập và kết nối
nhanh chóng thông qua Internet, do đó đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi tức
khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp. Hơn nữa, người tiêu dùng và
khách hàng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán tại mọi
lúc và mọi nơi. Đây chính là lợi thế lớn và đặc thù của marketing điện tử so với các
loại hình marketing khác.
Marketing điện tử phát triển dựa trên quá trình mở rộng và quảng bá doanh
nghiệp nhờ việc sử dụng các phương tiện trực tuyến và một trong những lợi thế lớn
của hình thức này đó là sự có sẵn của lượng rất lớn thông tin. Marketing điện tử giúp
doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường dễ dàng và nhanh chóng
hơn.
Ngoài ra, marketing điện tử còn kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật cao của công
nghệ thông tin và hệ thống mạng Internet, bao gồm thiết kế, phát triển, quảng cáo và
bán hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp sử dụng marketing điện tử có thể tiết kiệm được chi
phí bán hàng như chi phí thuê mặt bằng, giảm số lượng lực lượng bán hàng…So sánh
với các phương tiện khác như in ấn, báo đài hay truyền hình thì marketing điện tử có
lợi thế rất lớn nhờ chi phí thấp.
Một điểm lợi thế của việc sử dụng marketing điện tử là các hoạt động của hình
thức hiện đại này là khi triển khai, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá
hiệu quả marketing. Ví dụ như dịch vụ “Web Analytic” cho phép theo dõi số lượng
người truy cập hay nội dung được nhiều người quan tâm, từ đó doanh nghiệp có thể
11
đánh giá thông điệp phát đi có đúng với nhu cầu và mong muốn của khách hàng hay
không.
Hạn chế
Về phương diện kỹ thuật, marketing điện tử đòi hỏi khách hàng phải sử dụng
các kỹ thuật mới hiện đại, do đó không phải mọi đối tượng khách hàng có thể tiếp cận
đến với những hình thức marketing điện tử của doanh nghiệp. Điều này đã làm giảm đi
một số lượng khách hàng nhất định, và hạn chế nhiều trong việc mở rộng những thị
trường tiềm năng cần được khai thác.
Bên cạnh đó, đường truyền tốc độ chậm cũng là một tác nhân gây khó khăn và
bất tiện đối với hình thức marketing điện tử. Nếu công ty xây dựng website lớn và
phức tạp để quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng, truy
cập vào trang web cũng như nhận và tải thông tin.
Về phương diện bán hàng, một hạn chế lớn nhất của marketing điện tử đó là
khách hàng không thể chạm, nếm hay dùng thử, cảm nhận trực tiếp sản phẩm trước khi
giao dịch sản phẩm. Nhưng đối với những ngành kinh doanh dịch vụ như ngành du
lịch thì hạn chế này của marketing điện tử sẽ được giảm thiểu đi nhiều. Do đó giúp
người tiêu dùng có thể dễ dàng hơn trong việc ra quyết định mua sản phẩm của doanh
nghiệp.
2. Mục tiêu và chức năng của marketing điện tử
2.1. Mục tiêu của Marketing điện tử
2.1.1. Mục tiêu của marketing truyền thống
Nếu xét tới hoạt động marketing ở phương diện khái quát nhất, nó được sử
dụng để đạt tới 3 mục tiêu cơ bản như sau:
Lợi nhuận
Nhìn chung, mọi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, dù có những mục tiêu
trung gian nào thì mục tiêu cuối cùng mà họ hướng tới cũng là lợi nhuận kinh doanh.
Lợi nhuận là chỉ tiêu, là thước đo mức độ hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp.
Marketing, bằng con đường thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, thông qua hoạt
động tìm hiểu, phát hiện, phân tích chính những nhu cầu đó, qua đó giúp doanh nghiệp
đạt được mục đích của mình, hay nói cách khác, thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
12
Marketing chia vòng đời sản phẩm thành 4 giai đoạn: thâm nhập, tăng trưởng,
chín muồi và suy thoái. Với mỗi giai đoạn như vậy, hoạt động marketing giúp doanh
nghiệp định giá sản phẩm ở mức tối ưu, hợp lý nhất với khả năng thanh toán của người
tiêu dùng, phù hợp với tình hình thị trường lúc đó để tạo ra được doanh số tối đa và từ
đó, có thể có đạt tới lợi nhuận tối đa trong điều kiện có thể.
Thị phần
Thị trường là một yếu tố không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời
đó cũng là một trong những đối tượng quan trọng nhất trong hoạt động marketing.
Doanh nghiệp nào càng thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường sẽ càng có nhiều
cơ hội để nâng cao doanh số hơn. Và chỉ tiêu thị phần cũng còn phản ánh lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp. Có một điều hiển nhiên là không một doanh nghiệp nào hoạt
động trên thương trường mà không cần ý thức tới các đối thủ cạnh tranh của mình, do
vậy, hoạt động marketing xuất hiện cũng nhằm mục đích trợ giúp cho doanh nghiệp
tìm thấy được lợi thế cạnh tranh của mình, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu (giá cả,
chi phí vận chuyển, đóng gói, chất lượng sản phẩm…). Điều này ứng với câu nói:
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
An toàn
Bên cạnh lợi nhuận, rủi r