Nền kinh tế Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có những bước phát
triển vượt bậc, số lượng doanh nghiệp tăng lên với nhiều loại hình và lĩnh vực hoạt
động, cùng với đó là quy mô mở rộng đáng kể. Sự phát triển này đòi hỏi cần phải huy
động một lượng vốn lớn để đáp ứng được nhu cầu nền kinh tế, vì vậy việc minh bạch
hóa thông tin tài chính của các doanh nghiệp trở nên cấp thiết và sự ra đời của hoạt
động kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng là một tất yếu khách quan trong
tiến trình phát triển của nền kinh tế. Sự ra đời của kiểm toán độc lập như là một dịch
vụ để thỏa mãn nhu cầu của những người cần thông tin tài chính của đơn vị. Tuy
nhiên, để hoạt động kiểm toán có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình
thì rất cần những văn bản có nội dung có tính chất quy định và hướng dẫn thực hiện.
Đáp ứng điều đó, dựa trên các Chuẩn mực quốc tế và thực tiễn tại Việt nam, Bộ tài
chính đã ban hành 38 Chuẩn mực kiểm toán, quy định cụ thể các nội dung thực hiện
công tác kế toán, kiểm toán.
Kiểm toán Việt nam mới hình thành và phát triển trong hơn 20 năm trở lại
đây. Hệ thống các quy định, văn bản hướng dẫn còn sơ khai và cần có nhiều sửa đổi,
bổ sung nhằm hoàn thiện. Và chuẩn mực kiểm toán, được xem là “hành lang hướng
dẫn” cho các KTV cũng cần một quá trình hoàn thiện để trở thành công cụ hỗ trợ đắc
lực cho hoạt động kiểm toán.
AAC là một trong những công ty kiểm toán độc lập thành lập đầu tiên trên cả
nước, có hệ thống khách hàng toàn quốc và đội ngũ KTV đông đảo. Do đó, để nghiên
cứu thực trạng vận dụng các chuẩn mực kiểm toán Việt nam trong thực tế hoạt động
Kiểm toán báo BCTC, tôi chọn đề tài “Thực trạng vận dụng chuẩn mực Kiểm toán
Việt Nam trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và
Kiểm toán AAC” để nghiên cứu và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
58 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng vận dụng chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam trong thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có những bước phát
triển vượt bậc, số lượng doanh nghiệp tăng lên với nhiều loại hình và lĩnh vực hoạt
động, cùng với đó là quy mô mở rộng đáng kể. Sự phát triển này đòi hỏi cần phải huy
động một lượng vốn lớn để đáp ứng được nhu cầu nền kinh tế, vì vậy việc minh bạch
hóa thông tin tài chính của các doanh nghiệp trở nên cấp thiết và sự ra đời của hoạt
động kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng là một tất yếu khách quan trong
tiến trình phát triển của nền kinh tế. Sự ra đời của kiểm toán độc lập như là một dịch
vụ để thỏa mãn nhu cầu của những người cần thông tin tài chính của đơn vị. Tuy
nhiên, để hoạt động kiểm toán có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình
thì rất cần những văn bản có nội dung có tính chất quy định và hướng dẫn thực hiện.
Đáp ứng điều đó, dựa trên các Chuẩn mực quốc tế và thực tiễn tại Việt nam, Bộ tài
chính đã ban hành 38 Chuẩn mực kiểm toán, quy định cụ thể các nội dung thực hiện
công tác kế toán, kiểm toán.
Kiểm toán Việt nam mới hình thành và phát triển trong hơn 20 năm trở lại
đây. Hệ thống các quy định, văn bản hướng dẫn còn sơ khai và cần có nhiều sửa đổi,
bổ sung nhằm hoàn thiện. Và chuẩn mực kiểm toán, được xem là “hành lang hướng
dẫn” cho các KTV cũng cần một quá trình hoàn thiện để trở thành công cụ hỗ trợ đắc
lực cho hoạt động kiểm toán.
AAC là một trong những công ty kiểm toán độc lập thành lập đầu tiên trên cả
nước, có hệ thống khách hàng toàn quốc và đội ngũ KTV đông đảo. Do đó, để nghiên
cứu thực trạng vận dụng các chuẩn mực kiểm toán Việt nam trong thực tế hoạt động
Kiểm toán báo BCTC, tôi chọn đề tài “Thực trạng vận dụng chuẩn mực Kiểm toán
Việt Nam trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và
Kiểm toán AAC” để nghiên cứu và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KIN
H T
Ế -
HU
Ế
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu:
Nhận diện được quá trình vận dụng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam
trong thực hiện kiểm toán BCTC tại AAC.
Phân tích và đánh giá việc vận dụng chuẩn mực Kiểm toán Việt nam trong
thực hiện kiểm toán BCTC tại AAC.
Đề xuất các giải pháp để AAC vận dụng đúng đắn và hợp lí các chuẩn mực
kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của mình.
1.3. Đối tượng và phạm vi của đề tài nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các chuẩn mực kiểm toán Việt nam,
hoạt động kiểm toán BCTC của AAC và việc vận dụng các Chuẩn mực Kiểm toán
Việt nam trong hoạt động kiểm toán BCTC của AAC.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán(AAC)
Thời gian: Từ 03/01/2012 đến 30/04/2012
Giới hạn của đề tài: Do giới hạn về năng lực của bản thân cũng như thời gian
nghiên cứu, tôi chỉ nghiên cứu việc áp dụng 5 chuẩn mực sau trong thực hiện kiểm
toán BCTC tại AAC
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Chuẩn mực kiểm toán số 230 (VSA 230) Hồ sơ kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán số 240 (VSA 240) Gian lận và sai sót
Chuẩn mực kiểm toán số 320 (VSA 320) Trọng yếu
Chuẩn mực kiểm toán số 401 (VSA 401) Kiểm toán trong môi trường
tin học
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Tiến hành thu thập số liệu thô tổng hợp và chọn lọc số liệu phù hợp với mục
đích nghiên cứu.
- Quan sát trên thực tế cách tiến hành quy trình kiểm toán cụ thể để từ đó có
thể nắm bắt được cách thức vận dụng các Chuẩn mực vào quy trình kiểm toán.
- Phỏng vấn đơn vị kiểm toán nhằm tìm hiểu về nội dung của các bước trong
quy trình kiểm toán liên quan đến đề tài thực hiện.
- Phương pháp đối chiếu so sánh để tìm ra những bước khác biệt trong thực
tiễn áp dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán
so với lí thuyết.
1.5. Kết cấu của Khóa luận
Khóa luận được kết cấu gồm các phần, các chương như sau:
Phần 1: Đặt vấn đề:
Phần 2: Nội dung chính
o Chương 1: Tổng quan về các Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam.
o Chương 2: Thực trạng vận dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt nam trong
kiểm toán BCTC tại AAC.
o Chương 3: Nhận xét, đánh giá, các đề xuất nhằm giúp AAC vận dụng
đúng đắn và hợp lý các Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam trong hoạt động
kiểm toán của Công ty.
Phần 3: Kết luận, kiến nghị
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
4
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
1.1.1. Sự ra đời của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Chuẩn mực kiểm toán Việt nam được ban hành trong 7 đợt, gồm 37 Chuẩn
mực quy định về chuyên môn và 1 Chuẩn mực quy định về đạo đức nghề nghiệp.
1.1.2. Khái quát về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được ban hành ngày theo Quyết định
87/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán Việt Nam.
Các chuẩn mực về chuyên môn được ban hành trong 7 đợt như sau:
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 1
Quyết định 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/09/1999 về việc ban hành 04 chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam đợt 1:
1. Chuẩn mực số 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo
tài chính;
2. Chuẩn mực số 210: Hợp đồng kiểm toán;
3. Chuẩn mực số 230: Hồ sơ kiểm toán;
4. Chuẩn mực số 700: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 2
Quyết định 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000, về việc ban hành 06 chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam đợt 2:
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
5
1. Chuẩn mực số 250 - Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định trong kiểm
toán báo cáo tài chính;
2. Chuẩn mực số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh;
3. Chuẩn mực số 500 - Bằng chứng kiểm toán;
4. Chuẩn mực số 510 - Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính;
5. Chuẩn mực số 520 - Quy trình phân tích;
6. Chuẩn mực số 580 - Giải trình của Giám đốc.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 3
Quyết định 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001, về việc ban hành 06 chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam đợt 3:
1. Chuẩn mực số 240 - Gian lận và sai sót;
2. Chuẩn mực số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán;
3. Chuẩn mực số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ;
4. Chuẩn mực số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác;
5. Chuẩn mực số 540 - Kiểm toán các ước tính kế toán;
6. Chuẩn mực số 610 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 4
Quyết định 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003, về việc ban hành 05 chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam đợt 4:
1. Chuẩn mực số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán;
2. Chuẩn mực số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán;
3. Chuẩn mực số 501 - Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và
sự kiện đặc biệt;
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
6
4. Chuẩn mực số 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo
tài chính;
5. Chuẩn mực số 600 - Sử dụng tài liệu của kiểm toán viên khác.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 5
Quyết định 193/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003, về việc ban hành 06 chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam đợt 5:
1. Chuẩn mực số 401 - Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học;
2. Chuẩn mực số 550 - Các bên liên quan;
3. Chuẩn mực số 570 - Hoạt động liên tục;
4. Chuẩn mực số 800 - Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt;
5. Chuẩn mực số 910 - Công tác soát xét báo cáo tài chính;
6. Chuẩn mực số 920 - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả
thuận trước.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 6
Quyết định 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005, về việc ban hành 06 chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam đợt 6:
1. Chuẩn mực 402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch
vụ bên ngoài;
2. Chuẩn mực 620 - Sử dụng tư liệu của chuyên gia;
3. Chuẩn mực 710 - Thông tin có tính so sánh;
4. Chuẩn mực 720 - Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã
kiểm toán;
5. Chuẩn mực 930 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính;
6. Chuẩn mực 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
7
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 7
Quyết định 101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005, về việc ban hành 04 Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam đợt 7:
1. Chuẩn mực 260 - Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với
Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán;
2. Chuẩn mực 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro;
3. Chuẩn mực 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài;
4. Chuẩn mực 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý.
1.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Quy định các nguyên tắc, nội dung và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn đạo
đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người làm
kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp và tổ chức nhằm đảm bảo đạt được những
tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, về mức độ hoạt động và đáp ứng được sự
quan tâm ngày càng cao của công chúng.
Nguyên tắc cơ bản của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, gồm:
Độc lập
Chính trực;
Khách quan;
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
Tính bảo mật;
Tư cách nghề nghiệp;
Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
8
1.2.1. Độc lập
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề và
người hành nghề kế toán.
Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành
nghề và người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất
kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và
độc lập nghề nghiệp của mình.
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm
kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi
kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối
của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa.
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm
kiểm toán hoặc làm kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt
(như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý điều
hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các
cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng.
Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế
toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài
chính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Ngược lại, người làm
dịch vụ kế toán không được làm kiểm toán cho cùng một khách hàng.
Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, nếu có sự hạn chế
về tính độc lập thì kiểm toán viên hành nghề, người hành nghề kế toán phải tìm mọi
cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không thể loại bỏ được thì phải nêu rõ điều này trong
Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo dịch vụ kế toán.
1.2.2. Chính trực
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có
chính kiến rõ ràng.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
9
1.2.3. Khách quan
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật
và không được thành kiến, thiên vị.
1.2.4. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm
toán, kế toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và
tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng
cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ
thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.
1.2.5. Tính bảo mật
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin có được
trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được
phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của
pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.
1.2.6. Tư cách nghề nghiệp
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề
nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.
1.2.7. Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kế toán,
kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn
mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các
quy định pháp luật hiện hành.
1.3. Chuẩn mực 230- Hồ sơ kiểm toán
Kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán mọi tài liệu,
thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình
thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực
hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán
quốc tế được chấp nhận).
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
10
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và
chi tiết sao cho kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soát xét) đọc
sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của mình tất cả
các tài liệu và thông tin liên quan đến:
a- Kế hoạch kiểm toán;
b- Việc thực hiện cuộc kiểm toán: Nội dung, chương trình và phạm vi của các
thủ tục đã được thực hiện;
c- Kết quả của các thủ tục đã thực hiện;
d- Những kết luận mà kiểm toán viên rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu
thập được.
Hồ sơ kiểm toán được lập theo mẫu biểu và qui trình kiểm toán do công ty
kiểm toán quy định. Kiểm toán viên được phép sử dụng các mẫu biểu, giấy tờ làm
việc, các bảng phân tích và các tài liệu khác của khách hàng, nhưng phải bảo đảm rằng
các tài liệu đã được lập một cách đúng đắn.
Hồ sơ kiểm toán được lập và sắp xếp phù hợp với từng khách hàng và cho
từng hợp đồng kiểm toán tùy theo điều kiện và yêu cầu của kiểm toán viên và công ty
kiểm toán. Việc sử dụng các tài liệu theo mẫu quy định (bản câu hỏi, mẫu thư, cấu trúc
hồ sơ mẫu,...) giúp kiểm toán viên nâng cao hiệu quả trong việc lập và kiểm tra hồ sơ,
tạo điều kiện cho việc phân công công việc và kiểm tra chất lượng kiểm toán.
Mỗi hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ thành hai (2) loại:
Hồ sơ kiểm toán chung;
Hồ sơ kiểm toán năm.
Hồ sơ kiểm toán chung, thường gồm:
+ Tên và số hiệu hồ sơ; ngày, tháng lập và ngày, tháng lưu trữ;
+ Các thông tin chung về khách hàng:
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
11
Các ghi chép hoặc bản sao các tài liệu pháp lý, thỏa thuận và biên bản
quan trọng: Quyết định thành lập, Điều lệ công ty, Giấy phép thành lập (Giấy phép
đầu tư; Hợp đồng liên doanh), đăng ký kinh doanh, bố cáo, biên bản họp Hội đồng
quản trị, họp Ban Giám đốc... (Tên, địa chỉ, chức năng và phạm vi hoạt động, cơ
cấu tổ chức...);
Các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật
có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; quá trình phát triển của
khách hàng;
+ Các tài liệu về thuế: Các văn bản, chế độ thuế riêng trong lĩnh vực hoạt động
của khách hàng được cơ quan thuế cho phép, các tài liệu về thực hiện nghĩa vụ thuế
hàng năm;
+ Các tài liệu về nhân sự: Các thỏa ước lao động, các qui định riêng của khách
hàng về nhân sự; Qui định về quản lý và sử dụng quĩ lương;...
+ Các tài liệu về kế toán:
Văn bản chấp thuận chế độ kế toán được áp dụng (nếu có);
Các nguyên tắc kế toán áp dụng: Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho,
phương pháp tính dự phòng,...;
+ Các hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên thứ ba (3) có hiệu lực trong thời gian
dài (ít nhất cho hai (2) năm tài chính): Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng cho thuê, hợp
đồng bảo hiểm, thỏa thuận vay...;
+ Các tài liệu khác.
Hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật hàng năm khi có sự thay đổi liên quan
đến các tài liệu đề cập trên đây.
Hồ sơ kiểm toán năm, thường gồm:
+ Các thông tin về người lập, người kiểm tra (soát xét) hồ sơ kiểm toán:
Họ tên kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên thực hiện kiểm toán và lập hồ sơ
kiểm toán;
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
12
Họ tên người kiểm tra (soát xét), ngày tháng kiểm tra;
Họ tên người xét duyệt, ngày tháng xét duyệt.
+ Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế,... của cơ quan Nhà nước và cấp trên
liên quan đến năm tài chính;
+ Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính và các báo cáo khác,... (bản
dự thảo và bản chính thức);
+ Hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng (nếu có) và bản
thanh lý hợp đồng;
+ Những bằng chứng về kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán chi tiết,
chương trình làm việc và những thay đổi của kế hoạch đó;
+ Những bằng chứng về thay đổi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
của khách hàng;
+ Những bằng chứng và kết luận trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro
kiểm soát và những đánh giá khác;
+ Những bằng chứng đánh giá của kiểm toán viên về những công việc và kết
luận của kiểm toán viên nội bộ;
+ Các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ;
+ Những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của những thủ tục
kiểm toán được thực hiện và kết quả thu được;
+ Những phân tích của kiểm toán viên về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số
dư các tài khoản;
+ Những phân tích về các tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạt
động của khách hàng;
+ Những bằng chứng về việc kiểm tra và soát xét của kiểm toán viên và người
có thẩm quyền đối với những công việc do kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên hoặc
chuyên gia khác thực hiện;
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
13
+ Các chi tiết về những thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên khác thực hiện khi
kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới;
+ Các thư từ liên lạc với các kiểm toán viên khác, các chuyên gia khác và các bên
hữu quan;
+ Các văn bản hoặc những chú giải về những vấn đề đã trao đổi với khách
hàng, kể cả các điều khoản của hợp đồng kiểm toán;
+ Bản giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán;
+ Bản xác nhận do khách hàng hoặc người thứ ba gửi tới;
+ Các kết luận của kiểm toán viên về những vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm
toán, bao gồm cả những vấn đề bất thường (nếu có) cùng với các thủ tục mà kiểm toán
viên đã thực hiện để giải quyết các vấn đề đó;
+ Các tài liệu liên quan khác.
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải giữ bí mật và bảo đảm an toàn hồ sơ
kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán phải lưu trữ trong một khoảng thời gian đủ để đáp ứng yêu cầu
hành nghề và phù hợp với qui định chung của pháp luật về bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài
liệu do Nhà nước quy định và quy định riêng của tổ chức nghề nghiệp và của từng
công ty kiểm toán.
1.4. Chuẩn mực 240-Gian lận và sai sót
Khi lập kế hoạch và thực hiện thủ tục kiểm toán, khi đánh giá và báo cáo kết
quả thực hiện thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét
xem có các sai phạm do gian lận hoặc sai sót gây ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo
cáo tài chính không?
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm
giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót, nhưng kiểm toán viên và
công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian
lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
14
Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm
toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng
yếu đến báo cáo tài chính và phải trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng dầu) đơn vị
về mọi gian lận hoặc sai sót