Thông qua việc nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) chúng ta có thể hiểu thêm về các hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại đã và đang diễn ra như thế nào? Sự biến động của tỷ giá trên thi trường có tác động ra sao đến các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trong điều kiện môi trường kinh tế thường xuyên diễn ra các cuộc khủng hoảng về tài chinh- tiền tệ, tỷ lệ về lạm phát và thất nghiệp đang ngày một gia tăng thì việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với các doanh nghiệp là cần thiết . Các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu các rủi ro do sự biến động về tỷ giá hối đoái trên thị trường, nhằm ổn định hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý về kinh tế, luật pháp, cần có những quy định phù hợp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái, đồng thời cũng là bước chuẩn bị cho các doanh nghiệp quen dần với môi trường kinh doanh tài chính quốc tế. Đây cũng là vấn đề mang tính chất chiến lược góp phần vào việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình phát tiển và hội nhập quốc tế.
12 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng về các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam VietcomBank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI
1.1 Khái niệm về Quản trị tài chính quốc tế
1.1.1 Khái niệm:
* Tài chính quốc tế là sự di chuyển tiền vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giáo, quấn sự giữa các quốc gia…giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong các quan hệ quốc tế.
* Thị trường ngoại hối cho phép các đồng tiền được chuyển đổi nhằm mục đích tạo ra sự thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế hoặc các giao dịch tài chính.
1.1.2 Cơ hội và rủi ro Quốc tế
*Cơ hội:
Việc mở rộng và phát triển các hoạt động tài chính quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn tài chính ra khỏi phạm vi của một quốc gia, tạo cơ hội cho hoạt động đầu tư quốc tế phát triển. Từ đó, các chủ thể kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia bao gồm cả chính phủ có thể vay vốn của các chủ thể quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế để trang trải các nhu cầu chi tiêu của mình thông qua các hình thức của các quan hệ quốc tế, đặc biệt là hình thức tín dụng quốc tế…
*Rủi ro tài chính quốc tế
Bên cạnh những cơ hội, việc phát triển các hoạt động tài chính cũng tồn tại những rủi ro không thể tránh khỏi. Rủi ro tài chính là rủi ro dẫn đến tổn thất do thị trường tài chính mang lại như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản. Trừ rủi ro kinh doanh là bất khả kháng, rủi ro về tài chính thường được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh do chính ngân hàng không phòng ngừa.
1.2 Quản trị rủi ro hối đoái
Hoạt động kinh doanh của các công ty, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, có nhiều chi nhánh được hình thành ở các nước khác nhau, do đó cũng thường xuyên sử dụng nhiều đồng tiền khác nhau. Sự thay đổi tỷ giá của các đồng tiền có thể gây ra những kết quả tiêu cực cản trở mục tiêu của công ty. Những tác động này được gọi chung là rủi ro hối đoái.Có 3 dạng rủi ro gây ra bởi sự biến động tỷ giá là: rủi ro nghiệp vụ, rủi ro kinh tế và rủi ro chuyển đổi. Trên đây chúng ta chủ yếu nghiên cứu về các
dạng rủi ro nghiệp vụ hối đoái. Bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên tới các hoạt động kinh doanh hàng ngày của các công ty đa quốc gia.
Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như: mức độ lạm phát của các đồng tiền của các quốc gia, quan hệ cung - cầu tiền tệ trên thị trường… Sự biến động đột ngột của tỷ giá sẽ khiến cho giá trị tài sản và nguồn vốn tính theo đồng tiền quốc gia của nhà đầu tư cũng bị biến động theo.
Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, và gây ảnh hưởng tới bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. Do vậy, các chủ thể tham gia cần phải dự đoán sự biến động của tỷ giá trong tương lai làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách tài chính để hạn chế bớt những rủi ro có thể xảy ra do sự biến động của tỷ giá.
1.3 Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái nghiệp vụ
1.3.1 Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai (Future)
Hợp đồng tương lai( Future contracts) là một thỏa thuận mang tính pháp lý để mua bán một loại tài sản nhất định vào một ngày nhất định trong tương lai với một mức giá xác định. Với hợp đồng tương lai, người mua hợp đồng có thể chấm dứt hợp đồng bằng cách bán một hợp đồng tương lai cùng loại. Điều này thể hiện đặc điểm của hợp đồng tương lai là có thể đóng hợp đồng trước ngày đến hạn.
1.3.2.Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Forward là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
Chi phí thực phòng ngừa khoản phải thu bằng hợp đồng kỳ hạn
RCHr = NRr – NRHr
Trong đó:
- NRr: Số nội tệ nhận được nếu không phòng ngừa (tức là bán ngoại tệ thu về trong tương lai theo tỷ giá giao ngay)
- NRHr: Số nội tệ nhận được nếu bán ngoại tệ phải thu trong tương lai theo tỷ giá kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn được ký ở hiện tại.
Chi phí phòng ngừa khoản phải trả bằng hợp đồng kỳ hạn
RCHp = NCHp- NCp
Trong đó:
- NCHp: chi phí bằng nội tệ nếu mua ngoại tệ phải trả trong tương lai theo tỷ giá kỳ hạn.
- NCp: Chi phí bằng nội tệ cho khoản phải trả nếu không phòng ngừa (nghĩa là mua ngoại tệ phải trả theo tỷ giá giao ngay trong tương lai)
1.3.3 Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ
Phòng ngừa khoản phải thu thông qua thị trường tiền tệ
Công ty ĐQG có thể vay trước số ngoại tệ tương thích với khoản phải thu ngoại tệ trong tương lai rồi bán ngay số ngoại tệ vay được cho ngân hang để đối lấy nội tệ.
Trong một số trường hợp công ty ĐQG có thể không sử dụng ngay số nội tệ thu được mà đầu tư nó trong một kỳ hạn tương ứng.
Phòng ngừa khoản phải trả thông qua thị trường tiền tệ.
Nếu công ty có tiền mặt dư thừa: mua ngay một lượng ngoại tệ đủ để đầu tư cho tới khi khoản phải trả phát sinh.
Nếu công ty không có tiền mặt dư thừa: Vay nội tệ đủ để mua ngay một lượng ngoại tệ đủ để đầu tư cho tới khi khoản phải trả phát sinh
1.3.4.Phòng ngừa bằng quyền chọn tiền tệ(Option)
Là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước.
Quyền Chọn: Có 2 loại
Quyền chọn mua (Call option): Là quyền được mua ngoại tệ tại tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định
Quyền chọn bán (Put option): Là quyền được bán ngoại tệ với tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ
PHÒNG NGỪA
RỦI RO HỐI ĐOÁI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - VCB
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN) và trở thành ngân hàng chuyên doanh đầu tiên, duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ,…tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, thiết lập quan hệ với các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 2/6/2008) sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Trải qua gần 47 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã có mạng lưới chi nhánh vươn rộng ra hầu khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công ty con tại Việt Nam, một công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.2 Các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của VCB
Hiện nay, Vietcombank cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:
Mua bán ngoại tệ:
Giao dịch giao ngay (Spot):
Đối tượng tham gia giao dịch: Cá nhân và tổ chức kinh tế.
Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch.
Chứng từ trong các giao dịch giao ngay: Các cá nhân và tổ chức kinh tế phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Giao dịch kỳ hạn (Forward):
Đối tượng tham gia giao dịch: Cá nhân và tổ chức kinh tế
Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 03 ngày, tối đa 365 ngày
Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch.
Chứng từ trong các giao dịch kỳ hạn: Các cá nhân và tổ chức kinh tế phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Giao dịch quyền chọn (Option): Có 2 loại quyền chọn: Quyền chọn mua (Call option) và Quyền chọn bán (Put option).
Đối tượng tham gia: Bên mua quyền: cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam. Bên bán quyền: VCB
Phí giao dịch: Người mua quyền lựa chọn phải trả cho Ngân hàng (người bán quyền lựa chọn) một khoản phí theo quy định.
Tỷ giá thực hiện: Do hai bên mua/ bán thoả thuận và ấn định trong hợp đồng quyền lựa chọn.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: được thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền được tính từ ngày ký hợp đồng cho đến trước 11h00 sáng (giờ Hà Nội) của ngày đáo hạn.
Chứng từ: không yêu cầu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
Giao dịch tương lai (Future)
Giao dịch hoán đổi:
Hoán đổi ngoại tệ (FX Swap):
Đối tượng tham gia giao dịch: Tổ chức kinh tế
Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 03 ngày, tối đa 365 ngày
Phí và chứng từ giao dịch: Khách hàng không phải trả phí giao dịch và không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
Hoán đổi lãi suất (IRS):
Thời gian của 1 hợp đồng hoán đổi lãi suất: tối đa là 5 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Số tiền gốc không phải trao đổi, không phải trả phí.
Số tiền thanh toán được tính dựa trên mức lãi suất chênh lệch giữa cố định và thả nổi vào ngày thanh toán (nhân với vốn gốc).
thực hiện hoán đối lãi suất với VND và các ngoại tệ khác hoặc giữa các ngoại tệ với nhau.
Vay gửi trên thị trường liên Ngân hàng: Phục vụ nhu cầu vay và gửi tiền của khách hàng.
Giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ
Uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước:
Uỷ thác đầu tư có chia sẻ rủi ro: khách hàng và VCB cùng thoả thuận cơ chế phân chia kết quả kinh doanh và rủi ro (nếu có) trên cơ sở kết quả kinh doanh thực tế của Công ty cổ phần/Dự án khách hàng tham gia đầu tư.
Uỷ thác đầu tư không chia sẻ rủi ro: khách hàng uỷ thác cho VCB thực hiện đầu tư với thoả thuận khách hàng được hưởng toàn bộ kết quả kinh doanh thực tế đồng thời chịu toàn bộ rủi ro (nếu có) từ Công ty cổ phần/Dự án tham gia đầu tư trong kỳ Uỷ thác.
Uỷ thác đầu tư lợi tức cố định: khách hàng và VCB thoả thuận một tỷ suất lợi nhuận cố định trong kỳ Uỷ thác, không phụ thuộc kết quả kinh doanh thực tế và các rủi ro (nếu có) phát sinh từ hoạt động đầu tư/kinh doanh của VCB trong kỳ Uỷ thác.
Cho vay VNĐ theo lãi suất USD.
Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có nguồn thu USD đang có nhu cầu vốn lưu động để thu mua nguyên vật liệu để chế biến hàng xuất khẩu theo Hợp đồng xuất khẩu được ngân hàng tài trợ.
Tiện ích sản phẩm: Doanh nghiệp được bổ sung nguồn vốn lưu động giá rẻ bằng phương thức vay VND theo lãi suất tiền USD để thu mua hàng hóa sản xuất kịp thời phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa. Với các thủ tục đơn giản, Vietcombank giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, Vietcombank có dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và chính sách ưu đãi về phí thanh toán quốc tế cho doanh nghiệp.
2.3 Sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của VCB và ACB( Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu)
2.3.1 Nguyên nhân lựa chọn ngân hàng ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập ngày 24/04/1993 và bắt đầu hoạt động kinh doanh vào tháng 6/1993. Trải qua hơn 17 năm xây dựng và phát triển, ACB đã khẳng định được vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, luôn đạt gấp 2- 2,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành.
Hiện ACB là ngân hàng có tổng tài sản đứng thứ 5 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, chiếm 10% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, trên 57% thị phần chủ thẻ tín dụng quốc tế,…ACB có hơn 200 sản phẩm dịch vụ cơ bản với mạng lưới giao dịch phủ khắp các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế- xã hôi.
Ngân hàng ACB thực hiện tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trong việc hiểu biết về nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả thông qua việc thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ- Có( ALCO). Theo đó, các rủi ro trong hoạt động đầu tư sẽ được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.
Tăng cường hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược để mở rộng mạng lưới kinh doanh, các kênh phân phối như: Các tổ chức thẻ quốc tế ( Visa, Master card), các công ty bảo hiểm( Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), hệ thống chuyển tiền Western Union, ngân hàng Standard Chartered (SCB),…đồng thời là thành viên của Hiệp hội viễn thông tài chinh liên ngân hàng toàn thế giới (SWIFT).
Năm 2009, ACB được tạp chí Asiamoney- một tập chí danh tiếng hàng đầu về các giải thưởng uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, bình chọn là “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009”, dựa trên các tiêu chí về sức mạng tài chinh, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo và uy tín của thương hiệu trên thị trường.
2.3.2 Sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của VCB và ACB
Các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của ACB:
Giao dịch giao ngay
Giao dịch quyền chọn
Giao dich tương lai
Giao dịch hoán đổi
Giao dịch quyền chọn (quyền chọn mua và quyền chọn bán)
Sự khác biệt về sản phẩm dich vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của VCB so với ACB
VCB là ngân hàng đầu tiền cung cấp các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái trên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn so với Ngân hàng ACB, bên cạnh các sản phẩm dịch vụ cơ bản VCB còn có thêm các dịch vụ: giao dịch kỳ hạn, vay gửi trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ, uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, cho vay VND theo lãi suất USD. Do đó các sản phẩm dịch vụ của VCB luôn chiếm ưu thế và tạo được độ tin cậy cao đối với các doanh nghiệp. Trong khi đó các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro của ACB lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chủ yếu phục vụ cho các thanh toán quốc tế của khách hàng là các doanh nghiệp.
VCB đáp ứng cao nhu cầu về ngoại tệ của Khách hàng. Thông tin về các dịch vụ được VCB cung cấp đầy đủ, chi tiết và cụ thể cho khách hàng gồm đặc điểm sản phẩm, đối tượng tham gia, phí giao dịch, các chứng từ cần thiết, lợi ích khi sử dụng sản phẩm, biểu mẫu, địa chỉ liên hệ khi cần thiết giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với dịch vụ.
Các sản phẩm ngoại hối của VCB được thiết kế đặc thù để phù hợp với từng thực trạng kinh doanh. Đối tượng sử dụng các sản phẩm dịch vụ này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Với giao dịch quyền chọn, VCB không có quy định quy mô tối thiểu đối với ngoại tệ khác trong khi đó đối với ACB la 50.000 USD. Thời hạn hợp đồng tại VCB là khoảng thời gian quyền lựa chọn có thể được thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền được tính từ ngày ký hợp đồng cho đến trước 11h00 sáng (giờ Hà Nội) của ngày đáo hạn, tại ACB tối thiểu là 7 ngày, tối đa là 180 ngày.
2.4 Doanh nghiệp với vấn đề phòng ngừa rủi ro hối đoái
2.4.1 Lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro hối đoái
Trước những tác động mạnh mẽ của lạm phát cao và suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra thì các biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái luôn là giải pháp tối ưu và đảm bảo được lợi ích cho doanh nhiệp:
Khi tỷ giá USD/VND giảm mạnh trên thị trường, đã có ít nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có được lợi thế tương đối. Tuy nhiên điều này lại gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khi hàng hoá đã được xuất đi và doanh nghiệp được nhận lại đồng USD. Một hợp đồng xuất khẩu được dự kiến sẽ đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên sự biến động của tỷ giá như trong thời gian qua có thể làm cho doanh nghiệp ở vào tình trạng lãi giả và lỗ thực. Ngược lại, khi tỷ giá USD/VND tăng mạnh như thời gian vừa qua đã lại gây thiệt hại rõ ràng cho các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã chịu thiệt hại trong đợt tăng giá này khi kỳ vọng giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng và quyết định không bán đồng USD mà thay vào đó là gửi lại đồng USD tại các ngân hàng và chờ đợi. Và khi tỷ giá USD/VND đã giảm mạnh trở lại, doanh nghiệp vừa phải bán USD theo giá thấp và vừa phải mất đi phần chi phí cơ hội là phần chênh lệch lãi suất khi lãi suất gửi USD chỉ ở mức 6%/năm, trong khi lãi suất tiền đồng đã tăng lên mức trên 18%/năm. Thậm chí khi tính thanh khoản trên thị trường giảm mạnh, có thời điểm doanh nghiệp nhập khẩu chấp nhận thiệt hại để mua USD, vì phải thanh toán cho nhà xuất khẩu theo cam kết nhưng nguồn USD tại các ngân hàng lại không đáp ứng được, điều này dẫn đến việc chậm trả và gây thiệt hại về uy tín của doanh nghiệp.
Như vậy, khi tỷ giá lên doanh nghiệp cũng thiệt hại và khi tỷ giá xuống doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại.Sự ổn định về tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho doanh nghiệp an
tâm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp không chỉ cố định tỷ giá mà với các sản phẩm ngoại hối của các ngân hàng cung cấp, doanh nghiệp còn có cơ hội hưởng lợi trên sự biến động của thị trường.
2.4.2 Doanh nghiệp đang có trạng thái rủi ro ngoại hối nên hay không nên sử dụng các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái?
Từ những lợi ích mà các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của các ngân hàng đem lại cho doanh nghiệp, thì việc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có trạng thái rủi ro ngoại hối sử dụng các biện pháp để phòng ngừa rủi ro hối đoái là cần thiết. Theo đó các doanh nghiệp cần phải xác định xem sự biến động về tỷ giá có ảnh hưởng ra sao đối với các khoản đầu tư, khoản vay của doanh nghiệp, mức độ rủi ro, …để có thể có được các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Ví dụ:
Trong trường doanh nghiệp đang có một khoản vay mà lãi suất thả nổi có xu hướng tăng, lãi suất cố định giảm hay một khoản đầu tư phải trả mà doanh nghiệp nhận định lãi xuất cố định tăng, lãi suất thả nổi giảm. Khi đó việc sử dụng “Hợp đồng hoán đổi lãi suất” sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm được rủi ro về lãi suất cho khoản đầu tư hoặc khoản vay của mình. Vì khi đó, doanh nghiệp và ngân hàng đã có một bản cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trên cùng một khoản vốn gốc trong cùng một khoảng thời gian. Hay đối với một doanh nghiệp xuất khẩu đang có một khoản phải thu bằng ngoại tệ, nếu ngoại tệ lên giá sẽ phát sinh lãi, còn nếu giảm giá sẽ phát sinh lỗ, do đó doanh nghiệp có thể dùng hợp đồng kỳ hạn để loại bỏ tỷ giá bằng cách bán kỳ hạn khoản thu xuất khẩu bằng ngoại tệ, cố định thu nhập bằng VNĐ.
Tùy từng trường hợp doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối như Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn,…
2.4.3 Giải pháp để các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp
Trên cơ sở những phân tích và tìm hiểu trên đây, để tạo những cơ sở, điều kiện pháp lý cho việc phát triển mở rộng các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái, cũng như đ