Đề tài Thực trạng về giải quyết tranh chấp đất đai tại Huyện Văn Giang, Hà Nội và một số nhận xét kiến nghị

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Kết quả của sự đổi mới đã mang lại cho nền kinh tế nước ta những thay đổi đáng kể, đó là tổng thu nhập quốc dân không ngừng tăng, nền kinh tế tăng trưởng rõ rệt, đời sống của người dân theo đó cũng không ngừng được nâng cao. Nhưng sự chuyển dịch nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp cũng kéo theo những bất cập, một trong số đó là diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nhu cầu đất phục vụ cho công nghiệp tăng cao. Diện tích đất ngày càng bị thu hẹp để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, dùng làm đất thổ cư thực trạng này đã làm cho giá đất tăng cao, có thời kỳ thị trường bất động sản lên “cơn sốt” trầm trọng, cũng từ đó làm phát sinh nạn tham ô đất công, tranh chấp khiếu kiện về đất đai ngày một nhiều. Văn Giang là một huyện giáp Hà Nội với dự án xây dựng khu đô thị ven đô nên vấn đề về đất đai có nhiều bức xúc đã và đang được các cấp chính quyền địa phương giải quyết theo trình tự thủ tục luật định. Trong nội dung chuyên đề em có nêu ra thực trạng về giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương và một số nhận xét kiến nghị nhằm làm cho người dân hiểu biết rõ hơn những quy định của luật đất đai năm 2003 và BLTTDS năm 2004, từ đó làm giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện của người dân. với lượng kiến thức có hạn nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của quý thầy cô

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng về giải quyết tranh chấp đất đai tại Huyện Văn Giang, Hà Nội và một số nhận xét kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I giới thiệu chuyên đề đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Kết quả của sự đổi mới đã mang lại cho nền kinh tế nước ta những thay đổi đáng kể, đó là tổng thu nhập quốc dân không ngừng tăng, nền kinh tế tăng trưởng rõ rệt, đời sống của người dân theo đó cũng không ngừng được nâng cao. Nhưng sự chuyển dịch nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp cũng kéo theo những bất cập, một trong số đó là diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nhu cầu đất phục vụ cho công nghiệp tăng cao. Diện tích đất ngày càng bị thu hẹp để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, dùng làm đất thổ cư… thực trạng này đã làm cho giá đất tăng cao, có thời kỳ thị trường bất động sản lên “cơn sốt” trầm trọng, cũng từ đó làm phát sinh nạn tham ô đất công, tranh chấp khiếu kiện về đất đai ngày một nhiều. Văn Giang là một huyện giáp Hà Nội với dự án xây dựng khu đô thị ven đô nên vấn đề về đất đai có nhiều bức xúc đã và đang được các cấp chính quyền địa phương giải quyết theo trình tự thủ tục luật định. Trong nội dung chuyên đề em có nêu ra thực trạng về giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương và một số nhận xét kiến nghị nhằm làm cho người dân hiểu biết rõ hơn những quy định của luật đất đai năm 2003 và BLTTDS năm 2004, từ đó làm giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện của người dân. với lượng kiến thức có hạn nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Phần II Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin 1. quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin để phục vụ cho chuyên đề của em bắt đầu ngay từ ngày đầu về thực tập tại TAND huyện Văn Giang. Với sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của Chánh án và cán bộ TAND Huyện Văn Giang em đã tiến hành thu thập các thông tin số liệu từ sổ thụ lý các vụ án dân sự, hồ sơ các vụ án dân sự, báo cáo năm của Toà án, cộng với kiến thức thu thập được qua đài, báo, các phương tiện thông tin đại chúng để chuyên đề thêm phong phú. để phân tích, xâu chuỗi các số liệu đã thu thập được sao cho logic và hợp lý trong chuyên đề có sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh… từ đó nêu ra thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện và đưa ra kiến nghị, giải pháp trong công tác xét xử tranh chấp đất đai tại Toà án. 2. hiện trạng sử dụng đất của Huyện Văn Giang. Bảng 1: Bảng thống kê diện tích đất của Huyện Văn Giang . đơn vị tính : ha năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng diện tích tự nhiên 7180,88 7180,88 7180,88 7180,88 đất nông nghiệp 5398,72 5425,18 5460,2 4971,35 đất phi nông nghiệp 1782,16 1755,7 1720,68 2209,53 Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Văn Giang là 7180,88 ha. Cho đến nay diện tích này không tăng, cơ cấu bao gồm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Tuy giáp Hà Nội nhưng nền kinh tế của Văn Giang vẫn là thuần nông nghiệp nên trong cơ cấu đất tự nhiên diện tích đất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm >70 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện. Trong cơ cấu đất nông nghiệp gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. trong cơ cấu này có sự chuyển dịch của đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Sự chuyển dịch này diễn ra chủ yếu ở các xã Mễ Sở, Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Xuân Quan, Phụng Công. đất trồng lúa trước kia được chuyển sang trồng cây cảnh và cây ăn quả cho thu nhập cao hơn. chính vì vậy giá đất chuyển nhượng ở các xã này cao hơn các xã khác trong Huyện nên tại các xã này hay xảy ra tranh chấp đất đai nhiều hơn khi người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể từ 2004 – 2006. nhưng từ năm 2006 sang năm 2007 có sự chuyển dịch rõ rệt, năm 2007 đất phi nông nghiệp tăng hơn so với năm 2006 là 488,85 ha. Có sự chuyển dịch này là do Huyện Văn Giang thực hiện xây dựng dự án Khu thương mại dịch vụ Văn Giang và Khu tổ hợp dịch vụ thương mại Văn Giang theo Quyết định số 1505/2007/QĐ - UBND ngày 31/8/2007 của UBND Tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu thương mại dịch vụ Văn Giang và Khu tổ hợp dịch vụ thương mại Văn Giang. Dự án xây dựng khu tổ hợp dịch vụ thương mại Văn Giang được xây dựng trên 2 xã Long Hưng và Nghĩa Trụ với tổng diện tích 180 ha, dự án xây dựng Khu thương mại dịch vụ Văn Giang được xây dựng trên 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao với diện tích 250 ha. Dự án này đã gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành đền bù đất và giải phóng mặt bằng. hầu hết diện tích của dự án nằm trên đắt trồng lúa và hoa màu của người dân, với tâm lý không muốn thu hẹp diện tích sản xuất lương thực vì đây là nguồn thu chính cộng với giá đất đền bù mà UBND đưa ra là quá thấp so với giá thị trường nên người không đồng ý giao đất. đầu năm 2007 người dân 2 xã Cửu Cao và Phụng Công đã kéo đến biểu tình và đập phá UBND Huyện và xúc phạm danh dự của cán bộ Huyện. Vụ việc này nhiều tháng sau mới giải quyết xong. Nhưng sang đầu năm 2008 người dân xã Cửu Cao lại kéo nhau lên UBND xã biểu tình với lý do không được thông báo trước về dự án. Cho đến nay dự án vẫn chưa tiến hành khởi công, vẫn đang còn nằm trên quy hoạch. Đây cũng là bài học trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật Đất đai cũng như Luật khiếu nại, tố cáo tới người dân cho các cấp lãnh đạo huyện Văn Giang. lẽ ra trước khi tiến hành thu hồi, đền bù đất UBND Huyện Văn Giang phải tiến hành phổ biến nội dung dự án tới người dân, giải thích cho người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời thương lượng trước về giá đền bù đất…bởi đất đai là thuộc sở hữu toàn dân nhưng do Nhà nước quản lý. 3. thực tiễn thụ lý, lập hồ sơ, hoà giải, xét xử vụ án tranh chấp đất đai của Huyện Văn Giang. Trong tổng số các vụ án đân sự mà TAND Huyện Văn Giang thụ lý hàng năm thì chủ yếu là các vụ án tranh chấp về đất đai và các tài sản gắn liền với đất. Năm 2004 TAND Huyện Văn Giang đã thụ lý và giải quyết 24 vụ thì cả 24 vụ là tranh chấp về đất đai, năm 2005 số vụ án về tranh chấp đất đai chiếm 23/39 vụ, năm 2006 là 34/45 vụ, năm 2007 là 26/38 vụ. Các tranh chấp đất đai mà TAND Huyện Văn Giang đã thụ lý và giải quyết rất đa dạng như tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSD đất, kiện chia thừa kế là QSD đất, tranh chấp mốc giới,…với tính chất ngày càng phức tạp. hầu hết các tranh chấp diễn ra giữa các anh em ruột với nhau, khi đưa lên Toà việc hoà giải gặp rất nhiều khó khăn hoặc việc chuyển nhượng, tặng, cho QSD đất đã diễn ra từ rất lâu so với thời điểm xảy ra tranh chấp, việc chuyển nhượng, tặng, cho lại không có văn bản giấy tờ rõ ràng nên việc xác minh thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn. Theo quy định về trình tự tố tụng tại BLTTDS năm 2004 và quy định tại Điều 135, Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì Toà án chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp về QSD đất khi việc tranh chấp đó đã được hoà giải tại UBND nơi có đất đang tranh chấp. Từ 1/7/2004 mọi tranh chấp quy định tại Điều 105, Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 phải qua hoà giải thì Toà án mới thụ lý. Nếu UBND đã hoà giải nhưng không thành hoặc không hoà giải được (do đương sự không đến) thì phải được coi là đã hoà giải. khoản 3 Điều 159 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003 quy định trường hợp hoà giải thành mà có sự thay đổi về hiện trạng, ranh giới, chủ sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn gửi biên bản hoà giải đến Phòng TNMT với trường hợp tranh chấp đất giữa 2 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau, còn các trường hợp khác gửi đến Sở TNMT. Phòng TNMT, Sở TNMT trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới GCNQSD đất. Nếu không đồng ý với quyết định công nhận thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới GCNQSD đất của Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 162 NĐ 181 thì đương sự có quyền khiếu nại theo thủ tục hành chính. Đối với trường hợp hoà giải thành khác pháp luật chưa có quy định cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định công nhận, trình tự công nhận, hiệu lực bắt buộc các bên thực hiện biên bản hoà giải thành đó. Nếu sau khi UBND hoà giải thành mà 1 hoặc 2 bên đương sự đã đổi ý thì coi như việc hoà giải không thành và không bắt buộc UBND phải hoà giải lại, việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Toà án. Tất cả các tranh chấp QSD đất mà TAND Huyện Văn Giang đã thụ lý và giải quyết hàng năm đều đã qua hoà giải ở cơ sở. Trước khi vào sổ thụ lý TAND đã xác định rõ thẩm quyền theo quy định từ Điều 25 đến Điều 36 BLTTDS 2004. về thẩm quyền theo cấp TAND Huyện Văn Giang là 1 trong 4 Toà Huyện của Tỉnh Hưng Yên đã được tăng thẩm quyền theo quy định tại NQ số 293A/2007/UBTVQH12 về việc giao thẩm quyền xét xử vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003 và thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 BLTTDS năm 2004 cho các TAND Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy đã được tăng thẩm quyền nhưng đối với các trường hợp sau TAND Huyện Văn Giang vẫn không có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 BLTTDS, đó là: + có đương sự ở nước ngoài. + Có tài sản đang tranh chấp ở nước ngoài. + Phải uỷ thác tư pháp ra nước ngoài. Sau khi thụ lý Toà án lại tiến hành hoà giải theo quy định tại Điều 180, Điều 185 BLTTDS. Nhưng do tính chất phức tạp của tranh chấp QSD đất nên hầu hết các tranh chấp mà Toà án hoà giải đều không thành và đã được đưa ra xét xử. Ví dụ 1: Vụ án kiện chia thừa kế QSD đất được TAND Huyện Văn Giang vào sổ thụ lý ngày 18/4/2005. nguyên đơn: - Nguyễn Thị Hồng. SN 1961. Trú tại: Đa Ngưu – Tân Tiến – Văn Giang - Nguyễn Thị Hợi. SN 1959. Trú tại: Quán Trạch – Liên Nghĩa – Văn Giang - Nguyễn Thị Vạn. SN 1952. Trú tại: ấp Kim Ngưu – Tân Tiến – Văn Giang. - nguyễn Thị Vạn. SN 1966. Trú tại: Trần Xá - Yên Trung – Yên Phong – Bắc Ninh. Nguyễn thị Hợi và Nguyễn Thị Hoạt uỷ quyền cho Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thị Vạn tham gia tố tụng. 2. Bị đơn: Tạ thị Thuý. SN 1971 Trú tại: Kim Ngưu – Tân Tiến – Văn Giang. Đối tượng tranh chấp là 227m2 đất thổ cư và 144 m2 đất vườn đang đứng tên Tạ Thị Thuý. Các nguyên đơn đã nhiều lần trình bày tại UBND xã nhưng Xã không giải quyết với lý do đất do chị Thuý sử dụng đã lâu và đã được cấp GCNQSD đất. Các nguyên đơn tiếp tục làm đơn lên UBND huyện và Phòng TNMT huyện Văn Giang. UBND huyện đã chuyển đơn sang TAND Huyện Văn Giang yêu cầu giải quyết và Toà án đã có công văn về UBND xã Tân Tiến yêu cầu giải quyết. Sau khi UBND xã Tân Tiến tiến hành hoà giải nhưng không thành vụ án mới được TAND Huyện Văn Giang vào sổ thụ lý. Nội dung vụ án như sau: Cụ Nguyễn Văn Đoài và cụ Nguyễn Thị Lệ sinh được 5 người con (4 gái 1 trai) là: Nguyễn Thị Vạn. SN 1952. Nguyễn Thị Hợi. SN 1959. Nguyễn Thị Hồng. SN 1961. Nguyễn Thị Hoạt. SN 1966. Nguyễn Văn Tiến. SN 1969. Năm 1981 cụ Nguyễn Thị Lệ mất, năm 1988 lấy vợ cho anh Tiến là chị Tạ Thị Thuý. Sau khi cưới vợ chồng anh Tiến ở cùng cụ Đoài. Năm 1995 cụ Đoài chết, năm 1998 anh Tiến chị Thuý và 2 con vẫn tiếp tục ở trên nhà đất của cụ Đoài, cụ Đoài chưa làm thủ tục sang tên nhà đất cho chị Thuý. Trong quá trình sử dụng chị Thuý được cấp GCNQSD đất. Do phát sinh mâu thuẫn các nguyên đơn kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là QSD đất do ông Đoài bà Lệ để lại cho em dâu là chị Thuý. Chị Thuý được cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất trong đó có 227m² đất thổ cư và 144m² đất vườn. Qua quá trình xác minh điều tra và xét xử, tại Bản án số 25 ngày 10/10/2006 của TAND Huyện Văn Giang quyết định: Định giá 227m² đất thổ cư = 210.700.000 đồng (giá chuyển nhượng là 900.000/m²) Vợ chồng chị Thuý được chia 1/2 kỷ phần thừa kế. Di sản thừa kế được chia thành 5,5 phần, mỗi phần trị giá 38.309.000 đồng. Chia 227m² đất thổ cư như sau: + Chia cho bà Nguyễn Thị Vạn, Nguyễn Thị Hồng mỗi người được 82,6m²=74.340.000 đồng. + Chia cho chị Thuý quản lý và sử dụng phần còn lại 62m². trong phạm vi đất được chia các bên có quyền sử dụng tài sản trên đất và có trách nhiệm mở lối đi trên phần đất của mình. Kiến nghị huỷ GCNQSD đất mang tên Tạ Thị Thuý. Về án phí: + Nguyễn Thị Vạn, Nguyễn Thị Hồng phải nộp 3.717.000 đồng. + Tạ Thị Thuý phải nộp 2.790.000 đồng. Trong quá trình giải quyết vụ án, TAND Huyện Văn Giang đã tiến hành đúng trình tự thủ tục quy định tại BLTTDS 2004 về hoà giải. Toà án đã tiến hành hoà giải lần1 vào ngày 23/8/2006 nhưng không hoà giải được do mâu thuẫn giữa các bên đã có từ lâu, nguyên đơn yêu cầu chia đều nhưng bị đơn không đồng ý do đã được cấp GCNQSD đất. Lần hoà giải thứ 2 diễn ra vào ngày 15/9/2006 nhưng vẫn không thành do các bên vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình. Sau phiên toà các bên không có kháng cáo đối với quyết định của Bản án mà TAND Huyện Văn Giang đã đưa ra. Trong quá trình xét xử các vụ án về tranh chấp đất đai TAND Huyện Văn Giang đã tuân theo đúng những quy định từ mục 2 đến mục 5 Chương XIV BLTTDS 2004 về thủ tục xét xử tại phiên toà. Những trường hợp phải ra quyết định hoãn phiên Toà, đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án là rất ít. Trong ví dụ 1 đã nêu ở trên Toà án đã 1 lần ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn yêu cầu (căn cứ quy định tại Điều 189 BLTTDS 2004),1 lần ra quyết định hoãn phiên toà do người bảo vệ quyền lợi cho đương sự vắng mặt tại phiên toà không có lý do (căn cứ quy định tại Điều 203 BLTTDS 2004). Vì tranh chấp đất đai là loại tranh chấp có tính chất phức tạp nên trong quá trình thụ lý giải quyết các Thẩm phán được phân công giải quyết không tránh khỏi lúng túng và sai sót. Những sai sót hay gặp phải là khi áp dụng những quy định về nội dung trong Luật đất đai và BLDS, cụ thể là việc xác định tính hiệu lực của hợp đồng, xác định thời hiệu… Ví dụ 2 dưới đây là trường hợp xác định sai thời hiệu dẫn đến Bản án bị VKS cấp trên kháng nghị. Ví dụ 2: vụ kiện đòi QSD đất thổ cư, vào sổ thụ lý số 18/2007/DSST ngày 24/8/2007. 1. nguyên đơn: ông Ngô Văn Chính. SN 1940 Trú tại: số nhà 32 – ngõ Hội Vũ – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội. 2. bị đơn:- ông Ngô Đình Tá. SN 1942 - Bà Đỗ Thị Ân. SN 1944 đều trú tại: thôn Bến – phụng Công – Văn Giang 3. Người liên quan: - Bà Đinh Thị Sơn. SN 1948 Trú tại: số nhà 32 – ngõ Hội Vũ – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội. - ông Ngô Xuân Trung. SN 1939 - bà Ngô Thị Cao. SN 1948 đều trú tại: thôn Bến – Phụng Công – Văn Giang. 4. các nhân chứng: - anh Ngô Xuân Nghĩa Trú tại số nhà 32 – ngõ Hội Vũ – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội. - chị Ngô Thị Giao Quỳnh Trú tại số nhà 31 – ngõ 64 – Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội. Nội dung vụ án như sau: vợ chồng cụ Ngô Văn Khôi và cụ Chử Thị Huân sinh được 4 người con là: Ngô Xuân Trung Ngô Văn Chính Ngô Đình Tá Ngô Đình Uý(là liệt sỹ, không có vợ con) Năm 1966 cụ Khôi chết, năm 1970 cụ Huân chia đất cho các con như sau: chia cho ông Trung, ông Uý thửa đất 1,6 sào có 3 gian nhà tre, chia cho ông Chính và ông Tá 1,2 sào có quán nhỏ lợp dạ. Năm 1972 ông Chính và ông Tá chia lại đất thành 2 phần riêng (mỗi phần khoảng 7.5 miếng, 1 miếng = 36m²). ông Chính nhận xong không sử dụng để bà Ân sử dụng và nộp thuế đất thay mình. Năm 1986 đoàn địa chính kiểm tra đo đất cho các hộ gia đình để vào sổ mục kê của xã Phụng Công. Ông Chính được quyền sử dụng 246m² thuộc thửa 234 vào sổ mục kê 173, ông Tá được quyền sử dụng237m² thuộc thửa 235 vào sổ mục kê 172. Sau khi kê khai xong ông Chính không sử dụng mà vẫn để ông Tá bà Ân sử dụng và nộp thuế thay mình. Năm 1989 – 1990 ông Tá bà Ân mở rộng quán tre lợp ngói ông Chính có biết nhưng không phản ứng gì và nói với bà Cao là em gái ông bảo ông Tá phải mua đất. Sau 1 thời gian ông Tá nhận lời mua đất do vay được của bà Cao 6000.000 đồng. Tháng 7/2003 vợ chồng ông Tá mang tiền ra nhà ông Chính mua đất, bà Sơn nhận 6000.000 đồng và đồng ý bán đất nhưng do tình cảm anh em nên việc mua bán này không được lập thành văn bản giấy tờ gì. Sau khi mua đất ông Tá xây tường rào, mở lối đi trên đất. Năm 1997 vợ chồng ông Tá xây quán bán hàng hết phần diện tích mặt đường phần đất mua của ông Chính. Năm 1998 ông Chính kê khai làm thủ tục cấp GCNQSD đất, ông Tá đứng tên sử dụng 264m², bà Ân đứng tên sử dụng 246m², khi kê khai ông Chính có biết. Năm 2001 ông Tá xây thêm 1 gian nhà đổ trần trên phần đất của mình và xây cầu thang ngoài trời giáp với phần đất của ông Chính. Năm 2003 ông Tá bà Ân được cấp GCNQSD 246m² chủ sử dụng bà Đỗ Thị Ân, cũng năm 2003 do có sự biến động về giá đất, bà Sơn cùng con gái Quỳnh mang 6.000.000 đồng về trả cho ông Tá không đồng ý bán đất nữa nhưng ông Tá không có nhà. Bà Sơn nhờ bà Bích đếm tiền 6.000.000 đồng rồi để ở bàn và về Hà Nội. Năm 2004 ông Chính có đơn yêu cầu ông Tá trả lại 237m² đất. Khi ông Chính không về nộp tiền tạm ứng án phí, vụ kiện đã được cơ quan có thẩm quyền và Toà án hoà giải nhiều lần nhưng không có kết quả và đã đưa vụ kiện ra xét xử. Tại bản án số 01/2008/DSST ngày 4/1/2008 TAND Huyện Văn Giang quyết định: Chấp nhận yêu cầu đòi lại đất của ông Ngô Văn Chính. Xác định giá trị công sức đóng góp của bà Đỗ Thị Ân được hưởng là 266.000.000 đồng. Buộc gia đình bà Đỗ Thị Ân phải trả lại ông Chính 104m² đất, tài sản bà Ân được giao có giá trị 284.000.000 đồng. Giao cho ông Chính QSD và sở hữu phần tài sản trên đất và ông Chính phải thanh toán giá trị công trình có giá trị 4.531.464 đồng, bà Ân phải di dời toàn bộ cây cối hoa màu trên đất để trả lại cho ông Chính. Về án phí: + bà Ân phải nộp 8.360.000 đồng, được giảm còn 4.000.000 đồng. + ông Chính phải nộp 5.320.000 đồng, được giảm còn 2.500.000 đồng. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 159 BLTTDS thì thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm. tại Điều 136 BLDS 2005 quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ ngày xác lập giao dịch, ông Chính chuyển nhượng đất cho ông Tá từ năm 1993 và việc chuyển nhượng không có văn bản giấy tờ (không đúng quy định tại khoản 2 Điều 689 BLDS 2005 về hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất). Năm 2004 ông Chính mới có đơn khởi kiện đến Tòa án, năm 2007 TAND Huyện Văn Giang vào sổ thụ lý và giải quyết như trên là không đúng quy định của pháp luật. Tóm lại, về mặt thủ tục tố tụng khi giải quyết tranh chấp QSD đất, TAND Huyện Văn Giang đã tuân theo đúng những quy định tại các Chương XII, Chương XIII, Chương XIV BLTTDS 2004 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án cấp sơ thẩm. Để hạn chế án xử oan sai, các bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì vấn đề đặt ra là khi giải quyết các vụ án các Thẩm phán được phân công giải quyết phải tuỳ từng trường hợp áp dụng luật nội dung cho đúng, hơn nữa đối tượng của tranh chấp là đối tượng đặc biệt – QSD đất –người dân không có quyền sở hữu đối với đất mà chỉ có quyền sở hữu QSD đất. Điều này đã được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật đất đai 2003: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” Phần III Kết quả xử lý thông tin Bảng 2: Bảng thống kê số vụ án tranh chấp QSD đất đã giải quyết của TAND Huyện Văn Giang từ 2004-2007. Năm Số vụ án tranh chấp QSD đất Tổng số vụ án dân sự đã thụ lý Hoà giải Xét xử Đình chỉ Còn lại Tổng 2004 3 12 2 7 24 24 2005 0 12 0 11 23 39 2006 0 22 1 7 30 45 2007 3 17 4 2 26 38 Văn Giang là một huyện mới được tách ra tự huyện Châu Giang năm 1999, từ 1/1/2007 TAND Huyện Văn Giang được tăng thẩm quyền theo quyết định số 293A/2007/UBTVQH12. Tuy vậy nhưng số án mà TAND Huyện Văn Giang đã giải quyết hàng năm không nhiều, số vụ án dân sự đã thụ lý và giải quyết chủ yếu là tranh chấp đất đai. Năm 2004 có 24 vụ thì cả 24 vụ là tranh chấp QSD đất, trong đó số vụ đã được đưa ra xét xử là 12 vụ chiếm 50%, số vụ đã hoà giải thành chiếm 12,5% (3 vụ), có 2 vụ bị đình chỉ chiếm 8,3%, số vụ chưa được giải quyết chuyển sang năm sau là 7 vụ chiếm 29,2%. Sang năm 2005 tổng số vụ án dân sự mà Toà án thụ lý là 39 vụ, trong đó số vụ tranh chấp đất đai là 23 vụ chiếm 59%, số vụ được đưa ra xét xử là 12 vụ chiếm 30,8%, các vụ mà To
Luận văn liên quan