Vai trò tích cực, to lớn của các DNNN nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng là rõ ràng và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống các DNNN đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bên cạnh những DNNN thích ứng được với điều kiện mới, tìm được hướng đi, tiếp tục phát triển thì cũng có không ít doanh nghiệp “giậm chân tại chỗ”, rơi vào tình cảnh khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, không tìm được đầu ra cho sản phẩm - dịch vụ mà mình cung cấp, đời sống người lao động bấp bênh.
Theo như chủ trương trong công tác sắp xếp, đổi mới DNNN được triển khai từ năm 1992 thì trọng tâm của công cuộc sắp xếp và đổi mới này chính là cổ phần hoá DNNN. Tuy nhiên, thực tế không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể cổ phần hoá được. Trong trường hợp này, để tránh phải phá sản hay giải thể doanh nghiệp thì hình thức giao, bán, khoán kinh doanh hoặc cho thuê những DNNN hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà Nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được đã ra đời nhằm mục tiêu:
- Tránh được giải thể, phá sản doanh nghiệp hay phải bán xé lẻ tài sản của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng người lao động lâm vào tình trạng mất việc làm vì không có cơ sở sản xuất.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước những năm qua và các giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi sở hữu một bộ phận DNNN.
Tại sao lại cần thiết phải giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN?
Vai trò tích cực, to lớn của các DNNN nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng là rõ ràng và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống các DNNN đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bên cạnh những DNNN thích ứng được với điều kiện mới, tìm được hướng đi, tiếp tục phát triển thì cũng có không ít doanh nghiệp “giậm chân tại chỗ”, rơi vào tình cảnh khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, không tìm được đầu ra cho sản phẩm - dịch vụ mà mình cung cấp, đời sống người lao động bấp bênh.
Theo như chủ trương trong công tác sắp xếp, đổi mới DNNN được triển khai từ năm 1992 thì trọng tâm của công cuộc sắp xếp và đổi mới này chính là cổ phần hoá DNNN. Tuy nhiên, thực tế không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể cổ phần hoá được. Trong trường hợp này, để tránh phải phá sản hay giải thể doanh nghiệp thì hình thức giao, bán, khoán kinh doanh hoặc cho thuê những DNNN hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà Nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được đã ra đời nhằm mục tiêu:
- Tránh được giải thể, phá sản doanh nghiệp hay phải bán xé lẻ tài sản của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng người lao động lâm vào tình trạng mất việc làm vì không có cơ sở sản xuất.
- Tạo điều kiện cơ cấu lại công ty nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước.
- Tạo ra những thay đổi về cơ cấu kinh tế theo thành phần sở hữu phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế.
- Sử dụng có hiệu quả hơn số vốn, tài sản mà nhà nước đã đầu tư vào công ty. Giảm bớt ngân sách chi cho hỗ trợ những doanh nghiệp thua lỗ để đầu tư vào những doanh nghiệp thực sự cần thiết thuộc sở hữu của nhà nước.
- Bảo đảm lợi ích chung của cả nhà nước và người lao động khi giảm chi phí và trách nhiệm của nhà nước, tạo động lực phát triển quyền làm chủ của người lao động.
Theo như Nghị định 80/2005/NĐ - CP thì những doanh nghiệp được áp dụng các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê là:
- Doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần: là doanh nghiệp không thuộc danh mục Nhà nước cần nắm giữ cổ phần theo tiêu chí, danh mục phân loại do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Doanh nghiệp không cổ phần hoá được: là doanh nghiệp mà theo phương án tổng thể sắp xếp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc danh mục cổ phần hoá, sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật về cổ phần hoá nhưng vẫn không cổ phần hoá được, doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hoá nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để cổ phần hoá hoặc được cơ quan quyết định cổ phần hoá xác định không thể tiến hành cổ phần hoá được.
Như vậy, việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN không những không làm ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò vị trí của kinh tế nhà nước, không làm mất tài sản xã hội chủ nghĩa mà còn giúp nâng cao hiệu quả, cắt giảm bao cấp và bù lỗ của nhà nước cho các doanh nghiệp này, tạo điều kiện tập trung nguồn lực của nhà nước cho các DNNN cần củng cố và phát triển, vốn được sử dụng tốt hơn trong xã hội, giúp ổn định việc làm và giải quyết vấn đề xã hội.[2, trang 90]
Thế nào là giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN?
Theo Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN thì ta có thể hiểu các khái niệm trên như sau:
- Giao công ty cho tập thể người lao động: là việc chuyển sở hữu công ty nhà nước và tài sản nhà nước tại công ty thành sở hữu của tập thể người lao động trong công ty có phân định rõ sở hữu của từng người, từng thành viên với các điều kiện ràng buộc.
- Bán doanh nghiệp hay bộ phận của doanh nghiệp: là chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ doanh nghiệp, bộ phận của doanh nghiệp sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.
- Khoán doanh nghiệp: là phương thức quản lý doanh nghiệp mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán.
- Cho thuê doanh nghiệp: là việc chuyển giao cho người thuê quyền sử dụng tài sản và lao động trong công ty theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê.
1.3. Nghị định của chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN.
Vấn đề giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN cho các chủ thể khác đã được bàn tới ở Việt Nam từ hơn 10 năm trước đây. Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá VIII) xác nhận đây là những hướng quan trọng góp phần đổi mới và sắp xếp lại các DNNN. Trên cơ sở chủ trương này, một số doanh nghiệp đã được các cơ quan chủ quản cho phép thí điểm để rút kinh nghiệm. Tới năm 1998, với nghị quyết 08/1998/NQ – CP, Chính phủ chính thức quyết định thực hiện thí điểm ở phạm vi rộng hơn các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN có quy mô nhỏ, không có ảnh hưởng tới quyết định phát triển KT – XH, không thuộc diện nhà nước buộc phải quản lý.
Sau một thời gian thực hiện, rút kinh nghiệm bước đầu về tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu các DNNN và để tạo cơ sở cho các bộ, các ngành các địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 58/2002/QĐ – TTg về các tiêu chí danh mục phân loại DNNN và các tổng công ty nhà nước. Quyết định này có 1 nội dung đề cập tới bán, giao doanh nghiệp cho người lao động: những DNNN nào có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng mà không cổ phần hoá được thì sẽ giao cho tập thể người lao động tại doanh nghiệp hoặc được đem bán.
Tháng 6/2002, Nghị định số 64/2002/NĐ – CP của Chính phủ đã cụ thể hoá thêm những thủ tục, quy định rõ hơn 1 số nội dung của quá trình cổ phần hoá DNNN. Tại khoản 3, Điều 2 của Nghị định này, việc tiến hành bán, khoán cho thuê DNNN được tiếp tục khẳng định: Nếu nếu DNNN nào có vốn nhà nước trên sổ sách dưới 5 tỷ đồng, không thuộc diện nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ mà không cổ phần hoá được thì sẽ được bán, khoán kinh doanh hoặc cho thuê. Theo tinh thần của chủ trương này, việc tiến hành giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn, trước tiên phải tổ chứa cổ phần hoá hoặc chỉ rõ rằng không thể cổ phần hoá được mới có thể thực hiện bán, khoán kinh doanh hoặc cho thuê.
Tháng 9/1999, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 103/1999/NĐ – CP, quy định một cách có hệ thống và tương đối toàn diện những nội dung cụ thể về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN. Để mở ra “lối thoát” cho các DNNN làm ăn thua lỗ; đồng thời mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư vào các DNNN.
Mục tiêu của Nghị định là quy định trình tự thủ tục trong việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tận dụng nguồn tài sản đã có sẵn ở các doanh nghiệp để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất. Với Nghị định này, Chính phủ chủ trương ưu tiên cho tập thể người lao động trong các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định tự đứng ra nhận khoán, thuê hoặc mua doanh nghiệp đó, khuyến khích tối đa, duy trì sản xuất và tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ cũng chủ trương giao không thu tiền các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định cho người lao động của mỗi doanh nghiệp tương ứng, với điều kiện doanh nghiệp phải được duy trì và phát triển, việc làm của người lao động phải được đảm bảo ổn định (ít nhất là trong một số năm đầu sau khi chuyển đổi).
Cùng với việc ban hành Nghị định trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cán bộ các cơ quan quản lí các ngành soạn thảo, ban hành hoặc trình Chính phủ các văn bản có liên quan nhằm triển khai Nghị định 103/1999/NĐ – CP. Theo đánh giá của bộ kế hoặch đầu tư cho đến năm 2000 về cơ bản, đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định 103/1999/NĐ – CP do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Trong thời gian tiếp theo, các cơ quan hữu quan tiếp tục bổ sung các hướng dẫn liên quan tới việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN, đặc biệt có:
- Hai thông tư của bộ tài chính
- Một thông tư của bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn việc sử lí lao động trong các DNNN cần bán, khoán , cho thuê.
- Một Công văn của Tổng Liên đoàn Lao động hướng dẫn nhiệm vụ công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 103/1999/NĐ – CP của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN.[2, trang 83-85]
Tuy nhiên, do quy định chưa đầy đủ, thiếu tính khả thi, nên chuyện mua bán DNNN trên thực tế chưa như mong muốn.
Thấy được thực trạng này, tháng 4/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49 để điều chỉnh Nghị định 103, nhưng cũng không thay đổi được tình hình. Năm 2005, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 80 thay thế cho hai nghị định 103 và 49. Thế nhưng, vì Nghị định 80 vẫn còn thiếu những quy định chi tiết nên việc mua bán DNNN vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Thực ra, cuối năm 2005, Bộ Tài chính cũng đã có Thông tư 109 hướng dẫn một số nội dung về tài chính của Nghị định 80 nhưng vẫn chưa thể đầy đủ. Chẳng hạn như quy định về cơ sở pháp lý để thỏa thuận giá khoán, bán, cho thuê chưa rõ ràng; quy định về giải quyết thủ tục đất đai gắn liền với tài sản nhà nước chưa cụ thể; quy định về chính sách, chế độ đối với những người lao động tại các DNNN quá phức tạp...
Dường như Chính phủ cũng đã thấy được sự bất cập của các quy định pháp luật về việc giao, khoán, bán cho thuê DNNN, nên giữa tháng 11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bổ sung Nghị định 80 theo hướng xóa bỏ cơ chế khoán kinh doanh và cho thuê DNNN; thực hiện việc bán DNNN theo hình thức bán đấu giá...
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận Nghị định 80 có một số điểm rất đáng chú ý được nhiều doanh nghiệp giá là những “bước đột phá” cụ thể như quy định về việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế - tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hay tại Việt Nam sẽ có quyền mua công ty Nhà nước hoặc một bộ phận công ty Nhà nước thuộc danh mục các ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư 100% vốn hoặc được góp vốn liên doanh. Việc này sẽ tạo thêm kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới. Hay như trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Đầu Tư, ông Trần Tiến Cường, Trưởng ban Doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) nhận định, “Những sửa đổi trong Nghị định 80/2005/NĐ - CP cũng tập trung giải quyết được vấn đề về công khai, minh bạch trong thông tin giao, bán, khoán, kinh doanh và cho thuê công ty Nhà nước. Theo quy định, thời gian công khai thông tin được kéo dài hơn, tăng từ 30 ngày lên 45 ngày và có 15 ngày gia hạn. Chúng tôi cho rằng, tăng cường công khai hoá các hoạt động này sẽ giải quyết được những vụ việc mua bán nội bộ không hiệu quả như đã từng xảy ra trước đây”. Ông Cường cũng nhấn mạnh: “Khác với việc thành lập doanh nghiệp mới, nhà đầu tư nước ngoài có thể giảm bớt nhiều thủ tục, thời gian khi mua lại một công ty Nhà nước. Họ có quyền lựa chọn việc có sử dụng hay không lực lượng lao động sẵn có, lựa chọn cách thức thuê/mua quyền sử dụng đất ngay trên địa điểm của công ty Nhà nước cũ... Đây là điểm rất hấp dẫn của hoạt động này”.
Ngoài ra, công ty Nhà nước thuộc diện bán sẽ không bị khống chế về quy mô. Bất cứ công ty Nhà nước nào thuộc diện phải sắp xếp lại, không thực hiện cổ phần hoá được đều là đối tượng của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
Việc mua bán công ty Nhà nước hay một bộ phận công ty Nhà nước sẽ được thực hiện theo phương thức đấu thầu (nếu người mua muốn mua trọn gói công ty Nhà nước bao gồm cả lao động) hoặc đấu giá (nếu chỉ mua tài sản). Việc xác định giá trị công ty Nhà nước phải được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của công ty, bộ phận công ty tại thời điểm bán.
Cũng giống như cổ phần hoá công ty Nhà nước, Nghị định 80/2005/NĐ - CP quy định, nếu công ty có giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên, việc xác định giá trị sẽ phải thực hiện thông qua tổ chức tài chính chuyên nghiệp trong danh sách do Bộ Tài chính công bố. Cách làm này sẽ đảm bảo được đúng giá thị trường của công ty Nhà nước.
Thêm vào đó, quy định về thanh toán tiền mua công ty cũng được quy định lại theo hướng nâng cao trách nhiệm của bên mua công ty Nhà nước. Theo quy định, người mua có thể thanh toán tiền mua trong thời hạn không quá 2 năm, trong đó lần đầu phải thanh toán ngay 70% giá trị. Đây là giải pháp để tránh tiền lệ dây dưa kéo dài trong thanh toán tiền mua công ty Nhà nước đã từng xảy ra.
Nhìn chung, những quy định của nhà nước về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN cho tới thời điểm này đã tương đối phù hợp với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế - xã hội luôn biến đổi nên Chính phủ cần phải không ngừng sửa đổi, bổ sung những chủ trương, chính sách về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN để phù hợp hơn với từng thời kì cụ thể.
Chương 2
Thực trạng về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN những năm qua.
2.1. Tình hình giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN những năm qua.
2.1.1. Trước tháng 9/1999
Trên thực tế hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN không phải là vấn đề mới, mà nó đã được các DNNN áp dụng trong nhiều năm, kể cả trong thời kì bao cấp, mặc dù quy mô còn hạn chế, thực hiện không có tính hệ thống và chưa thành một chủ trương rõ ràng.
Ngay từ những năm 1960, hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN đã được áp dụng, chủ yếu đối với ngành thương mại (khoán đối với cửa hàng và kho bãi chứa hàng), trong vận tải đường bộ và đường thuỷ (khoán và cho thuê phương tiện vận tải), trong các nông trường lâm trường (khoán vườn cây, con gia súc đến hộ gia đình). Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ yếu áp dụng khoán sản phẩm, khoán trong các tổ, đội, phân xưởng, cho thuê tài sản đơn chiếc. Tuy nhiên, phạm vi thuê và khoán chỉ giới hạn trong từng bộ phận và cho các chủ thể thuộc nội bộ DNNN, hầu như chưa có hình thức thuê, khoán toàn bộ một DNNN mà chỉ có hình thức bán và cho thuê riêng lẻ của DNNN khi tiến hành giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Từ cuối thập kỉ 80, việc cho thuê và khoán kinh doanh đối với từng bộ phận của doanh nghiệp đã được triển khai khi DNNN được mở rộng quyền tự chủ kinh doanh. Về cơ bản, đối tượng nhận thuê, khoán đều là tập thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.[2, trang 96-97]
Vào đầu thập kỉ 90, đồi tượng nhận thuê khoán tuy chủ yếu là cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tài sản hay phương tiện đem khoán hoặc cho thuê, nhưng người trực tiếp khai thác sử dụng thực sự (người kinh doanh các tài sản này) không chỉ là người của doanh nghiệp nữa, mà bao gồm cả các lực lượng lao động xã hội khác.
- Về hình thức bán toàn bộ DNNN, chỉ tới những năm đầu của thập kỷ 90 mới có một số địa phương tiến hành. Ví dụ: Hải Phòng đã bán 2 doanh nghiệp, Hải Dương bán 6 doanh nghiệp quy mô nhỏ (vốn nhà nước dưới 300 triệu đồng), thuộc diện hoạt động khó khăn kinh doanh thua lỗ không được đăng kí lại theo nghị định 388 – HĐBT vào những năm 1992 – 1993. Tiếp theo, năm 1998 tỉnh Ninh Bình cũng đã thí điểm 4 DNNN đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Với các hình thức khác, một số thử nghiệm cũng đã được thực hiện, ví dụ Thanh Hoá cho thuê 1 doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm bán 4 DNNN quy mô nhỏ.
- Về việc khoán doanh thu, khoán định mức sử dụng nguyên vật liệu đối với phương tiện vận tải đã được thực hiện trong các doanh nghiệp vận tải thuộc ngành giao thông, ngành thương mại cũng áp dụng hình thức khoán 1 cách khá rộng rãi (chủ yếu là khoán doanh thu). Theo báo cáo của ngành, trong thời kì 1900 – 1991 đã có tới 19 công ty thực hiện khoán với nhiều hình thức phong phú, từ khoán doanh thu tới khoán nộp lợi nhuận. Sau đó hình thức khoán được mở rộng tới các hộ thuộc nông trường quốc doanh, ngành công nghiệp…
- Hình thức thuê được áp dụng trong việc cho thuê các phương tiện vận tải trong những doanh nghiệp giao thông đường thuỷ (và cả trong ngành đường sắt - dù quy mô ít hơn). Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, năm cao nhất doanh thu từ cho thuê phương tiện vận tải đường sông chiếm xấp xỉ 5% tổng doanh thu toàn ngành. Trong những ngành khác hình thức cho thuê cũng được áp dụng đối với các loại phương tiện sản xuất (máy móc, thiết bị), nhà xưởng và mặt bằng sản xuất, cửa hàng…
Cho tới trước năm 1999, các Bộ và địa phương đã phân loại và sắp xếp lại các DNNN. Cụ thể, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có 75 doanh nghiệp, tức 4,7% số doanh nghiệp trên địa bàn thuộc diện thực hiện khoán, cho thuê, giao và bán, 18 tỉnh, thành phố khác có khoảng 156 doanh nghiệp thuộc diện cho thuê, khoán, giao hoặc bán. []
2.1.2. Sau tháng 9/1999
Sau tháng 9/1999, tức là khi Nghị định 103/1999/NĐ – CP đã ra đời. Việc ra đời của Nghị định này trong thời kì đó được xem là kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu chuyển đổi doanh nghiệp của các địa phương, nhất là đối với những tỉnh có nhiều doanh nghiệp nhỏ, manh mún, thua lỗ kéo dài. Nghị định này đã giúp số lượng DNNN thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê tăng mạnh.
Biểu đồ: số doanh nghiệp được bán, khoán, cho thuê qua các năm từ 1992 đến 2001.
Nguồn: Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội 2001.
Cho tới tháng 10/2001, đã có 124 DNNN đã được chuyển đổi hình thức sở hữu theo Nghị định này, trong đó giao 64 doanh nghiệp (51,6%), bán 47 doanh nghiệp (37,9%), khoán kinh doanh 12 doanh nghiệp (9,6%) và chỉ có 1 (0,9%) doanh nghiệp cho thuê. Trong số trên, có 60 doanh nghiệp ngành công nghiệp – xây dựng (48,4%), 48 doanh nghiệp thương mại dịch vụ (38,7%) và 16 doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp (12,9%). Sau khi giao, bán, hầu hết các doanh nghiệp đều chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong đó đại bộ phận cổ đông là người lao động tại doanh nghiệp.
[]
Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến cuối năm 2005, cả nước đã sắp xếp lại được 3.245 DNNN trong tổng số 5.655 DNNN (tính tại thời điểm đầu năm 2001) với các hình thức thích hợp, trong đó giao, bán 253 DNNN. Sau năm 2005, nghĩa là sau khi Nghị định 80/NĐ – CP ra đời với nhiều quy định mới mang tính đột phá về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN như hình thức bán đấu giá doanh nghiệp cũng như bán DNNN cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được áp dụng với khá nhiều DNNN. Tuy nhiên, vì các số liệu thống kê chính xác về tình hình giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN trong 2 năm gần đây không nhiều nên em không thể đưa ra một con số cụ thể về số lượng DNNN đã được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
Sau đây là 1 ví dụ về 1 DNNN đã được bán theo hình thức đấu giá gần đây nhất: Vào tháng 11/2007 “Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam đã trúng thầu mua toàn bộ tài sản Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh, với giá trị trúng thầu là 49,25 tỷ đồng. Theo hợp đồng mua bán DNNN số 2700857/HĐ/FC-TC ngày 12-11-2007 giữa UBND tỉnh Hà Tây và Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam, đến ngày 01-12-2007, Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam sẽ tiếp quản, tiếp tục duy trì, tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh. Sau khi hoàn tất việc chuyển giao, Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam có quyền được sử dụng tài sản, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, quyết định loại hình doanh nghiệp; được thừa hưởng các quyền lợi và các hợp đồng kinh tế đã ký kết của Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh; kế thừa sử dụng toàn bộ 1.198 lao động mà Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh đã ký hợp đồng theo danh sách nêu tại phương án bán DNNN” [Hữu Hoài].
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN những năm qua.
2.2.1. Ưu điểm
Như chúng ta đã biết, nhìn chung các DNNN trước khi thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, hay cho thuê đều có những đặc điểm sau:
- Là những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, không ổn định, hoạt động cầm chừng, hay đã tạm ngừng hoạt động trong vài năm.
- Quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu.
- Vốn ít, hiệu quả sử dụng vốn thấp, thua lỗ kéo dài, nợ đọng nhiều và dây dưa