Với sự phát triển ồ ạt như vũ bão của nên kinh tế thị trường như hiện nay. Nền kinh tế thị trường nào cũng mang trong mình nó những giai đoạn phát triển hoàng kim cùng với những thất bại khồng thể tránh khỏi.
Việt Nam ta là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa luôn là một mối quan tâm đến các nhà lãnh đạo cũng như các nhà kinh tế. Bên cạnh đó mọi người còn quan tâm đến các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với sự khuyến khích phát triển và kiềm chế thất bại của kinh tế thị trường ở nước ta.
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển ồ ạt như vũ bão của nên kinh tế thị trường như hiện nay. Nền kinh tế thị trường nào cũng mang trong mình nó những giai đoạn phát triển hoàng kim cùng với những thất bại khồng thể tránh khỏi.
Việt Nam ta là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa luôn là một mối quan tâm đến các nhà lãnh đạo cũng như các nhà kinh tế. Bên cạnh đó mọi người còn quan tâm đến các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với sự khuyến khích phát triển và kiềm chế thất bại của kinh tế thị trường ở nước ta.
Là một cử nhân kinh tế tương lai em rất quan tâm và quyết định chọn đề tài này. Với sự hướng dẫn của thầy giáo - T.S Tôn Đức Hạnh cùng với những tài liệu thu thập được, tuy nhiên với khoảng thời gian có hạn và sự thiếu xót trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong có sự góp ý của thầy và bạn đọc.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuý Hằng
B. NỘI DUNG
I. Tính tất yếu về nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1. So sánh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Cả chủ nghĩa Tư Bản và chủ nghĩa xã hội đều sử dụng cỗ xe kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường để phảt triển lực lượng sản xuất, phải chăng chỗ khác nhau là sự cân bằng giữa kinh tế hàng hoá xã hội, con người và quan hệ con người với con người, quan hệ phân phối, thiết chế chính trị, cả hai đều sử dụng cạnh tranh làm động lực phát triển, nhưng dưới chế độ tư bản không thể tránh khỏi quy luật cả lớn nuốt cả bé, bất bình đẳng, bất công. Chúng ta chấp nhận thị trường là chấp nhận cạnh tranh, đua tranh nhưng không dã man, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, khuyến khích làm giàu gắn với xoá đói giảm nghèo, sự gia tăng về mức sống nhưng giữ gìn đạo đức bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên điều đó rất khó khăn, phải tạo dựng lâu dài, có như vậy thì kinh tế thị trường mới là bạn đồng hành của chủ nghĩa xã hội, dẫn đến giàu có văn minh. Ta có thể rút ra được những đặc điểm khác nhau cơ bản sau :
Thứ nhất, về chế độ sở hữu: cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về sản xuất, trong đó các công ty độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển toàn xã hội, còn trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại hoạt động trong sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò nền tảng của kinh tế quốc dân, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Thứ hai, về tính giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý của nhà nước. Trong cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa, sự can thiệp của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Trong cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa thì sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn bộ nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Thứ ba, về cơ chế vận hành . Cơ chế vận hành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảm bảo tính hướng dẫn, điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích xã hội chủ nghĩa theo phương châm nhà nước điều tiết vĩ mô còn cơ chế vận hành thị trường tư bản chủ nghĩa là sự quản lý của nhà nước tư bản chủ nghĩa, các tổ chức độc quyền giữ vai trò chi phối .
Thứ tư, về quan hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, vấn đề công bằng xã hội chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo nguy cơ bùng nổ xã hội, đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, song vấn đề đó không bao giờ và không thể giải quyết được còn trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện để phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới.
Thứ năm, về phân phối thu nhập. Sự thành công kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ dừng lại ở tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tốt công bằng xã hội, bình đẳng xã hội , còn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì trái ngược, chúng chỉ biết quan tâm đến lợi nhuận cho giai cấp tư sản và bốc lột giai cấp công nhân.
2. Những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
2.1. Vai trò điều tiết của nhà nước
Kinh tế thị trường khác hẳn với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước kia. Sự cạnh tranh nghiên cứu dưới góc độ quan điểm toàn diện chúng ta nhân thấy rằng một mặt nền kinh tế thị trường làm cho cạnh tranh thúc đẩy khoa học phát triển tiếp thu được công nghệ và bí quyết mới. Nhưng cạnh tranh cũng làm cho một loạt các xí nghiệp doanh nghiệp bị phá sản. Đó chính là nền kinh tế thị trường bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Vai trò điều tiết của nhà nước được thể hiện qua các nội dung sau:
Một là, nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế hoạt động. Ở nước ta hiện nay các cá nhân các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được phép tự chủ sản xuất kinh doanh. Các cá nhân, các doanh nghiệp khi chọn phương án kinh doanh đều lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả đồng thời làm mục tiêu định hướng cho các hoạt động kinh tế của mình, tất nhiên tự chủ kinh doanh theo pháp luật và mọi hành vi đều phải theo pháp luật. Do đó nhà nước phải ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ như: Luật về các quyền (sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, thừa kế chuyển nhượng), luật hợp đồng, luật về sự đảm bảo của nhà nước đối với các điều kiện của khung của nền kinh tế (bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, chăm sóc những người không có khả năng lao động, bảo hiểm xã hội…), luật thương mại…
Hai là, nhà nước tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng xã hội trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thống giáo dục đào tạo, y tế, với các dịch vụ công cộng khác như đảm bảo an ninh dịch vụ, tiêu dùng… Nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch các chương trình kinh tế chính trị phát triển kinh tế- xã hội và ban hành các chính sách để hướng các chủ thể kinh tế thực hiện kế hoạch, quy hoạch và chương trình thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ sử dụng các đòn bẩy như: ưu đãi về thuế, về lãi suất cho vay cho những ai đầu tư vào lĩnh vực nhà nước khuyến khích.
Một vấn đề quan trọng là, Nhà nước ta quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch hoá, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.
Có một số người cho rằng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế, quá trình kinh tế và kế hoạch hoá vĩ mô của nhà nước là không cần thiết nữa. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm và không có can cứ lý luận thực tiễn. Mọi người đều thấy rằng trong tất cả các mô hình kinh tế được đúc kết đến nay trên thế giới đều có hai dạng điều tiết nền kinh tế.
Một là, điều tiết trực tiếp bằng kế hoạch hoá và các biên pháp hành chính.
Hai là, điều tiết gián tiếp thông qua thị trường, vận dụng cơ chế thị trường để hoạt động đến các doanh nghiệp, dùng các đòn bẩy kinh tế để gây áp lực buộc các doanh nghiệp phát triển trong khuôn khổ theo hướng kế hoạch do nhà nước đề ra.
Hai dạng điều tiết này chỉ khác nhau ở mức độ, liều lượng và hình thức trong cơ chế chung.
Ba là, nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả.
Bốn là, nhà nước hạn chế và khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Sự tác động của cơ chế thị trường có thể đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại nhưng giá trị mà xã hội cố gắng vươn tới, không tự động đưa đến sự phân phối thu nhập công bằng. Nhà nước thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đới sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
2.2 Lực lượng kinh tế của nhiều nước
Kinh tế nhà nước là loại hình kinh tế do nhà nước nắm giữ, bao gồm quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hiệu quả kinh tế do lực lượng vật chất đó mang lại. Kinh tế nhà nước phải là những hoạt động mà nhà nướclà người chủ sở hữu có quyền tổ chức, chi phối theo những hướng đã định. Kinh tế nhà nước được biểu hiện dưới những hình thức đã định. Đó là doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia và hệ thống bảo hiểm. Nghĩa là kinh tế Nhà nước có nhiều bộ phận hợp thành và tất cả những bộ phận hợp thành này đều thuộc sở hữu của Nhà nước,kể cả phần vốn của Nhà nước đưa vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
Mỗi loại doanh nghiệp có chức năng riêng và có cơ chế quản lý đặc thù riêng
Ngân sách Nhà nước là một bộ phận của kinh tế nhà nước, thực hiện chưc năng thu chi ngân sách và có tác dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động của kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác theo mục tiêu kinh tế -xã hội đã định
Ngân hàng nhà nước là bộ phận của kinh tế nhà nước. Ngân hàng có tác dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, thành phần kinh tế khác, đặc biệt là xây dựng, tổ chức thực hiện hệ thống chính sách tiền tệ để phát triển kinh tế -xã hội.
Các quỹ quốc gia là bộ phận của kinh tế nhà nước, nhằm đảm bảo cho kinh tế nhà nước, kinh tế quốc dân hoạt động bình thường trong mọi tình huống; các quỹ quốc gia dùng lực lượng vật chất của mình để điều tiết, quản lý, bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo cho tình hình kinh tế -xã hội ổn định để phát triển
Hệ thống bảo hiểm cũng là một bộ phận không thể thiếu được của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm do nhà nước quy định để phục vụ cho kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh tế - xã hội bình thường trong những điều kiện bị tổn thất do rủi ro khách quan.
Các bộ phận cấu thành tuy có nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống kinh tế nhà nước thống nhất và hoạt động theo một thể chế thống nhất do nhà nươc quy định.
Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần :
Thứ nhất, nói đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là muốn nói đến vai trò quyết định của nó trong đối với xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là vai trò trung tâm tác động, chi phối và định hướng các thành phần kinh tế khác.
Thứ hai, khi nói đến vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước nên hiểu đó là vai trò chủ đạo của cả hệ thống kinh tế nhà nước, trong đó các doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế nhà nước và có thể coi đây là bộ phận chủ lực của thành phần kinh tế nhà nước.
Vai trò cụ thể của thành phần kinh tế nhà nước có thể được cụ thể hoá trên một số mặt chủ yếu:
Một là, thành phần kinh tế nhà nước có tác dụng mở đường cho các thành phần kinh tế khác, thể hiện ở chỗ:
Kinh tế nhà nước thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các thành phần kinh tế khác theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Nó đảm nhận phát triển kết cấu hạ tầng, công trình công cộng khác tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Kinh tế nhà nước được tiến hành cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước liên kết liên doanh với tư nhân trong và ngoài nước phải giữ một tỷ phần khống chế và chỉ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không giữ vị trí quan trọng yết hầu trong nền kinh tế.
Hai là, thành phần kinh tế nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều này được thể hiện ở chỗ kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc thực hiện phát luật chính sách, chế độ gương mẫu trong việc nộp thuế… đã nêu gương và tạo động lực cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Ba là, hợp tác tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh tế nhà nước luôn có một bộ phận là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh nhằm can thiệp sâu hơn, chủ động hơn, mạnh mẽ hơn váo các hoạt động kinh tế. Thông qua hoạt động này doanh nghiệp nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặt khác kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước để hoạch định chính sách quản lý vĩ mô vừa hỗ trợ vừa giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Nhà nước còn cung cấp, đảm bảo thông tin, đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế khác phát triển kinh doanh.
Bốn là, kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mmới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý cụ thể đồng bộ, có tác dụng phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước, tạo thành một lực lượng kinh tế hùng mạnh chi phối các thành phần kinh tế khác, đi đầu trong việc ứng dụng các khoa học công nghệ kỹ thuật tiến bộ, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đó là lực lượng đóng góp xứng đáng vào ngân sách nhà nước là công cụ và là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, chăm lo cho các chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới. Đây là một nội dung để khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
II. Thực trạng về những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1 Về vai trò điều tiết của nhà nước
1.1 Những mặt được
Từ năm 1975 đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất. Đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp lại chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh lâu dài. Đất nước chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế bị tàn phá nặng nề từng bước xác lập quan hệ sản xuất mới bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1991 - 2000: Do mới có một số biện pháp được áp dụng vào cuối kỳ kế hoạch 1989 - 1990 nên kết quả của thời kỳ này chúng ta đã thực hiện chuyển đổi cơ chế mạnh mẽ, tính đến giai đoạn 1991 - 1995 sự chuyển đổi phát huy tác dụng và tạo nên thời phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Đại hội Đảng VII (6/1991)với những quyết sách quan trọng như phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vân hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới cả về bề rộng và bề sâu, kiểm chế đẩy lùi lạm phát giữ vững phát triển bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Những quyết sách ấy tiếp sực mạnh cho qua trình chuyển đổi nền kinh tế để góp phần đưa đất nước càng ngày càng phát triển. Cụ thể: Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao bình quân 7,3%/năm từ năm 1990-2003. Năm 2004 là 7,6% ( Số 314 (7/2004 - tạp chí Nghiên cứu kinh tế).
Với sự quản lý của nhà nước các thành phần kinh tế có cơ hội phát triển lành mạnh, các doanh nghịêp nhà nước phát triển trong khuôn khổ phát luật, cạnh tranh cùng nhiều thành phần kinh tế khác.
1.2 Những mặt còn chưa được còn hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được ta không thể không nói đến những khuyết điểm hay hạn chế. Cụ thể là:
Tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao và phổ biến. So với các nước Đông Nam A khác, tốc độ tăng thu nhập quốc dân tính theo đầu người của người Việt Nam cũng chậm hơn nhiều ở giai đoạn phát triển tương ứng của các nước này. Tốc độ giảm nghèo đang chậm dần( nhỏ hơn 28% năm 2004) nhưng vẫn là một trong những nước có mức nghèo đói cao.Chỉ số ICOR tăng từ 3:1 lên 5:1. Cùng với giá đất đai cao một cách giả tạo.
Bộ máy quản lý yếu kém, tình trạng tham nhũng còn nặng nề đang là một cản trở lớn đối với sự phát triển.
Những khuyết điểm của nhà nước trong công tác quản lý kinh tế - xã hội như:
Quy trình lập chiến lược và kế hoạch. Mặc dù Việt Nam đang chuyển dần từ phương pháp lập kế hoạch nặng nề trực tiếp cứng nhắc sang hình thức kế hoạch có tính định hướng, nhưng kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp kiểu cũ vẫn còn bám sâu ở nhiều cấp. Như vậy, có nguy cơ các chương trình đầu tư chỉ là tập hợp các dự án mà các địa phương các doanh nghiệp nhà nước, các bộ các ngành đưa lên mà tính hiệu quả của các dự án chưa được quan tâm thích đáng.
Về đầu tư công cộng: Chất lượng của đầu tư công cộng còn yếu kém hiệu quả, thể hiện ở những điểm sau:
+Thiếu tiêu chí để xác định và thẩm định dự án đầu tư, không có nguyên tắc cụ thể để lựa chọn dự án nào do đó cần có sự hỗ trợ của chính phủ để quyết định dự án nào cho khu vực tư nhân làm.
+Đầu tư thiếu tính kế hoạch, hiệu quả kinh tế chưa được chú trọng, các nguyên tắc đánh giá tác động của các dự án đầu tư công cộng tới tăng trưởng kinh tế, xoa đói giảm nghèo chưa được sự quan tâm, đầu tư tràn lan, thiếu trọng điểm, thiếu tính tự ưu tiên, thiếu giám sát theo dõi khi thực hiện đầu tư, tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư còn nghiêm trọng.
Về hệ thống ngân hàng: Mặc dù đã đạt được 1 số kết quả trong cải cách cơ cấu, song về cơ bản vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác quản lý công nghệ. Hệ thống ngân hàng thương mại còn thiếu tính tự chủ trong hoạt động nghiệp vụ, tỷ lệ nợ xấu cao. Quá trình hội nhập và tự do hoá mạnh mẽ hơn trong thời gian tới sẽ làm tăng nguy cơ đổ vỡ của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm trong nước do các ngân hàng nước ngoài có thể nhanh chóng thu hút những khách hàng lớn trên thị trường do sản phẩm và dịch vụ của họ tốt hơn.
Về tài chính: Công tác tài chính còn thiếu đồng bộ. Quy trình lập kế hoạch và lập ngân sách tách biệt nhau. Việc quản lý tài chính công còn yếu kém.
Sử dụng vốn ODA: Việt Nam còn thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc sử dụng vốn ODA nhằm kết hợp một cách hiệu quả nhất các nguồn vốn như hỗ trợ ngân sách,vay thương mại cho đầu tư, đầu tư trực tiếp hoặc ODA cho các nghành kinh tế khác nhau. Một số dự án dùng nguồn vốn ODA đă thiết kế lớn hơn nhu cầu thực tế, nặng về sử dụng vốn, do đó việc vận hành và bảo dưỡng trong tương lai rất tốn kém và làm giảm hiệu quả của dự án .
Về nợ nước ngoài: mặc dù tỷ lệ nợ trên GDP hiện nay của Việt Nam còn trong phạm vi có thể quản lý dược nhưng việc tiếp tục vay thêm vốn ODA có thể làm tăng tỉ lệ nợ trên GDP trong thời gian tới, gây ra nguy cơ đối với tính bền vững và ổn định về kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế và khu vực cho thấy, khi có khi có những biến động lớn (xuất khẩu giảm đột ngột, đồng nội tệ mất giá …) thì gánh nặng nợ nước ngoài có thể trở thành một vấn đề phức tạp.
Về lạm phát: Năm 2004 lạm phát đang trở lại, chỉ số giá tiêu dùng 2004 là 9,5%.
Hệ thống pháp luật, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm.
Chính sách của Nhà nước được thực hiện cùng với hệ thống pháp luật từ trên xuống dưới còn có nhiều bất cập và chưa nghiêm do một số cán bộ còn non trẻ một số khác vì mục đích ích cá nhân mà không chấp hành đúng, ví dụ như luật xuất khẩu hay vấn đề hàng nhập lậu ơ biên giơi Lạng Sơn…vẫn luôn là mối lo của các nhà cầm quyền địa phương và trung ương
Cán bộ được đào tạo không đồng bộ, thường xảy ra tình trạng làm trái nghề,thiếu tinh thần trách nhiệm.
Bên cạnh đó phân phối chưa hợp lý dẫn đến tình trạng phân bố giàu nghèo, kẻ làm, người chơi.
2.Lực