“ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa - Đô thị hóa ” là một xu thế tất yếu của mọi quốc gia muốn đạt đến sự phát triển, và nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Xét trên bình diện chung có thể thấy rằng, đô thị hóa đã mang lại điểm sáng cho bức tranh chung của xã hội và đất nước. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, những vấn đề nan giải thách thức mà trong quá trình Đô thị hóa thiếu đi yếu tố “chất” mang lại là rất lớn. Đó là di dân tự do một cách ồ ạt từ nông thôn ra thành thị dẫn tới quá tải về việc làm, là mối nguyên nhân cho tai tệ nạn mất an toàn xã hội; ô nhiễm môi trường; gây mất mỹ quan đô thị và đặc biệt là sự gia tăng một cách chóng mặt của cac phương tiện cá nhân đã làm cho tắc đường, kẹt xe ngày càng nghiêm trọng, tạo nên nét vẽ xấu trong bức tranh chung của đô thị. Điển hình cho vấn đề này là thủ đô Hà Nội.
Nhìn nhận được vấn đề này, các nhà quản lý trong khu vực công đã nỗ lực và cung ứng nhiều dịch vụ tiện ích nhằm tháo gỡ những khó khăn và góp phần ổn định tình hình. Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đó là dịch vụ xe bus công cộng. Hà nội là một địa phương đi đầu trong cả nước về lĩnh vực này và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Đó là đã thu hút được số lượng lớn hành khách thường xuyên tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng góp phần giảm thiểu số lượng lớn các phương tiện cá nhân tham gia giao thông. Tạo ra được loại hình giao thông giá rẻ tiện ích giảm thiểu chi phí cho nhiều đối tượng tham gia giao thông. Tuy nhiên do nguyên nhân từ nhiều phía đã mang lại không ít hạn chế và khó khăn của loại hình dịch vụ này. Chính vì vậy cần phải đổi mới và phát triển cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người dân và xã hội.
Với chuyên đề “thực trạng về vấn đề hoạt động xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội”. chúng tôi mong muốn gửi tới các bạn cái nhìn đa chiều về loại hình dịch vụ giao thông công cộng xe Buýt trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, để từ đó cùng nhau có những tư duy và quan điểm đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao thông công cộng của Hà Nội và tô điểm thêm nét đẹp cho bức tranh Thủ đô.
18 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 4293 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng về vấn đề hoạt động xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
MÔN: DỊCH VỤ CÔNG
Đề tài: “Thực trạng về vấn đề hoạt động xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
LỜI MỞ ĐẦU
“ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa - Đô thị hóa ” là một xu thế tất yếu của mọi quốc gia muốn đạt đến sự phát triển, và nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Xét trên bình diện chung có thể thấy rằng, đô thị hóa đã mang lại điểm sáng cho bức tranh chung của xã hội và đất nước. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, những vấn đề nan giải thách thức mà trong quá trình Đô thị hóa thiếu đi yếu tố “chất” mang lại là rất lớn. Đó là di dân tự do một cách ồ ạt từ nông thôn ra thành thị dẫn tới quá tải về việc làm, là mối nguyên nhân cho tai tệ nạn mất an toàn xã hội; ô nhiễm môi trường; gây mất mỹ quan đô thị và đặc biệt là sự gia tăng một cách chóng mặt của cac phương tiện cá nhân đã làm cho tắc đường, kẹt xe ngày càng nghiêm trọng, tạo nên nét vẽ xấu trong bức tranh chung của đô thị. Điển hình cho vấn đề này là thủ đô Hà Nội.
Nhìn nhận được vấn đề này, các nhà quản lý trong khu vực công đã nỗ lực và cung ứng nhiều dịch vụ tiện ích nhằm tháo gỡ những khó khăn và góp phần ổn định tình hình. Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đó là dịch vụ xe bus công cộng. Hà nội là một địa phương đi đầu trong cả nước về lĩnh vực này và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Đó là đã thu hút được số lượng lớn hành khách thường xuyên tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng góp phần giảm thiểu số lượng lớn các phương tiện cá nhân tham gia giao thông. Tạo ra được loại hình giao thông giá rẻ tiện ích giảm thiểu chi phí cho nhiều đối tượng tham gia giao thông. Tuy nhiên do nguyên nhân từ nhiều phía đã mang lại không ít hạn chế và khó khăn của loại hình dịch vụ này. Chính vì vậy cần phải đổi mới và phát triển cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người dân và xã hội.
Với chuyên đề “thực trạng về vấn đề hoạt động xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội”. chúng tôi mong muốn gửi tới các bạn cái nhìn đa chiều về loại hình dịch vụ giao thông công cộng xe Buýt trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, để từ đó cùng nhau có những tư duy và quan điểm đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao thông công cộng của Hà Nội và tô điểm thêm nét đẹp cho bức tranh Thủ đô.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm về dịch vụ công
Dịch vụ công là dịch vụ do Nhà nước trực tiếp đảm nhận việc cung ứng hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân.
1.2. Dịch vụ công cộng
Dịch vụ công cộng là từ thường được dùng để chỉ các dịch vụ mà chính phủ cung ứng cho các công dân của mình, có thể là trực tiếp thông qua khu vực công hay là cấp tài chính cho khu vực tư nhân cung ứng. Từ này kết hợp với một sự đồng thuận xã hội rằng một số dịch vụ trong đó phải đến được với tất cả mọi người, bất kể thu nhập bao nhiêu. Cho dù dịch vụ công cộng không phải do chính phủ cung ứng hay cấp tài chính đi nữa nhưng vì các lý do xã hội và chính trị mà chúng vẫn có khuôn khổ pháp lý khác với phần lớn các ngành kinh tế khác và chúng có thể gắn với quyền cơ bản của con người.
1.4. Khái niệm Giao thông công cộng
Giao thông công cộng là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân. Các dạng giao thông công cộng thường gặp.
1.5. Cách hiểu thông thường, xe về dịch vụ công cộng xe buýt
Xe buýt là một loại xe có bánh lớn, chạy bằng động cơ và được chế tạo để chở nhiều người ngoài lái xe. Thông thường xe bus chạy trên quãng đường ngắn hơn so với những loại xe vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt thường liên hệ giữa các điểm đô thị với nhau. Từ "buýt" trong tiếng Latinh, có nghĩa là "dành cho mọi người".
2. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ xe bus công cộng
2.1. Đối với thế giới:
Hệ thống vận chuyển công cộng (bằng omnibus) có tổ chức đầu tiên có thể đã bắt đầu ở Nantes, Pháp vào năm 1826, khi một cựu viên chức xây dựng các nhà tắm công cộng ở ngoại ô và lập ra một tuyến xe ngắn chạy từ trung tâm thành phố tới các nhà tắm đó. Khi phát hiện ra rằng hành khách chỉ lên xe của ông để xuống ở những điểm giữa đường chứ không phải đến nhà tắm, ông liền chuyển sang chú tâm tới phát triển tuyến xe đó. Những chiếc voiture omnibus ("xe cho tất cả mọi người") là những xe ngựa thuê để chạy theo tuyến đã định trước từ điểm này tới điểm kia, chở theo hành khách và hàng hoá. Những chiếc omnibus của ông có đặc trưng bởi những hàng ghế dài bằng gỗ để dọc hai bên thành xe; lối lên ở phía sau.
Không hiểu vì cạnh tranh trực tiếp, hay bởi vì ý tưởng này được phát sóng lên đài, tới năm 1832 sáng kiến được sao chép lại ở Paris, Bordeaux và Lyons. Một tờ báo tại London đã đưa tin vào ngày 4 tháng 7 năm 1829 rằng "loại phương tiện mới, được gọi là omnibus, đã bắt đầu chạy sáng hôm nay từ Paddington tới thành phố". Dịch vụ xe buýt này ở London do George Shillibeer điều hành.
Tại Thành phố New York, dịch vụ omnibus cũng khai trương cùng năm, khi Abraham Brower, một nhà kinh doanh đã tổ chức ra các công ty cứu hoả tình nguyện, lập ra một tuyến đường dọc theo Đại lộ Broadway điểm đầu ở Bowling Green. Các thành phố khác ở Mỹ cũng nhanh chóng tham gia: Philadelphia năm 1831, Boston năm 1835 và Baltimore năm 1844. Đa số trường hợp, chính quyền thành phố trao giấy phép cho một công ty tư nhân - thường thì công ty đó đã có hoạt động trong lĩnh vực chuyên chở bằng xe ngựa - một đặc quyền điều hành một tuyến xe ngựa dọc theo một con đường đã định trước. Đổi lại, công ty đó chấp nhận phải cung cấp một mức độ dịch vụ tối thiểu nào đó dù các tiêu chuẩn dịch vụ cũng không cao lắm. Omnibus của New York nhanh chóng đi thân quen với dân thành thị. Năm 1831, Washington Irving, người New York, đã bình luận về Đạo luật sửa đổi của Anh (cuối cùng được thông qua năm 1832) với câu: "The great reform omnibus moves but slowly" (Chuyến xe buýt thay đổi đã chạy nhưng rất chậm.)
2.2. Đối với Hà Nội
Hệ thống xe buýt đã được phát triển và hoạt động kể từ năm 1960 gồm có:
- 28 tuyến xe buýt nội thành;
- 10 tuyến đường phục vụ đi lại cho cán bộ.
Sau đó, xe bus phát triển đỉnh cao là vào nhưng năm 1980, đáp ứng được 20- 25% nhu cầu đi lại của người dân (còn lại đa phần đi xe đạp). Ngày ấy, xe bus có hai loại, một là loại xe Karosa (của Tiệp Khắc), rất dài; hai là xe Ba Đình (do Việt Nam lắp ráp). Giá vé xe bus hồi ấy là 2 đồng/vé. Tuy nhiên, xe bus chỉ có ở một số tuyến chính và khoảng 20 phút mới có một chuyến nên lúc nào cũng chật kín người.
Nhưng sang đến thời điểm năm 1990- 2000, xe máy bùng nổ thì xe bus lại trở về con số 0, xe bus lúc đấy chỉ hoạt động 13 tuyến đường nội thành Hà Nội.
Từ năm 2001, xe bus “hồi sinh” mà cụ thể công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 Công ty: Công ty Xe buýt Hà Nội, Công ty Vận tải hành khách Nam Hà Nội, Công ty Xe du lịch Hà Nội, Công ty Xe điện Hà Nội với mục tiêu đáp ứng 20-25% nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô vào năm 2005.
Đến khoảng 2005 thì chững lại, do xe cá nhân tiếp tục gia tăng, giới hạn cơ sở hạ tầng khu vực nội thành bão hòa, nếu tiếp tục phát triển sẽ gây ùn tắc giao thông, dù biết rằng mức đáp ứng nhu cầu đi lại của xe buýt vẫn thấp, dưới 10%.
Năm 2009 đã có 385 triệu hành khách đi xe buýt, tăng 5% so với năm trước và tăng gần 26 lần so với 8 năm trước đó; chiếm trên 92% sản lượng vận chuyển của toàn thành phố.Trong số hành khách trên, tỷ lệ khách ổn định - đi vé tháng chiếm tới hơn 80% và hơn 19% khách đi vé lượt. Hiện mỗi ngày có trên 200.000 người, chủ yếu là học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức đi xe buýt thường xuyên bằng vé tháng. Xe buýt đã trở thành thói quen không thiếu được của nhiều người dân, đặc biệt cán bộ hưu trí và học sinh, sinh viên. Ước tính, trung bình mỗi ngày xe buýt vận hành trên 10.000 lượt xe, vận chuyển được trên 1 triệu lượt hành khách, hạn chế trên 700.000 lượt xe máy tham gia giao thông trên đường phố.
3. Phân loại dịch vụ xe bus công cộng
3.1. Theo kiểu dịch vụ:
- Đi trong nội thành thành phố.
- Đi liên tỉnh: là đầu nối đi chuyển tới các vùng lân cận thành phố.
3.2. Theo nhà cung ứng:
- Nhà nước.
- Tư nhân.
II. NỘI DUNG
1. Đặc điểm của xe buýt công cộng
Dịch vụ xe buýt công cộng là một loại hàng hóa khá đặc biệt, nó cũng có
những nét đặc trưng giống như các loại dịch vụ khác đó là:
1.1. Tính không tách rời
Dịch vụ xe buýt công cộng mang tính chất vô hình. Có nghĩa là không thể nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, cảm thấy, sờ thấy.
Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, khách hàng có thể căn cứ vào những dấu hiệu có thể nhận biết được từ dịch vụ. Đó là các yếu tố thuộc môi trường vật chất như: loại xe, hình thức bề ngoài của xe, nội thất, các thiết bị bên trong, thái độ phục vụ, trang phục của tài xế, nhân viên trên xe, nhân viên tại các điểm bán vé
Do đó nhiệm vụ của các nhà cung cấp dịch vụ nói chung và của công ty dịch vụ xe buýt công cộng Transerco nói chung phải biết sử dụng nhunwgx bằng chứn đó để biến cái vô hình thành cái hữu hình, làm cho khách hàng có cảm nhận rõ ràng về chất lượng của dịch vụ . Một khi khách hàng có cảm nhận tốt về dịch vụ thông qua các dấu hiệu của vật chất ấy thì sẽ ưa thích, sử dụng và sử dụng lặp lại nhiều lần dịch vụ của công ty.
1.2. Tính liên tục
Quá trình cung ứng tiêu dung dịch vụ diễn ra đồng thời với nhau. Các chuyến xe chạy liên tục hằng ngày trên hầu khắp các tuyến đường trong thành phố và đi các tỉnh thành lân cận. Do vậy bất cứ khách hàng nào có nhu cầu đi lại bằng xe buýt thì họ sẽ đến các điểm dừng xe buýt, chờ xe đến rồi lên xe ngay.
1.3. Tính không ổn định (tính không đồng nhất)
Chất lượng dịch vụ nói chung rất không ổn định. Vì nó phụ thuộc vào người cung ứng, thời gian và địa điểm tiến hành cung ứng. Chẳng hạn, bạn có thể thấy được thái độ phục vụ nhiệt tình của nhân viên trên xe buýt, vào những khi vắng khách hay bạn đến mua vé tháng vào những buổi sáng sớm thì bạn nhận được nụ cười niềm nở của những nhân viên bán vé. Nhưng vào những giờ cao điểm thường trên xe rất đông khách thì thái độ của nhân viên trên xe rất có thể không nhiệt tình như trước nữa.
Để đảm bảo về chất lượng dịch vụ, công ty phải thực hiện những việc sau:
- Đầu tư vào việc tuyển chọn và huấn luyện tốt nhân viên.
- Tiêu chuẩn hóa quá trình thực hiện dịch vụ trong toàn bộ phạm vi của tổ chức.
- Theo dõi mức hài long của khách hàng thông qua hệ thống thu nhận những góp ý cũng hư khiêu nại của khách hàng.
1.4. Tính không lưu giữ
Cũng giống như các dịch vụ khác, dịch vụ xe buýt công cộng cũng không thể tồn kho, không thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Đặc điểm này xuất phát từ tính liên tục hay không tách rời của dịch vụ. Cũng từ đặc điểm này mà dẫn tới sự mất cân đối trong quan hệ cung- cầu cục bộ giữa các thời điểm khác nhau. Cho nên chúng ta thường xuyên thấy hiện tượng quá tải trên xe buýt vào những giờ cao điểm.
Để khắc phục nhược điểm này có thể áp dụng một số biện pháp cung cầu như sau:
- Từ phía cầu định giá phân biệt theo thời điểm, tổ chưc một số dịch vụ bổ sung, đặt vé trước.
- Từ phía cung: Quy định chế độ làm việc trong những giờ cao điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ trong tương lai (mua thêm xe mới để tăng tuần.
2. Thực trạng hoạt động xe buýt Hà Nội hiện nay
2.1. Quy mô thị trường rộng lớn và đa dạng
Đối với lọa hình dịch vụ này, thị trường nay rất rộng lớn, lớn đến mức lượng chuyên chở của xe buýt hiện nay không đủ, đặc biệt tại các giờ cao điểm. Trên thị trường Hà Nội ngày nay có 700.000 khách hàng mà công ty chỉ có thể đáp ứng được 500.000 vì thế tình trạng quuas tải thường xuyên xảy ra.
Khách hàng của xe buýt chủ yếu là học sinh, sinh viên ( 67%) nhoài ra cũng có những người đi làm và nhiều đối tượng khác. Sinh viên ở các tỉnh ra Hà Nội cũng sử dụng xe buýt là phương tiện chủ yếu để đi lại. Vì vậy giờ cao điểm thường là giờ vào học và tan học của sinh viên các trường đại học.
2.2. Phân phối dịch vụ xe buýt
Hiện nay, mạng xe buýt đã bao phủ khắp thành phố với trên 70 tuyến. Ngoài ra còn có một số tuyến xe buýt sang các tỉnh thành kế cận có đông người đi lại như tuyến số 202 đến Hải Dương, tuyến số 206 đến Phủ Lý
Về các điểm bán vé trước đây có 17 điểm bán ve nhưng hiện nay đã lên tới 29 điểm để phục vụ tốt hơn hành khách có nhu cầu đi xe buýt hàng tháng. Còn các trạm chờ thì được phân phối ở khắp nơi. Những trạm chờ hiện đại có mái che và chỗ ngồi chờ liên tục gia tăng về số lượng diều đó chứng tỏ việc chăm lo cho khách hàng đang được công ty chú trọng. Tuy nhiên những nhà chờ còn thiếu và chưa đủ lớn: một trong những điểm bất cập của điểm trung chuyển ngày nay.
2.3. Giao tiếp dịch vụ
Việc phát triển giao tiếp dịch vụ chỉ thông qua chủ yếu là hình thức quảng cáo. Xe buuyts là phương tiện đi trên đường rất nhiều lên người tiêu dingf có cơ hội nhận thấy sự khác biệt với các phương tiện khác. Các chương trình quảng caó chủ yếu của công ty chính là các chạm chờ và chỉ dán các logo, hay chỉ dẫn cho khách hàng biết đến sản phẩm. Ngoài ra thì công ty còn phát triển loại hình khác. Đó là tập trung trang Wed trên mạng với đầy đủ nội dung như: Danh sách điểm dừng, bến chờ, nội quy, và tiêu chí phục vụ. Công ty còn có chiến lược quảng cáo bằng cách viết những bài luận tren báo. Hoặc tren vô tuyến là những phóng sự về lợi ích của xe buýt với xã hội và với chính người tiêu dung. Tuy nhiên công ty không áp dụng các biện pháp quảng bá rộng rãi vì xe buýt là phương tiện đi trên đường cho nên người tiêu dung có thể nhận thấy thường xuyên.
2.4. Quá trình dịch vụ
Một trong những hoạt đọng chủ đạo của dự án Asia Trans là xây dựng những xưởng sửa chữa- bảo dưỡng hiện đại và phù hợp với nhu cầu của công ty xe buýt.
Dưới sự giám sát của ông Boudoux, công ty được hoàn thành vào tháng 10/2004 và được khánh thành nhân chuyến của đoàn đai biểu Hôi đồng vùng lle- de- France. Xưởng sửa chữa bảo dưỡng này được lắp đặt nhiêu trang thiết bị hiện đại( băng thử phanh, máy đo nồng đọ khí thải, thiết bị thi hồi dầu thải, mắt cắt hoa lốp).
Tổ chức khóa đào tạo để đưa vào sử dụng xưởng sửa chữa- bảo dưỡng mới.
Một khóa đào tạo cơ bản đã được tổ chức trước khi đưa xưởng vào hoạt động nhằm giúp các thợ sửa chữa làm quen với các loại thiết bị máy móc mới. Khóa đào tạo này do chính ông Boudoux đảm nhận vào tháng 10/ 2004.
Ngoài ra, còn có các dịch vụ xe hợp đồng, tham quan du lịch, dịch vụ xe buýt tăng cường, dịch vụ qua mạng và kiêm phương tiện vận tải.
Tuy nhiên có nhunwgx điều công ty chưa làm được đó là thường xuyên mở các chiến lược quảng cáo khuyến mại cho khách hàng. Hiện nay, nghiên cứu thường xuyen nhu cầu của khách hàng để đáp ứng một cách đầy đủ vì đây là công ty độc quyền về dịch vụ xe buýt
2.5. Con người trong dịch vụ
Vấn đề con người được đặt lên hàng đầu đối với dịch vụ xe buýt là dịch vụ mang tính xã hội. Công ty xe buýt đã có đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao khá thành thạo trong việc vận chuyển khách hàng do được tuyển chọn hợp lý.
Việc đối xử công bằng với nhân viên luôn được cấp trên đề cao vì nhân viên cũng là khách hàng tiêm năng của công ty.
Hướng dẫn nhân viên tham gia vòa dịch vụ đối với khách hàng: khách hàng luôn đóng góp ý kiến và được trả lời chính xác những thắc mắc.
Tuy nhiên thì đội ngũ nhân viên còn nhiều hạn chế: đó là chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Lượng nhân viên chưa được đào tạo là rất cao vì tình trạng thiếu nhân viên công ty tuyển ồ ạt. Đôi lúc nhân viên còn nóng nảy, thiếu cẩn thận chạy ẩu gây tai nạn.
2.6. Dịch vụ đối với khách hàng
Về dịch vụ này thì công ty đã làm được điều đó là: giảm vé đối với học sinh, sinh viên, đồng thời mở trang Wed để mọi người tìm tuyến xe, xem bản đò và các chỉ dẫn khi tham gia giao thông nhất là việc chỉ dẫn tren bản đồ kỹ thuật số thì dễ dang hơn cho khách hàng. Việc đăng ký vé tháng thì tương đơi đơn giản và không mất tiền khách hàng. Nhưng việc chăm sóc khách hàng thì còn nhiều thiếu sót: Như việc làm vé tháng thời gian lấy còn chậm, khách hàng còn phải chờ xe lâu, trên xe nhiều tuyến trong giờ cao điểm còn chen nhau. Sự thiếu các bến đợi mái che hay bến đợi còn quá xa nên khách hàng cảm thấy mệt mỏi khi đi xe.
3. Đánh giá của khách hàng về chất lượng xe buýt hiện nay
Xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến trái chiều nhưng nhì chung thì chất lượng dịch vụ xe buýt trên địa nàn thành phố Hà Nội đã có những bước tiến tích cực và góp phần giảm ách tắc giao thông trong địa bàn thành phố.
Ý kiến chung của số đông khách hàng (đại diện tiêu biểu Là sinh viên học sinh) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. số lượng xe buýt cung cấp vẫn chưa đủ so với số lượng hành khách thự tế.
Chất lượng dịch vụ chưa cao: thái độ phục vụ, chất lượng xe vẫn còn kém.
4. Đánh giá chung
4.1. Tích cực
Việt Nam, với chủ trương phát triển mạng lưới giao thông công cộng phục vụ nhân nhân của chính phủ, đặc biệt với chủ trương trợ giá xe buýt (với hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm) song hành với hàng loạt lớp tập huấn đào tạo lại đội ngũ lái xe, phụ lái và tiếp viên, xe buýt đã và đang dần trở nên hấp dẫn với mọi người hơn. Hiện tại chỉ ở hai thành phố lớn Hà Nội đã có hơn hàng ngìn xe buýt đang hoạt động phục vụ cho hàng triệu lượt hành khách mỗi ngày.
Xe buýt có tác động rất lớn đến cộng đồng. Về mặt xã hội buýt trở thành một phương tiện vận chuyển công cộng rất tiện lợi, an toàn cho cư dân. đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu xã hội trở thành một phần thiết yếu của công dân trong thành phố.
chất lượng dịch vụ xe buýt đang ngày một cải thiện. Theo website Giao thông Vận tải, đã có ít nhất 5 tuyến xe buýt đặc biệt phục vụ người khuyết tật và 10 xe buýt hai tầng đã được đưa vào sử dụng nhằm ngày càng đa dạng hóa hình thức phục vụ.
Ngoài hiệu quả về mặt phục vụ cộng đồng, xe buýt cũng được dùng để phục vụ kinh doanh quảng cáo để tạo nguồn thu tái đầu tư phục vụ cộng đồng. Tại các nước trên thế giới, quảng cáo trên xe buýt rất phát triển với nhiều hình thức đã xóa bỏ hình ảnh đơn điệu, đem lại lợi ích thiết thực về mỹ quan và thông tin sản phẩm rất tiện nghi cho người tiêu dung.
Các sáng tạo rất ngộ nghĩnh và lạ mắt làm dịu đi sự căng thẳng khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên Việt Nam lệnh cấm quảng cáo trên xe buýt đã được bãi bỏ tại Hà Nội vào năm 2007, hơn 800 chiếc xe buýt đã được các công ty quảng cáo đầu tư.
Về mặt hiệu quả, buýt quảng cáo còn là một transit media (quảng cáo di chuyển) rất quan trọng và mang lại hiệu quả thật sự... "Buýt quảng cáo" là một loại hình truyền thông đại chúng (mass media) rất thiết thực và hiệu quả lại kinh tế khi so sánh với với các loại hình quảng cáo ngoài trời khác
4.2. Hạn chế
Hiện nay, năng lực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như:
- Tình trạng xe buýt vi phạm Luật Giao thông vẫn còn khá phổ biến với những hiện tượng như vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng còi hơi tùy tiện.
- Tình trạng trộm cắp trên xe buýt vẫn diễn biến phức tạp với 87 vụ, 123 đối tượng bị bắt giữ trên các tuyến xe buýt và điểm đỗ xe buýt trong 6 tháng đầu năm.
- Việc chiếm dụng hạ tầng xe buýt, chiếm dụng lòng đường vỉa hè khá phổ biến gây khó khăn cho xe buýt ra vào điểm đón khách, nguy hiểm cho hành khách lên xuống xe, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Tại khu vực nội thành có trên 70 vị trí thường xuyên bị chiếm dụng bởi hàng rong, xe máy, ôtô, xe rác.
- Mặt khác, diễn biến phức tạp của giao thông đô thị ảnh hưởng không nhỏ đến dịch vụ xe buýt, trong 6 tháng đầu năm đã có 12.022 lượt xe không thực hiện được và 691 lượt xe phải quay đầu do tắc đường. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt cũng gặp khó khăn do thiếu cơ chế chính sách cho việc hỗ trợ mua sắm phương tiện tiên tiến, thân thiện môi trường, thiếu các chính sách tạo nguồn tài chính cho vận tải công cộng hoạt động ổn định, có chất lượng, đảm bảo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là cho đội ngũ quản lý và hoạt động kiểm tra giám sát.
5. Giải pháp
Với thực trạng và tình hình như trên đòi hỏi các nhà quản trị phải có