Đề tài Thực trạng việc làm trong lao động nông nghiệp, Nông thôn nước ta những năm qua

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta có bước phát triển, tăng trưởng đáng mừng, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện. Song dưới tác động của cơ chế và chính sách kinh tế mới, đang xuất hiện nhiều quá trình, hiện tượng xã hội phức tạp, mang tính hai mặt. Một trong những vấn đề đó là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nếu như trong nhiều năm, kinh tế nông nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, ổn định thì trái lại, áp lực về việc làm có xu hướng gia tăng và nổi lên như một vấn đế bức xúc. Bởi lẽ đến nay vẫn còn 80 dân số và hơn 70 lực lượng lao động của cả nước ở khu vực nông thôn. Đặc biệt có đến 90 có số hộ đói nghèo đang sinh sống ở nông thôn, và như vậy, vấn đề nhân lực, nguồn lực, tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên nước ta gắn với vùng nông thôn rộng lớn. Muốn đất nước phát triển, tăng trưởng bền vững, vấn đế cơ bản là phải giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đây không chỉ là khâu then chốt mà là tính cảm trách nhiệm đối với dân. Đại hội V, trong nhiệm vụ tập trung tạo việc làm đã chỉ rõ: “Khuyến khích mọi thành phần, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân dược tự do hành nghề, thuê mướn công nhân theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên những địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”. Báo cáo chính trị trình đại hội X tại mục V.2 nói về dân số và việc làm có ghi: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Minh và trung tâm thư viện trường đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, điều kiện thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè về vấn đề này để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện

doc37 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng việc làm trong lao động nông nghiệp, Nông thôn nước ta những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Nghiên cứu sự cần thiết của đề tài. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta có bước phát triển, tăng trưởng đáng mừng, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện. Song dưới tác động của cơ chế và chính sách kinh tế mới, đang xuất hiện nhiều quá trình, hiện tượng xã hội phức tạp, mang tính hai mặt. Một trong những vấn đề đó là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nếu như trong nhiều năm, kinh tế nông nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, ổn định thì trái lại, áp lực về việc làm có xu hướng gia tăng và nổi lên như một vấn đế bức xúc. Bởi lẽ đến nay vẫn còn 80( dân số và hơn 70( lực lượng lao động của cả nước ở khu vực nông thôn. Đặc biệt có đến 90( có số hộ đói nghèo đang sinh sống ở nông thôn, và như vậy, vấn đề nhân lực, nguồn lực, tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên nước ta gắn với vùng nông thôn rộng lớn. Muốn đất nước phát triển, tăng trưởng bền vững, vấn đế cơ bản là phải giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đây không chỉ là khâu then chốt mà là tính cảm trách nhiệm đối với dân. Đại hội V(((, trong nhiệm vụ tập trung tạo việc làm đã chỉ rõ: “Khuyến khích mọi thành phần, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân dược tự do hành nghề, thuê mướn công nhân theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên những địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”. Báo cáo chính trị trình đại hội (X tại mục V(.2 nói về dân số và việc làm có ghi: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Minh và trung tâm thư viện trường đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, điều kiện thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè về vấn đề này để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. -Nghiên cứu và hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. -Phân tích đánh giá đúng thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở Việt nam. -Đề xuất một số quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. 3. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong ba phần: Phần (: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Phần ((: Thực trạng việc làm trong lao động nông nghiệp nông, thôn nước ta những năm qua. Phần (((: Các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta từ nay đến 2010. PHẦN ( CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 1.1 Khái niệm về việc làm và ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn 1.1.1 Các khái niệm về việc làm và tạo việc làm Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của tổ chức lao động quốc tế ((LO) vào điều kiện cụ thể ở Việt nam, chúng ta có các khái niệm việc làm như sau: -Người có việc làm là người đang làm việc trong lĩnh vực ngành, nghề dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp phần cho xã hội. Bộ luật lao động của nước cộng hoà XHCN Việt nam ban hành năm 1994 khẳng định “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” ( Điều 13 Bộ luật lao động ), có hai trạng thái việc làm đó là việc làm đầy đủ và thiếu việc làm. -Việc làm đầy đủ là sự thoã mãn nhu cầu về việc làm. Bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân, muốn làm việc thì có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn. -Thiếu việc làm được hiểu là việc làm không tạo điều kiện cho người lao động sử dụng hết thời gian lao động theo chế độ và mang lại mức thu nhập dưới mức tối thiểu, muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm phải tìm mọi cách tạo việc làm cho người lao động. -Tạo việc làm cho người lao động là phát huy, sử dụng tiềm năng sẵn có của từng đơn vị, từng địa phương và của người lao động ngằm tạo ra những công việc hợp lý, ổn định cho người lao động những công việc đó phải đem lại thu nhập đảm bảo thoã mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần cho bản thân người lao động và gia đình họ; phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ chuyên môn nghề nghiệp của bản thân người lao động. 1.1.2 Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá(CNH-HĐH ).Trong đó CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm. Để góp phần thực hiện tốt và có hiệu quả quá trình trên thì vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm cho lao động cả nước nói chung và lao động trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay vì góp phần: -Làm giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rổi đồng thời từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động. Do sức ép rất lớn phải giải quyết việc làm ở nông thôn bởi đất chật người đông, thu nhập từ nông nghiệp rất thấp, trong khi đó lao động ở nông thông dư thừa nhiều. Theo số lượng thống kê số lao động dư thừa không có việc làm ở vùng nông thôn cả nước năm 1998 vào khoảng 7.11 triệu người chiếm 25.3( số người có nhu cầu lao động ở nông thôn. -Làm giảm áp lực thất nghiệp trong nền kinh tế vốn chưa có một sự phát triển như ở nước ta. Áp lực việc làm và thu nhập đã tạo ra xu hướng di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra các thành thị và đến vùng nông thôn khác. Sự di chuyển này đã làm tăng tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở khu vực thành thị đồng thời phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do vậy cần phải nhanh chóng đẩy mạnh vần đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương. -Làm giảm bớt sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương, các vùng trong cả nước, đồng thời hạn chế và chấm dứt tình trạng du canh du cư, di dân tự do. -Giải quyết việc làm tốt cho lao động nông thôn tạo ra tinh thần tích cực làm việc cho người lao động, đồng thời tạo ra thu nhập ổn định cho họ, làm cho họ không nghĩ đến việc di chuyển lên các đô thị hoặc các vùng khác . -Nâng cao dân trí, công bằng xã hội . Thông qua các chính sách đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn tạo ra một khả năng tiếp thu những thành tựu và ứng dụng của khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức người lao động, tạo ra múc thu nhập ổn định cho người lao động góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông thôn và lao động thành thị . 1.1.3 Chủ trương của Đảng và Nhà nướcViệt Nam về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Văn kiện đại hội (X khẳng định: “Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia nhằm nhiều biện pháp như: Tăng 50% vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ lãi suất tín dụng, thực thi các dự án trồng rừng, dự án 327, dự án PAM... và các chính sách giải quyết việc làm khác. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao dộng. Khôi phục và phát triển các làng nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp thanh niên và việc xuất khẩu lao động... Hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới, tận dụng số ngày công lao động chưa dùng đến nhất là các địa bàn nông nghiệp, nông thôn”. Phương hướng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm tới về vấn đề dân số và việc làm được thực hiện trong văn kiện đại hội (X của Đảng là: “Tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số, đến năm 2010 vào khoảng 1.1% đến 1.2%, sớm ổn định dân cư một cách hợp lý ( 88-89 triệu người vào năm 2010). Giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm chất lương dân số và phân bố dân cư”. Song song với vấn đề trên Đảng còn nhấn mạnh “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế lành mạnh xã hội, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Dự báo đến năm 2010 nước ta có 56.8 triệu người ở độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu người so với năm 2000. Do vậy, để giải quyết vấn đề cơ bản người lao động được làm việc phải tạo môi trường và điều kiện huận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển, đầu tư rộng rãi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện chặt chẽ cơ chế, chính sách đồng bộ về đào tạ nguồn lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế”. 1.2 Những nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy trong quá trình thực hiện còn gặp những nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Trong phạm vi bài viết này em xin trình bày một số nhân tố và điều kiện ảnh hưởng sau: 1.2.1 Điều kiện tự nhiên của từng vùng. Như ta đã biết vị trí địa lý của nước ta trải dài 15 vĩ độ. Diện tích phần lớn là đồi núi và cao nguyên( chiếm 3/4 diện tích cả nước), vị trí địa hình chia cắt phức tạp, điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Nếu như ở Miền Bắc nắng nóng mưa nhiều thì Miền Nam khí hậu lịa ôn hoà còn Miền Trung thì nắng nóng khô hạn hơn. Mặt khác trong những năm gần đây hạn hán lũ lụt thường xảy ra. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và vấn đề giải quyết việc làm nói riêng. Thực tế cũng cho thấy ở đâu có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thuận lợi có đời sống vật chất tinh thần cao thì ở đó các ngành nghề sản xuất, sản xuất vật phát triển và tập trung nhiều lao động việc làm hơn. 1.2.2 Chất lượng nguồn lao động Yừu tố quyết định sự phát triển của xã hội là năng suất lao động, mà năng suất lao động lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn lao động. Nguồn lao động là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh yếu tố: trính độ văn hoá, trình độ kỹ thuật, tay nghề, thể trạng sức khỏe của người lao động. Mặt khác, có việc làm- trình độ học vấn- trình độ tay nghề có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Để có việc làm và tìm được việc làm cũng như nâng cao hiệu quả việc làm, đòi hỏi phải có tay nghề tức có chuyên môn kỹ thuật. Muốn có chuyên môn kỹ thuật và khả năng vận dụng nghề phải có trình độ văn hoá, có học vấn nhất định. 1.2.3 Tình hình phân bố dân cư và mật độ dân số Bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, sự phân bố dân cư và mật độ dân số của từng vùng, từng địa phương ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Những nơi có mật độ dân số quá thấp sẽ hạn chế sự phân công lao động xã hội, giảm khả năng chuyên môn hoá và hiện đại hoá trong tổ chức sản xuất xã hội. Mặt khác, những nơi có mật độ dân số quá cao, số lượng gia tăng dân số lớn đều dẫn tới sự mất cân đối giữa lao động và sản xuất gây ra cho việc trở ngại cho việc giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý các nguồn lực của đất nước. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cần phải có sự điều chỉnh, sự phân bố lại mật độ dân cư nhằm tạo ra sự phù hợp giữa số lượng lao động và tư liệu sản xuất ở từng vùng góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho người lao động nhất là lao động trong nông nghiệp, nông thôn. 1.2.4 Môi trường kinh tế Hiện nay, nước ta còn nghèo, lại phải chống chịu ảnh hưởng của thiên nhiên. Do đó nguồn vốn đầu tư cho các ngành nói chung, cho nông nghiệp và phát triển ccơ sở hạ tầng ở nông thôn nói riêng còn thấp. Trong khi đó vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Mặc dù những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều hình thức chính sách đầu tư cho vần đề giải quyết việc làm, song thực tế cho thấy một số địa phương còn chậm chạp trong vấn đề triển khai thực hiện. Nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho vấn đề giải quyết việc làm nhưng khi đến địa phương một phần bị “hao hụt”, một phần do điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của nông thôn thấp. Do đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện CNH-HĐH nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn. Mặt khác, do trình độ quản lý của một số cán bộ lãnh đạo các cấp địa phương còn hạn chế. Do vậy mà nhiều dự án chính sách đấu tư cho lao động cả nước nói chung và cho lao động nông nghiệp, nông thôn nói riêng còn bất hợp lý dẫn đến hiệu quả trong vấn đề giải quyết việc làm không cao. 1.3 Một số kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc và ASEAN 1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia luôn dẫn đầu thế giới về dân số và lao động. Tính đến năm 1993, Trung Quốc có 1.188.629.000 người, trong đó 74% sống và làm việc ở nông thôn, với 60% là lao động nông nghiệp. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, từ nay đến năm 2002, vùng nông thôn Trung Quốc sẽ tăng thêm 70 đến 80 triệu lao động. Con số này cộng với 120 triệu lao động đang dư thừa ở nông thôn, càng gây sức ép rất lớn về việc làm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và gây những hậu quả không nhỏ về mặt xã hội. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho hơn 20 triệu người dân Trung Quốc hiện đang sống trong cảnh nghèo khổ. Để khắc phục tình trạng đó, nhằm giải quyết vấn đề tốt hơn vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn; trong những năm gần đây Trung Quốc đã thực thi nhiều chính sách và biện pháp tích cực, và thực tế đã đem lại những thành công rất lớn. Trong đó đặc biệt lưu ý là phương thức sử dụng nguồn lao động tại chỗ ở nông thôn. Mục tiêu cơ bản của phương thức này là thực hiện sự phân công lại lao động để sử dụng hợp lý, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, tích tụ ngày càng nhiều ở nông thôn. Tiền đề cần thiết để thực hiện phương thức này là giữ vững sự phát triển ổn định của nong nghiệp, theo phương châm “ổn định, cải cách, phát triển”. Các biện pháp thực hiện phương thức này bao gồm: -Một là: Nhà nước ban hành những chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ nông nghiệp, tăng thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp; tăng giá thu mua lương thực; thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản lượng đến hộ gia đình, khuyến khích người nông dân đầu tư thêm cho nông nghiệp; mở rộng mạng lưới đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp; hợp lý hoá cơ cấu văn hoá, cơ cấu lứa tuổi và sức khoẻ, khắc phục tình trạng “già yếu, bệnh tật trên ruộng đất”. Bằng cách này, Trung Quốc đã từng bước khai thác được sức mạnh tổng hợp tài nguyên đất nước và nguồn lao động nông thôn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. -Hai là: Phát triển sản xuất và đa dạng gồm nhiều ngành nghề, nhiều loại sản phẩm. Sắp xếp lại cơ cấu kinh tế, theo hướng hợp lý. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và lưu thông; không ngừng mở rộng lưu thông, làm cho lưu thông luôn phù hợp với sản xuất. Tăng nhanh quá trính thương phẩm hoá nông nghiệp; chuyển từ nông nghiệp từ tự cung, tự cấp truyền thống sang nền nông nghiệp có tính hàng hoá phát triển cao.Vì vậy, cùng với đà không ngừng tăng thêm lượng nông sản hàng hoá, Trung Quốc đã giải quyết hàng loạt vấn đề như :Phát huy đầy đủ tác dụng của hệ thống thương nghiệp, dịch vụ ( cả quốc doanh và ngoài quốc doanh ), đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội hoá nông thôn; đồng thời phát triển các thị trấn, thị tứ, và từng bước đô thị hoá nông thôn, để vừa nâng cao cơ hội có nhiều việc làm cho nông dân; vừa đáp ứng nhu cầu bức thiết của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu việc làm ở nông thôn. Thực tế cho thấy, chỉ tính 5 năm ( 1981- 1985 ) tỷ lệ lao động việc làm ở Trung Quốc đã tăng hơn 3 lần. Lao động trong công nghiệp nông thôn cũng tăng theo hướng cân đối và hợp lý hơn. -Ba là: Phát triển mạnh mẽ loại hình xí nghiệp hương trấn, vì loại hình này có nhiều ưu thế, như sử dụng vốn ít, kỹ thuật đơn giản, mức lương tương đối thấp, có khả năng thu hút nhiều lao động. Theo thống kê, trong vòng 10 năm từ 1981-1990, số nhân viên làm việc trong các xí nghiệp hương trấn đã tăng từ 28.28 triệu lên 92.65 triệu người, chiếm 25.8% tổng số lao động trên cả nước và 23% tổng số lao động nông thôn ( thậm chí có nơi đã thu hút tới 50% lao động nông thôn ). Năm 1992 đạt hơn 100 triệu người, tăng hơn 4 triệu người so với năm 1992. Mặt khác, cơ cấu sản phẩm của các xí nghiệp này cũng rất đa dạng và phong phú, từ hàng tiêu dùng đến hàng xuất khẩu. Riêng làm hàng xuất khẩu và gia công cho nước ngoài, năm 1989 đã đem lại hơn 9 tỷ đô la, nhiều hơn so với ngành du lịch. Trong tương lai, loại xí nghiệp hương trấn có tác dụng rất lớn, không những tiép tục sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dôi thừa ở nông thôn, mà còn “là con đường tất yếu làm phồn vinh kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy hiện đại hoá nông nghiệp”. -Bốn là: Đổi mới cơ chế quản lý lao động và việc làm, theo hướng giải phóng tối đa sức sản xuât và phát huy được tính năng động sáng tạo của mỗi một người lao động. Đồng thời tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, ý thức của người dân trong việc thực hiện chương trình dân số, xây dựng mạng lưới sinh đẻ có kế hoạch ở khắp làng, xã, huyện; lấy chủ trương sinh đẻ có kế hoạch là quốc sách lâu dài, để tạo sự cân bằng sinh thái, hạn chế tối đa mức tăng nhân khẩu cũng như lao động ở nông thôn, góp phần cùng các biện pháp nêu trên làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn, đưa nông thôn Trung Quốc bước và một giai đoạn mới - giai đoạn “tăng trưởng có phát triển”. 1.3.2 Kinh nghiệm của các nước ASEAN Dù mỗi nước có nét đặc thù, nhưng nhìn chung, các nước ASEAN lại tương đối giống nhau trên những mặt chủ yếu về việc làm và lao động, cụ thể là trình độ phát triển kinh tế chưa cao, lao động còn dư thừa nhiều,.. Dưới đây là những kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn. -Một là: Tập trung sức phát triển nông nghiệp nông thôn, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động. Sở dĩ như vậy, là vì hầu hết các nước ASEAN vốn là các quốc gia nông nghiệp lạc hậu, dân số đông, lao động dư thừa nhiều. Để thực hiện vấn đề này, tạo đà cho sự phát triển mới, Chính phủ các nước ASEAN đã tiến hành cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho các hộ nông dân; khuyến khích họ tích cực lao động tạo ra nhiều việc làm, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng vòng quay của đất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và thương mại hoá sản phẩm... Mặt khác các chính phủ còn có nhiếu chính sách nhằm nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cải thiện thuỷ lợi, đường xá, thông tin liên lạc... để các luồng sản phẩm được lưu thông thông suốt trong thị trường quốc gia cũng như thị trường quốc tế. Nhờ vậy, mà số lượng việc làm của người nông dân đã tăng lên đáng kể, tình trạng thiếu việc làm được khắc phục nhiều so với trước. -Hai là: Chuyển mạnh nền kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại, từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ công nghiệp sang dịch vụ, coi đó là động lực phát triển kinh tế- xã hội và giải quyết việc làm của mỗi nước. Để thực hiện điều đó, các nước thành viên ASEAN đã kết hợp chặt chẽ giữa các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, các sản phẩm chiếm nhiều lao động như dệt, may mặc... với các sản phẩn công nghiệp có hàm lượng kỹ t
Luận văn liên quan