Đề tài Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong những năm gần đây

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới, theo đó nền kinh tế của các quốc gia cũng từng bước phát triển với sự gắn kết mật thiết với nhau. Để cạnh tranh trên thị trường thế giới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, một trong những công cụ chính của mỗi quốc gia đó là tập trung khai thác tối đa những lợi thế so sánh của mình cũng như quyết định đâu là ngành kinh tế chiến lược để từ đó đưa ra những mục tiêu và chính sách hợp lí. Xuất khẩu thủy sản được xem là một trong những ngành then chốt của nền kinh tế nước ta. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm, hình ảnh thủy sản Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường thế giới. Bên cạnh những thuận lợi, điểm mạnh mà ngành thủy sản Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung đã tận dụng được thì chúng ta cúng không thể không nhắc đến những khó khăn, trở ngại mà ngành xuất khẩu thủy sản nước ta gặp phải trong nền kinh tế toàn cầu luôn tồn tại những biến động bất thường. Vậy làm thế nào để đưa ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam phát triển hơn nữa? Đâu là những thuận lợi và khó khăn chính mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang mắc phải? Và liệu có những giải pháp gì cho những vấn đề này?

doc42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới, theo đó nền kinh tế của các quốc gia cũng từng bước phát triển với sự gắn kết mật thiết với nhau. Để cạnh tranh trên thị trường thế giới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, một trong những công cụ chính của mỗi quốc gia đó là tập trung khai thác tối đa những lợi thế so sánh của mình cũng như quyết định đâu là ngành kinh tế chiến lược để từ đó đưa ra những mục tiêu và chính sách hợp lí. Xuất khẩu thủy sản được xem là một trong những ngành then chốt của nền kinh tế nước ta. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm, hình ảnh thủy sản Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường thế giới. Bên cạnh những thuận lợi, điểm mạnh mà ngành thủy sản Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung đã tận dụng được thì chúng ta cúng không thể không nhắc đến những khó khăn, trở ngại mà ngành xuất khẩu thủy sản nước ta gặp phải trong nền kinh tế toàn cầu luôn tồn tại những biến động bất thường. Vậy làm thế nào để đưa ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam phát triển hơn nữa? Đâu là những thuận lợi và khó khăn chính mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang mắc phải? Và liệu có những giải pháp gì cho những vấn đề này? Xuất phát từ những câu hỏi trên, em muốn tìm hiểu kĩ hơn, đi sâu nghiên cứu về ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên đã chọn đề tài “ Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong những năm gần đây”. Trong quá trình tìm hiểu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, vì thế em mong nhận được những ý kiến nhận xét của thầy cô để có thể hoàn thiện nội dung nghiên cứu hơn. Em xin chân thành cảm ơn!  Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu: Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài mà phương tiện thanh toán là những đồng tiền chung hoặc những đồng tiền mạnh trên thế giới. Hoạt đông xuất khẩu hàng hoá chính là sự phản ánh các mối quan hệ giữa các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoá sản xuất quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá cũng cho chúng ta thấy rõ được sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến hàng hoá sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình cho đến hàng hoá vô hình. Hoạt động này diễn ra trong phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một ngày hay kéo dài hàng năm; có thể diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia khác nhau. Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Có nhiều nguyên nhân khuyến khích các công ty thực hiện xuất khẩu trong đó có thể là: + Sử dụng khả năng vượt trội ( hoặc những lợi thế) của công ty. + Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất. + Nâng cao được lợi nhuận của công ty. + Giảm được rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu. Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.. hay năng lực của các tổ chức kinh doanh quốc tế chưa đủ thực hiện các hình thức cao hơn thì hình thức xuất khẩu được lựa chọn vì ở xuất khẩu lượng vốn ít hơn, rủi ro thấp hơn và thu được hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân: Với khái niệm được nhắc đến ở trên cho thấy, xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế . Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Với xu hướng tự do thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, ngoại tệ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các ngoại tệ mạnh có khả năng thanh toán cao . Nhất là đối với các nước đang phát triển, các quốc gia này thường xuyên nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ của các nước tiên tiến để tiến hành hoạt động sản xuất làm tiêu hao lượng ngoại tệ lớn. Để bù đắp cho lượng ngoại tệ này có rất nhiều con đường như: thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ nước ngoài, thu từ lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về, nhưng con đường cơ bản và quan trọng nhất là xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất , kinh doanh ở những ngành liên quan khác. X uất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ , giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển vì có nhiều thị trường nên phân tán rủi ro do cạnh tranh . Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất ,tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năng suất . Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa->nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng . Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế ,nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu , xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu -> nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng . Xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong quá trình hội nhập hàng hóa các nước gặp phải quá trình cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các rào cản thương mại, quy định pháp luật, sức mạnh của đối thủ cạnh tranh và sự co giãn của cung cầu thị trường. Vì thế, muốn tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp không ngừng cải tiến công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao chất luợng sản phẩm của mình , tạo lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa của nước khác. Các hình thức giao dịch trong hoạt động xuất khẩu: Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm đó ra nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Ưu điểm: Thông qua xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn do giảm được các chi phí trung gian, việc xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao hơn. Hơn thế các doanh nghiệp còn có thể khắc phục được những thiếu sót và có điều kiện để chủ động thâm nhập vào thị trường thế giới. Nhược điểm: Để tham gia hình thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, giao tiếp tốt, được đào tạo một cách cơ bản, nắm vững và tinh thông những nghiệp vụ về thị trường ngoại thương, tâm huyết với nghề và có kinh nghiệm. Gia công ủy thác: Đây là hình thức xuất khẩu diễn ra giữa một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó nhưng không có điều kiện tham gia quan hệ xuất khẩu trực tiếp, mà họ phải tiến hành hoạt động uỷ thác cho một tổ chức trung gian có khả năng tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hoá đó để tiến hành giao dịch mua bán với bên tham gia nhập khẩu. Tổ chức trung gian nhận uỷ thác sẽ tiến hành xuất khẩu hàng hoá với danh nghĩa của mình nhưng moị chi phí đều do bên uỷ thác thanh toán và họ còn nhận được một khoản tiền gọi là phí uỷ thác. Ưu điểm: Xuất khẩu hàng hoá thông qua hình thức này các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không phải tổ chức một bộ máy phục vụ cho công tác xuất khẩu nên giảm được chi phí, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm được những rủi ro lớn trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Hình thức xuất khẩu này rất phù hợp với những doanh nghiệp đang gia nhập thị trường mới hay đang tung ra những sản phẩm mới có tính chất thử nghiệm. Nhược điểm: Hình thức xuất khẩu này cũng có một số bất lợi như: làm cho danh nghiệp bị mất quan hệ trực tiếp với thị trường, bị phụ thuộc vào trung gian, bị tách rời với thị trường nên hệ thống thông tin phản hồi từ khách hàng và thị trường thường không chính xác và kịp thời, ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu còn bị mất một khoản phí uỷ thác. Giao dịch đối lưu: Giao dịch đối lưu là hình thức trao đổi hàng hóa mà việc mua làm tiền đề và điều kiện cho việc bán và ngược lại. Hiện nay loại này chiếm khoảng 55% buôn bán quôc tế. Trong hình thức xuất khẩu này, mục đích hoạt động là giá trị sử dụng, không phải là giá trị, không phải là kiếm lời. Ưu điểm: Khắc phục được các trở ngại, hạn chế buôn bán của các nước và tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Khắc phục hàng rào cản trở của các nước như sự điều chỉnh về xuất nhập khẩu các mặt hàng, quota hết hạn ngạch. Nhược điểm: Các bên tham gia hình thức này phải xác định được hàng hóa có giá trị với mỗi bên, yêu cầu sự cân bằng về giá cả, điều kiện giao hàng v.vv nên kém linh hoạt. Gia công quốc tế: Gia công quốc tế là hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc linh kiện phụ tùng về nước mình để chế biến, cải tiến hoặc lắp ráp chúng thành thành phẩm và lại giao hoặc bán ra nước ngoài nhằm thu về một số thù lao gọi là phí gia công. Gia công quốc tế còn được gọi là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ. Ưu điểm: Thị trường tiêu thụ đã có bên đặt gia công lo, các doanh nghiệp nhận gia công không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu. Vốn đầu tư cho sản xuất thấp. Giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động. Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì. Nhược điểm: Tính bị động cao vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào bên phía đặt gia công: về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm,… Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc. Khi không còn gia công nữa máy móc trở thành nguồn lãng phí. Hoặc bên đặt gia công đưa máy móc thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang dẫn tới công nhân làm việc nặng nhọc, môi trượng bị ô nhiễm. Do nặng lực tiếp cận kém, nhiều doanh nghiệp bị bên đặt gia công lợi dụng đặt quota phân bổ để đưa hàng vào thị truờng ưu đãi. Có những trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ý hoặc nhãn hiệu giả vào nước nhận gia công. Giao dịch tái xuất: Theo hình thức này, các hàng hoá xuất khẩu không được sản xuất ở trong nước mà do các doanh nghiệp nhập khẩu vào rồi đem xuất khẩu sang nước khác mà chưa thông qua chế biến để hưởng chênh lệch giá. Ưu điểm: Tham gia hình thức xuất khẩu này sẽ giúp các doanh nghiệp vẫn đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu mà không phải thay đổi công nghệ sản xuất nên tiết kiệm được chi phí. Nhựoc điểm: Để tham gia hình thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải cô cùng nhạy bén và nắm vững các kiến thức về thị trường. CHƯƠNG II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong 3 năm gần đây 2009-2011. 2.1 Đặc điểm mặt hàng thủy sản Thực phẩm thuỷ sản chiếm 90% sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng như cá, tôm, cua, mực, các loài thân mềm, vv, có hàm lượng protein cao (khoảng 17 - 22%), với thành phần hầu  như đầy đủ các axit amin cần thiết và các chất dinh dưỡng khác như lipit, muối khoáng, vitamin cần cho cơ thể. Tuỳ theo hàm lượng mỡ trong thịt, cá được chia thành 3 nhóm: ít mỡ (dưới 2%), béo vừa (2 - 5%) và nhiều mỡ (trên 5%). Đặc điểm nổi bật của thuỷ sản tươi sống là chóng ươn do tác dụng của các men nội quan và vi sinh vật. Do vậy, ngay sau khi tách chúng khỏi môi trường nước, cần tiến hành các biện pháp bảo quản và chế biến (ướp đông, ướp muối, làm khô, hun khói, vv.). Những dạng sản phẩm thủy sản chủ yếu được dùng làm thực phẩm hiện nay: thuỷ sản tươi (giữ sống hoặc làm lạnh) chiếm khoảng 30%; thuỷ sản đông - khoảng 30%; thuỷ sản khô (kể cả hun khói, ướp muối, vv.) - khoảng 20%; đồ hộp thuỷ sản và thức ăn chín khoảng 20%. Gan và mỡ của nhiều loại cá và thú biển được dùng chế dầu cá (trong đó có dầu gan cá) là loại sản phẩm có giá trị y dược lớn. Các loài cá tạp kém giá trị kinh tế, các phế thải trong quá trình chế biến được dùng để sản xuất bột cá, keo cá, guanin, vv. Gần đây, nhiều sản phẩm cao cấp được chế biến từ thịt cá (nhất là các loài cá kém giá trị kinh tế) và thịt moi theo các công nghệ hiện đại (surimi, thịt cá xay, dịch đạm cá, xêlos cá, vv.), được phát triển. Ngoài cá, nhiều loại thuỷ sản khác (tôm, mực, hàu, vẹm, ốc, trai, cua, điệp, vv.) cũng được chế biến thành những sản phẩm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao: tôm tươi, tôm đông lạnh, mực đông lạnh, mực khô, cồi điệp, cước cá, bóng cá, vv. Sản phẩm thủy hải sản dễ bị thối, hỏng nên cần được bảo quản trước khi đem bán trên thị trường. Khoảng 1/2 sản lượng cá dùng làm thức ăn trên thế giới được bán dưới dạng tươi sống (Vannuccini 2003). Tuy nhiên, những sản phẩm đem bán cho người tiêu dùng dưới dạng tươi hoặc đông lạnh có thể đã được ướp lạnh trước rồi sau đó rã đông theo các qui định pháp luật liên quan. Một số loài như hào, trai, cua và tôm hùm có thể bán dưới dạng tươi sống (và cũng có thể dưới dạng ướp lạnh). Những hình thức chế biến phục vụ kinh doanh chủ yếu tiếp theo là dạng đông lạnh, đóng hộp và bảo quản qua chế bản (bằng cách ướp muối, hun khói và phơi khô). Đông lạnh và đóng hộp là những hình thức bảo quản phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số nước đang phát triển cố gắng cung cấp cá tươi sống bằng cách chuyên chở bằng đường hàng không. 2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong 3 năm gần đây 2009-2011: 2.2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong giai đoạn 2009-2011: 2.2.1.1 Ba quý đầu năm 2011: a. Xét về thị trường Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đến nửa đầu tháng 9 năm 2011 đạt 4 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tính riêng nửa đầu tháng 9 kim ngạch đạt 264,413 triệu USD (tăng 20,7% so với cùng kì năm ngoái). Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường chính ba quý đầu năm 2011 (GT: giá trị, triệu USD) THỊ TRƯỜNG  Nửa đầu tháng 9/2011 (GT)  So với cùng kỳ 2010 (%)  Từ 1/1 đến 15/9/2011 (GT)  So với cùng kỳ 2010 (%)   EU  55,576  +19,3  920,453  +20,0   Đức  7,412  -31,2  167,071  +26,0   Italia  7,887  +52,1  125,685  +39,5   Hà Lan  6,172  +4,7  119,441  +36,0   Tây Ban Nha  7,227  +52,9  110,426  -1,4   Pháp  7,300  +74,6  94,720  +18,1   Mỹ  54,490  +4,8  785,256  +30,5   Nhật Bản  45,502  +25,0  614,359  +4,2   Hàn Quốc  23,682  +63,9  320,823  +39,8   TQ và HK  14,561  +22,2  232,382  +51,8   Hồng Kông  4,718  +23,3  80,768  +47,2   ASEAN  16,569  +102,4  203,050  +41,7   Ôxtrâylia  7,323  -8,8  103,234  +10,5   Canađa  6,841  +19,4  94,079  +27,6   Nga  6,282  -20,0  82,708  +24,5   Mêhicô  2,844  -25,9  64,341  +13,9   Các TT khác  30,745  +28,0  631,192  +39,6   TỔNG CỘNG  264,413  +20,7  4051,876  +25,6   (Nguồn: VASEP- Hiệp hội thủy sản Việt Nam) Chúng ta đã biết, thủy sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thế giới, được coi như một nguồn cung cấp khá ổn định nhờ các yếu tố chính trị xã hội ổn định, doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng am hiểu và định hình tốt nhu cầu thị trường. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, EU có xu hướng giữ vững nhu cầu tiêu thụ thì thủy sản Việt Nam còn có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng lớn như Hàn Quốc và Trung Quốc,v.v.. Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là EU, năm 2011 tính đến ngày 15-9 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 920,453 triệu USD, tăng 20% so với cùng kì năm ngoái; trong đó kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu tháng 9 đạt 55,576 triệu USD, tăng 19,3% so với cùng kì. Thị trường trọng điểm thứ 2 của Việt Nam là Hoa Kỳ, nửa đầu tháng 9 kim ngạch tiếp tục tăng 4,8% so với cùng kì năm 2010, đạt 54,490 triệu USD; đưa kim ngạch xuất khẩu tính từ 1/1/2011 đến ngày 15/9/2011 đạt 785,256 triệu USD, chiếm 19,38% tổng kim ngạch, tăng 30,5% so cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật liên tục tăng 3 tháng liên tiếp gần đây, kim ngạch đạt 45,502 triệu USD, tăng 25% so với cùng kì năm ngoái; tính tổng đến ngày 15/9/2011giá trị thủy sản xuất sang thị trường này đạt 614,359 triệu USD, chiếm 15,16% tăng 4,2% so với cùng kỳ.   Tiếp sau đó là các thị trường lớn cũng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD tính đến 15/9/2011 như: Hàn Quốc 320,823 triệu USD,  Đức 167,071 triệu USD, Trung Quốc và Hồng Kông 232,382 triệu USD, Italia 125,685 triệu USD, Hà Lan 119,441 triệu USD, Tây Ban Nha 110,426 triệu USD, trong khối ASEAN 203,050 triệu USD. Đối với Hàn Quốc, một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực, đang tăng cường nhập khẩu thủy sản phục vụ tiêu dùng. Đặc biệt là Trung Quốc, nước láng giềng Việt Nam được biết đến với như một nước dẫn đầu về xuất khẩu cũng đang chuyển hướng từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu thủy sản cho việc chế biến. Bên cạnh đó, chính sách thương mại song phương đang ngày một cải thiện cũng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Một trong những nguyên nhân từ môi trường vĩ mô tác động đến thành quả trong chín tháng đầu năm 2011 là sự tác động của tỷ giá. Gần hai tháng kể từ khi tỷ giá USD/VND biến động tăng mạnh vào ngày 9/8 (tăng tới gần 1,14%, tương ứng tăng trên 230 đồng/USD so với ngày trước đó), đến nay tỷ giá USD/VND vẫn được duy trì ở mức trên 20.800. Tỷ giá duy trì ở mức cao đang tác động lớn đến hoạt động thương mại ngành thủy sản của Việt Nam với nước ngoài. Một mặt, tỷ giá tăng tạo đà tâm lý cho các nhà xuất khẩu tăng cường hoạt động thu gom, chế biến nguyên liệu để thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó tạo lực đẩy cho thị trường nguyên liệu trong nước diễn ra sôi nổi hơn.Tuy nhiên, tỷ giá ở mức cao lại gây sức ép đối với nhập khẩu, tạo tâm lý cầm chừng trong nhập khẩu nguyên liệu. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tháng 9/2011 kim ngạch nhập khẩu thủy sản giảm khá mạnh 21% so với tháng trước, xuống còn 45 triệu USD. Điều này tác động nhất định đến xuất khẩu, trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu một số mặt hàng đang khan hiếm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thị trường chính đều tăng so với cùng kì năm ngoái, tuy nhiên số liệu cho thấy vẫn có sự sụt giảm ở một số thị trường như Đức (31,2% ), Ôxtraylia (8,8% ), Nga( 20%), Mêhico(25,9%) so với cùng kì. b. Xét về mặt hàng xuất khẩu: Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ba quý đầu năm 2011 SẢN PHÂM  Tháng 8/2011 (GT)  Nửa đầu tháng 9/2011 (GT)  So với cùng kỳ 2010 (%)  Từ 1/1 đến 15/9/2011 (GT)  So với cùng kỳ 2010 (%)   Tôm các loại (mã HS 03 và 16)  258,369  119,550  +10,8  1564,212  +21,7   trong đó: - Tôm chân trắng  81,626  35,607  +86,6  4 8,553  +68,9   - Tôm sú  151,263  72,026  -9,4  954,428  +10,6   Cá tra (mã HS 03 và 16)  179,311  67,891  +23,5  1228,365  +29,4   Cá ngừ (mã HS 03 và 16)  30,142  11,479  +35,2  273,390  +31,3   trong đó: - Cá ngừ mã HS 16  13,808  5,408  +34,3  97,477  +24,7   - Cá ngừ mã HS 03  16,334  6,071  +36,0  175,912  +35,3   Cá các loại khác (mã HS 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra)  76,784  29,876  +21,4  484,192  +21,3   Nhuyễn thể (mã HS 0307 và 16)  57,345  29,103  +69,7  392,267  +24,5   Trong đó: - Mực và bạch tuộc  50,634  25,548  +77,0  334,604  +32,4   - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 
Luận văn liên quan