Đề tài Thực trạng xúc tiến đầu tư và công việc chuẩn bị tiền khả thị trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Do hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam chưa thật hoàn hảo nên kết quả đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu thế vận động như sau: - Về cơ cấu ngành: Đầu tư vào các ngành công nghệ cao còn chưa nhiều. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công (hàng may mặc, giày) hoặc lắp ráp (hàng điện tử gia dụng). Đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp thực phẩm, chế biến nông sản. đã làm gia tăng giá trị sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu. Như vậy, vốn FDI hướng mạnh vào các ngành công nghiệp, còn đầu tư chiều sâu và chuyển giao các công nghệ gốc còn hạn chế; đầu tư vào lĩnh vực khác như nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ sản với tỷ trọng không nhiều nhưng đã phát huy tác dụng tốt; một số lĩnh vực đặc thù như dầu khí, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy đến nay vẫn thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. - Về cơ cấu đầu tư theo địa phương: Mặc dù, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng chủ yếu nằm ở các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, các điều kiện kinh tế – xã hội khác thuận lợi và thuộc những vùng có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Do vậy, muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì một trong những công việc trước tiên cần thực hiện là xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động đầu tư như đường giao thông, hệ thống điện, nước, thông tin. - Về cơ cấu đối tác đầu tư: Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài luôn được ủng hộ. Tuy vậy, những năm đầu sau khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ra đời, ta chưa xác định rõ các đối tác có tiềm năng và mong muốn có đầu tư tại Việt Nam như Đông Bắc á, ASEAN, Châu Âu, Bắc Mỹ để có chính sách thu hút và vận động thiết thực và hiệu quả. Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới thời gian qua, Việt Nam cũng tích cực cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong tổng thể cân đối chung của nền kinh tế, Việt Nam vẫn xác định rõ vai trò của vốn trong nước là chủ đạo, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luồng vốn FDI vào Việt Nam nhằm làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhưng không vì thế mà bóp nghẹt sản xuất trong nước, hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu, các công trình đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao, cũng như những lĩnh vực mà nền kinh tế còn yếu kém. Đó là mong muốn từ phía Việt Nam khi thu hút vốn FDI, nhưng việc dòng vốn này vào Việt Nam theo chiều hướng nào lại phụ thuộc rất nhiều vào nhà đầu tư và xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới. Mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư là lợi nhuận, do vậy, họ sẽ nhằm vào những lĩnh vực nhanh chóng thu lợi, những địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi. Đối với các nhà đầu tư lớn, trước mắt họ đầu tư nhằm giữ vững và chiếm lĩnh thị trường trong nước, từ đó thâm nhập vào các thị trường xung quanh nên giai đoạn đầu họ có thể chấp nhận thua lỗ để có thể trở thành nhà cung cấp chính một loại sản phẩm nào đó trong tương lai

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xúc tiến đầu tư và công việc chuẩn bị tiền khả thị trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan