“Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân”.
“Nộp thuế là góp phần xây dựng đất nước”.
Đi dọc các tuyến đường trong thành phố, nếu chú ý, thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp những tấm biển với nội dung như vậy. Tuy nhiên, có người cho rằng: Thuế chính là sự “đóng góp cưỡng bức” của cá nhân, doanh nghiệp cho chính phủ. Dù thuế được sử dụng với mục đích nhằm trang trải cho lợi ích chung cũng như thực hiện các chức năng của mình, và sự đóng góp này dược dựa trên cơ sở pháp luật, mỗi người, mỗi doanh nghiệp đều phải chịu như nhau.
Như vậy, tại sao lại gọi là cưỡng bức? Phải chăng “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, như ông bà ta thường nói, nên người ta không muốn chia sẻ phần lợi ích mà mình có được. Cho dù phần lợi đó là nộp cho nhà nước và được hứa là sẽ phục vụ cho lợi ích chung, có nghĩa là họ cũng sẽ được hưởng phần lợi ích đó. Có thể vì không tin vào lời hứa của chính quyền cũng như không thỏa mãn về những lợi ích chung mà mình nhận được từ khoản đóng góp mà nhà nước gọi là thuế, mà các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức (cũng có thể vì một lý do nào khác) luôn muốn tối thiểu hóa “nghĩa vụ và trách nhiệm” của mình. Các MNCs cũng như thế, cũng luôn tìm cách để thuế phải nộp là thấp nhất.
Vậy thì việc các công ty ra sức tạo dựng hình ảnh của mình với những hoạt động xã hội để làm gì? Trong khi tham gia hoạt động xã hội cũng như đóng thuế, đều là đóng góp vào lợi ích chung của xã hội, cũng là chia sẻ một phần lợi ích của mình cho xã hội. Vậy có điều gì khác biệt ở đây? Chúng tôi và bạn đều biết rằng đó là hai câu chuyện khác. Và trong khuôn khổ bài viết này nhóm chúng tôi xin đi vào tìm hiểu và làm rõ những loại thuế mà một MNCs phải chịu cũng như các biện pháp mà các MNCs áp dụng nhằm tối thiểu hóa phần “đóng góp cưỡng bức” của mình
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thuế và MNCs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
“Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân”.
“Nộp thuế là góp phần xây dựng đất nước”.
Đi dọc các tuyến đường trong thành phố, nếu chú ý, thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp những tấm biển với nội dung như vậy. Tuy nhiên, có người cho rằng: Thuế chính là sự “đóng góp cưỡng bức” của cá nhân, doanh nghiệp cho chính phủ. Dù thuế được sử dụng với mục đích nhằm trang trải cho lợi ích chung cũng như thực hiện các chức năng của mình, và sự đóng góp này dược dựa trên cơ sở pháp luật, mỗi người, mỗi doanh nghiệp đều phải chịu như nhau.
Như vậy, tại sao lại gọi là cưỡng bức? Phải chăng “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, như ông bà ta thường nói, nên người ta không muốn chia sẻ phần lợi ích mà mình có được. Cho dù phần lợi đó là nộp cho nhà nước và được hứa là sẽ phục vụ cho lợi ích chung, có nghĩa là họ cũng sẽ được hưởng phần lợi ích đó. Có thể vì không tin vào lời hứa của chính quyền cũng như không thỏa mãn về những lợi ích chung mà mình nhận được từ khoản đóng góp mà nhà nước gọi là thuế, mà các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức (cũng có thể vì một lý do nào khác) luôn muốn tối thiểu hóa “nghĩa vụ và trách nhiệm” của mình. Các MNCs cũng như thế, cũng luôn tìm cách để thuế phải nộp là thấp nhất.
Vậy thì việc các công ty ra sức tạo dựng hình ảnh của mình với những hoạt động xã hội để làm gì? Trong khi tham gia hoạt động xã hội cũng như đóng thuế, đều là đóng góp vào lợi ích chung của xã hội, cũng là chia sẻ một phần lợi ích của mình cho xã hội. Vậy có điều gì khác biệt ở đây? Chúng tôi và bạn đều biết rằng đó là hai câu chuyện khác. Và trong khuôn khổ bài viết này nhóm chúng tôi xin đi vào tìm hiểu và làm rõ những loại thuế mà một MNCs phải chịu cũng như các biện pháp mà các MNCs áp dụng nhằm tối thiểu hóa phần “đóng góp cưỡng bức” của mình.
Với thời gian và kiến thức có hạn, bài viết chắc chắn sẽ có những sai sót nhất định. Chính vì vậy mà nhóm rất mong sự góp ý của Cô và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn và lấp đầy những lỗ hỏng do sai sót.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MNCs
Sơ đồ hoạt động chung
Quản trị rủi ro thuế - yếu tố quyết định công tác quản trị công ty
Rủi ro thuế là gì?
Rủi ro về thuế định nghĩa như sau: Bất cứ sự kiện, hành động hay không hành động nào về chiến lược thuế, hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hay vấn đề tuân thủ luật pháp làm ảnh hưởng có hại đến tình hình thuế hay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc dẫn đến bị phạt, phải nộp thêm thuế, ảnh hưởng đến uy tín, mất cơ hội kinh doanh hoặc có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Thuế và uy tín doanh nghiệp
Mục tiêu về thuế
Thuế là khoản tiền mà Chính phủ thu từ xã hội nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý công và đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ bản, phục vụ lợi ích chung. Nghĩa vụ nộp thuế là bắt buộc với các cá nhân, cũng như tổ chức khi xuất hiện một khoản thu nhập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đây lại là một trong những nghĩa vụ bị vi phạm nhiều nhất, cả về quy mô lẫn hình thức. Các doanh nghiệp, tổ chức đều không muốn phải chi ra để đóng thuế, họ tìm mọi cách trốn tránh, nếu không thể tránh thì tìm cách nào để giảm thiểu số tiền thuế phải nộp. Các công ty đa quốc gia cũng có những hành động tương tự, họ tìm mọi thủ thuật để giảm thiểu khoản tiền này, tất nhiên, đó là hành vi không được trung thực, nhưng các công ty có những lý do để tiến hành chiến lược tối thiểu hóa thuế phải nộp:
- Nếu không có phần thuế phải nộp, doanh nghiệp sẽ có thêm được lợi nhuận, nhiều cá nhân, cổ đông sẽ thêm thu nhập, đó là mong muốn của tất cả các thành viên trong công ty.
- Với quy mô lớn, thậm chí rất lớn, các công ty đa quốc gia kinh doanh trên thị trường toàn cầu, doanh thu và lợi nhuận thu về được tính bằng con số hàng tỷ USD mỗi năm, do đó, chỉ cần một tỉ lệ phần trăm không cao thuế phải nộp, khi quy ra số tiền tuyệt đối sẽ là một con số không hề nhỏ. Vì thế, các doanh nghiệp luôn có động cơ tìm mọi cách giảm khoản này xuống càng thấp càng tốt.
THUẾ vs MNCs
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Vì sao cần phải có thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước.
Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.
Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới.
Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. ??????????% ngân sách
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.
Thuế chuyển lợi nhuận về nước
MNCs hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới nên doanh thu của nó cũng chính là tổng doanh thu của các chi nhánh nước ngoài. Theo tính chất “Nhập gia tùy tục” thì các MNCs phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp như các công ty nội địa là lẽ đương nhiên, nhưng bên cạnh đó thì họ còn phải đóng thêm một khoản thuế gọi là “Thuế chuyển lợi nhuận về nước” đánh trên số lợi nhuận từ công ty con của MNCs ở quốc gia sở tại chuyển về công ty mẹ ở quốc gia khác.
Khoản Thuế này được quy định khác nhau ở các quốc gia khác nhau do chính sách kinh tế, chính trị của mỗi nước khác nhau:
Đối với những quốc gia có chủ trương khuyến khích nguồn đầu tư từ nước ngoài để tranh thủ phát triển kinh tế cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật thì sẽ xây dựng Luật Thuế với những chính sách ưu đãi như Thuế thu nhập thấp, Thuế chuyển lợi nhuận về nước thấp hoặc cũng có thể là tối thiểu ở mức có thể (Việt Nam là 0 %).
Đối với những quốc gia coi trọng nguồn tài chính trong nước, nền kinh tế thì lại phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn vốn cũng như khoản tài chính từ nước ngoài, đồng thời cũng muốn bảo hộ các ngành sản xuất trong nước thì sẽ xây dựng Luật thuế trong nước thắt chặt hơn, họ sẽ đánh Thuế thu nhập của các doanh nghiệp nước ngoài cao cũng như thuế trên khoản lợi nhuận chuyển về công ty mẹ cao. Họ khuyến khích việc tái sử dụng khoản lợi nhuận đó để tiếp tục đầu tư vào việc sản xuất, phát triển nền kinh tế nội địa chứ không muốn bị thâm hụt một khoản lớn tiền trong nước về tay quốc gia khác.
Với sự khác nhau ở trên thì các MNCs có khuynh hướng lựa chọn đầu tư vào những quốc gia nào có Thuế suất thấp, càng thấp càng tốt; khi đó họ sẽ tối đa hóa được khoản lợi nhuận thu được. Tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc với những quốc gia có Thuế cao nhưng suất sinh lợi lại lớn vô cùng, và tỉ lệ thuế cao đấy chỉ phải áp dụng trong một khoản thời gian nào đấy, sau khoản thời gian đấy thì MNCs có thể tự do chuyển về nước. Tóm lại các MNCs sẽ cân nhắc phương án nào để tối thiểu hóa Thuế và tối đa hóa Lợi nhuận thu được.
Hiệp định chống đánh thuế hai lần
Giới thiệu chung
Việt nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với hơn 40 nước trên thế giới.
Mục đích ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
Các hiệp định Việt nam đã ký kết:
TT
Tên nước
Ngày ký
Hiệu lực ngày
01
Úc
13/10/1992 Hà Nội
30/12/1992
02
Pháp
10/02/1993 Hà Nội
01/7/1994
03
Thái Lan
23/12/1992 Hà Nội
29/12/1992
04
Nga
27/5/1993 Hà Nội
21/3/1996
05
Thụy Điển
24/3/1994 Stockholm
08/8/1994
06
Hàn Quốc
20/5/1994 Hà Nội
11/9/1994
07
Anh
09/4/1994 Hà Nội
15/12/1994
08
Singapore
02/3/1994 Hà Nội
09/9/1994
09
Ân Độ
07/9/1994 Hà Nội
02/02/1995
10
Hungari
26/8/1994 Budepest
30/6/1995
11
Ba Lan
31/8/1994 Vác-xa-va
21/12/1994
12
Hà Lan
24/01/1995 La Hay
25/10/1995
13
Trung Quốc
17/5/1995 Bắc Kinh
18/10/1996
14
Đan mạch
31/5/1995 Copenhagen
24/4/1996
15
Na uy
01/6/1995 Oslo
14/4/1996
16
Nhật Bản
24/10/1995 Hà Nội
31/12/1995
17
Đức
16/11/1995 Hà Nội
27/12/1996
18
Rumani
08/7/1995 Hà Nội
24/4/1996
19
Malaysia
07/9/1995 KualaLumpur
13/8/1996
20
Lào
14/01/1996 Viên-chăn
30/9/1996
21
Bỉ
28/02/1996 Hà Nội
25/6/1999
22
Lucxambua
04/3/1996 Hà Nội
19/5/1998
23
Uzbekistan
28/3/1996 Hà Nội
16/8/1996
24
Ucraina
08/4/1996 Hà Nội
22/11/1996
25
Thuỵ Sĩ
06/5/1996 Hà Nội
12/10/1997
26
Mông Cổ
09/5/1996 Ulan Bator
11/10/1996
27
Bungari
24/5/1996 Hà Nội
04/10/1996
28
Italia
26/11/1996 Hà Nội
20/02/1999
29
Belarus
24/4/1997 Hà Nội
26/12/1997
30
Séc
23/5/1997 Hà Nội
03/02/1998
31
Canada
14/11/1997 Hà Nội
16/12/1998
32
Indonesia
22/12/1997 Hà Nội
10/02/1999
33
Đài Loan
06/4/1998 Hà Nội
06/5/1998
34
An-giê-ri
06/12/1999 An-giê
Chưa có hiệu lực
35
Mi-an-ma
12/5/2000 Yangon
12/8/2003
36
Phần Lan
21/11/2001 Hensinki
26/12/2002
37
Phi-lip-pin
14/11/2001 Manila
29/9/2003
38
Iceland
03/4/2002 Iceland
27/12/2002
39
CHDCND Triều Tiên
03/5/2002 Bình Nhưỡng
Chưa có hiệu lực
40
Cu Ba
26/10/2002 La Havana
26/6/2003
41
Pakistan
25/3/2004 Islamabad
04/02/2005
42
Băngladet
22/3/2004 Dacca
19/8/2005
43
Tây Ban Nha
07/3/2005 Hà Nội
22/12/2005
44
Xay-sen
04/10/2005 Hà Nội
07/7/2006
45
Xri-Lan ca
26/10/2005 Hà Nội
28/9/2006
46
Ai-cập
06/3/2006 Cairo
Chưa có hiệu lực
47
Bru-nây
16/8/2007 Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bru-nây)
Chưa có hiệu lực
48
Ai-len
10/3/2008 Dublin
Chưa có hiệu lực
49
Ô-man
18/4/2008 Hà Nội
Chưa có hiệu lực
50
Áo
02/6/2008 Viên
Chưa có hiệu lực
Phạm vi áp dụng hiệp định
Hiệp định chỉ áp dụng đối với các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt nam hoặc là đối tượng cư trú của Nước ký kết.
Các loại thuế áp dụng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nguyên tắc áp dụng
Trường hợp có mẫu thuẫn giữa các qui định tại Hiệp định và các qui định về thuế tại các luật trong nước sẽ thực hiện theo các qui định tại Hiệp định.
Trường hợp tại Hiệp định có các qui định theo đó Việt nam có quyền thu thuế nhưng luật thuế của Việt nam chưa có qui định về thu thuế đó hoặc qui định với mức độ thấp hơn thì áp dụng theo các qui định tại luật thuế của Việt nam.
Việc xử lý miễn, giảm thuế theo các qui định của Hiệp định không áp dụng theo cơ chế "tự động". Các đối tượng muốn được hưởng ưu đãi theo Hiệp định phải thực hiện theo các thủ tục qui định tại Mục IV - Thông tư 95/1997/TT/BTC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt nam và Thông tư số 37/2000/TT/BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 95/1997/TT/BTC ngày 29/12/1997.
Cơ quan giải quyết
- Tổng cục Thuế
Giải quyết xin miễn giảm thuế theo Hiệp định do Cục thuế chuyển lên sau khi đã tập hợp đủ hồ sơ trong các trường hợp sau:
(a) Tổng số tiền thuế của một đối tượng nộp thuế cho năm tính thuế có liên quan trên 500.000.000 đồng Việt nam; hoặc
(b) Đối với các đối tượng nộp thuế có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố; hoặc
(c) đối tượng nộp thuế có các giao dịch, hợp đồng nội bộ không theo nguyên tắc giá thị trường giữa các chủ thể kinh doanh độc lập.
- Cục thuế các tỉnh, thành phố
Giải quyết các trường hợp xin áp dụng Hiệp định khác.
Ngoài ra, các MNCs còn được một sự bồi hoàn đối với thuế gia tăng, gọi là Tín dụng thuế. Hầu hết các nước kể cả Mỹ, đã cấp các khoản tín dụng thuế cho các loại thuế mà chi nhánh công ty đã trả trên cùng một thu nhập. Ví dụ, nếu có một chi nhánh đặt tại nước ngoài có thu nhập trước thuế là $100, đã trả $30 tiền thuế nội địa và chuyển $70 còn lại sang công ty mẹ của nó dưới hình thức cổ tức, sẽ đánh thuế $34 (34%*100) nhưng lại cung cấp một tín dụng thuế nước ngoài đối với $30 đã trả cho nước ngoài, và công ty mẹ chỉ còn phải trả $4. Tín dụng thuế nước ngoài từ những vụ chuyển tiền khác có thể được sử dụng để bù hoàn những khoản gia tăng này. Ví dụ, nếu một chi nhánh ở nước ngoài kiếm được $100 trước thuế, chi $45 thuế nội địa, rồi chuyển $55 còn lại dưới hình thức cổ tức, công ty mẹ sẽ giải tỏa với một tín dụng thuế nước ngoài là $11, khoản chênh lệch giữa $34 thuế nợ và $45 thuế đã trả ở nước ngoài.
THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM
Các loại thuế tác động lên MNCs khi hoạt động ở Việt Nam
. Thuế môn bài
Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Căn cứ xác định mức thuế môn bài là vốn đăng ký của năm trước liền kề với năm tính thuế.
Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh năm thành lập để xác định mức thuế môn bài.
Mỗi khi có thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, cơ sở kinh doanh phải kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để làm căn cứ xác định mức thuế môn bài của năm sau. Nếu không kê khai thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế môn bài phải nộp)
Quy định:
Vốn đăng ký(VĐK) :trên 10 tỷ- Mức thuế môn bài (MTMB) cả năm là: 3 triệu
VĐK : Từ 5 tỷ - 10 tỷ - MTMB là 2 triệu
VĐK : Từ 2 tỷ - dưới 5 tỷ - MTMB là 1,5 triệu
VĐK : Dưới 2 tỷ - MTMB là 1 triệu
LOẠI
VỐN ĐĂNG KÝ (VNĐ)
MỨC THUẾ MÔN BÀI
CẢ NĂM (VNĐ)
Đơn vị hạch toán độc lập
Trên 10 tỷ
3.000.000
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
2.000.000
Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ
1.500.000
Dưới 2 tỷ
1.000.000
Mỗi chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh
1.000.000
“Các đơn vị thành lập sau ngày 30/6 thì chỉ nộp môn bài bằng 50% mức thuế cả năm.
Thời hạn nộp thuế : Ngày 30/1 đối với những cơ sở đã hình thành từ các năm trước ; 30 ngày kể từ ngày thành lập mới chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu.”
Trích “Những điều doanh nghiệp cần biết sau khi đăng ký thuế” – theo chi cục thuế TP HCM
. Thuế giá trị gia tăng
Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với tính ưu điểm cuả thuế giá trị gia tăng là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế.
Cơ sở cuả thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm cuả sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở cuả thuế giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Do đó cơ chế hoạt động cuả thuế giá trị gia tăng được quy định nhưa sau:
Một trong những nguyên tắc cơ bản cuả thuế giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.
Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá (hoặc dịc