Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong
những thập niên cuối của thế kỷ 20 đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển
kinh tế xã hội toàn cầu. Chính trên nền tảng đó, một phương thức thương mại
mới đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đó là thương mại điện tử.
Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp
cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông
tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Với thương mại điện tử, các
doanh nghiệp cũng có thể đưa các thông tin về sản phẩm của mình đến các
đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phí
thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới,
các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vànhỏ, bộ phận
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã bước đầu
nhận thức được ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện
tử. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanh
nghiệp cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thương mại điện
tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thể nói mới ở mức độ sơ
khởi. Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng cho mình một chiến
lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiệnnay nhằm tiếp cận nhiều
hơn nữa với thương mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phương
thức kinh doanh này đem lại. Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài
“Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
94 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 1 A5 - K38B
Trường đại học ngoại thương
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
*****
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THỰC TRẠNG
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN QUANG MINH
Sinh viên thực hiện: Lê Thu Phương
Lớp: A5 - K38B
HÀ NỘI - 2003
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 2 A5 - K38B
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4
I. Khái niệm và sự ra đời của thương mại điện tử 4
1. Khái niệm thương mại điện tử 4
2. Sự ra đời của thương mại điện tử 6
II. Các phương thức hoạt động của thương mại điện tử 7
1. Các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong thương mại điện tử 7
2. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử 10
3. Các loại giao tiếp trong thương mại điện tử 13
4. Các giao dịch thương mại điện tử 13
III. Lợi ích của thương mại điện tử 17
1. Giúp doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú 17
2. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khi mua
hàng
18
3. Giảm chi phí sản xuất 18
4. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị 19
5. Giảm chi phí giao dịch 19
6. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác 20
7. Tạo điều kiện sớm tiếp cận “nền kinh tế số hoá” 20
IV. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới 20
CHƯƠNG 2: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
25
I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 25
1. Nhận thức về thương mại điện tử 26
2. Hạ tầng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử 28
3. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông 30
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 3 A5 - K38B
4. Hạ tầng cơ sở nhân lực 39
5. Thanh toán điện tử 42
6. Bảo mật thông tin 44
7. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 45
II. Thực trạng áp dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam
46
1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 46
2. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam
48
3. Một số hạn chế trong việc ứng dụng thương mại điện tử ở doanh
nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
56
III. Triển vọng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
59
1. Triển vọng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam
59
2. Thuận lợi và khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong việc ứng dụng thương mại điện tử
60
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM
67
I. Phương hướng phát triển thương mại điện tử trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
67
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển thương mại điện tử ở Việt
Nam
67
2. Phương hướng phát triển thương mại điện tử trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
69
II. Giải pháp phát triển ứng dụng thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
73
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 4 A5 - K38B
1. Về phía Chính phủ 73
2. Về phía các doanh nghiệp 78
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 5 A5 - K38B
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong
những thập niên cuối của thế kỷ 20 đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển
kinh tế xã hội toàn cầu. Chính trên nền tảng đó, một phương thức thương mại
mới đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đó là thương mại điện tử.
Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp
cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông
tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Với thương mại điện tử, các
doanh nghiệp cũng có thể đưa các thông tin về sản phẩm của mình đến các
đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phí
thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới,
các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ phận
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã bước đầu
nhận thức được ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện
tử. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanh
nghiệp cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thương mại điện
tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thể nói mới ở mức độ sơ
khởi. Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng cho mình một chiến
lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nhằm tiếp cận nhiều
hơn nữa với thương mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phương
thức kinh doanh này đem lại. Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài
“Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 6 A5 - K38B
Thứ nhất, bước đầu tìm hiểu một số khái niệm về thương mại điện tử để
tiến tới một nhận thức toàn diện hơn về thương mại điện tử, điều mà các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nên biết khi quan tâm đến việc ứng dụng thương
mại điện tử.
Thứ hai, nhấn mạnh xu thế tất yếu phải tham gia vào thương mại điện tử
qua vài nét phác hoạ về tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới,
một số khu vực kinh tế và một số nước điển hình.
Thứ ba, phân tích tình tình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam nói
chung và ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng, qua đó đưa ra
một vài đánh giá sơ bộ về thực trạng áp dụng thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Thứ tư, trên cơ sở phân tích đánh giá, đưa ra một số phương hướng phát
triển ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam,
đồng thời đề cập đến một số giải pháp về phía chính phủ và về phía bản thân
các doanh nghiệp để có thể phát triển hơn nữa ứng dụng thương mại điện tử.
Thương mại điện tử đã và đang bắt đầu được áp dụng trong nhiều doanh
nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp lớn có điều kiện thuận lợi về vốn
và công nghệ. Tuy nhiên, trong điều kiện giới hạn về thời gian và tài liệu,
khoá luận này chỉ xin tập trung nghiên cứu việc ứng dụng thương mại điện tử
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài bao gồm phân tích, tổng
hợp, so sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Đồng thời, để cung cấp thông tin
được chính xác, cập nhật, đề tài có sử dụng một số sách, đề tài nghiên cứu về
các vấn đề có liên quan, các tạp chí và thông tin trên Internet.
4. Kết cấu của đề tài:
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 7 A5 - K38B
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển ứng dụng thương mại
điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo, ThS. Nguyễn Quang Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong
quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp này. Đồng thời,
em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại
thương cùng các bạn đã giúp đỡ em thực hiện đề tài.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 8 A5 - K38B
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I. KHÁI NIỆM VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử từ khi ra đời đã có nhiều tên gọi khác nhau như
“thương mại trực tuyến”(online trade) (hay còn gọi là “thương mại tại
tuyến”), “thương mại điều khiển học” (cybertrade), “kinh doanh điện tử”
(electronic business), “thương mại không có giấy tờ” (paperless commerce
hoặc paperless trade)…Tuy nhiên, cho đến nay, tên gọi “thương mại điện tử”
(electronic commerce) được sử dụng nhiều nhất rồi trở thành quy ước chung
và được đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có
thể được dùng và hiểu với cùng một nội dung.
Theo quan niệm phổ biến, thương mại điện tử (Electronic Commerce),
một yếu tố hợp thành của “nền kinh tế số hoá”, là hình thái hoạt động thương
mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy
trong bất kỳ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là “thương
mại không có giấy tờ”)
Trong định nghĩa trên, chữ “thông tin” (information) không được hiểu
theo nghĩa hẹp là “tin tức” mà là bất cứ cái gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật
điện tử, bao gồm cả thư từ, các tập tin văn bản (text-based file), các cơ sở dữ
liệu (database), các bảng tính (spreadsheet), các bản vẽ thiết kế bằng máy tính
điệ tử (computer-aid design: CAD), các hình đồ hoạ (graphical image), quảng
cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, biểu giá, hợp đồng, hình ảnh động(video
image), âm thanh,...
Theo Đạo luật mẫu về thương mại điện tử do Uỷ ban thuộc Liên hợp
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 9 A5 - K38B
quốc về Luật thương mại quốc tế soạn thảo và đã được Liên hợp quốc thông
qua thì “Thương mại” (Commerce) trong “thương mại điện tử” (Electronic
Commerce) bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính
chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính
thương mại (commercial) bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch
sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá,
dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa
hồng (factoring); cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn;
kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả
thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác
công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá, hành khách bằng đường
biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
Uỷ ban châu Âu cũng đưa ra định nghĩa thương mại điện tử như sau:
Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện kinh doanh qua các phương
tịên điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn
bản, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm
nhiều hành vi, trong đó có hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận
các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu
điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên mạng; mua sắm công
cộng; tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối
với thương mại hàng hoá (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên
dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ
pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo
dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo).
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả
các sản phẩm được giao nhận cũng như các thông tin số hoá qua mạng
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 10 A5 - K38B
Internet.
Còn theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Thương mại
điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ
liệu qua các mạng truyền thông như Internet.
Như vậy, “thương mại” trong “thương mại điện tử” không chỉ là buôn
bán hàng hoá (trade) theo cách hiểu thông thường mà còn bao quát một phạm
vi rộng hơn nhiều, do đó, việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi
cách thức hoạt động của hầu hết các hoạt động kinh tế. Theo ước tính hiện
nay, thương mại điện tử có tới trên 1300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó buôn
bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
2. Sự ra đời của thương mại điện tử
Thương mại điện tử ra đời trên cơ sở sự ra đời và phát triển của Internet -
mạng máy tính toàn cầu. Ý tưởng về Internet xuất hiện từ những năm 1960
khi Bộ quốc phòng Mỹ bắt tay vào thực hiện việc nghiên cứu kết nối các máy
tính thành một mạng lưới chằng chịt để khi một mối liên kết bị phá hỏng thì
các máy tính vẫn có thể nối kết với nhau bằng các mối liên hệ khác. Trong
thời gian này, Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng cao cấp của Mỹ
(ARPA) đã tìm kiếm các công nghệ truyền thông cho phép truyền thông liên
tục thậm chí cả khi các trung tâm điều khiển không hoạt động được. Điều này
dẫn tới việc nghiên cứu các công nghệ chuyển mạch gói. Kết quả là, tới năm
1977, hai giao thức chuyển mạch gói là Giao thức điều khiển truyền thông
(TCP) và Giao thức Internet (IP) được phát minh và trở thành hai giao thức cơ
bản của Internet.
Một bước quan trọng trong cuộc cách mạng Internet là việc Trung tâm
khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF) thiết lập ra một số trung tâm siêu máy tính
quốc gia vào năm 1986. NSF đã liên kết các siêu máy tính và cho phép các
mạng máy tính của khu vực và các trường đại học được kết nối vào. Hơn thế
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 11 A5 - K38B
nữa, để sử dụng mạng truy cập từ xa các siêu máy tính của NSF, người ta đã
phát triển các chương trình ứng dụng như là thư điện tử, giao thức truyền tệp
và các nhóm tin để việc chia sẻ thông tin được thuận tiện hơn. Liên kết của
các trường đại học với mạng của NSF để kết nối được với các siêu máy tính
chính là nguồn gốc của Internet ngày nay.
Internet tiếp tục phát triển rộng thành mạng toàn cầu khi các nước khác
cũng xin gia nhập mạng. Đặc biệt, khi có sự phát triển của World Wide Web
(www) và sự ra đời của các trình duyệt web đồ hoạ, Internet đã nhanh chóng
thu hút được sự quan tâm chú ý của những người ở ngoài cộng đồng giáo dục
và chính phủ. Với tính chất quốc tế và những tiện ích của các dịch vụ Internet,
các nhà quảng cáo và sau đó là các doanh nghiệp đã không bỏ lỡ cơ hội làm
ăn trên mạng. Từ đó, một phương thức kinh doanh mới của thương mại toàn
cầu xuất hiện và khái niệm thương mại điện tử ra đời. Sau đó, Đạo luật mẫu
về thương mại điện tử do Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về thương mại quốc tế
(UNCITRAL: United Nations Comission on International Trade Law) soạn
thảo đã được Liên Hiệp Quốc chính thức thông qua, trở thành một cơ sở pháp
lý chính thức cho thương mại điện tử trên thế giới.
II. CÁC PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong thương mại điện tử
1.1 Điện thoại
Điện thoại là một phương tiện được sử dụng nhiều trong giao dịch
thương mại bởi tính dễ sử dụng và sự phát triển rộng rãi của mạng điện thoại
trên toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển của điện thoại di động và liên lạc qua
vệ tinh. Qua điện thoại, các đối tác có thể liên lạc, trao đổi trực tiếp với nhau
bằng giọng nói. Với đặc điểm này, nhiều loại dịch vụ có thể cung cấp trực
tiếp qua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giải trí...
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 12 A5 - K38B
Tuy nhiên, hạn chế của điện thoại là chỉ truyền tải được âm thanh, giao dịch
chính thức vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Ngoài ra, chi phí cho giao dịch qua
điện thoại, nhất là điện thoại đường dài trong nước và quốc tế vẫn còn cao nên
hiệu quả kinh tế thấp.
1.2 Máy Fax
Ưu điểm lớn nhất của máy fax là cho phép truyền các văn bản trên giấy
trong thời gian rất ngắn, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với cách
gửi thư và công văn truyền thống, đặc biệt là khi các đối tác giao dịch ở các
nước khác nhau. Tuy nhiên, máy fax có một số hạn chế như không thể truyền
tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều nên ít hấp dẫn đối với
người sử dụng. Hơn nữa, giá thiết bị và chi phí sử dụng còn cao nên việc sử
dụng máy fax có tính kinh tế thấp.
1.3 Truyền hình
Mức độ phổ thông của máy thu hình trên toàn thế giới và tầm phủ sóng
rộng rãi của vô số các kênh truyền hình đặc biệt là với sự phát triển của hệ
thống cáp quang và truyền hình phủ sóng qua vệ tinh đã khiến các nhà kiinh
doanh tìm thấy ở truyền hình một phương tiện kinh doanh hữu hiệu với việc
thực hiện các chương trình quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, điểm hạn
chế là truyền hình chỉ là công cụ viễn thông một chiều. Qua truyền hình,
những khách hàng quan tâm đến sản phẩm được quảng cáo không thể tìm
kiếm các dịch vụ chào hàng cũng như đàm phán với người bán về các điều
khoản cụ thể. Hiện nay, nhờ được kết nối với máy tính điện tử, công dụng của
máy thu hình đã được mở rộng hơn và nhược điểm này có thể được khắc
phục.
1.4 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
Trong thương mại điện tử việc thanh toán có thể được thực hiện thông
qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử. Đây thực chất là
các phương tiện cho phép tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 13 A5 - K38B
khác. Những phương tiện được sử dụng rộng rãi trong thanh toán điện tử là
máy rút tiền tự động (ATM: Automatic Teller Machine), các loại thẻ tín dụng
(credit card), thẻ mua hàng (purchasing card), thẻ thông minh (smart card - là
một loại thẻ từ có gắn vi chíp điện tử mà thực chất là một máy tính điện tử rất
nhỏ)...
1.5 Intranet và Extranet
Mạng nội bộ (Intranet) theo nghĩa rộng là mạng thông tin trong nội bộ
một cơ quan, một doanh nghiệp. Bằng sự nối kết giữa các máy tính điện tử
trong cơ quan, doanh nghiệp cùng với các liên lạc di động , các thành viên
trong cơ quan, doanh nghiệp đó có thể liên lạc, trao đổi thông tin và phối hợp
hoạt động với nhau thông qua mạng này. Theo nghĩa hẹp, mạng nội bộ có thể
là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, gọi là mạng cục bộ (LAN: Local
Area Network), hoặc mạng kết nối các máy tính trong một khu vực rộng lớn
hơn, gọi là mạng miền rộng (WAN: Wide Area Network). Hai hay nhiều
mạng nội bộ liên kết với nhau sẽ tạo thành một liên mạng nội bộ hay còn gọi
là mạng ngoại bộ (Extranet) và tạo ra một cộng đồng điện tử liên xí nghiệp
(inter-enterprise electronic community) .
1.6 Internet và Web
Khi nói Internet là nói tới một phương tiện liên kết các mạng với nhau
trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP. Công nghệ
Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức
chuẩn quốc tế HTTP (HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền siêu
văn bản) với các trang siêu văn bản viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
HTML (HyperText Markup Language), tạo ra hàng chục dịch vụ khác nhau,
nhưng nổi bật nhất tới nay là dịch vụ World Wide Web ra đời năm 1991
(thường gọi tắt là web, viết tắt là WWW). Web là công nghệ sử dụng các siêu
liên kết văn bản (hyper link, hyper text), là một giao thức để tạo ra các liên
kết động trong hoặc giữa các văn bản, hay nói cách khác là tạo ra các văn bản
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lª Thu Ph¬ng 14 A5 - K38B
chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác. Nó cho phép người sử dụng tự
động chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang một cơ sở dữ liệu khác. Bằng cách
đó, người sử dụng có thể truy cập các thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, đồ hoạ, âm thanh...
Web với tư cách là một không gian ảo cho thông tin đã được toàn thế giới
chấp nhận làm tiêu chuẩn giao tiếp thông tin.
Ngày nay, do công nghệ Internet được áp dụng rộng rãi vào việc xây
dựng các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ nên càng ngày người ta càng hiểu
các mạng này là các “phân mạng” (subnet) của Internet. Sự ra đời và phát
triển của Internet đã tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá, tạo ra
bước phát triển mới của ngành truyền thông và đã trở thành công cụ quan
trọng nhất của thương mại điện tử. Dù có hay không có Internet/Web, ta vẫn
có thể làm thương mại điện tử (qua các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ cùng
với các phương tiện điện tử khác), song