Đề tài Thủy ngân – Hiểm họa khó lường

Ngày nay chúng ta có thể thấy được những hậu quả vô cùng đau thương của nhiễm độc thủy ngân như thảm họa Minamata, thảm họa Nigata, thảm họa ở Canada . Đặc biệt, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Ngày nay thủy ngân là tác nhân chủ yếu trong nhiều khí cụ vật lý: áp kế kỹ thuật, khí áp kế, bơm chân không; nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị phổ dụng nhất trên thế giới; đèn thủy ngân - thạch anh tạo ra bức xạ tử ngoại rất mạnh được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp hóa học.do vậy nguy cơ nhiếm độc thủy ngân là rất cao. Thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như cá thịt cũng có thể chứa thủy ngân mà chúng ta không hề hay biết. Mới đây, một quan chức Nhật Bản cho biết thịt cá voi và cá heo cung cấp cho các buổi ăn trưa tại những trường học trên toàn nước này đã nhiễm một lượng thủy ngân vượt xa tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Có thể nói nhiễm độc thủy ngân là vô hình và khó phòng tránh. Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách công bằng. Thủy ngân chính là một “người bạn” thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng đắn. Vậy câu hỏi đặt ra là sử dụng thủy ngân như thế nào để thủy ngân mãi là bạn chứ không phải là kẻ thù của con người? Những nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ đâu? Làm cách nào để phòng tránh .Bài báo cáo: “Thủy ngân, hiểm họa khó lường” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

docx40 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thủy ngân – Hiểm họa khó lường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN d&c ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI: THỦY NGÂN – HIỂM HỌA KHÓ LƯỜNG GVHD: TS. Lê Quốc Tuấn Thực hiện: Nhóm 2_Lớp DH08DL Phạm Quốc Khánh 08157086 Lăng Thị Quan Mai 08146117 Phạm Thị Thiên Lý 08157118 Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc 08157138 Kon Jan Yong Nhòng Lập 08157280 Nguyễn Thị Phương Thúy 08157222 Nguyễn Minh Tuấn 08157246 TP. Hồ Chí Minh 10/2011 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay chúng ta có thể thấy được những hậu quả vô cùng đau thương của nhiễm độc thủy ngân như thảm họa Minamata, thảm họa Nigata, thảm họa ở Canada…. Đặc biệt, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Ngày nay thủy ngân là tác nhân chủ yếu trong nhiều khí cụ vật lý: áp kế kỹ thuật, khí áp kế, bơm chân không; nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị phổ dụng nhất trên thế giới; đèn thủy ngân - thạch anh tạo ra bức xạ tử ngoại rất mạnh được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp hóa học...do vậy nguy cơ nhiếm độc thủy ngân là rất cao. Thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như cá thịt…cũng có thể chứa thủy ngân mà chúng ta không hề hay biết. Mới đây, một quan chức Nhật Bản cho biết thịt cá voi và cá heo cung cấp cho các buổi ăn trưa tại những trường học trên toàn nước này đã nhiễm một lượng thủy ngân vượt xa tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Có thể nói nhiễm độc thủy ngân là vô hình và khó phòng tránh. Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách công bằng. Thủy ngân chính là một “người bạn” thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng đắn. Vậy câu hỏi đặt ra là sử dụng thủy ngân như thế nào để thủy ngân mãi là bạn chứ không phải là kẻ thù của con người? Những nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ đâu? Làm cách nào để phòng tránh….Bài báo cáo: “Thủy ngân, hiểm họa khó lường” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu nguồn gốc, thuộc tính, các dạng tồn tại của thủy ngân trong môi trường. - Cơ chế lan truyền, gây độc của thủy ngân và những ảnh hưởng của thủy ngân đối với sức khỏe con người và môi trường. - Những nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và biểu hiện khi nhiễm độc. - Một số cách phòng tránh nhiễm độc thủy ngân. 3. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài Qua đề tài này hy vọng sẽ giúp trang bị một số kiến thức cơ bản để các bạn và gia đình có thể an tâm khi sử dụng những sản phẩm, thiết bị có liên quan đến thủy ngân. TỔNG QUAN VỀ THỦY NGÂN 1. Định nghĩa Thủy ngân, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Hg (từ tiếng Hy Lạp hydrargyrum hay còn gọi là nước bạc) và số nguyên tử 80. Là một kim loại chuyển tiếp nặng có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác. Thủy ngân thu được chủ yếu bằng phương pháp khử khoáng chất chu sa. Trong thiên nhiên thuỷ ngân tồn tại ở trong các quặng sunfua goi cinabre (quặng xinaba ) thành phần chính là HgS hàm lượng từ 0,1 – 4%. (còn gọi là Thần sa hay Chu sa). Khoảng 50% sự cung cấp toàn cầu đến từ Tây Ban Nha và Ý, và phần lớn số còn lại từ Slovenia,Nga và Bắc Mỹ. 2. Tính chất 2.1. Tính chất vật lý - Hg là kim loại thể lỏng ở 0oC. - Số hiệu nguyên tử : 57 - Khối lượng nguyên tử: 200,59 u - Khối lượng riêng:13,6 g/cm3 - Đống vị: có 24 đồng vị - Màu sắc : màu trắng bạc, lóng lánh - Điểm sôi: 3570C; 629,88K; 674,11F - Nhiệt độ nóng chảy: 234,32K; -37,89oF - Thể tích phân từ 14,09 cm3/mol - Điểm đông đặc: -40oC - Bán kính nguyên tử: 1,60Ao - Bán kính Vanderwaals: 155pm - Cấu hình electron: [Xe]4f145d106s2 - Cấu trúc tinh thể: lăng tụ xiên - Năng lượng ion hoá thứ nhất: 1007,1 kJ/mol - Năng lượng ion hóa thứ 2: 1810 kJ/mol - Năng lượng ion hoá thứ 3: 3300 kJ/mol - Tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt. - Thuỷ ngân rất dễ bốc hơi vì sức căng hơi của nó rất thấp ở 20oC, nồng độ bảo hoà của hơi Hg tới 20 mg/m3. - Sự phân bố của Hg trong vỏ quả đất (úng với thành phần thạch quyển ): 7.10-7% số nguyên tử, và chiếm 7.10-6% khối lượng. 2.2. Tính chất hóa học Khi có mặt oxy, thuỷ ngân dễ dàng bị oxy hoá chuyển từ dạng kim loại (Hg), dạng lỏng hoặc khí sang trạng thái ion, (Hg2+). Nó cũng dễ dàng kết hợp với những phân tử hữu cơ tạo nên nhiều dẫn xuất thuỷ ngân. Hoạt tính hóa học của các nguyên tố trong nhóm II B giảm dần khi khối lượng nguyên tử tăng. Mặc dù là kim loại đứng sau Hidro, nhưng Hg lại có hoạt tính hóa học cao là do Hg ở trạng thái lỏng làm cho phản ứng xảy ra dễ dàng hơn. - Không phản ứng với hidro. - Ở nhiệt độ thường, khi tiếp xúc với không khí khô, Hg không bị biến đổi, nhưng khi nung nóng thì Hg bị cháy nhưng chậm (bề mặt Hg bị sạm đi), tạo ra oxit HgO. Hg phản ứng trực tiếp với lưu huỳnh khi nghiền S bột với Hg tạo ra HgS. - Phản ứng với các halogen tạo ra các halogenua như HgI có màu đỏ - Thủy ngân tạo ra hợp kim với phần lớn các kim loại, bao gồm vàng, nhôm và bạc, đồng nhưng không tạo với sắt. Do đó, người ta có thể chứa thủy ngân trong bình bằng sắt. Hợp kim của thủy ngân được gọi là hỗn hống. Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là +1 và +2. Rất ít hợp chất trong đó thủy ngân có hóa trị +3 tồn tại. - Với axit có tính oxi hoá mạnh, Hg bị ăn mòn. Hg tác dụng với H2SO4 đặc nóng tạo ra HgSO4 nếu axit dư, khi Hg dư tạo ra Hg2SO4 Hg + 2H2SO4 đặc,dư = HgSO4 + SO2 + 2H2O 2Hgdư + 2H2SO4 đặc,dư = Hg2SO4 + SO2 + 2H2O - Phản ứng với HNO3 6Hgdư + 8HNO3loãng = 3Hg2(NO3)2 + 2NO + 4H2O Hg + 4HNO3 đặc,dư = Hg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O Những đặc trưng của thuỷ ngân có thể được tóm tắt như sau: - Là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Nó bị phân chia thành các giọt nhỏ khi khuấy. - Là kim loại duy nhất có nhiệt độ sôi thấp. - Là kim loại được đặc trưng bởi khả năng dễ bay hơi. - Là một kim loại dễ dàng kết hợp với những phân tử khác như với kim loại (tạo hỗn hống), với phân tử chất vô cơ (muối) hoặc hữu cơ (cacbon). - Là kim loại được xếp vào họ kim loại nặng với khối lượng nguyên tử 200. - Kim loại này có hệ số nở nhiệt là hằng số khi ở trạng thái lỏng, hoạt động hóa học kém kẽm và cadmium. 3. Đồng vị Có bảy đồng vị ổn định của thủy ngân với 202 Hg được nhiều nhất (29,86%). The longest-lived radioisotopes are 194 Hg with a half-life of 444 years, and 203 Hg with a half-life of 46.612 days. Các đồng vị phóng xạ bền nhất là 194 Hg với chu kỳ bán rã là 444 năm, và 203Hg với chu kỳ bán rã là 46,612 ngày. Phần lớn các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 1 ngày. 4. Hợp chất của thủy ngân 4.1. Các hợp chất của thủy ngân (I) - Những hợp chất của thủy ngân mà trong thành phần phân tử có chứa nhóm (-Hg-Hg-) hoặc trong dung dịch có chứa ion phức tạp Hg22+ gọi là hợp chất thủy ngân(I). - Ví dụ như Hg2O, các halogenua Hg2X2 và nhiều muối khác. - Khoảng cách Hg - Hg biến đổi trong khoảng từ 2,5 - 2,7Ǻ. Đa số các hợp chất Hg (I) đều không màu, khó tan trong nước, chỉ trừ Hg2(NO3)2. - Tùy theo điều kiện phản ứng, mà các hợp chất Hg (I) thể hiện tính oxi hóa hoặc khử. Ví dụ: Hg2Cl2 + Cl2 = 2HgCl2 Hg2Cl2 + SnCl2 = 2Hg + SnCl4 - Trong dung dịch: Hg22+ à Hg + Hg2+ E= -0.13 V , K= 6.10-3 - Ion Hg22+ không có khả năng tạo phức như Hg2+. Dưới đây nêu phương pháp điều chế và một vài tính chất của một số hợp chất Hg(I): Hg2Cl2 (calomen) được điều chế bằng cách cho SO2 qua dung dịch HgCl2 đun sôi, hoặc bằng phản ứng trao đổi của Hg2(NO3)2 với NaCl: Hg2(NO3)2 + 2NaCl = Hg2Cl2â + 2NaNO3 + Bằng cách nghiền HgCl2 với Hg trong cối bằng sắt: HgCl2 + Hg = Hg2Cl2 + Điều chế bằng cách hòa tan Hg trong H2SO4 nước muối sunfat, sau đó đun nóng với muối ăn và Hg : Hg + 2H2SO4 = HgSO4 + SO2á + 2H2O HgSO4 + 2NaCl + Hg = Hg2Cl2 â + Na2SO4 + Hoặc hòa tan Hg trong HNO3 loãng tạo ra thủy ngân(I) nitrat sau đó cho thêm NaCl hoặc axit HCl. to Hg2Cl2 là chất bột màu trắng, hầu như không tan trong nước, nhưng tan trong HNO3. Dưới tác dụng của ánh sáng, calomen sẫm lại dần do phân hủy một phần thành HgCl2 và Hg. Khi đun nóng đến 383oC thì thăng hoa không nóng chảy, nhưng khi nung trong ống hàn kín thì nóng chảy ở 525oC ( có phân hủy một phần thành HgCl2 và Hg) tạo ra chất lỏng màu nâu đỏ. Khi đun nóng với C hoặc Na2CO3 thì bị khử đến thủy ngân kim loại : to 2Hg2Cl2 + C = 4Hg + CCl4 Hg2Cl2 + Na2CO3 = Hg + HgO + 2NaCl + CO2á Một trong những phản ứng quan trọng của Hg2Cl2 (Cũng như các muối Hg22+ khác) là phản ứng phân hủy Hg22+ do NH3 làm cho cân bằng Hg22+Hg 2+ .Hg chuyển dịch mạnh sang phải gần như tức thời, tạo ra hợp chất amiđua không tan trong nước, còn Hg thoát ra ở dạng màu đen : Hg2Cl2 + 2NH3 = H2N – Hg – Hg – Cl + NH4 Cl NH2(Hg)2Cl = Hg + Hg NH2 Nói chung, các muối halogenua của Hg(I) đều khó tan trong nước, ít bền, độ bền giảm từ Hg2Cl2 đến Hg2I2 . Hg2SO4 được điều chế bằng cách cho lượng dư Hg tác dụng với H2SO4 đặc hoặc bằng cách cho Hg2(NO3)2 tác dụng với H2SO4 loãng : Hg2(NO3)2 + H2SO4 = Hg2SO4â + 2HNO3 Hg2SO4 là chất rắn màu trắng, kết tủa hầu như không tan trong nước và trong H2SO4 loãng. Trong dung dịch loãng (dư H2O), Hg2SO4 bị thủy phân tạo ra muối bazơ sunfat không tan màu vàng xanh. Hg2CO3 tạo ra khi cho lượng dư dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch muối Hg(I). Hg2(NO3)2 + Na2CO3 = Hg2CO3â + 2NaNO3 to Hg2CO3 là chất kết tủa màu vàng, đun nóng đến 100 - 130oC hoặc chiếu sáng, bị phân hủy Hg2CO3 = HgO + Hg + CO2á Hg2O: chất bột màu đen, là hỗn hợp của HgO và Hg, không tan trong nước. Khi đun nóng hay chiếu sáng mạnh thì bị phân hủy. Hg2(NO3)2: Không màu, dễ tan trong nước và dễ bị thuỷ phân. Hg2(NO3)2 + H2O à Hg2(OH)(NO3) + HNO3 Có tính khử mạnh: 2Hg2(NO3)2 + 4HNO3 + O2 = 4Hg(NO3)2 + 2H2O Bị phân huỷ khi đun nóng thành HgO và phân huỷ tiếp thành Hg. 4.2. Hợp chất thủy ngân (II) Với các hợp chất của Hg (II) có dạng hình tuyến tính ứng với dạng lai hóa sp, chẳng hạn như Hg(CN)2, [Hg(NH3)2]Cl2... Các muối Hg(II) đều có tính oxi hoá, dễ tan trong nước, tác dụng với halogenua tạo phức halogenua tương ứng. Phương pháp điều chế các hợp chất Hg (II) HgO được điều chế bằng cách nhiệt phân muối nitrat Hg(II):to to 2 Hg(NO3)2 = 2HgO + 4NO2á + O2á Hg2(NO3)2 = 2HgO + 2NO2á + Hoặc bằng cách trộn dung dịch nóng HgCl2 với K2CO3 hay Na2CO3: HgCl2 + K2CO3 = HgO + 2KCl + CO2á + Đun nóng Hg trong không khí đến gần nhiệt độ sôi ( Ts = 357oC ) cũng tạo ra HgO (Hg thu được từ các phản ứng đều có màuđỏ) : 2Hg + O2 = 2HgO (rH= -90,37 kJ) + Khi cho dung dịch kiềm dư tác dụng với dung dịch clorua hoặc nitrat Hg(II) tạo ra dạng HgO màu vàng : HgCl2 + 2NaOH = HgO + 2NaCl + H2O 4000C + Nếu nung đến 400oC HgO bị phân hủy thành đơn chất : Hg = 2Hg + O2á HgCl2 được điều chế bằng cách cho Hg tan trong nước cường thủy hoặc cho HgO tác dụng với HCl đun nóng: 3Hg + 2HNO3 + 6HCl = 3HgCl2 + 2NOá + 4H2O + Trong công nghiệp điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm HgSO4với NaCl: HgSO4 + 2NaCl = Na2SO4 + HgCl2 + Trong dung dịch, HgCl2 bị phân hủy chậm tạo ra Hg2Cl2 màu trắng và clo : 2HgCl2 = Hg2Cl2 + Cl2á HgS tồn tại dưới hai dạng: đen và đỏ. Dạng màu đen được tạo ra khi nghiền Hg với S hoặc khi cho H2S đi qua dung dịch muối Hg(II). Kết tủa này màu trắng sau đó chuyển thành màu đỏ và cuối cùng chuyển thành màu đen. Khi HgS đen thăng hoa chuyển thành dạng HgS đỏ là dạng thường gặp trong thiên nhiên. - HgS chỉ tan trong HCl đặc sôi. Tan trong nước cường thủy tạo ra HgCl2; tan trong dung dịch kiềm của natri hoặc kali sunfua tạo ra muối thio: HgS + K2S = K2[ HgS2] to - HgS đen tan trong HNO3 tạo ra muối nitrat. Khi đun nóng trong không khí tạo ra thủy ngân và SO2: HgS + O2 = Hg + SO2á HgSO4 được điều chế bằng cách đun nóng rất cẩn thận H2SO4 đặc với Hg hoặc bằng cách hòa tan HgO trong H2SO4: Hg + 2H2SO4 = HgSO4 + SO2á + 2H2O HgO + H2SO4 = HgSO4 + H2O to Ở dạng khan có dạng hình vẩy trắng, khi có nước tạo thành tinh thể hiđrat HgSO4.H2O không màu. Khi đun nóng lúc đầu biến thành màu vàng, sau đó chuyển thành màu nâu, để nguội màu sẽ biến mất . Khi nung đến nhiệt độ nóng đỏ tạo thủy ngân: HgSO4 = Hg + SO2á + O2á HgSO4 tan ít trong nước lạnh, nhưng khi đun nóng dung dịch đến 25oC, tạo ra tinh thể muối bazơ màu vàng và H2SO4 tự do: 2HgSO4 + 2H2O = ( HgOH )2SO4â + H2SO4 2HgSO4 + H2O = HgSO4.HgOâ + H2SO4 to Thuỷ ngân nitrua Hg3N2 là chất bột màu nâu thẫm, bị phân hủy gây nổ, được điều chế bằng cách cho luồng khí NH3. Nóng ở 120 - 170oC liên tục qua HgO vàng : 3HgO + 2NH3 = Hg3N2 + 3H2O 4.3. Organomercury hợp chất Organic mercury compounds are historically important but are of little industrial value in the western world. Các hợp chất hữu cơ thủy ngân là lịch sử quan trọng, nhưng ít giá trị công nghiệp trong thế giới phương Tây. Mercury(II) salts are a rare examples of simple metal complexes that react directly with aromatic rings. Thủy ngân (II) muối là một ví dụ hiếm hoi của khu phức hợp kim loại đơn giản mà phản ứng trực tiếp với vòng thơm. Organomercury compounds are always divalent and usually two-coordinate and linear geometry. Các hợp chất Organomercury luôn luôn hóa trị hai và thường là hai phối hợp và hình học tuyến tính. Unlike organocadmium and organozinc compounds, organomercury compounds do not react with water. Không giống như organocadmium và các hợp chất organozinc, các hợp chất organomercury không phản ứng với nước. They usually have the formula HgR 2 , which are often volatile, or HgRX, which are often solids, where R is aryl or alkyl and X is usually halide or acetate. Methylmercury , a generic term for compounds with the formula CH 3 HgX is a dangerous family of compounds that is found in some a polluted water. [ 32 ] They arise by a process known as biomethylation. Họ thường có HgR công thức 2, thường dễ bay hơi, hoặc HgRX, thường là chất rắn, trong đó R là aryl , alkyl và X là thường halogen hoặc acetate. Methylmercury , một thuật ngữ chung cho các hợp chất có công thức CH3HgX là một nguy hiểm gia đình của các hợp chất được tìm thấy trong một số ô nhiễm nước. Chúng được sinh ra bởi một trình được gọi là biomethylation. 4.4. Một số hợp chất thường gặp Clorua thủy ngân (I) : calomen và đôi khi vẫn được sử dụng trong y học. Clorua thủy ngân (II) : là một chất có tính ăn mòn mạnh, thăng hoa và là chất độc cực mạnh. Fulminat thủy ngân : ngòi nổ sử dụng rộng rãi trong thuốc nổ. Sulfua thủy ngân (II) : màu đỏ thần sa là chất màu chất lượng cao. Selenua thủy ngân (II) : chất bán dẫn. Telurua thủy ngân (II) : chất bán dẫn. Telurua cadmi thủy ngân : là những vật liệu dùng làm đầu dò tia hồng ngoại. Các hợp chất hữu cơ của thủy ngân cũng là quan trọng. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy sự phóng điện làm cho các khí trơ kết hợp với hơi thủy ngân. Các hợp chất này được tạo ra bởi các lực van der Waals và kết quả là các hợp chất như HgNe, HgAr, HgKr và HgXe. Methyl thủy ngân là hợp chất rất độc, là chất gây ô nhiễm thủy sinh vật. Sự tạo phức: Phức Kali tetraiođomecurat K2[HgI4] tan trong nước, có màu vàng nhạt. HgI2 + 2KI = K2[HgI4] Phức Amoni tetratioxianotomecurat (NH4)2[Hg(SCN)4] Hg(SCN)2 + 2NH4SCN = (NH4)2[Hg(SCN)4] Được dùng để phát hiện còn Cu2+ và ion Co2+ khi có mặt Zn2+ 5. Ứng dụng của thủy ngân Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các loại hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế. Các ứng dụng khác là: Máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số nơi). Hình 1 : Máy đo huyết áp thủy ngân Thimerosal, một hợp chất hữu cơ được sử dụng như là chất khử trùng trong vaccin và mực xăm. Hình 2 : Thimerosal Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuyếch tán, tích điện kế thủy ngân và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác. Là một chất lỏng với tỷ trọng rất cao, Hg được sử dụng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học. Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,8344 °C, là điểm cố định được sử dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế (ITS-90). Trong một số đèn điện tử. Hình 3: Đèn điện tử Hơi thủy ngân được sử dụng trong đèn hơi thủy ngân và một số đèn kiểu "đèn huỳnh quang" cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của các loại đèn này phụ thuộc vào khí nạp vào bóng. Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng. Thủy ngân vẫn còn được sử dụng trong một số nền văn hóa cho các mục đích y học dân tộc và nghi lễ. Ngày xưa, để chữa bệnh tắc ruột, người ta cho bệnh nhân uống thủy ngân lỏng (100-200 g). Ở trạng thái kim loại không phân tán, thủy ngân không độc và có tỷ trọng lớn nên sẽ chảy trong hệ thống tiêu hóa và giúp thông ruột cho bệnh nhân. Các sử dụng linh tinh khác: chuyển mạch điện bằng thủy ngân, điện phân với cathode thủy ngân để sản xuất NaOH và clo, các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử, pin và chất xúc tác, thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng năm 1995), thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn gương lỏng. MỘT SỐ THẢM HỌA DO THỦY NGÂN GÂY RA 1. Những thảm họa thời xa xưa Người Trung Quốc, Ấn Độ xa xưa cho rằng thuỷ ngân là thần dược giúp trường sinh bất lão. Người La Mã sử dụng chất lỏng lấp lánh này để chế mỹ phẩm. Vì thế, thủy ngân có “cơ hội” trở thành thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng. Với tính chất lỏng và có ánh kim, thủy ngân đã được một thầy thuốc người Hy Lạp đặt cho cái tên “nước bạc”. Theo tiếng Latinh, kim loại này có tên là hydrargyrum. Ở châu Âu, nó lại được lấy theo tên của một vị thần La Mã - thần Mercury. Trong nhiều tài liệu cổ, người ta đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh của thủy ngân. Các thầy thuốc thời xưa mô tả cách họ điều trị bệnh nhân bị xoắn ruột bằng cách rót một lượng thủy ngân chừng hơn 200 gam vào dạ dày người bệnh. Họ cho rằng “nước bạc” nặng và linh động sẽ luồn lách trong ruột để nắn lại các đoạn ruột bị xoắn. Hàng thế kỷ sau đó, thủy ngân vẫn được “trọng dụng” để chữa bệnh, chẳng hạn để chữa bệnh giang mai vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng sinh. Trong suốt thế kỷ 19, loại thần dược có tên là “Blue mass” là một dạng thuốc viên thành phần chính là thủy ngân, đã được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng và thậm chí dùng trong việc sinh nở. Cho đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hằng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Việc sử dụng thủy ngân sai trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Những nạn nhân đầu tiên có lẽ là các nhà giả kim thuật. Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để chế ra một số kim loại khác, đặc biệt là vàng. Trong những “phòng thí nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm chung sống với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm được “bí quyết” chế ra vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường hô hấp, ngấm qua da... vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng họ đều mắc những chứng bệnh kỳ lạ như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm. Công trình mạ mái vòm nhà thờ Isaac ở Petecbua (Nga) đã cướp đi hàng chục sinh mạng người thợ. Vì thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều kim loại, tạo thành “hỗn hống” (amalgam), người ta đã đem hơn 100kg vàng nguyên chất hòa tan trong thủy ngân thành hỗn hống, sau đó tráng lên những tấm đồng đường kính lớn hàng chục mét. Các tấm đồng này nung nóng trên những cái lò đặc biệt cho đến khi thủy ngân bốc hơi hết và để lại một lớp vàng rất mỏng trên tấm đồng. Những người thợ làm vòm nhà thờ khi đó dù được trang bị bằng quần áo lao động và che mặt bằng một tấm kính, song cũng không ngăn được thứ hơi độc chết người màu xanh nhạt xâm nhập cơ thể họ. Hơn 10 người thợ đã chết vì những căn bệnh bí hiểm. Thời đó, người ta đã thêu dệt nên những câu chuyện liên quan đến ma quỷ trong vụ án này. Những cơn điên loạn và cái chết của Sa hoàng Ivan IV Vaxilievich (1530 - 1564) là một bí ẩn mà gần đây mới được giải mã. Các tài liệu ghi lại ông vua này có một sức khỏe bình thường, nhưng sau đó mắc chứng bệnh kỳ lạ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Trong một cơn cuồng nộ như thế, ông ta đã giết chết chính con trai của mình. Ông ta thường xuyên bị ám ảnh bởi những ảo giá