Đề tài Thuyết minh Ninh kiều – Chợ nổi Cái Răng – Vườn Mỹ Khánh

Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng 2000 – 2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài 6 thế kỷ đầu Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài. Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng đất phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn hóa khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai - Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên). Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là người Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai khẩn, lập nghiệp dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, từ đó cư dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm : Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tất với 4 vùng đất mới : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) được sáp nhập vào đất Hà Tiên. Đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Cần Thơ trên dư đồ Việt Nam.

doc36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5272 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuyết minh Ninh kiều – Chợ nổi Cái Răng – Vườn Mỹ Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI THUYẾT MINH NINH KIỀU – CHỢ NỔI CÁI RĂNG – VƯỜN MỸ KHÁNH Khái quát về Cần Thơ Lịch sử Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng 2000 – 2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài 6 thế kỷ đầu Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài. Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng đất phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn hóa khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai - Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên). Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là người Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai khẩn, lập nghiệp dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, từ đó cư dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm : Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tất với 4 vùng đất mới : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) được sáp nhập vào đất Hà Tiên. Đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Cần Thơ trên dư đồ Việt Nam. Nhận thấy Trấn Giang có một vị trí chiến lược để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thường xuyên xâm lấn, Mạc Thiên Tích tập trung xây dựng về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thương mại và văn hóa. Từ 1753, được sự đồng tình của Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng với đại thần Nguyễn Cư Trinh đã đưa Trấn Giang phát triển thành một “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang. Năm 1771, quân Xiêm tấn công Hà Tiên nhưng không chiếm được Trấn Giang. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, sau đó kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Sau trận Rạch Gầm Xoài Mút (1/1785), năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trấn Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của nhà Nguyễn. Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một cứ điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động. Sau khi Gia Long lên ngôi, qua hai lần điều chỉnh lại dư đồ hành chính, Trấn Giang thuộc địa giới của trấn Vĩnh Thanh. Năm 1813, vua Gia Long cắt một vùng đất phì nhiêu ở bờ phải sông Hậu (gồm Trấn Giang - Cần thơ xưa) lập huyện Vĩnh Định, thuộc phủ Đình Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, vua Minh Mạng ban chiếu đổi “Trấn” thành “Tỉnh” và chuyển huyện Vĩnh Định sang phủ Tân Thành, tỉnh An Giang; năm 1839, đổi tên huyện Vĩnh Định thành Phong Phú, trực thuộc phủ Tịnh Biên, tỉnh An Giang và lấy làng Tân An làm huyện lị của huyện Phong Phú. Huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng là một vùng đất thịnh trị và an ninh khác hẳn mọi vùng ở miền Tây lúc bấy giờ.  Năm 1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, buộc triều đình Nguyễn phải ký hòa ước 1862 nhượng 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp, Tháng 6/1867, thực dân Pháp vi phạm hòa ước chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây gồm : Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngày 1/1/1868, Thống đốc Nam kỳ là Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với Bãi Sào (Sóc Trăng) thành một quận. Ngày 30/4/1872, ra nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng là một vùng thuộc phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long lập thành một hạt. Ngày 23/2/1876, Soái phủ Sài Gòn ra nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi lại là quận.  Từ đó đến khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2 năm 1945 và cho đến ngày Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, ký kết hiệp định Genève năm 1954, thì địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trong thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi. Tỉnh Cần Thơ gồm có thị xã Cần Thơ và các huyện Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào hai năm 1948 - 1949 chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của các tỉnh. Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (Long Xuyên), các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá (Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh).  Khi đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, phá hoại hiệp định Genève, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, địa giới hành chính cũ ở miền Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Về phía chính quyền cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tên tỉnh Cần Thơ vẫn được duy trì. Tháng 11/1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trở lại như trước khi được điều chỉnh năm 1948 - 1949. Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè được đưa về Vĩnh Long. Năm 1957 huyện Long Mỹ trở về tỉnh Cần Thơ, năm 1958, huyện Kế Sách (thuộc tỉnh Sóc Trăng) và năm 1963, huyện Thốt Nốt (Long Xuyên) cũng nhập vào Cần Thơ. Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam bộ, đến 1971 thì trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành là thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam bộ.  Sau ngày thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ta công bố Nghị định số 03/ND-76 ngày 24/3/1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ lập thành tỉnh mới lấy tên là Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ.  Đến tháng 12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 8, kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1/1/2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Thành phố Cần Thơ hiện nay được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 4 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh), trong đó có 4 thị trấn, 30 phường và 33 xã. Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu hòa thuận, thành phố Cần Thơ có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh về mọi mặt : thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, có hệ thống giao thông trọng điểm đường hàng không, đường thủy, đường bộ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các khu công nghiệp lớn hoạt động hiệu quả nhất trong khu vực, trường Đại học Cần Thơ, và đầy đủ hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lớn mạnh nhất so với các tỉnh lân cận. Hiện thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vào khoảng 15.5% (2011), trở thành thành phố trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu Năm 1957, dưới thời Đệ nhất và sau đó sang thời Đệ nhị Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh với tỉnh lỵ là Thị xã Cần Thơ. Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có Thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thành phố Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên). 1.2. Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn... Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC. 1.3. Vị trí địa lý Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho điều kiện tự nhiên lý tưởng với những vùng sinh thái rộng lớn, ruộng đất phì nhiêu, những dòng sông chở nặng phù sa, quanh năm nước ngọt,... thành phố Cần Thơ còn là nơi hội tụ các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Đây là những nền tảng quan trọng để Cần Thơ vươn lên trong tiến trình phát triển và hội nhập. Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 1.390 km2, bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía bắc (theo đường bộ). Phía bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người với diên tích 1.389,60 km² (536,5 m2) đồng thời Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo của văn hoá đồng bằng Nam Bộ được kết hợp hài hoà các sắc thái văn hoá truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa... . Địa hình, sông rạch Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó: Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông). Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cải tạo đất 1.4. Khí hậu TP Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa.   Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 đến 28 dộ. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1,2,3. Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ. Thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa.   Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 26 đến 27 độ. Mưa tập trung trong các tháng 9,10.. trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm. Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về. Bến Ninh Kiều Đã từ lâu, những con người Cần Thơ luôn tự hào và kiêu hãnh mỗi khi nhắc đến Ninh Kiều-chỗ bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng: " Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân." Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách thường tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền ghe xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gần Bến Ninh Kiều có Chợ Cổ Cần Thơ ( hay còn gọi là “ Chợ Lục Tỉnh”), trên một trăm tuổi là trung tâm buôn bán lớ Ngược dòng thời gian, Bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô. Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ sông Hậu cây cối sầm uất ( thời Pháp cai trị đặt tên "Le quai de Commerce"- tạm dịch là:Cảng Thương Mại, nhân dân gọi là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi). Năm 1958 bến sông và công viên nằm cạnh con đường Lê Lợi được đặt tên bằng một trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn. Từ câu : "Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm, Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm".( Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi) Ninh Kiều trong câu thơ trên nói về một chiến công của nghĩa quân Lam Sơn, đây là trận đánh mang tính bước ngoặt lịch sử, quyết định đến sự thắng lợi cuối cùng của toàn bộ cuộc kháng chiến chống Minh. Địa điểm diễn ra trận đánh là vùng đất lầy lội bên sông Đáy mang tên Ninh Kiều (còn gọi là Chúc Động, thuộc địa phận thị trấn Chúc Sơn huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây-nay đã xác nhập vào Hà Nội). Giao điểm giữa quốc lộ 6 với sông Đáy.Sau này những cư dân người Việt đi mở cõi đất phương Nam, đã lấy các tên của trận đánh nổi tiếng trên để đặt cho vùng đất mới bên bờ sông Hậu. Du khách thập phương đến với Cần Thơ có thể ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của bến Ninh Kiều bất kể lúc nào,mỗi thời khắc có một nét độc đáo riêng. Ban ngày,Ninh Kiều trầm mặt bên dòng Hậu Giang bỏ mặc những ồn ào huyên náo của một thành phố trẻ,năng động. Gió từ dòng sông Hậu mát rười rượi làm hàng dương uốn lượn,lòng người như được trút hết căng thẳng lo âu. Đêm xuống, Ninh Kiều như khoác lên mình chiếc áo mới.Người người lại qua,những cô gái thẹn thùng bên người yêu làm nên một bức tranh sinh động hài hòa. Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la. Ngày 30/04/2009,UBND TP Cần Thơ tổ chức lễ khởi công trùng tu, nâng cấp tượng Bác Hồ (xây cách đây đã 33 năm) tại bến Ninh Kiều. Tượng Bác bằng đồng, cao 7,2 m, chân đế cao 3,6 m, trọng lượng tượng hơn 12 tấn với tổng mức đầu tư hơn 13 tỷ đồng Bến Ninh Kiều đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng, một thương hiệu của vùng đất Tây Đô. Mặc dù là một thành phố còn quá trẻ nhưng Cần Thơ hôm nay đã và đang không ngừng vươn lên thu hút ngày càng nhiều khách phương xa tìm đến Ơ... Cần Thơ, Cần Thơ gạo trắng nước trong  Đi đâu cũng nhớ cũng mong quay về  Dòng Hậu Giang sóng nước mênh mang  Con nước ròng con nước lớn,vẫn đong đầy tình yêu  (Qua Bến Ninh Kiều- Nguyễn Văn Hiên) Cầu Cần Thơ Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004 và được khánh thành vào lúc 09h00 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2010 Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) Tổng chiều dài cầu chính là 2,75 km. Nhịp dây văng có chiều dài 550m giữa hai trụ tháp, có tĩnh không thông thuyền cao 39 m (với chiều rộng tương ứng 200 m, trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,80 m và tính từ mặt cầu là 134,70 m Dòng Cầm Thi Giang – Lịch sử tên gọi Cần Thơ Về tên gọi Cần Thơ, trong sử sách xưa nay, không có ghi chép xuất xứ rõ ràng như tên gọi một số tỉnh khác, chỉ có những truyền thuyết do các bô lão địa phương đời trước kể lại cho con cháu đời sau. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, trong quyển sách sưu khảo Cần Thơ xưa và nay xuất bản năm 1966 thì có hai truyền thuyết như sau: Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm, đoàn thuyền của Chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống, thì đoàn thuyền cũng vừa đến Vàm sông Cần Thơ (bến Ninh Kiều ngày nay). Đoàn thuyền đang lênh đênh trên mặt nước ở ngã ba sông này, Chúa nhìn vào phía trong thấy nhiều thuyền bè đậu dài theo hai bờ sông, đèn đóm chiếu sáng lập loè. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là sông Cần Thơ. Một truyền thuyết khác cho rằng: sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ, dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại rao bán đông vui từ năm này qua năm khác. Vì vậy từ xa xưa, còn truyền lại những câu ca dao: - “Rau cần, rau thơm xanh mướt, mua mau kẻo hết chậm bước không còn”. - “Rau cần lại với rau thơm Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều” Cũng có thể từ đó mà người địa phương lại gọi sông này là sông Cần Thơm, nói trại là Cần Thơ. Hai truyền thuyết Cầm Thi và Cần Thơm chưa biết cái nào là đúng nguồn gốc. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, thì từ xa xưa, người dân địa phương đã gọi dòng sông quê hương mình là sông Cần Thơ. Văn hóa vùng miền Văn hóa ghe thuyền Có thể nói miền Tây Nam Bộ là nơi hội tụ của những kênh rạch, sông ngòi. Gắn bó với cảnh sông nước ấy chính là những chiếc ghe, chiếc xuồng đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Trải qua hàng bao thế kỷ, cái hình ảnh thân thương ấy không bị mất đi mà dường như ngày càng được tôn vinh và gìn giữ. Bởi đó chính là một nét đẹp văn hóa độc đáo mà nơi đây có được. Ghe xuồng miền Tây Nam Bộ phát triển theo nhiều kiểu, đa dạng, phong phú. Từ những chiếc ghe, xuồng chèo chống, luồn lách qua các kênh rạch đủ cỡ, đủ hình dạng, đủ độ nông sâu cho đến những loại ghe thuyền cỡ lớn, vận tải nặng, chuyên chở được nhiều người. Ngày nay, việc di chuyển trên sông nước còn có ghe máy, xuồng máy chạy với vận tốc nhanh dùng song song với các loại ghe, xuồng cổ điển. Chính vì sự tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật mà nghề đóng ghe cũng đã có sự thay đổi ít nhiều về hình dáng và kỹ thuật lắp ráp. Ở miền Tây Nam Bộ, người ta phân biệt hai loại ghe và xuồng rất khác biệt. Xuồng có mấy loại: xuồng ba lá, xuồng máy, xuồng năm lá... Xuồng ba lá dài trung bình 4m, rộng 1,5m, có sức chở từ 4- 6 người, vừa gọn nhẹ, vừa kín đáo Ghe có nhiều loại: ghe tam bản, ghe bầu, ghe chài, ghe lườn... Nghề đi ghe, đi xuồng từ lâu trở nên quen thuộc với cư dân miền Tây Nam bộ, tồn tại song song với nghề làm ruộng, làm vườn. Hiện nay, tại một số địa phương ở miền Tây, việc đi lại bằng đường bộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại cho nên sông ngòi vẫn là thủy đạo quan trọng trong công tác vận tải, thương mại và đi lại. Hơn nữa, ghe xuồng cũng là phương tiện để truyền tải văn hóa dân gian đi khắp nơi. Chính hình ảnh những chiếc ghe, chiếc xuồng trên sông rạch gắn bó suốt đời với cư dân miền Tây Nam bộ, cho nên đã xuất hiện những điệu hò, câu hát như hò chèo ghe, hò mái dài, mái cụt, hò sông Hậu, hò Đồng Tháp... và đã tạo nên sắc thái văn hóa riêng của văn minh miệt vườn. 5.2 văn hóa sống nhà sàn Do địa hình sông ngòi chằng chịt, ngày ấy, người dân miền Tây có hai thói quen cất nhà: cặp theo bờ sông hay làm nhà sàn hẳn trên sông. Cửa  nhà chính luôn chọn theo hướng con nước lớn. Người ta tin như vậy thì tài, lộc sẽ chảy vào nhà. Cạnh cửa nhà, có một cái lu màu da bò vàng óng. Trên nắp lu có một cá