Văn hoá là một thực thể sống động, có sự vận động cả trong không gian và thời gian. Nhìn theo chiều thời gian, văn hoá Việt Nam là một diễn trình lịch sử nó có những quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian văn hoá Việt Nam có sự vận động qua các vùng – xứ – miền khác nhau.
Trải dài từ Bắc vào Nam với dáng hình lưỡi gươm mở, nước Việt Nam bao gồm nhiều vùng sinh thái, văn hoá khác nhau. Trên đó là sự cộng cư cuả 54 tộc người cùng chung sống hoà hợp, đoàn kết và thân ái, điều đó khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất trong đa dạng văn hoá. Điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử của các vùng đã tạo nên những nét tương đồng, có những nét dị biệt, do vậy chu trình vận động của văn hoá nước ta cũng được cảm nhận dưới hai chiều cảm quan và nhãn quan luôn chịu sự tác động của những điều kiện kể trên.
Chúng ta đang sống trong bối cảnh mà mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và trở thành xu thế chung của nhân loại. Trong bối cảnh ấy du lịch đã và đang trở thành nhịp cầu nối liền khoảng cách vùng miền và giữa các quốc gia, dân tộc, mối quan hệ, giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các cá nhân trong đời sống văn hoá, xã hội. Mặt khác, hoạt động kinh tế du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
70 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8027 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng du lịch của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Văn hoá là một thực thể sống động, có sự vận động cả trong không gian và thời gian. Nhìn theo chiều thời gian, văn hoá Việt Nam là một diễn trình lịch sử nó có những quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian văn hoá Việt Nam có sự vận động qua các vùng – xứ – miền khác nhau.
Trải dài từ Bắc vào Nam với dáng hình lưỡi gươm mở, nước Việt Nam bao gồm nhiều vùng sinh thái, văn hoá khác nhau. Trên đó là sự cộng cư cuả 54 tộc người cùng chung sống hoà hợp, đoàn kết và thân ái, điều đó khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất trong đa dạng văn hoá. Điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử của các vùng đã tạo nên những nét tương đồng, có những nét dị biệt, do vậy chu trình vận động của văn hoá nước ta cũng được cảm nhận dưới hai chiều cảm quan và nhãn quan luôn chịu sự tác động của những điều kiện kể trên.
Chúng ta đang sống trong bối cảnh mà mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và trở thành xu thế chung của nhân loại. Trong bối cảnh ấy du lịch đã và đang trở thành nhịp cầu nối liền khoảng cách vùng miền và giữa các quốc gia, dân tộc, mối quan hệ, giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các cá nhân trong đời sống văn hoá, xã hội. Mặt khác, hoạt động kinh tế du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Nhưng trên thực tế, du lịch văn hoá ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tàng. Khách du lịch chưa quan tâm, thậm chí còn thờ ơ đối với loại hình này. Vậy tại sao bảo tàng không có sức hấp dẫn lớn đối với du khách? Những vấn đề gì còn bất cập trong hoạt động của bảo tàng? làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với bảo tàng, để bảo tàng trở thành địa chỉ du lịch văn hoá hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Xuất phát từ thực tế trên, bước đầu tác giả đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu một bảo tàng cụ thể với đề tài “ Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.
Tính cấp thiết của đề tài.
Du lịch mới chỉ phát triển ở Việt Nam những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa cũng đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết. Mặt khác, công cuộc đổi mới cũng thu hút một lượng khách quốc tế lớn đến tìm hiểu, làm ăn, hợp tác du lịch tại Việt Nam, đồng thời họ là những người có nhu cầu rất lớn tìm hiểu về lịch sử văn hoá của dân tộc này.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam được thành lập vào tháng 11 năm 1997 và là bảo tàng trẻ nhất trong hệ thống Bảo tàng quốc gia ở Việt Nam. Trong những năm qua bằng những hoạt động của mình,với thế mạnh riêng, Bảo tàng Dân tộc học đã dần khẳng định được vị thế và trở thành một trong những bảo tàng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, một trong những địa điểm du lịch mà khách không thể bỏ qua nếu như họ đến Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Vì vậy, việc tìm hiểu đánh giá về tiềm năng du lịch văn hoá của Bảo tàng Dân tộc học là điều nên làm và là đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa đối với sinh viên ngành du lịch.
Phương pháp nghiên cứu và mục đích của đề tài.
Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài, tác giả đã có một thời gian thực tập ở bảo tàng dân tộc học và Bảo tàng lịch sử để có thể tìm hiểu và tiếp cận các đối tượng của đề tài, kết hợp với việc sưu tầm tài liệu và tiếp cận các đối tượng của đề tài, tác giả cũng thực hiện các chuyến điền giã nhằm điều tra thăm dò ý kiến của khách tham quan về bảo tàng dân tộc học.
Trên cơ sở đó, bước đầu tác giả cố gắng tìm hiểu nguyên nhân về sức hấp dẫn và những tồn tại của Bảo tàng Dân tộc học đối với khách du lịch và đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động du lịch ở đây.
Tình hình nghiên cứu và phạm vi của đề tài.
Mặc dù là một bảo tàng mới thành lập nhưng có rất nhiều tài liệu khác nhau, các công trình nghiên cứu về bảo tàng. Song để tiếp cận với bảo tàng dân tộc học dưới hình thái của hoạt động du lịch thông qua hệ quy chiếu của văn hoá du lịch thì còn rất ít và chưa đồng bộ.
Vì vậy trong đề tài này, trên cơ sở kế thừa kế thừa tổng hợp và sử dụng những nguồn tư liệu khác nhau kết hợp với một khoảng thời gian ngắn đi thực tập điền dã, tác giả mong muốn tiếp cận với bảo tàng Dân tộc học với tư cách là một sinh viên khoa du lịch để từ đó chỉ ra tiềm năng du lịch to lớn của bảo tàng cũng như những điều còn hạn chế bất cập cho sự phát triển du lịch văn hoá của bảo tàng này. Đồng thời đưa ra những nhận xét cảm quan của mình nhằm góp phần thúc đẩy sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước đối với bảo tàng cũng như góp phần nhỏ bé của mình đưa bảo tàng trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá không thể nào quên đối với mỗi du khách, xứng đáng là điểm đến trong thiên niên kỷ mới của Hà Nội- Việt Nam trong tương lai.
Những đóng góp của đề tài.
Là sinh viên khoa du lịch, được tiếp cận với bảo tàng dân tộc học thông qua lĩnh vực văn hoá du lịch, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé của mình cùng các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng, các công ty du lịch trình bày một cách có hệ thống về:
Những giá trị về văn hoá của các tộc người trên dải đất Việt Nam.
2.Đối với hoạt động du lịch cần làm sáng tỏ những giá trị tiềm năng du lịch.
3. Đưa ra những hướng nhằm khai thác tốt hơn thế mạnh của bảo tàng mà vẫn giữ được giá trị vốn có của nó.
5. Bố cục của luận văn.
Luận văn được chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung chia làm 4 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về bảo tàng dân tộc học và vai trò của nó trong phát triển du lịch.
Giới thiệu về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng.
Tổ chức và nhân lực.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với du lịch văn hoá.
Vai trò của Bảo tàng đối với nền văn hoá xã hội của Quốc gia.
Bảo tàng Dân tộc học – một địa chỉ mới cho du khách.
Chương II: Nội dung trưng bày và hiện trạng hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học.
2.1. Nội dung của hệ thống trưng bày.
2.1.1. Những hình ảnh chung về dân tộc Việt nam.
2.1.2. Phần giới thiệu về không gian văn hoá của người Việt- dân tộc chủ thể ở Việt Nam.
2.1.3. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc Mường, Thổ Chứt
2.1.4. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái, Ka Đai.
2.1.5. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tọcc nhóm ngôn ngữ Hmông- Dao, Tạng- Miến và ngưòi Sán Dìu, người Ngái.
2.1.6. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Me ở miền Núi.
2.1.7. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở miền Núi.
2.1.8. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ Me.
2.1.9. Phần giới thiệu về sự giao lưu giữa các dân tộc.
2.2. Quan điểm và phương pháp trưng bày, giới thiệu.
2.3. Trưng bày ngoài trời.
2.4. Phòng khám phá dành cho trẻ em.
2.5. Các hoạt động trình diễn
2.6. Trưng bày về ASEAN
2.7. Hợp tác quốc tế.
Chương III: Khảo sát về hình ảnh của bảo tàng trong con mắt khách du lịch.
3.1. Khảo sát đối với khách du lịch nội địa.
3.1.1. Một số kết quả khảo sát.
3.1.2. Một vài nhận xét thông qua kết quả điều tra
3.2. Khảo sát với khách du lịch quốc tế.
3.2.1. Một số kết quả khảo sát.
3.2.2. Một vài nhận xét thông qua kết quả điều tra.
3.3. Nhận xét chung về hoạt động thu hút khách du lịch ở Bảo tàng Dân tộc học.
3.3.1. Điểm mạnh.
3.3.2. Điểm yếu.
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến với Bảo tàng Dân tộc học.
Phương hướng phát triển bảo tàng dân tộc học trong thời gian tới.
Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động du lịch ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Giải pháp đẩy mạnh công tác quảng cáo, Marketing.
4.2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp cho bảo tàng.
4.2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
Các hoạt động của bảo tàng.
Phần cuối là phụ lục và tài liệu tham khảo.
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC Ở VIỆT NAM.
Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng.
Loại hình bảo tàng dân tộc học ở Việt Nam còn mới mẻ nhưng rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn về nhiều phương diện trên quy mô quốc gia cũng như ở từng địa phương. Nước ta có tới 54 dân tộc, nên ngay từ năm 1981, nhà nước đã chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà Nội. Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật ngày 14/12/1987 và được nhà nước cấp đất để xây dựng năm 1987 là 2.500 m2, năm 1988 là 9.500 m2 và năm 1990 thủ tướng chính phủ có quyết định giao toàn bộ 3,27 ha.
Bảo tàng bắt đầu được cấp vốn chuẩn bị đầu tư vào năm 1986. Công việc khởi công xây dựng móng triển khai từ cuối 1989. Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, tổng kinh phí để xây dựng là 27 tỷ chưa kể khoảng 4 tỷ cho việc sưu tầm hiện vật và tổ chức trưng bày.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có kiến trúc mô phỏng hình trống đồng – một biểu tượng của nền văn hoá Việt Nam, do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh – người dân tộc Tày (công ty xây dựng nhà ở và công trình công cộng – Bộ xây dựng ) thiết kế. Nội thất công trình do bà kiến trúc sư Ve’ronique Dollfus ( người Pháp thiết kế ).
Sau nhiều năm chuẩn bị về mặt cơ sở vật chất và chuyên môn ngày 12 tháng 11 năm 1997, nhân dịp lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh khối Pháp ngữ lần thứ 7, bảo tàng được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và tổng thống Pháp Jac Queschirac cắt băng khánh thành mở cửa phục vụ khách tham quan.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đặt trên một khu đất rộng trên đường Nguyễn Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thủ đô 8km. Đây vốn là vùng đất canh tác nông nghiệp của cư dân sở tại. Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng đều mới được xây dựng cùng với quá trình hình thành Bảo tàng kể cả đoạn đường lớn dài khoảng 700m từ đường Hoàng Quốc Việt rẽ vào bảo tàng (trong tương lai nó sẽ được kéo dài tiếp đến khách sạn Deawoo bên đường Cầu Giấy và Liễu Giai ).
Bảo tàng gồm hai khu vực chính : Trong nhà và ngoài trời. Khu vực trong nhà bao gồm các khối nhà : Nhà trưng bày , cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, các bộ kỹ thuật, hội trường …. Các khối nhà này liên hoàn với nhau có các lối đi được thiết kế hợp lý. Khu vực ngoài trời giới thiệu một số công trình kiến trúc của một số dân tộc như : nhà người Chăm, nhà người Việt, Thuỷ đình, nhà của người Êđê, nhà mồ GiaRai, nhà mồ CơTu, nhà người Dao, nhà người Hà Nhì và nhà người Tày.
Tổng diện tích xây dựng là 2.480m2, trong đó 750 m2 dành cho kho bảo quản hiện vật. Hàng năm bảo tàng bảo tàng đón tiếp 60.000 khách tới tham quan. Khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày về văn hoá các nước ASEAN sẽ được hoàn thành vào những năm đầu của thế kỷ 21.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa là một cơ sở khoa học vừa là một trung tâm văn hoá có tính khoa học cao và tính xã hội rộng lớn. Vị trí đó đã được xác định qua các chức năng của bảo tàng. Nghiên cứu khoa học về các dân tộc nước ta, sưu tầm phân loại, đánh giá, bảo quản phục chế, trưng bày, giới thiệu và khai thác những giá trị lịch sử – văn hoá của các dân tộc đồng thời cung cấp tư liệu dân tộc học và đào tạo cán bộ cho loại hình Bảo tàng Dân tộc học.
1.1.2. Tổ chức và nhân lực.
Yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công kể trên là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có phương pháp quản lý rất khoa học và cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Bảo tàng luôn quan tâm đến nguồn lực con người cả về chất và lượng thông qua các hoạt động học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ. Do đó tất cả các cán bộ làm chuyên môn của Bảo tàng Dân tộc học hiện nay đều có trình độ đại học chuyên ngành trong đó có 10 người học vị tiến sỹ và 2 người là phó Giáo sư.
Qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay bảo tàng Dân tộc học đã thiết lập được cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm ban Giám đốc và 15 phòng ban chức năng với 91 cán bộ trong đó có 41 cán bộ trong biên chế, có 57 người đều có trình độ đại học và sau đại học chuyên ngành dân tộc học và bảo tàng học.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
CÁC PHÒNG GIÚP VIỆC GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG NGHIÊN CỨU CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
(*) Ghi chú: a) Cán bộ giữ chức vụ (tính đến 01/01/2007): 16
Giám đốc
Phó giám đốc: 02
Trưởng phòng: 08 (1 kiêm )
Phó trưởng phòng: 05
b) Hội đồng khoa học: 15
Với cơ cấu tổ chức các phòng ban được phân chia rất khoa học, hợp lý tinh gọn như vậy đã giúp cho các cán bộ bảo tàng tập trung vào các công việc chuyên môn. Nó cũng giúp cho việc tổ chức quản lý nhân viên, quản lý tài chính tốt hơn. Đội ngũ cán bộ nhân viên của bảo tàng thực sự là những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực của mình, họ cũng là những người rất yêu nghề, tâm huyết với nghề và có ý thức cao trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hoá của dân tộc.
Bảo tàng đang triển khai việc xây dựng toà nhà “cánh diều” đáp ứng nhu cầu của khách đến tham quan.
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VỚI DU LỊCH VĂN HOÁ.
Vai trò của bảo tàng đối với nền văn hoá xã hội của Quốc Gia.
Được nhiều nước quan tâm từ rất sớm thông qua các hoạt động sưu tầm các hiện vật nghiên cứu, chỉnh lý và công bố các tư liệu về di sản văn hoá. Cho đến thời gian gần đây các nhà khoa học mới quan tâm đến vấn đề lý thuyết của việc bảo tồn các di sản văn hoá. Qua đó vấn đề bảo tồn các di sản đó lâu dài và vĩnh viễn. Đến thập kỷ 60 vấn đề bảo tồn các di sản văn hoá nó đã mang tính chất quốc tế.
Hàng năm trên thế giới có hàng triệu người đến thăm quan bảo tàng và số lượng các bảo tàng cũng ngày một gia tăng. Đến những năm 70 của thế kỷ này, thế giới có chừng hơn 20.000 bảo tàng, trong số đó một nửa ở Châu Âu, một nửa ở Mỹ và những nước còn lại.
Không một đất nước nào lại không có bảo tàng. Có thể nói một dân tộc không có bảo tàng là một dân tộc không có truyền thống được giữ gìn và không có lịch sử. Một dân tộc như thế sẽ không có khả năng để phát triển bởi thiếu những kho tàng sáng tạo của nhân dân mình để mở ra những bản sắc mới trên nền tảng vững chắc của truyền thống dân tộc và văn hoá nghệ thuật từ quá khứ.
Bảo tàng ra đời không phải là ngẫu nhiên hay ý muốn chủ quan của những cá nhân. Bảo tàng chỉ xuất hiện khi sự phát triển kinh tế văn hóa đạt đến một trình độ nhất định của lịch sử nhân loại. Bảo tàng chỉ thực sự ra đời khi xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành.
Theo định nghĩa của hội đồng quốc tế các đền đài và di chỉ (ICom) đã đề ra: Bảo tàng là một tổ chức không có lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự phát triển xã hội, mở rộng đón công chúng. Bảo tàng thu nhận, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày và tuyên truyền nhằm mục đích giáo dục, học tập và thưởng thức. Bảo tàng là một bằng chứng vật chất xác thực về con người và môi trường xung quanh con người.
Như vậy bảo tàng có vai trò rất lớn đối với bất cứ cộng đồng quốc gia nào, dân tộc nào. Bằng những nhận định của mình trong quá trình tìm hiểu tại bảo tàng tác giả xin đưa ra một số quan điểm về vai trò, lợi ích to lớn về mặt văn hóa xã hội chủ bảo tàng như sau:
Các bảo tàng tạo ra lợi ích to lớn về mặt văn hoá xã hội cho các địa phương, trước hết các bảo tàng đảm nhận việc bảo quản và bảo tồn các di sản tự nhiên và văn hoá của cộng đồng. Với xu hướng ngày càng đánh giá cao hơn tầm quan trọng của bản sắc dân tộc, bản sắc vùng và địa phương – nơi các bảo tàng hoạt động và để phản ánh một cách khách quan sự đổi thay và tính kế thừa của những giá trị văn hoá truyền thống cùng với sự phát triển của đất nước.
Các bảo tàng có trọng trách to lớn là cung cấp cho khách tham quan những hiểu biết về bản sắc một địa danh, một cộng đồng nào đó. Trong tình hình nền văn hoá ở nhiều nước đổi thay một cách nhanh chóng toàn diện thì các bảo tàng đóng vai trò là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là kho tàng để tìm hiểu về đời sống văn hoá, cội nguồn của các dân tộc, bên cạnh đó các bảo tàng còn hỗ trợ cho các tổ chức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động và sự kiện văn hoá, là công cụ giáo dục tư tưởng, giáo dục chính trị thông qua phương pháp trực quan sinh động.
Ví dụ: Khi tham quan Bảo tàng Dân tộc học người xem có thể hiểu rằng đất nước Việt Nam có nền văn hoá đa dạng với 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đến với Bảo tàng Lịch Sử người xem có thể hiểu rằng đất nước Việt Nam có nền văn hóa từ lâu đời và dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước dựng nước từ rất sớm.
Hoạt động văn hoá của một quốc gia cũng không thể tách khỏi hoạt động của bảo tàng bởi đây là nơi lưu giữ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, thể hiện bản sắc những nét độc đáo trong nền văn hoá của mỗi nước, tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc. Dân tộc nào có nền văn hoá phong phú, mang đậm bản sắc thì bảo tàng ở đó càng khẳng định được vị thế của mình và có sức hấp dẫn với người xem.
Theo một ý nghĩa nào đó thì các bảo tàng còn nâng cao chất lượng sống của con người và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc tại những khu vực mà bảo tàng định vị. Chất lượng sống của con người không chỉ là sự no đủ về đời sống vật chất mà còn là sự thoả mãn về đời sống tinh thần. Một quốc gia đạt đến trình độ phát triển cao thì nhu cầu này càng lớn và trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu hệ thống bảo tàng càng đa dạng, phong phú thì con người sẽ có nhiều cơ hội hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Ngược lại những quốc gia đang phát triển, đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hoá lại dễ dàng bỏ quên hay làm mất đi giá trị văn hoá của riêng mình trong đó có bảo tàng. Bảo tàng chưa được đánh giá đúng vai trò của mình do các điều kiện kinh tế chi phối.
Mặc dù theo định nghĩa của ICom “ Bảo tàng là một tổ chức không có lợi nhuận” nhưng nó vẫn mang lại lợi ích kinh tế cho từng quốc gia.
Ví dụ: Khi khách du lịch đến Pháp, họ không thể không tham quan bảo tàng ở Paris như bảo tàng Lourve hàng năm thu hút hơn 10 triệu khách với giá vé 6USD/ người. Từ đó sẽ kéo theo nhu cầu của khách về các dịch vụ khác thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Một lợi ích kinh tế khác mà bảo tàng có thể đóng góp cho các địa phương là tạo công ăn việc làm tăng tỷ lệ nhân công. Bản thân bảo tàng là một nơi thu hút nhân công và mỗi công việc mới trong bảo tàng sẽ có một tác động kinh tế nhất định đối với địa phương – nơi bảo tàng xây dựng.
Từ đó bảo tàng có tác dụng giúp cho sự phát triển và giữ vững thế mạnh kinh tế của địa phương
Như vậy đối với bất kỳ dân tộc nào bảo tàng là thành tố không thể thiếu để duy trì bản sắc văn hoá của dân tộc mình, làm cơ sở cho sự phát triển kế tiếp.
Bảo tàng Dân tộc học – một địa chỉ mới cho du khách.
Trong thời đại mới, dân tộc và văn hoá ngày càng trở thành hai vấn đề mang tính chiến lược, thời sự trong mỗi con người, mỗi đất nước và toàn xã hội. Đặc biệt trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, xu thế giao lưu hội nhập đang mở ra cho xã hội loài người những thời cơ và thách thức mới. Nhu cầu của họ không còn dừng lại ở việc ăn, mặc, ở. Vì thế du lịch đã trở thành một hoạt động thiết yếu đối với họ. Mục đích của chuyến đi không chỉ đơn thuần là dịp để nghỉ dưỡng mà qua đó họ có nhu cầu tìm hiểu văn hoá truyền thống của các dân tộc.
Đất nước ta cũng đang đứng trước những vận hội mới một câu hỏi được đặt ra là chúng ta cần làm gì để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đồng thời khơi dậy truyền thống dân tộc trong mỗi người dân. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết đó. Tổ chức du lịch thế giới ( WTO ) đã lấy chủ đề của năm du lịch đầu tiên của thiên niên kỷ mới là “du lịch văn hoá - một công cụ hữu hiệu của giao lưu giữa các nền văn minh”. Chủ đề nhấn mạnh tác dụng văn hoá xã hội của du lịch, làm cho thế giới nhận thức đúng đắn về du lịch văn hoá và tác dụng của nó để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trong 225 quốc gia và các vùng du lịch trên thế giới thì bảo tàng cũng là những điểm đến quan trọng và hấp dẫn của mỗi địa phương bên cạnh các khu du lịch, trung tâm giải trí. Đối với Việt Nam - điểm du lịch mới còn yếu kém về cơ sở hạ tầng, nghèo nàn về dịch vụ giải trí thì thế m