- Cây ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu,
góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay ngô đứng
thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước về diện tích, đứng đầu về năng suất
và sản lượng (FAO, 1995).Ngô là cây trồng đã giúp loài người giải
quyết nạn đói thường xuyên bị đe doạ (Nguyễn Hữu Lộc, 1969).
Vào cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng về ngô lai đã tạo nên các
thành tựu kỳ diệu ở các châu lục, đặc biệt là các nước phát triển
như Mỹ, Pháp, Ý. Đi đôi với việc áp dụng ưu thế lai trong quá
trình chọn tạo giống, những tiến bộ về kỹ thuật canh tác tiên tiến
như cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, bảo vệ thực vật . cũng được áp dụng
kịp thời để khai thác tối đa ưu thế của giống ngô lai. Ngô lai đã
được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc
phát triển nông nghiệp thế giới của thế kỷ XX. Từ những nhận
thức về vai trò của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nói chung và
nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng.
10 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài TIỀM NĂNG SINH KHỐI CORN CROP CỦA TỈNH QUẢNG NINH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo
TIỀM NĂNG SINH KHỐI CORN CROP
CỦA TỈNH QUẢNG NINH
2.1-Thống kê sản lượng sinh khối về ngô :
- Cây ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu,
góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay ngô đứng
thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước về diện tích, đứng đầu về năng suất
và sản lượng (FAO, 1995).Ngô là cây trồng đã giúp loài người giải
quyết nạn đói thường xuyên bị đe doạ (Nguyễn Hữu Lộc, 1969).
Vào cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng về ngô lai đã tạo nên các
thành tựu kỳ diệu ở các châu lục, đặc biệt là các nước phát triển
như Mỹ, Pháp, Ý. Đi đôi với việc áp dụng ưu thế lai trong quá
trình chọn tạo giống, những tiến bộ về kỹ thuật canh tác tiên tiến
như cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, bảo vệ thực vật . cũng được áp dụng
kịp thời để khai thác tối đa ưu thế của giống ngô lai. Ngô lai đã
được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc
phát triển nông nghiệp thế giới của thế kỷ XX. Từ những nhận
thức về vai trò của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nói chung và
nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng.
Thuận lợi :
- Cây ngô đã gắn bó với người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi.
Đây là một trong ba loại cây lương thực quan trọng (lúa, ngô, sắn)
đã giúp đồng bào vùng cao vượt qua khó khăn để đứng vững và
tồn tại giữa một vùng thiên nhiên khắc nghiệt. Cây ngô rất dễ trồng
lại thích nghi nhanh với vùng núi cao, chỉ cần có đủ nước trời và
ẩm độ phù hợp là có thể phát triển và cho năng suất cao. Với
những đặc điểm sinh thái đó, cây ngô luôn được bà con dân tộc
thiểu số lựa chọn làm cây trồng chủ lực.
Khó khăn:
- Việc phát triển cây ngô ở đây vẫn tự phát, mang tính chất tự cấp tự
túc, người dân chỉ trồng ngô theo thói quen và trồng đủ để dùng
cho nhu cầu cuộc sống và để phục vụ chăn nuôi gia đình. Với diện
tích manh mún, quãng canh, ít có tác động của khoa học kỹ thuật
vào canh tác nên năng suất đạt thấp, chất lượng kém, sản lượng
hạn chế, chưa có công nghệ bảo quản sau thu hoạch hợp lý nên sản
phẩm từ cây ngô chưa trở thành hàng hoá, đời sống người trồng
ngô vẫn còn nhiều khó khăn.
Ưu tiên và chiến lược phát triển cây lương thực ngô:
- Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và phương hướng
đúng đắn cho công tác nghiên cứu khoa học, tiếp thu những thành
tựu của thế giới với mục đích duy trì diện tích, đột phá về năng
suất và tăng nhanh sản lượng.
- Cải tiến giống: phát triển giống ngô (nhất là ngô lai) có năng suất
và chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi,
phù hợp với yêu cầu của sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng và
công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở các vùng sinh thái nông
nghiệp khác nhau của cả nước (đặc biệt ở miền Bắc và Đông Nam
Bộ)
- Nghiên cứu đề xuất và chuyển giao kỹ thuật tổng hợp thâm canh
ngô.
- Nghiên cứu và phát triển thiết bị và công nghệ sau thu hoạch, kéo
dài thời gian bảo quản và chế biến ngô, kể cả đa dạng hóa các sản
phẩm từ ngô.
- Nghiên cứu thị trường ngô, nhu cầu về ngô cho công nghiệp sản
xuất thức ăn gia súc.
- Nghiên cứu hiệu qủa trồng ngô và các yếu tố ảnh hưởng.
Mật độ :
Dựa vào hình dưới được khảo sát qua công cụ Geospatial Toolkit
ta dễ thấy sản lượng sinh khối Corn Crop toàn tỉnh nằm trong
khoảng từ 300-25000(tons/yr). ). Với mức sản lượng này thì Quảng
Ninh nằm trong nhóm các tỉnh có mức sản lượng sinh khối Corn
Crop thấp.Sản lượng sinh khối nằm tập trung ở các vùng núi.
Sản lượng sinh khối được phân bố không đồng đều. Chủ yếu nằm
tập trung ở các vùng núi,
Trữ lượng:
Dựa vào hình dưới ta thấy Mật độ sản lượng sinh khối trung
bình của toàn tỉnh ( bao gồm các huyện ) là 46822.3 tons/yr.
2.2 Chọn địa điểm và nguyên tắc chọn
a- Chọn địa điểm :
Ta thấy được sản lượng sinh khối chủ yếu tập trung nhiều ở
các vùng núi.Nên chúng ta có thể chọn được nơi xây dựng
nhà máy chế biến nông phẩm từ ngô như ở thị trấn Đông
Triều của tỉnh .
Latitude: 21.0992
Longtitude: 106.5822
b- Nguyên tắc chọn:
Với sản lượng sinh khối Corn Crop thấp cho nên việc chọn và
xây dựng nhà máy sản xuât nên đảm bảo các yêu cầu sau:
Gần đường lưu thông để thuận tiện cho việc lưu thông hàng
hóa.
Đảm bảo gần vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy
Khảo sát và xem xét kỹ các công việc cần và đủ , lên kế
hoạch cho nhà máy trước và sau khi hoạt động và đề ra các
giải pháp sẵn để dự phòng.
Do Quảng Ninh là tỉnh có sản lượng sinh khối thấp cho nên việc
xây dựng nhà máy sản xuất Corn Crop là không nhất thiết. Bởi vì
sản lượng ngô chỉ tập trung tại các vùng núi cao,đủ để người dân
giải quyết nhu cầu về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho gia súc.
Nhưng nếu xây dựng nhà máy sản xuất tìm được nguồn cung câp
nguyên liệu liên tục sẽ góp phần làm cho nhà máy phát triển và
làm cho nên kinh tế của tỉnh phát triển thêm và giải quyết được
nhu cầu công việc cho người lao động.
2.3. Thiết lập sản lượng sinh khối và năng lượng điện có thể sản
xuất
2.3.1. Thiết lập theo cự ly: Mặc định 100% Obtainable, thay đổi
Buffer Distance ( Km):
Cự ly (km) Sản lượng sinh khối (MJ) Năng lượng điện (mWh)
25km 193653600 10758,53
50km 1067035200 59279,73
75km 3775615200 209756,4
100km 8599197600 477733,2
Biểu đồ: Biểu diễn quan hệ giữa sản lượng sinh khối với
năng lượng điện theo cự ly
2.3.2.Thiết lập theo khả năng có thể thu thập được nguồn Biomas:
Giữ nguyên Buffer Distance ( Km) và thay đổi % Obtainable:
• Latitude : 21.0565
• Longitude: 106.9408
So sánh Wmh Potential ở các cự ly trong tỉnh:
%
obtainable
25km 50km 75km 100km
10% 1075,85 5927,97 20975,64 47773,32
20% 2151,71 11855,95 41951,28 95546,64
30% 3227,56 17783,92 62926,92 143319,96
40% 4303,41 23711,89 83902,56 191093,28
50% 5379,27 29639,87 104878,2 238866,6
60% 6455,12 35567,84 125853,84 286639,92
70% 7530,97 41495,81 146829,48 334413,24
80% 8606,83 47423,79 167805,12 382186,56
90% 9682,68 53351,76 188780,76 499959,88
Biểu đồ: Biểu diễn mức độ thay đổi tiềm năng MWh Potential
ở các cự ly
So sánh Net Potential Energy ở các cự ly trong tỉnh
%
obtainable
25km 50km 75km 100km
10% 19365360 106703520 377561520 859919760
20% 38730720 213407040 755123040 1719839520
30% 58096080 320110560 1132684560 2579759280
40% 77461440 426814080 1510246080 3439679040
50% 96826800 533517600 1887807600 4299598800
60% 116192160 640221120 2265369120 5159518560
70% 135557520 746924640 2642930640 6019438320
80% 154922880 853628160 3020492160 6879358080
90% 174288240 960331680 3398053680 7739277840
Biểu đồ: Biểu diễn mức độ thay đổi tiềm năng Net Potential
Energy ở các cự ly
Kết luận :
- Nhìn chung tỉnh Quảng Ninh có sản lượng ngô là không
cao.Chỉ tập trung ở một số khu vực đồi núi,đáp ứng đủ lương
thực và cũng đáp ứng đủ để làm thức ăn chăn nuôi gia súc,gia
cầm.Việc xây dựng nhà máy sản xuất là không cần thiết vì sản
lượng không cao.