Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối
liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ. Nơi đây là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có nhiều thế mạnh
về du lịch. Mỗi bước chân trên quê hương Đất Tổ chúng ta sẽ thấy sự đan quyện
của dấu ấn lịch sử, di tích của người xưa và phong cảnh tươi đẹp tạo nên niềm
hướng thú say mê, hấp dẫn lòng người. Chính lịch sử và thiên nhiên trên mảnh
đất này đã tạo nên những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, những danh lam thắng
cảnh có giá trị về du lịch. Đó là nguồn lực hết sức quý báu hình thành điểm,
tuyến du lịch trong tỉnh. Trong những năm gần đầy, số lượng khách đến các điểm
du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng đông, song nhìn chung doanh thu còn hạn chế.
Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển điểm,
tuyến du lịch Phú Thọ là rất cần thiết. Xuất phát từ tình cảm chân thành đối với
quê hương, em đã chọn đề tài “Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm,
tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ”
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐỀ TÀI
Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du
lịch tỉnh Phú Thọ
2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối
liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ. Nơi đây là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có nhiều thế mạnh
về du lịch. Mỗi bước chân trên quê hương Đất Tổ chúng ta sẽ thấy sự đan quyện
của dấu ấn lịch sử, di tích của người xưa và phong cảnh tươi đẹp tạo nên niềm
hướng thú say mê, hấp dẫn lòng người. Chính lịch sử và thiên nhiên trên mảnh
đất này đã tạo nên những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, những danh lam thắng
cảnh có giá trị về du lịch. Đó là nguồn lực hết sức quý báu hình thành điểm,
tuyến du lịch trong tỉnh. Trong những năm gần đầy, số lượng khách đến các điểm
du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng đông, song nhìn chung doanh thu còn hạn chế.
Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển điểm,
tuyến du lịch Phú Thọ là rất cần thiết. Xuất phát từ tình cảm chân thành đối với
quê hương, em đã chọn đề tài “Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm,
tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ”.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ
Mục đích chủ yếu của đề tài là đánh giá các tiềm năng, thực trạng và
phương hướng pháp triển hệ thống điểm, tuyến du lịch của tỉnh Phú Thọ. Để đạt
được mục đích đó, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích tiềm năng để phát triển hệ thống điểm, tuyến du lịch Phú Thọ.
- Tìm hiểu hiện trạng khai thác điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Định hướng khai thác điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ trong những năm
tới và đưa ra giải pháp.
III. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng phát triển điểm, tuyến du lịch trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ trong khoảng thời gian từ 2001 – 2010.
IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ năm 2000 trở đi, du lịch Phú Thọ được quan tâm và đầu tư. Báo cáo “Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ thời kì 2001 - 2010” đã hoàn thành và
được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để xây dựng các kế
hoạch cụ thể phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2010. Báo cáo xác định “Xây
dựng quy hoạch kế hoạch phát triển du lịch cho các địa bàn trọng điểm phát triển
du lịch, bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực của
hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững”
3
Trong “Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 –
2010 và định hướng đến năm 2020”, Sở thương mại – Du lịch xác định: “Đẩy
mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh. Phát triển du lịch bền vững, đặt trong mối quan hệ liên ngành trong khu
vực và các nước, phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ các giá trị tài nguyên”
Những quy hoạch trên đã đánh giá phát triển điểm, tuyến du lịch và các
nguồn lực du lịch, nêu lên định hướng phát triển du lịch.
V. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm nghiên cứu
1.1 Quan điểm hệ thống
Nghiên cứu du lịch tỉnh Phú Thọ trên quan điểm hệ thống bao gồm các phân hệ
(tài nguyên, khách du lịch...) từ đó hình thành các điểm, tuyến du lịch trong tỉnh.
1.2 Quan điểm lãnh thổ
Việc phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ là một mắt xích khá quan trọng
trong hệ thống phát triển du lịch của cả nước. Đồng thời khi nghiên cứu tiềm
năng, hiện trạng hoạt động du lịch của tỉnh phải thấy được sự phân hóa theo lãnh
thổ (điểm, tuyến du lịch) để từ đó thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp thu thập tài liệu và điều tra
Đây là phương pháp để khảo sát thực tế, thu thập tài liệu, áp dụng việc
nghiên cứu lí luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu thực
tiễn bổ sung cho vấn đề lí luận hoàn chỉnh hơn.
2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh và thống kê kinh tế
Đây là phương pháp chính để xử lí số liệu trong phòng sau khi đã thu thập
được tài liệu từ thực tế phát triển du lịch của tỉnh và từ các nguồn khác nhau.
2.3 Phương pháp tranh ảnh, bản đồ
Để đề tài thêm phần trực quan, một số tranh ảnh đã được đưa vào để minh
họa. Sử dụng phương pháp bản đồ, để có được một số bản đồ thể hiện hoạt động
du lịch của tỉnh.
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch.
- Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh
Phú Thọ.
- Chương 3: Định hướng phát triển hệ thống điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY
DỰNG CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Điểm, tuyến du lịch trong cấu trúc hệ thống du lịch
1.1 Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lich
Sự thành công của mỗi một quốc gia, một vùng, một ngành kinh tế không
thể tách rời khoa học quản lý lãnh thổ - nghệ thuật sử dụng lãnh thổ, hoạch định
chính sách phát triển một cách đúng đắn và có hiệu quả.
Con người sống và hoạt động vì cuộc sống của mình luôn gắn liền với việc
tiến hành tổ chức lãnh thổ các hoạt động KT – XH, môi trường của mỗi cá nhân
cũng như cộng đồng. Là một hiện tượng xã hội đang thu hút hàng tỉ người trên
thế giới, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế, hay đúng hơn nó trở thành một
ngành kinh tế dịch vụ mang tính xã hội sâu sắc. Song hành cùng với sự phát triển
của ngành du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLT) du lịch là tất yếu nhằm sử
dụng lãnh thổ hiệu quả và phát triển phù hợp với trình độ chung của nền kinh tế.
TCLT du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du
lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các tài
nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt kết quả KT, XH,
môi trường cao nhất. Trong nghệ thuật quản lý lãnh thổ du lịch, hình thức tổ
chức quan trọng đầu tiên là hình thức lãnh thổ du lịch (HTLTDL).
HTLTDL là một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa
chọn chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng được
lựa chọn là phục hồi và tái sản xuất, sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh
thần của con người. Vì thế, HTLTDL thường được gọi là địa hệ thống xã hội
được tạo thành bởi các yếu tố có mối quan hệ qua lại với nhau một cách mật thiết
như: nhóm người du lịch, tổng thể tự nhiên văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý.
Về cấu trúc, HTLTDL là một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và nhân tố du lịch trong sự thống
nhất của chúng ta là một hệ thống mở phức tạp, gồm có cấu trúc bên trong và cấu
trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động
qua lại với nhau. Cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh
và với các hệ thống khác (tư nhiên, kinh tế, xã hội). Đây là một dạng đặc biệt của
một địa hệ mang tính tổng hợp, có đủ các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội và
5
chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản khác. Toàn bộ cấu trúc của HTLTDL
được thể hiện rõ nét qua hai sơ đồ:
Sơ đồ 1 : Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch (M. Bưchovarov, 1975)
Chú giải:
Luồng khách du lịch
Các mối liên hệ bên trong hệ thống
Các mối liên hệ với hệ thống khác
Các mối liên hệ thông tin giữa nhu cầu và hệ thống lãnh thổ du lịch
Sơ đồ 2 : Cấu trúc lãnh thổ du lịch (kết hợp sơ đồ HTLTDL của M.
Bưchovarov, 1975 và hệ thống không gian du lịch Ce – caspar, 1990)
I
II
1
2
5
4
3
HỆ THỐNG DU LỊCH
- Tài
nguyên
- Cơ sở
hạ tầng
- Thông
tin
- Điều
kiện dịch
vụ phục
vụ du
lịch
- Các điểm,
trung tâm
du lịch
- Các tuyến
du lịch
- Các vùng
du lịch
- Thể tổng
hợp du lịch
- Quy
hoạch du
lịch
Phân tích
hệ thống
Vào Ra
III. Môi
trường
sinh
thái
IV. Môi trường chính trị
V. Môi
trường
kĩ thuật 1 2
3 4
2 3 4
1
Mục tiêu phát triển du lịch
II. Môi
trường
xã hội
I. Môi
trường
kinh tế
6
Trong sơ đồ cấu trúc này:
- Các số La Mã từ I – IV: Môi trường, điều kiện phát sinh du lịch.
- Trong hệ thống du lịch có:
+ Đầu vào: bao gồm tài nguyên, cơ sở hạ tầng, thông tin, điều kiện dịch
vụ đảm bảo cho các hoạt động du lịch.
+ Phân tích hệ thống: Là các kiểu hệ thống lãnh thổ du lịch A, B trong đó
các phân hệ: 1. Khách du lịch, 2. Cán bộ nhân viên phục vụ, 3. Tài nguyên du
lịch, 4. Các công trình kĩ thuật phục vụ du lịch.
+ Đầu ra: Kết quả đạt được sau khi phân tích các kiểu hệ thống là các
điểm du lịch, trung tâm du lịch, các tuyến du lịch, các vùng du lịch, các thể tổng
hợp du lịch, quy hoạch du lịch.
1.2 Điểm du lịch
Điểm du lịch là cấp phân vị thấp nhất, là kết quả đầu ra trước tiên trong
HTLTDL. Quan điểm này được minh họa trên sơ đồ cấu trúc lãnh thổ du lịch, nó
phù hợp với hệ thống phân vị 5 cấp lãnh thổ du lịch của M.Buchovarov (1982) và
của các nhà quy hoạch du lịch Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy hoạch nhỏ, trên bản đồ các vùng du
lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về
diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn. Điểm du lịch là nơi tập trung một
loại tài nguyên du lịch nào đó (tự nhiên, văn hóa, lịch sử hoặc KT - XH) hay một
loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ được
phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Tuy nhiên, cụ thể trong tiến trình vận động của hoạt động du lịch lại có sự
khác nhau giữa điểm du lịch và điểm tài nguyên. Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó
có một hay nhiều nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn với du khách song chưa được
tổ chức khai thác. Điểm du lịch là nơi có tổ chức khai thác phục vụ du khách.
Điểm tài nguyên có thể chưa là điểm du lịch song nó có thể trở thành điểm du
lịch khi có việc tổ chức khai thác. Ngược lại, điểm du lịch có thể trở thành điểm
tài nguyên khi sản phẩm du lịch đi vào giai đoạn thoái trào, hoạt động kinh doanh
du lịch ngừng trệ.
Thời gian lưu trú của khách du lịch ở điểm du lịch tương đối ngắn từ một đến
hai ngày vì sự hạn chế của đối tượng du lịch (trừ các điểm du lịch chức năng như
nghỉ dưỡng, chữa bệnh…).
Các điểm du lịch còn có thể phân thành 4 nhóm: điểm du lịch tự nhiên, điểm
du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị và điểm du lịch đầu mối giao thông.
7
Điểm du lịch tự nhiên gồm những điểm du lịch mà hoạt động của nó chủ yếu
dựa vào việc khai thác giá trị các tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với những vùng
có nguồn tài nguyên này, người ta thường xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng và
thể thao.
Điểm du lịch văn hóa phát triển các loại hình du lịch dựa trên những sinh hoạt
văn hóa địa phương có lối sống, phong tục tập quán đặc sắc, các trung tâm lịch
sử, các trung tâm khoa học nổi tiếng như các trường đại học, các viện nghiên cứu
khoa học, thư viện, bảo tàng. Ngoài ra, còn các trung tâm nghệ thuật, trung tâm
tôn giáo…
Điểm du lịch đô thị gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại
hình du lịch liên quan đến các nhân tố kinh tế - chính trị. Đó là các đô thị, trung
tâm kinh tế và chính trị của thế giới, quốc gia hay khu vực
Các đầu mối, mạng lưới giao thông nơi có ga xe lửa, bến cảng, sân bay, nơi giao
cắt các trục đường lớn thường cũng trở thành điểm có nhiều cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch phục vụ du khách như khách sạn, nhà trọ, nhà hàng ăn uống, nơi vui
chơi giải trí, cửa hàng lưu niệm, tạp hóa.
Trên thực tế, các yếu tố tạo nên các điểm du lịch nói trên thường không tách
rời và ảnh hưởng đồng thời lẫn nhau. Bởi vậy, việc sắp xếp các điểm du lịch chủ
yếu theo ý nghĩa của chúng. Đó là hệ thống các điểm du lịch có ý nghĩa địa
phương, vùng, quốc gia và quốc tế. Mỗi đối tượng không gian của hoạt động kinh
tế đều có đặc trưng riêng.
Thứ nhất, điểm du lịch mang tính xen ghép. Tại các điểm du lịch luôn tồn tại
nhiều ngành nghề, đối tượng đa dạng khác nhau và có nhiều hoạt động có thể có
mục đích hỗ trợ hoặc trái ngược. Vì vậy, điểm đến du lịch mang tính phức tạp,
khó kiểm soát và định hướng chặt chẽ.
Thứ hai, điểm du lịch giống như một sản phẩm cụ thể có chu kì vòng đời phát
triển, bão hòa và suy thoái. Các điểm du lịch Việt Nam chủ yếu nằm trong giai
đoạn phát triển, một số nơi mới chỉ là điểm tiềm năng; do đó các sản phẩm du
lịch ra đời ồ ạt, lượng khách đến ngày càng nhiều kéo theo sự đa dạng hóa các
hoạt động xã hội. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta đang gặp phải là sự không đồng đều
giữa các điểm du lịch dẫn đến sự quá tải ở một số điểm du lịch truyền thống và
khai thác không hiệu quả tại điểm du lịch mới.
Thứ ba, khả năng sức chữa của điểm du lịch, tức là sự đàn hồi tối đa của điểm
du lịch trước áp lực của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái, môi trường
KT – XH. Lý thuyết sức chứa của điểm đến du lịch giúp chúng ta xác định được
8
mức độ ảnh hưởng hiện tại của hoạt động du lịch lên nguồn tài nguyên, tính toán
được sự suy thoái của chúng và xây dựng được hướng đi bền vững cho tương lai
tuyến du lịch.
Như vậy, điểm du lịch có thể là một địa phương, một đất nước hay một vùng
đất mà ở đó có nguồn tài nguyên du lịch phong phú dựa trên một số tiêu chuẩn
quy định của mỗi quốc gia về mức độ hấp dẫn của tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật, khả năng phục vụ du khách… và những đóng góp tích cực
cho nền KT – XH, môi trường từ hoạt động du lịch.
1.3 Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch, được tạo bởi nhiều
điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tương du
lịch với nhau trên lãnh thổ.
Việc xây dựng các tuyến du lịch dựa vào các cực hút, các cửa khẩu quốc tế
quan trọng và hệ thống đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không,
hệ thống đô thị và các cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm du lịch. Từ đó,
hình thành nên các tour du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách.
Cơ sở tiền đề cho việc xây dựng tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ
thống giao thông thuận tiện. Do vây, tuyến du lịch có thể là tuyến đường bộ,
tuyến đường sắt, tuyến đường thủy, tuyến đường không.
Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch với nhau, về mặt không gian
lãnh thổ trong từng trường hợp cụ thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng.
Với cấp tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và tuyến du lịch ngoại tỉnh. Tương tự với
các cấp nhỏ hơn một tỉnh như khu vực, một địa phương… cũng có các tuyến nội
ngoại khu vực, địa phương.
2 Các chỉ tiêu để xây dựng điểm, tuyến du lịch
2.1 Các chỉ tiêu cơ bản để xây dựng điểm du lịch
2.1.1 Vị trí của điểm du lịch
Vị trí của điểm du lịch là chỉ tiêu quan trọng trong việc thu hút khách, chúng
được đánh giá thông qua khoảng cách, thời gian đi đường và các loại phương tiện
giao thông có thể sử dụng đến điểm du lịch. Khoảng cách giữa các điểm du lịch
và nơi xuất phát của nguồn khách được tính bằng km với 4 cấp:
- Rất gần: Khoảng cách 10 – 100 km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ, có thể
đi bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng.
- Khá gần: Khoảng cách 100 – 200 km, thời gian đi đường ít hơn 5 giờ, có
thể đi bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng.
9
- Trung bình: Khoảng cách trên 200 km, dưới 500 km, thời gian đi đường
dưới 12 giờ, có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng.
- Xa: Khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường lớn hơn 24 giờ, có thể đi
bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng.
2.1.2 Sức hấp dẫn
Độ hấp dẫn khách du lịch là yếu tố có tính chất tổng hợp và thường được
xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của
khí hậu, tính đặc sắc và độc đáo của các đối tượng du lịch. Sức hấp dẫn của điểm
du lịch được phân thành 4 cấp:
- Rất hấp dẫn: Có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng hoặc trên 5 hiện tượng, di
tích tự nhiên đặc biệt; có công trình văn hóa và di tích lịch sử có tính nghệ thuật
đặc sắc, độc đáo đáp ứng phát triển trên 5 loại hình du lịch.\
- Khá hấp dẫn: Có 3 – 5 phong cảnh đẹp, đa dạng hoặc 3 – 5 hiện tượng, di
tích tự nhiên đặc biệt, có công trình văn hóa và di tích lịch sử có tình nghệ thuật
đặc sắc, độc đáo đáp ứng phát azdsAzn
- Khá tốt: Có được một số CSHT – CSVCKT du lịch tương đối đồng bộ, đủ
tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia.
- Trung bình: Có được một số CSHT – CSVCKT du lịch nhưng chưa đồng
bộ, chưa đầy đủ tiện nghi.
- Kém: Còn thiếu nhiều CSHT – CSVCKT du lịch, nếu đã có thì chất lượng
thấp và có tính chất tạm thời.
2.1.3 Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ
của hoạt động du lịch; có liên quan trực tiếp đến hướng khai thác, đầu tư, kinh
doanh phục vụ tại điểm du lịch. Thời gian hoạt động du lịch chia thành 4 cấp sau:
- Rất dài: Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du
lịch và trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức
khỏe con người.
- Khá dài: Có 150 – 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch
và 120 – 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.
- Trung bình: Có 100 – 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt
động du lịch và 90 – 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối
với sức khỏe con người.
- Ngắn: Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du
lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức
khỏe con người.
10
2.1.4 Sức chứa khách du lịch
Là lượng khách tối đa có thể đón đến điểm du lịch trong cùng một thời điểm
mà chưa gây ra những tổn hại đến môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội và
quyền lợi của du khách. Qua khảo sát thực tế, thực nghiệm khi tiến hành các hoạt
động du lịch, các cấp độ về chỉ tiêu sức chứa khách du lịch như sau:
- Rất lớn: Có khả năng tiếp nhận trên 1.000 người/ ngày, trên 250 người/
lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân
văn, con số tương ứng là 500 người/ ngày và 100 người/ lượt tham quan.
- Khá lớn: Có thể tiếp đón 500 – 1.000 người/ ngày, từ 150 – 250 người/
lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân
văn, con số tương ứng là 300 – 500 người/ ngày, 50 – 100 người/ lượt tham quan.
2.1.5 Độ bền vững
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bền vững của các thành phần hoặc các yếu
tố tự nhiên, nhân văn trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch và các
đối tượng khác hoặc thiên tai. Các mức độ chỉ tiêu bền vững như sau:
- Rất bền vững: Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá
hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh; công trình
văn hóa lịch sử còn được bảo tồn tốt, không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới
ẩm và thiên tai; tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100 năm; hoạt
động du lịch diễn ra liên tục.
- Khá bền vững: Có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại
nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng tự phục hồi tương đối nhanh; công trình
văn hóa lịch sử có bị phá hoại song có khả năng sửa chữa nhanh; tài nguyên có khả
năng tồn tại vững chắc từ 50 – 100 năm; hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.
- Trung bình: Điểm du lịch có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị
phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh
được; công trình văn hóa, lịch sử bị phá hoại tương đối, có khả năng sửa chữa tôn
tạo lại nhưng chậm; tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 – 50 năm;
hoạt động du lịch có thể bị hạn chế.
- Kém bền vững: Có từ 2 – 3 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại
nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất